Bệnh tiểu đường bình thường đã nguy hiểm đối với sức khỏe, khi người phụ nữ mang thai bị tiểu đường thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên nhiều lần.
Người bệnh tiểu đường lúc mang thai cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột; nên ăn các thức ăn bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp… Uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát như quýt, lê tươi, rau xanh
Bệnh tiểu đường khi mang thai phần nhiều phát sinh ở nửa giai đoạn đầu của thai nghén, chủ yếu liên quan tới việc thai nhi hấp thụ lấy đường glucoza và acid amin.
Ngoài ra, rau thai còn có tác dụng kháng insulin, khiến cho insulin tiết ra không đầy đủ mà dẫn tới. Loại bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và quá trình thai nghén như dễ gây sảy thai, tăng huyết áp, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh?
Đôi khi, những phụ nữ mang thai có các triệu chứng liên quan đến các dạng tiểu đường khác mà họ không biết, như thường xuyên khát nước, tiểu nhiều, gia tăng cảm giác đói, mắt mờ khi nhìn.
Trong lúc mang thai, hầu hết phụ nữ đều đi tiểu nhiều hơn bình thường và mau đói, vì vậy khi bạn có những dấu hiệu này không có nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Trao đổi với các bác sĩ trong trường hợp bạn có những biểu hiện này để tiến hành xét nghiệm tiểu đường vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình mang thai.
Đông y cho rằng bệnh tiểu đường là bệnh tiêu khát, chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, lại do ăn uống không điều độ, cuộc sống tinh thần hay căng thẳng, tình dục mệt mỏi quá độ.
Tiểu đường khi mang thai chia hai loại. Một loại có triệu chứng điển hình như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, trọng lượng giảm, thị lực giảm, đường máu cao.
Loại khác là trường hợp không có triệu chứng, tức là tiểu đường dạng ẩn, trong gia đình có người bị tiểu đường hoặc tiền sử sinh nở con to, dị dạng.
Nguyên tắc ăn uống
– Người bệnh tiểu đường lúc mang thai cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột; lúc mang thai, đại đa số cơ thể âm hư nên ăn các thức ăn bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp…
Ngoài ra, do tiểu nhiều nên mất nhiều thủy phần, phải bổ sung thể dịch và chất điện giải, nên uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát như quýt, lê tươi, rau xanh…
Giới thiệu một số món ăn bài thuốc:
Một số món ăn bài thuốc dành cho người tiểu đường lúc mang thai để bạn tham khảo và áp dụng:
Bài 1: Sinh sơn dược 120g, nấu với 1 lít nước, thay trà uống lúc ấm, uống hết thì ăn sơn dược.
Bài 2: Bột sinh sơn dược 80g, hạt sen bỏ lõi 20g, xích đậu giã nhừ 15g, bột gạo nếp 500g, trộn đều làm thành viên tròn nhỏ, nấu canh cùng ăn.
Hai bài trên dùng cho người tiểu đường lúc mang thai, ăn uống không điều độ.
Bài 3: Râu ngô 50g, nước 1,5 lít, sắc còn 700ml, chia thành hai lần uống hết trong ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, khát nhiều.
Bài 4: Cám tiểu mạch, nấu cháo ăn, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần một bát, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai có âm hư, người bức bối.
Bài 5: Rễ lau tươi 30g, gạo tẻ 50g, thêm nước 1,5 lít, sắc rễ lau, lấy 1 lít nước sắc, cho gạo vào, nấu cháo ăn. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, âm hư, miệng khát.
Bài 6: Râu ngô 30-60g, thịt trai 50-200g, cùng nấu, thêm gia vị, uống cách ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường, miệng khát.
Bài 7: Mướp đắng 150g, bỏ hạt, ruột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho dầu lạc vào chảo đun, sau cho mướp đắng, lửa to xào đến 10 phần chín 7, thêm 100g đậu phụ, chút muối, tiếp dùng lửa to xào đến chín, mỗi ngày ăn một lần, ăn chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, đói, ăn nhiều.
Bài 8: Lá khoai lang 50g, bí xanh 100g, cùng thái vụn thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều uống nhiều.
Bài 9: Hành củ tươi 100g, rửa sạch, dùng nước sôi hãm, thêm xì dầu vừa đủ làm rau ăn cơm, mỗi ngày hai lần, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều.
Bệnh tiểu đường khi mang thai rất nguy hiểm, cần chẩn đoán, chữa trị sớm. Nhất là trường hợp trạng thái chứng bệnh không rõ, cần hỏi tỉ mỉ tiền sử bệnh để giúp chẩn đoán.
Mấu chốt của việc chữa trị là khống chế ăn uống để khống chế lượng đường huyết trong máu không cho tăng quá có thể dẫn đến sảy thai, hôn mê do tăng đường huyết.
Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị. Trường hợp nặng cần dùng thêm thuốc để chữa. Chữa trị bằng món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.
Theo Sức khỏe và đời sống