Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) đang có diễn biến tăng mạnh. Diễn biến âm thầm, biến chứng nguy hiểm, đái tháo đường có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống của bệnh nhân và gia đình. Tầm soát để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh là một việc làm hết sức cần thiết cho bản thân bạn và gia đình.
Những đối tượng nên được tầm soát thường xuyên
Đái tháo đường có diễn biến âm ỷ và thường khi có xuất hiện biến chứng thì người bệnh mới phát hiện ra mình mắc bệnh, thậm chí có những người lần đầu tiên chẩn đoán đái tháo đường thì đã mắc phải những biến chứng nặng nề của đái tháo đường.
Việc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường có thể làm giảm bớt gánh nặng khi điều trị cũng như mức độ trầm trọng của bệnh và giúp phòng chống những biến chứng mãn tính khác của bệnh một cách có hiệu quả.
Đo đường huyết thường xuyên là cách đơn giản kiểm soát bệnh đái tháo đường
Theo khuyến cáo về việc tầm soát bệnh đái tháo đường, những người hơn 45 tuori, nhất là những người mập, béo phì nếu thử đường huyết có kết quả ở mức bình thường nên thử lại sau mỗi 3 năm.
Còn các trường hợp khác nên được thử đường huyết ở tuổi trẻ với tần suất cao hơn, bao gồm các trường hợp sau:
- Những người làm công việc ít vận động hoặc những người ít vận động
- Người trong gia đình có người thân bị bệnh đái tháo đường.
- Người đã từng sinh con mà cân nặng lúc sinh của đứa trẻ lớn hơn 4 – 4,5 kg hoặc đã được chẩn đoán là đái tháo đường trong thai kỳ.
- Người bị tăng huyết áp (tức là huyết áp lớn hơn hoặc bằng 135/85 mmHg).
- Những người có chỉ số HDLc =250mg/dl (2.82mmol/l)
- Người có hội chứng buồng chứng đa nang.
- Người đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết khi đói.
- Người có tình trạng bệnh lý kết hợp với đề kháng insulin (như bệnh gai đen, buồng trứng đa nang).
- Những người có tiền căn bị các bệnh về mạch máu.
- Trên thực tế tầm soát bằng cách thử đường huyết đói sẽ kinh tế, dễ dàng thực hiện và tiện lợi.
Đái tháo đường có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, không ngoại trừ cả trẻ em. Thời gian gần đây, số lượng trẻ bị bệnh đái tháo đường típ 2 gia tăng rất cao đặc biệt là trẻ bị béo phì và trẻ thuộc sắc dân có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Để kiểm soát bệnh tốt hơn, những trẻ dưới đây nên được tầm soát thường xuyên:
- Trẻ có người liên hệ trực hệ hoặc hàng thứ hai bị đái tháo đường
- Trẻ thuộc sắc dân hoặc chủng tộc có nguy cơ cao bị đái tháo đường
- Trẻ có dấu hiệu đề kháng insulin hoặc tình trạng bệnh kết hợp với đề kháng insulin (Dấu gai đen, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, buồng trứng đa mang)
- Trẻ có mẹ có tiền căn đái tháo đường thai kì.
Máy đo đường huyết Omron – Kiểm soát đái tháo đường
Đối với đa số bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường, đường huyết an toàn trước khi ăn là 5,0 – 6,2mmol/l và nồng độ này sau khi ăn 2 giờ là 6 – 9mmol/l. Đường máu được giữ trong giới hạn an toàn sẽ hạn chế sự xuất hiện các biến chứng của bệnh, trong đó hay gặp nhất là biến chứng tim mạch.
Trên thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng này, do đó việc khống chế đường huyết trong mức lý tưởng là khá khó khăn và cần được điều chỉnh liên tục thông qua chế độ ăn uống, thuốc điều trị. Muốn vậy, người bệnh cần phải nắm rõ được chỉ số đường huyết của mình thường xuyên bằng cách sử dụng máy đo đường huyết Omron hoặc các máy đo đường huyết uy tín.
Đo đường huyết định kỳ để kiểm soát đái tháo đường cho bạn và gia đình
Việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên sẽ giúp người bệnh biết được thông tin chính xác về bệnh đái tháo đường của họ, phát hiện ngay các trường hợp đường huyết quá cao hoặc quá thấp ( hạ đường huyết ), giúp đưa ra những quyết định quan trọng như cần phải ăn thêm trước khi tập thể dục thể thao, điều trị kịp thời hạ đường huyết hoặc thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. Cho biết khi nào cần phải xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về cách điều chỉnh liều lượng insulin, thuốc viên hạ đường huyết, chế độ ăn… khi không kiểm soát được đường huyết trong thời gian khá dài. Vậy nên việc theo dõi đường huyết là một việc làm hết sức cần thiết với cả người khỏe mạnh lẫn người bệnh để kiểm soát sức khỏe của mình cũng như của gia đình mình.