Cứ vào thời điểm giao mùa, viêm họng lại có cơ hội được bùng phát. Viêm họng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và nếu không được điều trị kịp thời bệnh dễ trở thành mãn tính. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng họng bị viêm đau.
1. Do virus
Có nhiều virus gây viêm họng. Thường là các virus gây cảm lạnh, bệnh cúm, bạch cầu, sởi, thủy đậu. Những loại virus này có thể làm hệ thống miễn dịch suy yếu, dẫn tới đau và sưng cổ họng.
2. Do vi khuẩn
Đau họng có thể xảy ra do một số vi khuẩn tấn công. Ví dụ cầu chuỗi cổ họng có thể làm cho cổ họng cảm thấy cực kỳ thô và đau.
3. Do ảnh hưởng của chất gây ô nhiễm
Ô nhiễm không khí ngoài trời có thể góp phần làm triệu chứng đau họng trở nên nghiêm trọng. Chẳng hạn như khói thuốc lá, lông thú nuôi, nấm mốc, và phấn hoa cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau họng.
4. Ảnh hưởng bởi acid trào ngược
Khi các acid dạ dày tràn vào thực quản, gây ra chứng ợ nóng. Acid dạ dày có thể trở lại cổ họng thông qua tất cả các con đường, kích thích cổ họng và thực quản rất nhiều. Từ đó có thể gây chứng đau họng.
5. Ảnh hưởng bởi khí hậu
Không khí nóng bước thường là mùa hè có thể làm một người khó chịu và đau cổ họng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Bạn cũng không nên vì thế mà dùng miệng để hít thở không khí lạnh, vì đây có thể là điều kiện thuận lợi gây viêm đau cổ họng.
6. Ảnh hưởng từ bệnh HIV và các nhiễm trùng
Những người được xét nghiệm dương tính vói virus HIV, hệ thống miễn dịch bị suy giảm dần. Người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng tai, điều này gây đau họng mãn tính. Các khối u cũng có thể xuất hiện trong cổ họng của người hút thuốc lá hoặc uống rượu quá nhiều gây đau họng mãn tính.
Phần lớn đau họng đều có thể chữa trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cân tuân theo chỉ định của bác sỹ. Ngay cả khi triệu chứng bệnh đã chấm dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.
Theo Omron-yte.com.vn (st)