Đo huyết áp hàng ngày là một việc làm hết sức cần thiết giúp kiểm soát sức khỏe cho chính chúng ta. Các thông số sẽ cho bạn biết bạn thuộc nhóm huyết áp bình thường, bị huyết áp cao hay huyết áp thấp. Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này:
Mục lục
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:
- Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên): Tức áp suất trong động mạch khi tim đang đập, thường có giá trị cao hơn
- Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới): Tức áp lực của máu đo được giữa 2 lần đập của tim (thường có giá trị thấp hơn)
Như thế nào là huyết áp bình thường?
Để đánh giá huyết áp như thế nào là bình thường người ta dựa vào 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trường. Bên cạnh đó còn phải căn cứ vào khoảng cách giữa 2 chỉ số. Khoảng cách này càng rộng, chứng tỏ mức huyết áp càng an toàn cho người bệnh. Ngược lại, khoảng cách càng hẹp thì nguy cơ biến chứng càng trầm trọng hơn.
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng huyết áp có thể lên xuống không ổn định tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy để xác định chắc chắn một người có bị cao huyết áp hay không cần tiến hành đo nhiều lần trong ngày, thậm chí trong tháng.
Để đảm bảo kết quả đo huyết áp được chính xác và là cơ sở tin cậy cho việc đánh giá tình trạng sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ những yêu cầu như không hút thuốc lá, không uống cà phê trước khi tiến hành đo từ 15-30 phút, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp,… Ngoài ra, phương pháp đo huyết áp của bác sĩ cũng quyết định kết quả đo có chính xác hay không.
Dựa trên các cơ sở nêu trên sẽ đánh giá được ý nghĩa bệnh lý của huyết áp. Theo Bộ Y tế, một người có mức huyết áp bình thường nếu số đo huyết áp dưới 120/80 mmHg, cho thấy người đó đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình. Cụ thể về các chỉ số của huyết áp như sau:
- Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
- Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chẩn đoán là cao huyết áp.
- Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.
- Huyết áp thấp: (Hạ huyết áp) huyết áp thấp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.
Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.
Huyết áp cũng thay đổi theo độ tuổi và chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau. Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi để mọi người dễ theo dõi, kiểm soát huyết áp của mình và người thân trong gia đình.
Cách đọc các thông số huyết áp ở máy đo huyết áp điện tử:
Đo ở bắp tay
Máy đo huyết áp bắp tay
Tư thế :
- Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà, đặt tay lên bàn, cởi lớp áo ngoài và phần áo ở bắp tay ra để lộ bắp tay, quấn vòng bít quanh bắp tay của bạn, để bắp tay sao cho vòng bít ở ngang tim của bạn, dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay. Khoảng cách giữa ghế và mặt bàn nên ở mức 25-30 cm. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (118), huyết áp tâm trương (78) và nhịp tim (70).
- Lưu ý : Bạn có thể đo huyết áp ở cả 2 tay, tay trái hoặc tay phải đều được.
Đo ở cổ tay:
Máy đo huyết áp cổ tay
Tư thế ngồi khi đo huyết áp cổ thay giống như đo huyết áp ở bắp tay, tay để chéo ngang ngực. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (118), huyết áp tâm trương (78) và nhịp tim (70)
Nên chọn máy đo huyết áp nào chính xác?
Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng máy đo huyết áp như máy đo huyết áp Omron, máy đo huyết áp Microlife, máy kiểm tra huyết áp Boso, Citizen… Nhưng làm thế nào để biết được cách chọn máy đo huyết áp tốt và chính xác? Bởi đây là sản phẩm mang ý nghĩa theo dõi, tầm soát nên rất dễ mất lòng tin khi chính những sản phẩm sức khỏe này lại là nguyên nhân bệnh nhân phải ra vào bệnh viện hoặc gọi đến bác sĩ khi thấy máy cho ra các kết quả bất thường. Do đó người dùng nên lựa chọn những máy đo huyết áp có uy tín trên thị trường và phải có văn phòng đại diện hay có nhà máy sản xuất tại Việt Nam là tốt nhất.
Dòng sản phẩm Intellisense là tên nhãn toàn cầu của máy đo huyết áp Omron được áp dụng cảm biến thông tin sinh học và công nghệ xử lý fuzzy logic thông minh. Với công nghệ cảm biến tuyệt vời này, máy cho kết quả đo nhanh và độ chính xác cao. Mỗi loại máy đo huyết áp của Omron thường đi kèm nhiều tính năng riêng giúp người mua dễ dàng chọn lựa tùy theo nhu cầu sử dụng và hợp lý với túi tiền của mình. Đặc biệt, máy đo huyết áp OMRON đã được Hiệp hội y tế Hoa Kỳ, Hiệp hội tăng huyết áp Anh, Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu chứng nhận lâm sàng về độ chính xác và an toàn nên người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng những sản phẩm này.
Xem các sản phẩm máy đo huyết áp Omron: Máy đo huyết áp Omron