Trời trở lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp hoành hành trong đó hay gặp nhất là viêm họng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ đuổi bay viêm họng khi thời tiết chuyển mùa
Nhai tỏi sống
Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên ăn từ 2-3 tép tỏi để giữ cho cơ thể ấm áp và khắc phục tình trạng đau họng. Trong tỏi có chứa allicin – một chất có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn trong cơ thể. Hợp chất này vô cùng có lợi cho sức khỏe, nó giúp cơ thể kháng khuẩn, bớt ho, long đờm, dễ thở và khắc phục tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn nên cắt nhỏ tỏi ra trước khi ăn để tỏi dễ dàng chuyển hóa alliin thành allicin, không nên ăn tỏi khi đói vì như thế sẽ có hại cho dạ dày.
Súc miệng bằng dấm táo
Dấm táo đã được dân gian sử dụng để chữa nhiều bệnh, trong đó có cả chữa đau họng. Trong dấm táo có chứa axit acetic, axit malic, nồng độ enzyme cao nên giúp cơ thể bài trừ các vi khuẩn. Hơn nữa, trong dấm táo có chứa nhiều muối khoáng giúp khử độc tố trong cơ thể.
Bạn hãy pha loãng dấm táo vào nước ấm, cho thêm một vài giọt mật ong rồi súc miệng hàng ngày, đảm bảo bạn sẽ thấy hiệu quả tức khắc, cơn đau họng sẽ nhanh chóng biến mất.
Ngậm hỗn hợp quất, mật ong
Mật ong là một vị thuốc được nhiều đời nay sử dụng. Nó rất hữu hiệu trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng, chữa lành các tổn thương nội thể. Quất cũng là một loại quả được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Quất có vị chua, tính ấm có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, giải nhiệt…
Nếu có các triệu trứng như đau họng, sổ mũi, cảm cúm, bạn hãy trộn hỗn hợp quất, mật ong rồi hấp vào nồi cơm nóng 15 phút. Lấy hỗn hợp ngậm 3-4 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau họng rõ rệt.
Súp gà
Không chỉ ngon miệng, ăn súp gà còn là một biện pháp để giữ ấm cơ thể. Súp gà có đặc tính chống viêm, kháng virus. Ăn súp gà sẽ giúp xoa dịu cơn đau họng, tránh được tình trạng cảm cúm do nhiễm lạnh.
Trà gừng nóng
Gừng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, long đờm, giảm ho, hạn chế chất nhờn gây tắc mũi.
Những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng hoặc cảm cúm do thời tiết… nên sử dụng gừng thường xuyên hơn, bởi các hoạt chất có trong gừng tươi sẽ có tác dụng kháng histamin tức thì, cắt cơn hắt hơi, sổ mũi, giảm đau hữu hiệu.
Thời tiết đang bước vào giai đoạn lạnh kéo dài, vì vậy, mỗi ngày bạn hãy uống một ly trà gừng nóng để tăng sức đề kháng và giữ ấm cơ thể, loại bỏ các nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, sổ mũi, viêm họng…
Ngậm chanh
Tinh dầu trong vỏ chanh có tính sát khuẩn giúp long đờm, giảm ho, hắt hơi. Mặt khác, trong nước chanh có chứa axit citric, vitamine C, kali… nên đặc biệt thích hợp để làm nước giải khát, thanh nhiệt.
Nếu bạn đang gặp rắc rối với căn bệnh viêm họng, cảm cúm, ho… thì hãy cắt chanh thành những lát mỏng, rắc một chút muối và ngậm từ 2-3 lần/ngày nhé.
Lá húng chanh
Lá hung chanh có tác dụng trị ho, viêm họng, hen suyễn, lợi phế, trừ đờm, tiêu độc, giải cảm… Húng chanh chứa hợp chất phenol, salixylat eugenol… và sắc tố đỏ colein có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn.
Bạn nên giã nát lá húng chanh vào bát, cho thêm vào hạt đường phèn và chưng cách thủy. Sử dụng hỗn hợp đều đặn từ 4-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày
Súc miệng bằng nước muối ấm giúp sát khuẩn, giảm bớt các triệu chứng viêm sưng, giảm dịch nhầy do vi khuân gây ra ở cổ họng, tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể đặc biệt là khi tác nhân chủ yếu do không khí khô hoặc dị ứng.