Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, được biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao (trên 130 mg /dL), bệnh nhân hay bị khát nước, đi tiểu nhiều lần, người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, giảm cân … Để việc chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, người bệnh cần được sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống kiêng khem, luyện tập thân thể.
Nhận biết các triệu chứng bệnh tiểu đường
Người bệnh nên kiểm tra lượng đường huyết nếu thấy xuất hiện một trong số các triệu chứng sau:
- Cảm thấy khát nước liên tục
- Đi tiểu nhiều lần đặc biệt vào ban đêm rất hay phải dậy đi tiểu
- Người hay mệt mỏi, uể oải
- Giảm cân
- Bộ phận sinh dục bị ngứa, hoặc bị nấm âm đạo tái phát nhiều lần
- Chuột rút
- Táo bón
- Mắt ngày càng mờ
- Da dễ bị nhiễm trùng, tái phát nhiều lần
Không phải các triệu chứng nào của bệnh tiểu đường cũng đều xuất hiện một lúc, một dấu hiệu đơn lẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Cách tốt nhất để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường là xét nghiệm máu định kỳ bằng các sản phẩm kiểm tra đường huyết đáng tin cậy.
Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường
Suy cho cùng, nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường đều xuất phát từ thiếu insulin, tiểu đường tuýp 1 sẽ do chất insulin bị thiếu hụt, bệnh tiểu đường tuýp 2 do bài tiết không đủ nhu cầu của cơ thể. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra hiện tượng đường thiếu hụt trong máu gây ra bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ bị tiểu đường:
- Gen di truyền. Nếu trong gia đình, bố, mẹ mắc tiểu đường thì con cái sẽ có nguy cơ cao mắc phải loại bệnh này cao hơn so với những gia đình mà bố mẹ không mắc tiểu đường. Đặc biệt là người tiểu đường tuýp 1.
- Béo phì, đặc biệt là những người bị béo bụng, có thân hình “trái táo”.
- Ngủ không đủ giấc. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.
- Người bị buồng trứng đa nang. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, nhưng ít người nhận biết được nguy cơ đó do đa nang buồng trứng có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.
- Ngáy ngủ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người hay ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%.
- Người hay bỏ bữa sáng. Việc bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.
- Giờ giấc công việc thất thường, đặc biệt là những người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.
Cách chữa và điều trị bệnh tiểu đường
Việc phát hiện và điều trị khoa học bệnh tiểu đường phải được tiến hành càng sớm càng tốt thì bệnh nhân càng có cơ hội thoát khỏi những biến chứng đặc biệt với những người mắc phải tiểu đường tuýp 2. Còn đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn có khả năng giảm liều dùng Insulin mỗi ngày, thậm chí có cơ hội phục hồi tuyến tụy hoạt động trở lại. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Sử dụng thuốc chữa trị bệnh tiểu đường
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, vì các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra insullin được, người bệnh cần được điều trị bằng insullin.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insullin do ba bất thường : giảm tiết insullin, kháng insullin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa trị bệnh tiểu đừng phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống :
- Loại làm cho cơ thể sản xuất chất insullin : nhóm sulfonylurre sulfonylure (glibenclamid, glicazid, glimepirid) và nhóm glitinid (repaglinid, nateglinid).
- Loại giảm tình trạng kháng insulin: dùng thuốc tiểu đường có nhóm biguanid (chỉ có metformin) và nhóm thiazolidinedion (TZD, gồm hai thuốc rosiglitazon – đã bị cấm – và pioglitazon).
- Ngăn ngừa hiện tượng hấp thu carbohydrat ở ruột: có nhóm thuốc tiểu đường làm ức chế men alpha-glucosidase như acarbose, voglibose, miglitol.
Lưu ý : Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sỹ.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Khổ qua: Khổ qua còn được gọi là mướp đắng, khổ qua có tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đườ túyp 2. Người bệnh có thể uống 1 ly nước khổ qua mỗi ngày, hoặc rửa sạch ăn sống kết hợp với các món ăn chính hàng ngày. Như vậy sẽ có tác dụng giảm đáng kể lượng đường trong máu và phòng gừa các bệnh ung thư, tim mạch …
Nha đam . Hay còn gọi là lô hội giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Nha đam có tác dụng khác như chữa bỏng, cao huyết áp, tính mát làm giải nhiệt cơ thể. Bạn nên dùng phần thịt nha đam trộn với nghệ, dùng trước các bữa ăn.
Cây cà ri. Dùng lá và hạt cà ri để làm thuốc cho người bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể lấy 1 thìa cafe cari ngâm vào cốc nước, để qua đêm, lọc nước uống vào buổi sáng.
Cây húng quế . Có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường, người bệnh có thể rửa sạch sau đó vò nát húng quế, đem luộc lên để qua đêm, có thể nhai húng quế hàng ngày.
Lá xoài. Có tác dụng hạ nhanh đường huyết cao, tuy nhiên không nên sử dụng nhiều vì chúng gây hạ đường huyết. Bệnh nhân bị tiểu đường lấy lá xoài, rửa sạch, đun sôi và lọc nước uống vào đầu bữa điểm tâm sáng.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường thật sự nguy hiểm vì các triệu chứng mơ hồ, khó phát hiện. Hãy chủ động phòng ngừa bệnh bắt đầu từ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Dưới đây là một số lời khuyên phòng ngừa bệnh tiểu đường
- Giảm cân, duy trì ở một mức cân nặng hợp lý.
- Có chế độ ăn uống phù hợp. Ăn đa dạng, ăn thành nhiều bữa nhỏ, nên ăn các loại thịt bỏ da, ăn cá nhiều hơn ăn thịt, hạn chế các thực phẩm giầu chất béo, đường, natri. Người bệnh tiểu đường cũng không nên ăn mặn.
- Bỏ thuốc lá và các chất kích thích.
- Kiểm tra huyết áp, cholesterol và máu thường xuyên.
- Có chế độ vận động hợp lý. Cố gắng tập thể dục 1 giờ mỗi ngày. Đi bộ đến mức có thể. Nếu bạn dành thời gian luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày kết quả giảm được 80% nguy cơ tiểu đường.
- Tạo cuộc sống tình cảm lành mạnh, tránh căng thẳng, stress.
- Nên ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày.
- Chăm sóc bàn chân. Người bệnh nên tự học cách chăm sóc bàn chân cẩn thận và kiểm tra thường xuyên. Nếu thấy phát hiên bất cứ dấu hiệu nào bất thường như lở loét, sưng phồng, nhiễm trùng móng chân … cần điều trị ngay. Những vết lở loét này không được điều trị có thể dẫn tới cưa chân.
Tóm lại, để việc chữa trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, bệnh nhân cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định kết hợp với chế độ ăn uống và phòng ngừa hợp lý. Tăng cường vận động tích cực và giữ ở một mức độ thường xuyên. Xem thêm một số lời khuyên bổ ích dành cho người bệnh tiểu đường
Nguồn : Tổng hợp