Hen phế quản không phải là một bệnh xa lạ với phụ nữ mang thai. Theo kết quả thống kê trên 8% phụ nữ có thai bị hen phế quản. Nhiều bà mẹ đang mang thai lo lắng về những thay đổi của thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến hen phế quả và quá trình điều trị hen phế quản sẽ gây hại cho trẻ sơ sinh. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.
Tỷ lệ hen phế quản ở phụ nữ mang thai
Rất khó để có thể dự đoán sự tiến triển của hen phế quản ở phụ nữ mang thai lần đầu. Trong suốt thai kỳ, hen phế quản xấu hơn ở khoảng 1/3 phụ nữ, cải thiện ở 1/3 và duy trì ổn định ở 1/3 số còn lại.
Các thông tin rõ hơn về bệnh hen phế quản ở phụ nữ mang thai:
- Một số phụ nữ bị hen phế quản khi mang thai có các triệu chứng gia tăng giữa tuần 29 và 36 của thai kỳ.
- Hen phế quản thường ít nặng trong tháng cuối của thai kỳ
- Hen phế quản không bị ảnh hưởng bởi công việc chân tay hay trí óc.
- Độ trầm trọng của triệu chứng hen phé quản trong lần mang thai đầu tiên thường giống như những lần mang thai tiếp theo.
- Các yếu tố làm ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra cơn hen phế quản rất khó xác định. Ở một vài trường hợp là do thai phụ ngưng sử dụng thuốc kiểm soát hen phế quản.
Hen phế quản ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?
Đây là vấn đề mà rất nhiều thai phụ lo lắng. Trên thực tế, phụ nữ bị hen phế quản có một sự gia tăng nhỏ nguy cơ gây một số biến chứng trong thai kỳ, tuy nhiên lý do không rõ. So sánh với phụ nữ không có hen phế quản, phụ nữ bị hen phế quản có thể có một hay nhiều hơn biến chứng trong thai kỳ như tăng huyết áp và tiền sản giật, sinh non, phải sinh mổ lấy tahi, trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai.
Tuy nhiên, các trường hợp xảy ra biến chứng là rất thấp, nếu kiểm soát tốt hen phế quản trong thai kỳ làm giảm nguy cơ bị biến chứng.
Chăm sóc thai phụ bị hen phế quản
Phụ nữ bị hen phế quản trước khi mang thai cần lưu ý:
- Nên sử dụng thêm ít nhất 400 mg acid folic. Sử dụng acid folic có thể làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Acid folic cần phải cho bắt đầu trước khi có thai và tiếp tục cho đến ít nhất cuối 3 tháng đầu.
- Chị em có thói quen hút thuốc lá cần từ bỏ ngay thói quen này, ngoài ra, rượu và các loại thuốc giải trí như marijuana trước khi muốn có thai cũng nên ngưng sử dụng.
- Phụ nữ bị hen phế quản cũng nên hạn chế uống cafe (Nên giới hạn ở mức ít hơn 250 mg mỗi ngày trong khi muốn có thai và trong thai kỳ).
- Nên xét nghiệm máu với các trường hợp bị sởi, thủy đậu, HIV, viêm gan B trước khi mang thai.
Những lưu ý trong thời kỳ mang thai:
- Cần thăm khám định kỳ tại các chuyên gia về hen phế quản. Giữa tuần 28 và 36, phần lớn các thai phụ cần khám 2 tuần 1 lần cho tới 28 tuần của thai kỳ. Những phụ nữ thường đến thăm khám một tuần một lần giữa tuần thứ 36 và lúc sinh. Trong mỗi lần thăm khám, phải đo huyết áp và thử nước tiểu.
- Tính ngày chính xác khi mang thai để đánh giá sự phát triển của đứa trẻ trong thai kỳ. Đối với các trường hợp không thể nhớ được ngày của kỳ kinh cuối hay không biết chắc chắn khi nào thụ thai cần phải được siêu ấm trước 12 tuần của thai kỳ, ngày chính xác là rõ khi được tính trong thời gian này.
- Ở giai đoạn tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, tim thai có thể đo trong mỗi lần thăm khám. Siêu âm thường được khuyến cáo giữa tuần thứ 18 và tuần thứ 20 của thai kỳ để bảo đảm rằng thai phát triển bình thường.
- Phụ nữ cần sử dụng viên glucocorticoid trong thai kỳ có thể làm siêu âm để theo dõi sự phát triển của đứa trẻ bốn tuần một lần sau tuần thứ 18 và tuần thứ 20 của thai kỳ.
Điều trị cho thai phụ bị hen phế quản
Điều trị hen phế quản ở phụ nữ mang thai rất giống như điều trị phụ nữ không mang thai. Điều trị trong thai kỳ có nhiều phần then chốt, nếu chúng được sử dụng chung với nhau thì sẽ đưa đến thành công cao:
- Quá trình giám sát chức năng phổi của người mẹ, tình trạng khỏe mạnh của con.
- Tránh các yếu tố kích thích như lông thú, bụi nhà và khói thuốc lá, mùi hắc và phấn hoa.
- Hiểu rõ hơn về bệnh hen phế quản giúp cho bệnh nhân có thể quản lý tốt hơn những triệu chứng, dự phòng cơn hen phế quản và đối phó lại khi cơn hen phế quản xảy ra.
- Sử dụng thuốc khi điều trị:Trong một số trường hợp, thai phụ bị hen phế quản cần điều trị bằng thuốc. Lọai và liều lượng của những thuốc điều trị hen phế quản sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Loại thuốc hít được khuyến cáo sử dụng vì có ít tác dụng phụ trên mẹ và trên con. Có thể cần điều chỉnh loại hay liều lượng thuốc trong thai kỳ để tránh những thay đổi trong chuyển hóa của mẹ và những thay đổi trong độ trầm trọng của hen phế quản.
Tổng hợp