Theo Tổ chức Y tế thế giới, Tỷ lệ người tăng huyết áp lên đến gần 20%. Ngay kể cả ở nước Mỹ – nơi có nền y học phát triển thì tỷ lệ tăng huyết áp cũng lên đến gần 30% (theo công bố của TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ CDC).
1/4 dân số Mỹ bị tăng huyết áp (tương đương hơn 58 triệu người) trong khi ở Việt Nam con số này sẽ là gần 10 triệu người vào năm 2025.
Thiếu hiểu biết dẫn tới khó kiểm soát
Hiện nay ở Việt Nam việc thiếu hiểu biết các yếu tố nguy cơ và kiểm soát huyết đang rất đáng báo động.
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ cao đối với các bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch chiếm 1/3 nguyên nhân tử vong trên toàn thế giới với khoảng 17,5 triệu người, trong đó có đến 7 triệu trường hợp liên quan đến huyết áp.
Huyết áp dao động trong ngày và có thể tăng theo hoạt động nặng của con người vì huyết áp là áp lực máu trong lòng động mạch, tạo tuần hoàn đi khắp cơ thể. Nó được tạo ra do lực co bóp cơ tim và sức cản động mạch.
Huyết áp được thể hiện bởi 2 chỉ số (120/70 mmHg) tâm thu (chỉ số đầu) và tâm trương (chỉ số sau). Cả hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều quan trọng trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Huyết áp bình thường nhỏ hơn 120/80 mmHg.
Một người được chuẩn đoán tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg hoặc chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.
Hầu hết người bị tăng huyết áp và cả tiền tăng huyết áp đều không tiên lượng những tổn thương mạch máu vốn là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm, làm tổn thương những cơ quan chính của cơ thể: Não, tim, thận, mắt… Cụ thể một số bệnh như: Xuất huyết não; Phì đại thất trái tim; Suy tim; Thiếu máu, nhồi máu cơ tim; Tiểu đạm, suy thận; Tổn thương võng mạc; Hẹp mạch máu ngoại biên…
Khoa học đã chứng minh giảm huyết áp làm giảm đáng kể nguy cơ những tổn thương trên. Với những bệnh nhân đã bị tổn thương những cơ quan chính của cơ thể thì hậu quả để lại rất nặng nề với chi phí tốn kém cho bệnh nhân và gia đình.
Đo huyết áp là cách duy nhất cho kết quả có tăng huyết áp hay không.
Kiểm tra huyết áp thường xuyên để hạn chế tăng huyết áp
Vì huyết áp cao thường không có triệu chứng nên nó được coi là “kẻ giết người thầm lặng” – đây là lý do những người lớn tuổi và những người có nguy cơ bị huyết áp cao (béo phì) nên kiểm tra huyết áp định kỳ ít nhất 2 lần/năm.
Đồng hành cùng thiết bị y tế Omron Nhật Bản để theo dõi sức khỏe tại nhà
Với những trường hợp bất thường như nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp, mờ mắt, dễ mệt, yếu nửa người, đau ngực, khó thở, đi tiểu nhiều… cần kiểm tra huyết áp.
Nếu như trước đây, cách duy nhất để biết huyết áp là đến trung tâm y tế, bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh thì nay bên cạnh đi khám định kỳ, theo chỉ định của bác sĩ, họ có thể tự đo tại nhà bằng các thiết bị đo huyết áp kế bằng hơi hay máy đo huyết áp điện tử.
Bằng những nghiên cứu khoa học dựa trên tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, Omron Healthcare đã đưa công nghệ Intellisense vào tất cả các dòng sản phẩm máy đo huyết áp của mình nhằm đem tới cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.
Máy đo huyết áp OMRON được Hiệp hội tăng huyết áp Anh ( BHS ) và Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu ( EHS ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.