Đã có nhiều nghiên cứu kết luận rằng béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Tại sao lại như vậy?
Theo phân tích từ các chuyên gia, trong cơ thể đường huyết giữ ổn định ở mức dưới 100 mg/dL (6,1 mmol/L) lúc đói và dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L) sau bữa ăn, và thường trở lại mức bình thường sau 2 giờ. Việc duy trì đường huyết ở mức bình thường có vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương.
Insulin là hóc môn duy nhất có tác dụng làm giảm đường huyết. Đối với những người béo phì, khả năng giảm đường huyết của insulin thấp hơn, nhất là những người bị béo bụng. Lượng insulin đủ để duy trì lượng đường huyết ở người bình thường lại không đủ để duy trì đường huyết ở người béo. Chính vì vậy, tế bào gan tăng sản xuất glucose, trong khi tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, gây tăng đường huyết.
Để thích ứng với mức đường huyết cao hơn bình thường như vậy, tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin. Tuy nhiên, lượng insulin được sản xuất cũng chỉ có giới hạn và thường có chiều hướng giảm sút theo thời gian. Các tế bào tuyến tụy sau một thời gian hoạt động tăng cường sẽ bị suy giảm chức năng, nhất là trong tình trạng tăng đường và mỡ trong máu kéo dài.
Đến một thời điểm nào đó, khi lượng insulin không đủ sức để khống chế đường huyết, các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện. Chính vì vậy, người béo dễ bị mắc bệnh tiểu đường hơn so với người có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người béo nào cũng mắc bệnh tiểu đường, bởi vì sự xuất hiện của bệnh cần có thời gian và còn phụ thuộc khả năng thích ứng của cơ thể.
Phát hiện béo phì bằng chỉ số IBM
Công thức tính chỉ số BMI: BMI = CÂN NẶNG (Kg)/[(CHIỀU CAO (m)]2 (bình phương chiều cao)
Nếu BMI từ:
- 18-25: cơ thể cân đối
- 25-30: thừa cân
- 30-40: béo
- >40: béo phì
Rõ ràng, những người bị béo phì có nguy cơ cao bị tiểu đường. Để hạn chế biến chứng tiểu đường ở người béo phì, nên có chế độ dinh dưỡng: giàu chất xơ, giàu vitamin (rau xanh, trái cây tươi), hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật, không ăn quà vặt, ít dùng thức ăn nhanh, ăn bữa tối ít năng lượng.
Về vận động, cần tập luyện hằng ngày tùy khả năng sức khỏe, nhưng vận động phải tiêu hao được năng lượng (cơ thể toát mồ hôi). Những người thừa cân cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, để không chỉ có chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp mà còn phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch,