Nhiệt kế là những thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc không biết nên mua nhiệt kế của hãng nào thì tốt? Nên dùng nhiệt kế điện tử hay thủy ngân sẽ tiện dụng mà vẫn đảm bảo an toàn cho cả nhà? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn này:
Thủy ngân có nguy hiểm với sức khỏe con người không?
Thủy ngân ký hiệu là Hg, là một kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Chúng được sử dụng phổ biến trong các thiết bị như nhiệt kế, áp kế, máy đo huyết áp thủy ngân và các thiết bị khoa học khác.
Thủy ngân nếu ở dạng nguyên tố lỏng thì ít độc nhưng các hợp chất, hơi và muối của nó lại rất độc. Khi đã vào trong cơ thể người, chúng có thể dễ dàng liên kết với các chất béo trong máu và mô gây độc cho các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Triệu chứng khi ngộ độc thủy ngân cấp tùy thuộc vào dạng ngộ độc, thời gian tiếp xúc, nồng độ… Chẳng hạn nếu hít phải thủy ngân có thể dẫn đến bệnh phổi cấp tính nặng khiến nạn nhân ho, khó thở, đau tức ngực, sốt, ớn lạnh và có cảm giác đau rát ở phổi… Ngoài ra chúng còn gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng một tuần. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể diễn tiến nặng hơn dẫn đến phù phổi cấp, suy hô hấp và thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều.
Làm gì để tránh thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ?
Do đó để tránh bị nhiễm độc, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên hết sức thận trọng, không để các dụng cụ chứa thủy ngân như nhiệt kế bị rơi vỡ. Trong trường hợp không may bị vỡ, cần chú ý xử trí theo các bước sau:
- Nhanh chóng đưa mọi người trong nhà, nhất là trẻ em sang phòng khác ngay để tránh hít phải hơi bốc của thủy ngân.
- Kiểm tra xem thủy ngân có dính vào người và quần áo không? Nếu có cần thay toàn bộ quần áo, rửa sạch da bằng xà phòng và nước, rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
- Thu dọn hạt thủy ngân vương vãi bằng cách dùng que bông ướt gạt thủy ngân vào và đậy nắp kín. Tránh đổ thủy ngân đã gom được xuống các cống rãnh vì chúng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Nếu quần áo bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 – 40 phút, ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ. Sau đó ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả bằng nước lạnh.
- Mở hết cửa để thông gió trong phòng với bên ngoài trong nhiều giờ mới có thể vào phòng và sinh hoạt bình thường.
- Đặc biệt, khi có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân như nhức đầu, buồn nôn, đau họng, sốt… hãy nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ xử lý và giải độc kịp thời.
Tránh nhiễm độc thủy ngân: Nên dùng nhiệt kế điện tử
Ngày nay các bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên dùng nhiệt kế thủy ngân bởi nó có tính rủi ro cao, dễ nguy hiểm cho người sử dụng nhất là trẻ nhỏ. Chính vì vậy khi các sản phẩm nhiệt kế điện tử ra đời nó đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Có rất nhiều lý do thuyết phục để mọi người có thể sở hữu cho mình những chiếc nhiệt kế điện tử tiện dụng là:
Về độ an toàn: nhiệt kế điện tử an toàn hơn rất nhiều so với nhiệt kế thủy ngân bởi thiết kế chủ yếu bằng nhựa hạn chế bị vỡ nếu không may do va đập hay làm rơi. Hơn nữa nhiệt kế điện tử không có thủy ngân bên trong, nên an toàn khi sử dụng đặc biệt với trẻ nhỏ. Nếu không may bị vỡ cũng không độc hại như sản phẩm chứa thủy ngân.
Độ chính xác: Nhiệt kế điện tử có khả năng cho ra kết quả chính xác bởi nó thực hiện bằng cách thu hồng ngoại từ cơ thể và cho ra kết quả. Với những sản phẩm điện tử này thì mọi người hoàn toàn yên tâm về kết quả bởi chúng luôn cho ra những kết quả chính xác và có khả năng lưu kết quả của những lần trước để tiện theo dõi tình hình sức khỏe được tốt hơn.
Độ nhanh chóng: Nhiệt kế điện tử có thể cho ra kết quả nhanh chóng. Nếu như nhiệt kế thủy ngân mất 5 – 7 phút mới cho ra kết quả thì chỉ chưa đầy 10 giây nhiệt kế điện tử đã cho ra kết quả chính xác, kèm theo tiếng tít tít báo hiệu quá trình đo hoàn thành, do đó mọi người sẽ biết thời điểm có thể lấy nhiệt kế ra khi đo xong.
Độ tiện dụng: Nhiệt kế điện tử được thiết kế dễ sử dụng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nhiệt kế điện tử như nhiệt kế điện tử đo tai, nhiệt kế điện tử đo trán, nhiệt kế điện tử đo miệng, nhiệt kế điện tử đo hậu môn… Tùy theo từng loại nhiệt kế mà có những vị trí đo và thông số khác nhau. Hầu hết các loại nhiệt kế điện tử đều có màn hình hiển thị kết quả đo, với con số cụ thể giúp mọi người dễ dàng đọc kết quả, trong khi nhiệt kế thủy ngân chỉ là con số ước lượng do mọi người tự đọc phần thủy ngân dịch chuyển.
Nên mua nhiệt kế điện tử của hãng nào?
Trên thị trường hiện có rất nhiều hãng sản xuất nhiệt kế điện tử, khiến người dùng hoang mang không biết nên chọn loại nào, do hãng nào sản xuất. Theo lời khuyên của bác sĩ, người tiêu dùng không nên tiếc rẻ mà mua những nhiệt kế không rõ nguồn gốc, vừa nhanh hỏng, lại không an toàn. Tốt nhất nên chọn mua các sản phẩm từ những hãng có uy tín trên thị trường, tiêu biểu là sản phẩm từ thương hiệu Omron. Tất cả các loại nhiệt kế điện tử OMRON đã được Hiệp hội y tế Hoa Kỳ, Hiệp hội tăng huyết áp Anh, Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu chứng nhận lâm sàng về độ chính xác và an toàn khi sử dụng, đặc biệt là không có các hóa chất theo quy định “Hạn chế sử dụng chất độc hại RoHs của Liên minh Châu Âu”. Cùng với công nghệ mới ngày càng phát triển các loại máy đo huyết áp điện tử, nhiệt kế điện tử của Omron đang dần thay thế các loại máy đo huyết áp, nhiệt kế thủy ngân truyền thống, giúp người sử dụng không phải lo lắng với nguy cơ độc hại của thủy ngân.
Tóm lại, nhiệt kế điện tử vừa nhanh chóng, chính xác lại mang đến độ an toàn cao cho người sử dụng hơn là các sản phẩm cùng loại chứa thủy ngân. Với hàng loạt các tiện ích trên, mỗi gia đình hãy sở hữu cho mình những chiếc nhiệt kế điện tử để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Lưu ý, khi mua hàng mọi người nên quan tâm đến nhãn mác, tem chống hàng giả, hãng sản xuất… để lựa chọn cho mình những sản phẩm chất lượng nhé!