Với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc tăng cường luyện tập, người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng do bác sĩ chuyên khoa điều trị cho mình vạch ra. Dưới đây là một số thực phẩm thích hợp cho người bệnh.
Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường
– Lấy các vị gồm: nấm linh chi 50 gr, nhân sâm 50 gr, tam thất 50 gr. Tất cả đem tán thành bột, rồi trộn đều lại với nhau, cho vào lọ đậy kín. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
– Lấy chừng 50 gr râu bắp, 50 gr thịt trai, đem cả hai nấu chín mềm, nêm nếm gia vị vừa dùng, sử dụng hết trong ngày.
– Khổ qua, chuối hột và a ti sô đem phơi khô để dành. Mỗi lần dùng, mỗi loại lượng bằng nhau đem nấu nước để uống thay cho uống nước trà trong ngày.
Chuối hột
– 50 gr vỏ khoai lang trắng còn tươi đem nấu nước uống trong ngày. Hoạt chất caiapo trong vỏ khoai có tác dụng giúp cơ thể tái xử lý tốt insulin vì bệnh nhân tiểu đường thường kháng insulin.
– 20 gr vỏ bí đao, 30 gr vỏ dưa hấu và 20 gr thiên hoa phấn, đem tất cả nấu với một lít nước cho đến sôi, nấu sôi tiếp trong 10 phút nữa, để nguội dùng trong ngày.
Thiên hoa phấn
– 50 gr củ mài, 100 gr bí đao (dùng loại tươi lấy cả vỏ lẫn hạt), 50 gr lá sen, đem nấu nước uống trong ngày.
– Rễ rau chân vịt 100 gr, một ít nấm mèo (loại màu trắng), rửa sạch nấu chín mềm, nêm nếm gia vị. Một tuần dùng khoảng 2 lần.
– Với những người tiểu đường dạng 2, dân gian còn có bài thuốc kinh nghiệm chế biến từ lá sa kê như sau: lấy chừng 100 gr lá sa kê còn tươi, 100 gr trái đậu bắp tươi và 50 gr lá ổi non. Tất cả rửa sạch đem nấu nước để uống trong ngày.
Người bệnh tiểu đường nên ăn làm nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no trong một bữa, vì dễ làm lượng đường máu tăng cao đột ngột. Nên dùng nhiều rau quả tươi có chất xơ, sẽ hạn chế việc tăng lượng đường, chất béo, cholesterol sau bữa ăn.
Ăn chay trị tiểu đường
Một chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật, hay nói đúng hơn là ăn chay, có thể giúp bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là dạng 2, hạn chế hết mức việc dùng thuốc men hằng ngày.
Các chế độ ăn cho người tiểu đường hiện nay luôn bảo đảm những tiêu chí như ăn theo phần, kiểm soát lượng đạm, giới hạn hấp thu carbohydrate và đối với những người béo phì thì thêm khoản giảm bớt calorie. May mắn là vẫn còn cách ăn khác giúp bữa ăn của bệnh nhân được đa dạng hơn. Những loại thức ăn ít béo, có nguồn gốc thực vật được chứng tỏ hiệu quả cho các bệnh nhân tiểu đường và những tình trạng bệnh tật có liên quan đến căn bệnh gốc, như tim mạch, tăng cân, cao cholesterol và huyết áp cao. Những món ăn này không cần phải kiêng khem liều lượng như các thực đơn trước đây của người tiểu đường.
Sau đây là cách đơn giản để tiếp cận chế độ ăn mới (thử trong 3 tuần):
1. Khởi động: Ăn chay có nghĩa là không hấp thu bất cứ sản phẩm nguồn gốc động vật nào: nói không với thịt đỏ, thịt gia cầm, thịt heo, cá; hạn chế sản phẩm đường sữa và trứng. Điều này do đồ mặn chứa chất béo bão hòa, có liên quan đến bệnh tim mạch, kháng insulin và nhiều dạng ung thư khác nhau. Chúng còn chứa cholesterol và tất nhiên là protein động vật. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều protein động vật có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về thận và mất can xi. Toàn bộ protein thay thế có thể tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, legume, và rau quả.
2. Tránh thêm dầu thực vật và các loại nhiều chất béo: Dù dầu thực vật tốt hơn dầu động vật, vẫn nên tránh tối thiểu mọi loại dầu. Mọi loại chất béo và dầu thường chứa nhiều calorie. 1 gr chất béo hoặc dầu bổ sung 9 calorie, so với 4 calorie ở 1 gr carbohydrate. Tránh cho thêm dầu lên món ăn hoặc món chiên xào.
3. Ăn nhiều chất xơ : Đặt mục tiêu ăn ít nhất 40 gr chất xơ mỗi ngày. Bắt đầu một cách chậm rãi và nâng dần lượng chất xơ hấp thu theo thời gian. Tập trung vào 4 nhóm thực phẩm mới trong chế độ ăn là đậu, rau quả, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Phô mai giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học Anh và Hà Lan quan sát chế độ ăn kiêng của 16.800 người khỏe mạnh và 12.400 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 từ 8 quốc gia châu Âu, bao gồm cả Anh.
Họ nhận thấy, những người ăn ít nhất 55 g phô mai mỗi ngày giảm được 12% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, một bệnh có liên quan đến sự béo phì .
Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường cảm thấy khát nước, cần uống nước thường xuyên và liên tục mệt mỏi.
Các nhà khoa học cho rằng, một lý do khiến phô mai làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường là do quá trình lên men của nó tạo nên những phản ứng chống lại căn bệnh này.