Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học tại trường Y tế công cộng Hardvard (HSPH) tiến hành cho thấy phụ nữ có lịch làm việc thay đổi luân phiên, bao gồm ≥ 3 ca làm việc ban đêm/tháng dễ bị tiểu đường týp 2 hơn so với phụ nữ chỉ làm việc vào ban ngày hay toàn bộ vào ban đêm.
Giáo sư Frank Hu và các cộng sự đã phân tích dữ liệu về hơn 69.269 phụ nữ Mỹ trong độ tuổi 42-67 trong nghiên cứu Nghiên cứu sức khỏe của y tá I (Nurses’ Health Study I) kéo dài từ năm 1988-2008 và 107,915 phụ nữ trong độ tuổi 25-42 trong Nghiên cứu sức khỏe của y tá II (Nurses’ Health Study II) kéo dài từ năm 1989 -2007
Khoảng 60% số y tá làm việc luân phiên ca đêm trong hơn 1 năm khi bắt đầu nghiên cứu, khoảng 11% số y tá trong Nghiên cứu sức khỏe của y tá I làm việc luân phiên ca đêm trong hơn 10 năm khi bắt đầu nghiên cứu và khoảng 4% số y tá trong Nghiên cứu sức khỏe của y tá II làm việc luân phiên ca đêm trong hơn 10 năm khi bắt đầu nghiên cứu và tỷ lệ này còn tăng trong khi theo dõi.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng phụ nữ làm việc luôn phiên ca đêm trong thời gian dài hơn thì có nguy cơ cao hơn bị tiểu đường týp 2.
Những phụ nữ làm việc luôn phiên ca đêm trong 3-9 năm tăng 20% nguy cơ; phụ nữ làm việc luân phiên ca đêm trong 10-19 năm tăng 40% nguy cơ và phụ nữ làm việc luân phiên ca đêm trong hơn 20 năm tăng 58% nguy cơ. Ngoài ra, phụ nữ làm việc luân phiên ca đêm tăng nhiều cân nặng hơn và dễ bị béo phì hơn.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thì làm việc theo ca kíp làm thay đổi giấc ngủ và các nhịp sinh học khác của cơ thể dẫn tới tới béo phì, các hội chứng, bệnh chuyển hóa trong đó có tiểu đường týp 2.
Nghiên cứu được đăng tải trực tuyến trên tạp chí PLoS Medicine.
BACSI.com (Theo An ninh Thủ đô)