Tiểu đường (đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể khiến lượng đường trong máu luôn cao, người bệnh đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm, luôn cảm thấy khát nước. Tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gặp ở trẻ em. Gọi là bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Hiểu hơn về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Cơ thể chúng ta cần thực phẩm để cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày.
Tinh bột trong thực phẩm được chuyển hóa thành glucose, biến đổi thành năng lượng chính mà cơ thể chúng ta sử dụng. Quá trình chuyển hóa này xảy ra trong ruột và trong gan của chúng ta.
Insulin và nhiều enzym khác nữa, xúc tác cho quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Các ennzym này do các cơ quan khác nhau trong cơ thể sản xuất ra. Insulin chủ yếu do tuyến tụy tiết ra mà cụ thể là do các tế bào của đảo tụy .
Khi đủ insulin, Glucose có trong máu mới được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Vai trò chính của insulin là giúp di chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là đường vào các tế bào của các mô trong cơ thể. Khi lượng đường trong máu tăng lên, các tuyến tụy để tăng tiết insulin nhiều hơn.
Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào beta, đặc biệt các tế bào sản xuất insulin. Trong thời gian dài liên tục từ vài tháng tới một năm, các tế bào beta ngừng hoạt động, chỉ còn một lượng ít tế bào beta, tuyến tụy không thể sản xuất tất cả các insulin mà cơ thể cần dẫn tới bệnh tiểu đường.
Các loại bệnh tiểu đường
Có hai loại chính của bệnh tiểu đường: típ 1 và típ 2. Trẻ em và thanh thiếu niên thường mắc tiểu đường típ 1, hay còn được gọi là “bệnh tiểu đường vị thành niên”. Bệnh tiểu đường típ 1 xảy ra khi các tế bào tiểu đảo trong tuyến tụy bị không hoạt động tốt, sản xuất không đủ insulin cung cấp cho cơ thể.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em – Nguyên nhân không hề đơn giản?
Bởi nguyên nhân gây “ không đủ insulin” ở trẻ lại xuất phát từ những yếu tố khó có thể kiểm soát được:
- Một phần đó là do các gen đứa trẻ nhận được từ cha mẹ.
- Có trẻ bị mắc bệnh do nhiễm trùng gây ra do virut.
- Một số trường hợp, khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ chống lại vi khuẩn. Thay vì chỉ chống lại vi khuẩn, hệ thống miễn dịch đồng thời chống lại cả các tế bào sản xuất insulin trong đảo tụy. Khiến cho chức năng sản xuất insulin của tụy không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Tiểu đường típ 1 thường xảy ra ở độ tuổi 5 -12, nhưng có một số trẻ mắc bệnh tiểu đường từ rất sớm.
Bệnh tiểu đường típ 2 thường gây ra bởi tình trạng thừa cân. Trước kia, hầu như tất cả các bệnh nhân tiểu đường loại II đều là người lớn. Ngày nay, không chỉ có người lớn mà nhiều trẻ đang mắc căn bệnh này. Hoạt động quá ít và ăn quá nhiều thức ăn giàu calo hoặc ăn đồ ăn nhanh dễ dàng cho trẻ em để tăng cân.
Trẻ em thừa cân, béo phì, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại II, có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại II. Giữ cân nặng phù hợp, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, hợp lý, cân đối các thành phần và hoạt động hàng ngày có thể giúp kiềm chế hoặc thậm chí ngăn ngừa căn bệnh này.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường cho trẻ
Các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để đẩy lùi nguy cơ bệnh tiểu đường cho trẻ:
- Ăn nhiều loại trái cây tươi và rau quả, các loại hạt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và các loại ngũ cốc và thực phẩm từ sữa ít chất béo. Uống nước thường xuyên.
- Cung cấp nhiều chất xơ, nó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
- Tránh ăn thức ăn nhanh và thức ăn làm sẵn hoặc đóng hộp.
- Hạn chế thức ăn có đường và đồ uống để tránh thêm calo gây tăng cân.
- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.
Tiểu đường là một bệnh điều trị không phải là đơn giản, dù là tiểu đường típ 1 hay là típ 2. Điều quan trọng là bản thân người mắc bệnh, hiểu về bệnh, ý thức được những điều cần làm. Nhưng là trẻ nhỏ, thì việc tuân thủ chế độ điều trị càng khó khăn. Các cha mẹ cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin về bệnh, để có kế hoạch chăm sóc cho trẻ chu đáo. Trẻ nhỏ, cha mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn của trẻ. Đối với trẻ đã nhận thức được về bệnh, cần động viên các trẻ, giải thích, giúp trẻ hòa đồng với bạn bè.
Cũng không phải là quá khó đối với bệnh tiểu đường. Khi đã hiểu và thích nghi với chế độ sinh hoạt của người mắc bệnh tiểu đường, trẻ sẽ thấy tiểu đường không có gì là đáng sợ.
Dưới đây là một số chia sẻ của các bé mắc bệnh tiểu đường và đã thích nghi với căn bệnh này:
Con đã thường hay cáu gắt và đôi khi thấy việc mình mắc tiểu đường thật là bất hạnh. Nhưng sau đó, khi đã quen được với chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống để quản lý tiểu đường, con không còn cảm giác tự ti như trước nữa. ( Lan -13 tuổi)
Con đã căm ghét mỗi khi phải đến bệnh viện để điều trị tiểu đường vì con phải bỏ lỡ nhưng bữa tiệc sinh nhật của bạn bè, những chuyến đi chơi cùng lớp. Nhưng bây giờ con nhận ra rằng nếu không có các bác sĩ trong bệnh việc xem bệnh cho con, thì con sẽ còn phải bỏ lỡ rất nhiều điều nữa”. ( Ngọc-14 tuổi)
Nguyễn Huyền