Bệnh tiểu đường loại 2 xuất hiện khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc nếu cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường. Insulin có vai trò điều chỉnh mức độ đường glucose trong máu, vận chuyển đường tới các mô tế bào của cơ thể để tạo ra năng lượng cho quá trình trao đổi chất bên trong cũng như hoạt động thể chất bên ngoài cơ thể.
Cứ 10 người mắc bệnh tiểu đường thì trong đó có tới 9 người thuộc tiểu đường loại 2. Không giống như tiểu đường loại 1(đối tượng chủ yếu dưới 30 tuổi), những người mắc tiểu đường loại 2 thường là những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên không có nghĩa là các độ tuổi khác không có nguy cơ mắc phải. Bệnh tiểu đường loại 2 đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là cả ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh
Không ai biết nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường loại 2, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 như thừa cân hoặc béo phì, di truyền trong gia đình, người có nguồn gốc Phiribe hoặc Nam Á, tuổi, huyết áp cao hoặc đã trải qua cơn đau tim hay đột quỵ, lười tập thể dục, có vấn đề về sức khỏe tâm thần, có tiền sử tiểu đường thai kỳ, cholesterol cao, suy giảm đường huyết lúc đói…
Những người bẩm sinh dung nạp glucose nhiều hơn hoặc suy giảm glycaemia một cách tự nhiên, thì mức độ glucose trong máu cao hơn bình thường và có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Các triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 thường không rõ ràng, nhưng một số biểu hiện lam sàng thường thấy ở nhiều bệnh nhân chủ yếu là biểu hiện của tăng hoặc hạ huyết áp như đi tiểu nhiều hơn bình thường, khát nước, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài, nhìn mờ, ngứa, nhiễm trùng da, tưa miệng, chậm lành vết thương, giảm cảm giác, tê bàn tay và bàn chân, thậm chí có thể có triệu chứng liệt dương ở lam giới. Những biểu hiện này thường dễ bị nhầm lẫn với tiểu đường loại 1 và một số bệnh thông thường khác. Vì vậy nếu nghi ngờ, nên làm xét nghiệm máu để có kết quả chính xác về bệnh
Biến chứng của bệnh
Nếu bệnh tiểu đường loại 2 không được chẩn đoán hoặc kiểm soát đúng cách, lượng đường trong máu có thể quá cao hoặc quá thấp và gặp những triệu chứng của hai tình trạng này như mệt mỏi, nhìn mờ, chóng mặt…Nếu những biểu hiện đó kéo dài, nồng độ đường không kiểm soát được trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ suy thận, mù lòa, tổn thương thần kinh, bệnh tim và đột quỵ
Nếu lượng đường trong máu thấp có thể gây ra biểu hiện nhợt nhạt, mồ hôi ra nhiều và trở nên nhầm lẫn. Nếu bị hạ đường huyết, nên ăn hoặc uống một cái gì đó có chứa glucose, ví dụ như nước ép trái cây hoặc một số đồ ngọt.
Chuẩn đoán và điều trị
Để chuẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường tuyp 2, cần tiến hành các xét nghiệm máu và nước tiểu và thử nghiệm dung nạp glucose. Chưa có cách điều trị khỏi tiểu đường tuyp 2. Một số người có thể kiểm soát tình trạng bệnh của họ bằng cách thay đổi lối sống của mình. Những người khác cần phải dùng thuốc hoặc sử dụng tiêm insulin.
Thay đổi lối sống
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối với các bữa ăn thông thường, ba lần một ngày. Bao gồm carbohydrates, chẳng hạn như mì ống hay khoai tây trong mỗi bữa ăn. Tập thể dục vừa phải. sẽ giúp bạn giữ một trọng lượng khỏe mạnh và kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Bên cạnh đó chỉ uống rượu ở mức vừa phải trong giới hạn cho phép cũng như bỏ hoàn toàn thuốc lá, vì khi bạn hút thuố lá sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh liên quan tới hệ tuần hoàn, tim mạch
Sử dụng thuốc
Nếu thay đổi lối sống không kiểm soát được sự tăng lên của lượng đường trong máu, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc như Metformin, Gliclazide, glipizide, glimepiride và tolbutamide và nhiều loại thuôc khác. Những thuốc này có tác dụng kích thích tăng sản xuất insulin ở tuyến tụy, làm chậm tốc độ hấp thụ carbohydrate vào cơ thể để giảm lượng đường trong máu… Tuy nhiên, những thuốc này không an toàn nếu không được sử dụng đúng cách, nên uống theo chỉ định của bác sĩ
Tiêm
Nếu thay đổi lối sống và thuốc men không thể giữ lượng đường trong máu dưới sự kiểm soát, bệnh nhân có thể cần phải có tiêm insulin.
Insulin thường được bơm vào cơ thể một lần hoặc hai lần một ngày, bằng cách sử dụng ống kim tiêm nhỏ.Có các loại insulin với mức độ tác dụng khác nhau và những mức giá khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn loại tốt nhất cho quá trình điều trị
Cần phải kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất hai lần một năm. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy máu từ tĩnh mạch ở cánh tay hoặc đôi khi một giọt máu từ đầu ngón tay để theo dõi mức độ phát triển bệnh tiểu đường loại 2
Thu Cúc