Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng điển hình. Đó là lý do vì sao hầu hết thai phụ cần làm xét nghiệm glucose ở tuần 24-28 của thai kỳ.
Nếu bạn có nguy cơ cao về tiểu đường (chẳng hạn, có đường trong nước tiểu) thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm glucose ở ngay lần khám thai đầu tiên (xét nghiệm lại ở tuần 24-28 nếu xét nghiệm đầu là âm tính). Nếu bạn có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thì không phải 100% bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Bạn cần có thêm xét nghiệm trước khi khẳng định có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
Nhóm thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao
Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao nếu:
- Thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30).
- Từng bị tiểu đường trong lần mang thai trước.
- Có đường trong nước tiểu.
- Gia đình có tiền sử tiểu đường.
Bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sớm hơn, nếu:
- Bạn từng sinh con thừa cân (quá 4kg).
- Bị thai lưu không nguyên do.
- Từng sinh con dị tật.
- Người mẹ bị cao huyết áp / quá 35 tuổi.
Theo một số nghiên cứu, có mối liên quan giữa tăng cân quá nhanh (nhất là trong quý I) với chứng tiểu đường thai kỳ.
Theo Mevabe