Thiết bị y tế Omron - Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn

  • Menu
  • Đóng
  • Địa điểm mua hàng
  • Việt Nam
Trang chủ » Tư vấn sức khỏe » Huyết áp - Tim mạch - Tiểu đường » Tổng quan về bệnh cao huyết áp và cách điều trị

Tổng quan về bệnh cao huyết áp và cách điều trị

Cao huyết áp là một trong những bệnh lý về tim mạch phổ biến nhất thế giới với tỷ lệ mắc bệnh trên 30%. Đây là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng thậm chí có thể gây tử vong. Tuy nhiên, ở nước ta, gần 60% người bệnh chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được chữa trị. Bài viết dưới đây sẽ đem tới cho bạn cái nhìn tổng quan về cao huyết áp, bao gồm cách nhận biết, phòng và điều trị căn bệnh này.

Tổng quan về bệnh cao huyết áp và cách điều trị 1

Mục lục

  • Bệnh cao huyết áp là gì?
  • Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp
    • Tăng huyết áp nguyên phát
    • Tăng huyết áp thứ phát
  • Ai có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp?
  • Cao huyết áp có nguy hiểm không?
    • Tổn thương động mạch
    • Tổn thương tim
    • Tổn thương não bộ
  • Các triệu chứng và cách chẩn đoán cao huyết áp
    • Triệu chứng
    • Cách chẩn đoán
    • Phân loại cao huyết áp theo các chỉ số
  • Điều trị cao huyết áp
    • Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp
    • Các biện pháp tại nhà
  • Phòng ngừa cao huyết áp
    • Về thực phẩm
    • Về cân nặng
    • Về lối sống
  • Theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử Omron

Bệnh cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp, còn gọi là tăng huyết áp, là tình trạng bệnh lý mạn tính, trong đó huyết áp động mạch (tâm thu và/hoặc tâm trương) luôn duy trì ở mức cao hơn bình thường.

Cao huyết áp xuất hiện khá phổ biến, thường phát triển trong vài năm mà không kèm triệu chứng cụ thể nào. Dẫu vậy, huyết áp tăng cao vẫn có thể đem lại các tổn thương cho mạch máu và các cơ quan trọng yếu như não, tim, thận, mắt.

Phát hiện sớm và điều trị có vai trò quyết định trong việc giảm thiểu cao huyết áp. Theo dõi huyết áp thường xuyên, kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh lối sống là chìa khóa giúp bạn bảo vệ mình khỏi căn bệnh này. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cao huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim mạch và đột quỵ.

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Người ta chia nguyên nhân gây cao huyết áp theo hai loại – nguyên phát và thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát

Đây là loại tăng huyết áp theo thời gian mà không xác định được nguyên nhân. Một số yếu tố được cho là ảnh hưởng tới việc tăng huyết áp nguyên phát bao gồm:

  • Di truyền: Có nhiều trường hợp tăng huyết áp do di truyền từ cha mẹ hoặc đột biến gen.
  • Thay đổi về thể chất: Một vài sự thay đổi trong cơ thể có thể gây mất cân bằng và tác động đến các nơi khác, trong đó có huyết áp.
  • Môi trường: Không khí, điều kiện sống hay lối sống không lành mạnh đều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là huyết áp.

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát có nguyên nhân rõ ràng, nhưng thường diễn biến nhanh và nặng hơn tăng huyết áp nguyên phát. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Bệnh lý thận: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của tăng huyết áp thứ phát, bao gồm giảm lượng máu tới thận, hẹp động mạch thận…
  • Các bệnh nội tiết: Hội chứng Conn, Cushing, cường giáp, cường cận giáp, vấn đề tiết Aldosteron vỏ thượng thận, khối u nội tiết…
  • Khó thở khi ngủ.
  • Dị tật tim bẩm sinh, co thắt động mạch chủ.
  • Tiếp xúc với Asen.
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy.
  • Các yếu tố tâm lý: Stress, trầm cảm, cô đơn.

Ai có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp?

Ai cũng có thể bị cao huyết áp. Tuy nhiên cao huyết áp xuất hiện thường xuyên hơn ở một số đối tượng sau:

  • Người cao tuổi: Sự suy yếu của hệ thống thành mạch, các vấn đề về thận hay tim mạch khi về già là nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị cao huyết áp.
  • Người béo phì.
  • Theo độ tuổi và giới tính: Nam giới dưới 45 tuổi và nữ giới sau mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả.
  • Người có tiền sử gia đình bị cao huyết áp.
  • Phụ nữ có thai: Tăng huyết áp thai kỳ.
Ai có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp? 1
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc cao huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp có nguy hiểm không?

Trước khi các triệu chứng của cao huyết áp trở nên rõ ràng, căn bệnh này đã âm thầm gây những tổn thương cho cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bạn có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Dưới đây là một số biến chứng thường được ghi nhận:

Tổn thương động mạch

Cao huyết áp khiến các động mạch ngày càng cứng, căng và kém đàn hồi. Tình trạng này kéo dài khiến chất béo dễ lắng đọng trong động mạch, dẫn tới các biến chứng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch, đau tim và đột quỵ.

Tổn thương tim

Tăng huyết áp làm tim phải hoạt động nhiều để bơm máu thường xuyên hơn, gây quá sức, tim to kéo theo hàng loạt các biến chứng như loạn nhịp tim, đau tim, suy tim và đột tử.

Tổn thương não bộ

Huyết áp cao hạn chế lượng máu lên não, giảm lượng oxy cung cấp để não hoạt động bình thường. Tùy vào thời gian tắc nghẽn của dòng máu lên não, bạn có thể gặp cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIAs) hoặc tình trạng đột quỵ. Việc thiếu máu lên não trong thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng ngôn ngữ và suy luận của bạn.

Điều trị cao huyết áp không xóa bỏ hoặc đảo ngược được những tác động xấu đã xảy ra. Tuy nhiên, nó giúp hạn chế các rủi ro, biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Các triệu chứng và cách chẩn đoán cao huyết áp

Triệu chứng

Triệu chứng 1
Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng phổ biến của cao huyết áp

Các triệu chứng của cao huyết áp thường không rõ ràng thậm chí có thể bị nhầm thành triệu chứng bệnh lý khác. Khi bị cao huyết áp nặng, bạn có thể phải đối mặt với các tình trạng sau:

  • Đau đầu, khó thở, tức ngực.
  • Chóng mặt, đỏ bừng mặt, chảy máu cam.
  • Thay đổi hình ảnh.
  • Thấy máu trong nước tiểu.

Đặc biệt, ở giai đoạn nghiêm trọng, các biến cố tim mạch, não như suy tim, đột quỵ có thể bất chợt xảy ra, gây nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách chẩn đoán

Chẩn đoán cao huyết áp đơn giản và phổ biến nhất là đo huyết áp. Huyết áp của bạn cần được theo dõi thường xuyên, định kỳ trước khi đưa ra kết luận bạn có bị tăng huyết áp hay không.

Một số test khác có thể đi kèm để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn và xác định nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của việc tăng huyết áp. Đó là:

  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu và nồng độ cholesterol.
  • Điện tâm đồ (EKG, ECG)
  • Siêu âm tim, thận.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên thực hiện đo huyết áp định kỳ, mỗi năm một lần với người bình thường và hai lần hoặc nhiều hơn với người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ.

Phân loại cao huyết áp theo các chỉ số

Có 2 chỉ số chính để xác định và phân loại huyết áp, đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
  • Huyết áp tâm thu: Đây là chỉ số xuất hiện đầu tiên hoặc trên cùng ở các máy đo huyết áp điện tử, ký hiệu SYS. Chỉ số này cho biết áp suất động mạch khi tim tống máu ra ngoài.
  • Huyết áp tâm trương: Đây là chỉ số xuất hiện ngay sau huyết áp tâm thu, ký hiệu DIA. Chỉ số này cho biết áp suất động mạch khi không chịu áp lực tống máu của tim.

Theo hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC), có thể phân loại tăng huyết áp như sau:

Phân loại cao huyết áp theo các chỉ số 1

Điều trị cao huyết áp

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn các chỉ định điều trị riêng. Các biện pháp điều trị tăng huyết áp bao gồm sử dụng thuốc hạ huyết áp, phát hiện và điều trị nguyên nhân, các biện pháp thay đổi lối sống (biện pháp tại nhà).

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp 1
Đa phần người mắc cao huyết áp cần dùng thuốc điều trị

Dựa vào cơ địa, mức đáp ứng thuốc của mỗi người, bác sĩ sẽ cân nhắc và tìm ra loại thuốc hạ áp phù hợp. Bạn có thể cần thử một vài loại thuốc khác nhau trước khi tìm được loại thuốc phù hợp, đồng thời điều chỉnh liều lượng để thuốc phát huy hiệu quả phù hợp. Các loại thuốc điều trị cao huyết áp bao gồm:

  • Thuốc chẹn Beta giao cảm: Thuốc chẹn Beta làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim, giúp hạ huyết áp. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng ngăn chặn một số hormon gây tăng huyết áp.
  • Thuốc Lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu giúp tăng đào thải Na+ – yếu tố gây tăng huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): ACE có tác dụng ngăn cơ thể sản suất Angiotensin – chất hóa học làm co hẹp thành động mạch, tăng áp lực lên thành mạch gây cao huyết áp.
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB): ARB ngăn cản Angiotensin liên kết với các thụ thể, ngăn tình trạng thắt mạch, giúp giảm huyết áp.
  • Thuốc chẹn kênh Ca2+: Thuốc có tác dụng hạn chế Canxi vào cơ tim, giảm nhịp tim và giãn mạch, giúp hạ huyết áp.
  • Thuốc chủ vận Alpha-2: Loại thuốc này làm thay đổi các xung thần kinh thắt mạch máu, làm giãn mạch, hạ huyết áp.

Các biện pháp tại nhà

Các biện pháp tại nhà 1
Yoga là biện pháp hữu hiệu giúp điều hòa huyết áp

Một lối sống lành mạnh giúp bạn đẩy lùi được các yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích nhất trong điều trị:

Có chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và độ bền của hệ tim mạch. Bạn nên chú trọng việc cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau, ngũ cốc, protein nạc từ cá…

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý ăn ít thịt, nhiều thực vật, giảm lượng Natri và hạn chế đồ ngọt.

Tăng hoạt động thể chất

Không chỉ khiến cơ thể dẻo dai, thư giãn, tập thể dục thường xuyên còn giúp tăng sức đề kháng cho hệ tim mạch, giúp giảm huyết áp. 150 phút mỗi tuần, tương đương với 5 lần tập, mỗi lần 30 phút là khoảng thời gian lý tưởng để bạn thực hiện các hoạt động thể chất vừa phải, phù hợp với bản thân.

Duy trì cân nặng lý tưởng

Chỉ số BMI có ảnh hưởng không nhỏ đến huyết áp. Nếu bạn thừa cân hay béo phì, viêc kết hợp chế độ ăn uống và hoạt động thể chất nhằm điều chỉnh cân nặng sẽ có tác dụng giảm huyết áp.

Hạn chế căng thẳng

Một thái độ sống thư thái, tích cực sẽ làm giảm áp lực cho hệ tim mạch. Các hoạt động được chứng minh làm giảm căng thẳng bạn có thể tham khảo bao gồm tập thể dục, thiền, hít thở sâu, yoga, giãn cơ, massage, thái cực quyền… Ngủ đủ giấc cũng là một biện pháp đơn giản giúp giải tỏa căng thẳng, stress.

Sống lành mạnh, tránh xa chất kích thích

Các chất hóa học trong khói thuốc phá hủy các mô trong cơ thể và làm cứng thành mạch, gây tăng huyết áp và nguy cơ xơ vữa động mạch. Bạn hãy cố gắng bỏ thuốc nếu có thể.

Rượu cũng là một yếu tố gây tăng huyết áp. Nếu bạn thường xuyên uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu, hãy tìm cách giảm lượng rượu hoặc ngừng hẳn, điều đó tốt cho huyết áp cũng như sức khỏe của bạn.

Phòng ngừa cao huyết áp

Phòng ngừa cao huyết áp 1
Một số loại thực phẩm tốt cho huyết áp và tim mạch

Nếu bạn không mắc phải căn bệnh cao huyết áp, bạn đang may mắn hơn rất nhiều người. Đồng thời, bạn nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như các biến chứng đi kèm.

Về thực phẩm

Bạn hãy duy trì việc ăn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho tim mạch như rau, trái cây, đồng thời sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh lại lượng thịt hàng ngày, tránh thịt đỏ, thịt mỡ, ưu tiên đạm nạc như cá và cố gắng tăng lượng rau, chất xơ, giảm thịt. Việc hạn chế các sản phẩm nhiều đường, muối cũng là cách để bạn bảo vệ hệ tuần hoàn khỏe mạnh.

Về cân nặng

Thay vì giảm cân tùy ý, bạn hãy chú ý đến chỉ số BMI hoặc tham khảo bác sĩ về cân nặng hợp lý của mình. Bạn nên giảm cân từ từ, kết hợp giữa chế độ ăn uống và thể thao hợp lý, tuyệt đối không nhịn ăn hoặc tập thể dục quá sức, bởi điều đó không tốt cho tim.

Về lối sống

Bạn cần giữ một tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh, nói không với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Nếu có thể, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên. Việc đến các cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp có vẻ khá phiền phức, vì vậy bạn có thể mua máy đo huyết áp điện tử để tiện theo dõi tại nhà.

Theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử Omron

Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh cao huyết áp là theo dõi huyết áp thường xuyên. Máy đo huyết áp điện tử Omron sẽ giúp việc kiểm tra huyết áp của bạn trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Các máy đo huyết áp điện tử Omron đều có cấu tạo nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Bạn chỉ cần ngồi đúng tư thế, quấn vòng bít và bấm nút là đã có kết quả đo chính xác không kém kết quả đo ở các cơ sở y tế. Một số thiết bị đo huyết áp tự động Omron có chức năng lưu kết quả đo trong nhiều ngày, giúp bạn dễ theo dõi tình trạng huyết áp của mình.

Theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử Omron 1
Kiểm tra huyết áp thường xuyên với máy đo huyết áp điện tử Omron

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm máy đo huyết áp điện tử Omron, bạn có thể xem tại đây!

**Video về bệnh cao huyết áp và cơ chế:

Cuộc sống ngày càng hiện đại, các vấn đề về tim mạch cũng ngày càng phổ biến và đa dạng, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và sức khỏe của con người. Hãy cùng máy đo huyết áp điện tử Omron theo dõi và bảo vệ tốt trái tim của bạn nhé.

Nguồn tham khảo:

  1. https://moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-/asset_publisher/sqTagDPp4aRX/content/-iem-tin-y-te-ngay-13-6-2019
  2. https://en.wikipedia.org/wiki/Hypertension_(disambiguation)
  3. https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension#overview

Kiểm soát huyết áp của bạn với máy đo huyết áp Omron


Máy đo huyết áp Omron

Máy đo huyết áp Omron

Nhờ ứng dụng công nghệ “cảm biến thông tin sinh học” thành công, máy đo huyết áp OMRON (Nhật Bản) được Hiệp hội y tế Hoa kỳ, Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu chứng nhận lâm sàng về độ chính xác, an toàn và tiện dùng khi sử dụng.

Máy đo huyết áp OMRON là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình nhờ tính năng ưu việt, công nghệ hiện đại, kết quả đo có độ chính xác cao. Sản phẩm dễ sử dụng, kết quả hiển thị rõ ràng nên mọi người đều có thể tự kiểm tra thông số huyết áp tại nhà nên được rất nhiều người tin dùng. Để xem chi tiết đánh giá của khách hàng về sản phẩm bạn vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Máy đo huyết áp OMRON có mặt tại hơn 130 quốc gia/ khu vực trên toàn thế giới và là Thương hiệu bán chạy nhất toàn cầu theo “khảo sát toàn diện về thị trường thiết bị gia dụng toàn cầu năm 2022” của Công ty TNHH Fuji Keizai

khoacd - 06/08/2021
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh cao huyết áp , Bệnh cao huyết áp

Bài viết liên quan

  • Giảm huyết áp với trà và mát-xa

  • Mẹo nhỏ hằng ngày điều trị bệnh cao huyết áp

  • Bệnh cao huyết áp – Hiểu cho đúng để điều trị cho tốt

  • Cao huyết áp ở người già – Nhận biết triệu chứng, hướng dẫn điều trị

  • Chữa cao huyết áp bằng canh đậu phụ nấu mục nhĩ

Sản phẩm
  • Theo dõi huyết áp
  • Trị liệu hô hấp
  • Đo nhiệt độ
  • Theo dõi đường huyết
  • Quản lý cân nặng
  • Trị liệu giảm đau

Trải nghiệm khách hàng

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của bố con Sâu

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của bố con Sâu

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7361T của anh Trương Ngọc Anh

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7361T của anh Trương Ngọc Anh

Chia sẻ vè máy xông khí dung Omron NE-C28 của mẹ Tran Hoang Anh Nguyet

Chia sẻ vè máy xông khí dung Omron NE-C28 của mẹ Tran Hoang Anh Nguyet

Chia sẻ về máy xông khí dung Omron NE C28 của bố con Sâu

Chia sẻ về máy xông khí dung Omron NE C28 của bố con Sâu

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của anh Nguyễn Ngọc Thạch

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của anh Nguyễn Ngọc Thạch

Tin nổi bật

3 bí quyết chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên hiệu quả

3 bí quyết chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên hiệu quả

OMRON Healthcare trưng bày tại triển lãm Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng CES 2022

OMRON Healthcare trưng bày tại triển lãm Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng CES 2022

Lựa chọn máy massage công nghệ TENS cho dân văn phòng

Lựa chọn máy massage công nghệ TENS cho dân văn phòng

Giảm đau không dùng thuốc – khuyến mại cho máy xung điện trị liệu Omron TENS

Giảm đau không dùng thuốc – khuyến mại cho máy xung điện trị liệu Omron TENS

Giải pháp trị liệu giảm đau tại nhà an toàn và hiệu quả mà không dùng thuốc

Giải pháp trị liệu giảm đau tại nhà an toàn và hiệu quả mà không dùng thuốc

Chăm sóc tại nhà
  • Tầm nhìn Gen Zero
  • Theo dõi huyết áp
  • Trị liệu hô hấp
  • Đo nhiệt độ
  • Theo dõi đường huyết
  • Quản lý cân nặng
  • Trị liệu giảm đau
Chuyên nghiệp
  • Theo dõi huyết áp
  • Trị liệu hô hấp
  • Đo nhiệt độ
  • Sàng lọc không xâm lấn
Sự kiện – Khuyến mại
  • Thông báo
  • Chương trình khuyến mại
Giới thiệu
  • Dịch vụ của chúng tôi
  • Công nghệ
  • Nhà máy
  • Môi trường
Hỗ trợ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Câu hỏi thường gặp
  • Địa điểm mua hàng
  • Chăm sóc khách hàng
  • Đăng ký bảo hành
  • Chính sách bảo mật
  • Điểu khoản sử dụng
  • Sơ đồ trang web

Kết nối với chúng tôi

© OMRON Healthcare Singapore Pte Ltd (Vietnam Representative Office)
x

Chọn quốc gia:

  • Asia Pacific
  • Australia
  • Bangladesh
  • India
  • Indonesia
  • Malaysia
  • Myanmar
  • New-Zealand
  • Philippines
  • Singapore
  • Thailand
  • Chăm sóc tại nhà
    • Omron Gen 0
    • Theo dõi huyết áp
    • Trị liệu hô hấp
    • Đo nhiệt độ
    • Theo dõi đường huyết
    • Quản lý cân nặng
    • Trị liệu giảm đau
  • Chuyên nghiệp
    • Máy đo huyết áp
    • Trị liệu hô hấp
    • Đo nhiệt độ
    • Sàng lọc không xâm lấn
  • Sự kiện – Khuyến mại
    • Sự kiện
    • Khuyến mại
  • Cẩm nang sức khỏe
    • Huyết áp – Tim mạch – Tiểu đường
    • Bệnh hô hấp
    • Bệnh cúm – Cảm Sốt
    • Khỏe & Đẹp
    • Khách hàng chia sẻ
  • Giới thiệu
    • Dịch vụ của chúng tôi
    • Công nghệ
    • Nhà máy
    • Môi trường
  • Hỗ trợ
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Địa điểm mua hàng
    • Chăm sóc khách hàng
    • Đăng ký bảo hành
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng
↑