Xoang hàm là hốc mắt trong xương hàm trên ngay bên ngoài hốc mũi ra tới gò má. Xoang hàm là hốc to làm nhẹ khối xoang trên mặt nên thành xương khá mỏng.
Triệu chứng nhận biết viêm xoang hàm mạn
Viêm xoang hàm mạn thường có những dấu hiệu như chảy mũi mủ, chảy trực tiếp vào hốc mũi để qua đó chảy hay xì ra ngoài đó là triệu chứng cơ bản nhất. Chảy mũi liên tục, nhiều vào buổi sáng khi ngủ dậy; tăng trong các đợt viêm cấp, mệt mỏi, có thể loãng nhưng thường gặp chảy mủ có màu xanh, nâu hay vàng bẩn, cũng có thể mủ nhầy, trong, nhiều, dính. Mủ thường có mùi tanh, hôi khó chịu
Lưu ý:
Nếu mủ đặc, thối, có màu bẩn, nhất là khi chỉ bị một bên cần nghĩ tới viêm xoang hàm do răng, khám Răng – Hàm – Mặt để phát hiện răng sâu, viêm hay u chân răng, các răng từ răng nanh đến răng hàm nhỏ của hàm trên cùng bên, xem xét kĩ các răng mới nhỏ hay có chấn thương.
Nếu mủ đặc, lổn nhỏn, có mảnh màu trắng có thể viêm xoang hàm do nấm. Nên nhớ nấm xoang không nhất thiết gây ngứa ở xoang (như nấm ống tai), nếu chụp Xquang sẽ thấy trong xoang có các khối đặc, không đều, bờ không đều, không nhẵn.
Ngạt, tức mũi luôn gặp do:
Mủ ứ đọng trong hốc mũi;
Mủ chảy thường xuyên kích thích các cuốn mũi gây phù nề, quá phát, đặc biệt cuốn giữa có thể thoái hóa to mọng như pôlip
Mủ kích thích niêm mạc của khe giữa hình thành các khối pôlip ngày càng to che lấp hốc mũi.
Đau nhức vùng má cạnh mũi; thường không rõ rệt chỉ đau âm ỉ, đau tăng khi mới mủ dậy do mủ ứ đọng trong xoang hoặc trong các đợt viêm cấp do bội nhiễm hoặc cơ thể mệt mỏi, có kèm theo sốt.
Viêm xoang hàm mạn qua thăm khám với đèn Clar hay nội soi thường phát hiện dễ dàng qua các dấu hiệu:
Khe giữa phủ nề; có mủ, nhầy ứ đọng.
Cuốn giữa có mủ bám, chảy dọc theo; nề, to mọng hay thoái hóa.
Có pôlip ở khe giữa khi còn nhỏ hoặc choán cả hốc mũi khi đã quá to.
Xquang: chụp phim tư thế Blondeau có thể thấy xoang hàm mờ đều (so với hốc mắt), niêm mạc dày, có mức, ngấn mủ dịch trong xoang hoặc niêm mạc dày
Chọc thăm dò xoang hàm cũng là biện pháp vừa cho chuẩn đoán xác định khi nghĩ tới có mủ trong xoang hay có nấm qua làm xét nghiệm chất lấy được trong xoang. Cần lưu ý không được chọc dò xoang hàm trong các đợt viêm cấp và với trẻ nhỏ khi chưa mọc hết các răng vĩnh viễn.
Vị trí của xoang hàm
Xoang hàm: là hốc mắt trong xương hàm trên ngay bên ngoài hốc mũi ra tới gò má. Xoang hàm là hốc to làm nhẹ khối xoang mặt nên thành xương khá mỏng.
Xoang hàm có sớm khi sinh ra đã có nhưng mới là một hốc nhỏ, tiếp tục phát triển to ra dần đến khoảng 4,5 tuổi thì đã được hình thành đầy đủ.
Xoang hàm thông trực tiếp với hốc mũi ở thành ngoài hốc mũi, ngay dưới khe cuối giữa qua một lỗ khá rộng, thường có thêm vài lỗ thông phụ nhỏ nữa. Do đó, khe giá là nơi quan trọng trong việc khởi sinh viêm xoang và cũng là nơi quan sát chuẩn đoán cơ bản trong viêm xoang.
Tham khảo thêm : Viêm xoang hàm- Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị