Tắm nước nóng có thể làm giảm đau họng Khi chưa mắc bệnh hay đã mắc bệnh cũng đều cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.
Cách phòng bệnh viêm họng
Ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt tăng cường vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Về điều trị, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
Khi súc họng cần lưu ý, trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha rồi mới súc họng. Để súc họng, cần ngửa cổ ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, sau khi đẩy hơi hết, đầu trở lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 – 4 lần nữa với nước muối mới.
Quan trọng là phải nhớ dừng ngay các chất kích thích, như rượu bia, thuốc lá, đồ cay nóng, đồ uống lạnh. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.
Chữa trị bệnh viêm họng như thế nào?
Dùng thuốc uống phối hợp với thuốc xịt chứa viêm họng tại chỗ cũng là khá an toàn và hiệu quả. Dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, thầy thuốc sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc phù hợp. Các chế phẩm xịt họng được coi là khá hiệu quả và an toàn, gồm nhiều loại:
Chứa kháng sinh đa peptid: được chỉ định trong các trường hợp bị viêm nhiễm vùng hầu họng do vi khuẩn như viêm họng, viêm amiđan, viêm V.A, viêm thanh quản… nhằm diệt vi khuẩn gây bệnh.
Chứa corticoid, nhằm giảm các triệu chứng viêm, thường được chỉ định dự phòng các cơn co thắt phế quản cho bệnh nhân bị viêm phế quản thể co thắt cấp và mạn tính. Mặc dù chứa corticoid nhưng với hàm lượng thuốc thấp nên có dùng lâu dài cũng không gây tác dụng toàn thân như khi sử dụng các dạng bào chế khác.
Nhưng cho dù là chế phẩm sử dụng tại chỗ, người dân cũng không nên tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của nhân viên y tế mà phải được thăm khám, xác định đúng bệnh, đúng thuốc để tránh các tai biến đáng tiếc.
Nếu bị đau họng gây khó khăn trong việc nuốt, nói, bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm đau họng như sau:
Ngậm kẹo thuốc:
Kẹo thuốc nhiều lúc hiệu quả hơn kháng sinh trong việc chữa đau họng. Kháng sinh chỉ giết các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể bạn trong khi vi khuẩn gây đau họng thường chỉ đóng vào thành cổ họng mà thôi. Lúc đó, một viên kẹo thuốc chứa phenol sẽ rất công hiệu vì giết được những vi khuẩn bám bên ngoài. Nên đọc kỹ nhãn hiệu kẹo và tìm loại có chất phenol (mosgoole right).
Tắm nước nóng:
bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng, hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên từ chậu nước. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm cách mỗi giờ cho đến khi cổ họng bớt đau, ngâm chân trong nước nóng về mùa lạnh.
Hít không khí biển:
Có thể tản bộ trên bãi biển và hít không khí trong lành ở đây. Hoặc có thể mua không khí biển được đóng chai sẵn để lấy ra hít khi cần. Những chai này được bán tại các tiệm thuốc tây dưới dạng nhãn hiệu như Ocean Mist, Ayr, hoặc Nasal. Chúng là nước muối nồng độ nhẹ được đựng trong những chai có áp suất. Khi bạn xịt thuốc này vào cổ họng, muối có thể sát trùng và hơi ẩm của nước xoa dịu được chứng đau./.
Theo Bác sĩ Gia đình