Sự thay đổi đường máu (đường huyết) dù chỉ là một lượng nhỏ thôi cũng đủ khiến cho người bệnh tiểu đường phải lo lắng. Dưới đây là một số cách để kiểm soát đường máu cho người bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
Chúng ta hiểu rằng, đường máu cao là hiện tượng dư thừa lượng glucose trong máu. Khi chúng ta ăn, đường từ thực phẩm được chuyển thành glucose và đường đơn thuần khác, được lưu lại trong máu. Các hormone insulin có vai trò chuyển các glucose này đến các cơ, chất béo và tế bào gan.
Nếu mức độ đường 180 mg/dl trong máu thì được coi là cao nhưng khi chỉ số này tăng vượt 250 mg/dL thì mới có những dấu hiệu đáng chú ý và xuất hiện các triệu chứng. Lượng đường máu ở tình trạng cao kéo dài và liên tục có thể dẫn tới các triệu chứng trong tương lai như bệnh tiểu đường, nguy cơ bị các vấn đề về mắt, thận và các bệnh thần kinh, tim mạch…. Vậy nên việc giữ ổn định lượng đường trong máu là rất quan trong. Nó không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Dưới đây là 7 cách giúp bạn kiểm soát đường máu ở một mức ổn định:
1. Ăn uống lành mạnh
- Một bữa ăn lành mạnh nên bao gồm carbohydrates, protein, chất béo, cũng như các loại vitamin , khoáng chất và chất xơ.
- Ưu tiên các loại rau không tinh bột như rau xanh, ớt, bông cải xanh, đậu xanh
2. Ăn uống đầy đủ
- Đừng bao giờ bỏ ăn hoặc ăn muộn hơn so với giờ ăn các bữa, điều này giúp giữ cho sự trao đổi bản chất của bạn diễn ra thuận lợi và tránh tình trạng ăn quá nhiều.
- Thay vì chỉ căn 3 bữa chính, người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần thì lượng tinh bột càng được tiêu hóa chậm, mức glucose trong máu cũng ổn định, nhờ vậy bạn sẽ tránh được nguy cơ tăng đường huyết và còn giảm được cân nặng. Nếu ăn nhiều chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa hết thì chúng cũng không làm bạn bị tăng cân.
3.Tính lượng carbs bạn ăn hàng ngày
Việc xác định lượng carbohydrate bạn ăn hàng ngày có thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu của bạn.
4. Kiểm soát đồ uống có đường
Hãy chú ý đến lượng đường trong đồ uống của bạn.Hạn chế tiêu thụ thường xuyên các đồ uống như nước ngọt và nước trái cây. Nên chọn các loại đồ uống không đường, tốt nhất là nước lọc, nước giải khát không đường, trà. .
5. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ
Hãy chắc chắn rằng bạn phải dùng thuốc mà bác sỹ ke toa theo chỉ dẫn.
6.Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có tác dụng ổn định đường máu và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc tăng cường cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp bạn hấp thụ insulin tốt hơn và tiêu thụ nhiều hơn nguồn năng lượng từ đường glucose.
7. Giảm căng thẳng
Bạn hãy dành thời gian thư giãn, chẳng hạn như thở chậm, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp. … để giảm mức độ của kích thích tố căng thẳng. Khi căng thẳng, lượng đường trong máu của bạn tăng lên đáng kể vậy nên giảm căng thẳng cùng là 1 cách giúp ổn định đường huyết.
8. Ngủ ngon và đủ giấc
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc thiếu ngủ sẽ tàn phá mức đường huyết và làm tăng kháng cự insulin. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà ngủ quá nhiều (hơn 8 giờ) là tốt, chúng cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tương tự như việc thiếu ngủ.
Phương pháp khác
- Rắc thêm quế vào các món ăn : Việc cho thêm chút quế vào các món ăn như cháo trong bữa sáng, bánh mì nướng hay sữa pho mát không béo. Quế vừa giúp insulin hoạt động hiệu quả vừa kích thích cơ thể tiết ra nhiều enzyme hơn nhằm đốt cháy glucose
- Ăn bưởi mỗi ngày : Nghiên cứu đã chỉ ra việc ăn bưởi mỗi ngày sẽ có tác dụng hạn chế được mức insulin và glucsose sau mỗi bữa ăn.
- Uống sữa: Các sản phẩm từ sữa góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng cự insulin, vì các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng cự insulin lên tới 20%.
Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)