Bệnh tiểu đường không chỉ xảy ra đối với những người già, người mang thai, những người ít vận động… mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc bệnh tiểu đường bao gồm cả tuyp 1 và tuyp 2. Bệnh tiểu đường loại 1 chiếm 5 đến 10% tất cả các trường hợp chẩn đoán mắc tiểu đường, nhưng là tình trạng phổ biến của bệnh tiểu đường ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi.
Bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường, một hình thức đầu của loại 2, cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Trẻ em thừa cân đáng kể có thể phát triển loại 2 hoặc tiền tiểu đường trong thời thơ ấu.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Các nguyên nhân thực tế của tình trạng bệnh tiểu đường ở cả trẻ em và người lớn ít được biết đến. Tuy nhiên, có một số cơ sở khoa học suy đoán rằng bệnh tiểu đường trẻ em xảy ra do di truyền thông qua sự tác động của các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Đa số trẻ em mắc tiểu đường loại 1, trong lịch sử gia đình không có người mắc bệnh tiểu đường
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Các triệu chứng chính của bệnh tiểu đường ở trẻ em cũng tương tự như đối với người lớn. những triệu chứng ban đầu phổ biến là khát nước, mệt mỏi, giảm cân, có cảm giác đói, đi tiểu thường xuyên. Khát và đi tiểu nhiều là dấu hiệu đầu tiên của lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) của bệnh tiểu đường. Một số trẻ em phải dậy vào giữa đêm để đi đến phòng tắm (tiểu đêm). Trẻ em thậm chí có thể bắt đầu làm ướt giường (đái dầm). Mất đường thông qua nước tiểu, cùng với mất nước và không có khả năng sử dụng lượng đường trong máu, có thể dẫn đến giảm cân mặc dù khiến trẻ cảm thấy đói và gia tăng sự ngon miệng. Khi các triệu chứng phát triển, trẻ em thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, và yếu. Sau đó dần dần xuất hiện các triệu chứng điển hình bao gồm đau bụng, đau đầu, rối loạn hành vi… Ngoài các triệu chứng khác ở trên, nôn mửa là một triệu chứng cho thấy mức độ đường trong máu cao, đang gây nguy hiểm – một tình trạng nhiễm ceton-acid.
Nhiễm ceton-acid là một tình trạng nghiêm trọng. Nó có thể dẫn đến bất tỉnh và tử vong. May mắn thay, dịch truyền tĩnh mạch và insulin có thể cải thiện tình hình. Một khi trẻ đã được chẩn đoán với bệnh tiểu đường và các cha mẹ có các công cụ và hỗ trợ mà họ cần để quản lý các rối loạn cho trẻ, bệnh tiểu đường nhiễm ceton-acid là hoàn toàn có thể tránh được.
Điều trị bệnh tiểu đường
Hầu hết các trẻ em mắc bệnh tiểu đường cần điều trị insulin . Trẻ sẽ cần một chế độ cung cấp insulin do bác sĩ chỉ định tùy theo tình trạng bệnh. Hiện tại, hầu hết trẻ em sử dụng các chế độ liều dùng insulin thường xuyên hàng ngày có tác dụng nhanh vào ban ngày và insulin tác dụng chậm vào ban đêm. Trẻ em rất nhỏ thường không cần tiêm vào ban đêm, nhưng sẽ cần một khi chúng lớn lên. Cũng như điều trị insulin, kiểm soát đường huyết tốt và tránh hạ đường huyết đột ngột là điều cực kỳ quan trọng để phòng biến chứng của tiểu đường đối với cơ thể và sức khỏe trẻ em.
Cha mẹ trẻ cần tìm hiểu làm thế nào để quản lý tiêm insulin. Insulin thường được tiêm vào da trên bụng hoặc đùi. Biết cách xử trí nếu trẻ bị tụt đường huyết, chắc chắn rằng luôn luôn mang theo glucose và biết cách đo lượng đường trong máu trẻ cũng như dạy trẻ đo khi trẻ đủ tuổi hiểu biết về hành vi này. Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ cần dạy con cách tiêm và tự quản lý insulin của mình ngay khi trẻ đủ tuổi. Theo khuyến cáo 9 tuổi là độ tuổi phù hợp để trẻ nhận biết và học cách làm điều này. Nếu trẻ bị ốm vì bất kỳ lý do nào cần điều trị phải báo cho bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, liên hệ với nhà trường và bạn bè của trẻ chú ý hơn nếu trẻ có các triệu chứng hạ đường huyết
Về chế độ ăn uống, hiện các khuyến nghị cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường là ăn ba bữa ăn một ngày . Điều quan trọng là cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối với lượng chất xơ và carbohydrate cao . Tuy nhiên, cần phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ để lên kế hoạch dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
Kiểm tra biến chứng của bệnh tiểu đường thường xuyên cho đến khi trẻ 9 tuổi và sau độ tuổi đó hãy duy trì kiểm tra này hàng năm
Thu Cúc