Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người” thầm lặng bởi bệnh diễn tiến âm thầm nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường đối với sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Tuân thủ các nguyên tắc trong điều trị tăng huyết áp là cách giúp người bệnh chung sống hòa bình với căn bệnh này.
Dưới đây là 5 lời khuyên của chuyên gia dành cho người mắc bệnh tăng huyết áp:
1. Không để cân nặng vượt “chuẩn”
Thừa cân, béo phì không chỉ làm cho hình thức của bạn kém hấp dẫn mà theo các nghiên cứu, đây còn là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp lên 3-6 lần. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý là cách phòng ngừa và kiểm soát hữu hiệu căn bệnh này. Cụ thể, chỉ số khối cơ thể BMI nên duy trì ở mức từ 18,5– 25 tốt cho sức khỏe và trái tim của bạn.
Cách tính chỉ số khối cơ thể BMI = (trọng lượng cơ thể) / (chiều cao x chiều cao).
Kiểm soát cân nặng
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người mắc bệnh tăng huyết áp chỉ nên sử dụng tối đa 6g muối mỗi ngày. Các món ăn cho bệnh nhân nên chế biến nhạt để giảm lượng natri đưa vào cơ thể. Ưu tiên các thực phẩm ít chất béo, hoa quả giàu kali; hạn chế bia rượu và các đồ uống có chứa cồn. Thay cho sử dụng nguồn chất béo từ thịt, người có huyết áp cao nên chuyển sang các món ăn từ cá, hải sản có lợi cho sức khỏe.
3. Lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người bị tăng huyết áp cần vận động rèn luyện sức khỏe đều đặn, nhưng cần lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp.
Người tăng huyết áp nên vận động thường xuyên
Đi bộ, chạy chậm, bơi lội, bóng bàn, khí công dưỡng sinh… là những bộ môn thích hợp với người tăng huyết áp. Mỗi ngày dành 30 phút cho các môn thể thao này là khoảng thời gian hợp lý để tăng cường sức khỏe, lợi cho tim mạch. Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên vận động tay chân trong ngày bằng các hoạt động đơn giản , nhẹ nhàng như lên xuống cầu thang, thu dọn nhà cửa…
Người tăng huyết áp không nên tập các môn thể thao tốn nhiều sức, cường độ cao không tốt cho tim mạch như bóng đá, tennis, cử tạ…
Thông điệp sức khỏe của Hội Tim mạch học Việt Nam: “Hãy theo dõi huyết áp thường xuyên, vì tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng. Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày và duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp và tiểu đường.”
4. Tránh lo âu, căng thẳng, tức giận
Nếu chú ý bạn sẽ thấy khi tức giận, cơ thể có cảm giác nóng bừng và đó cũng là lúc huyết áp của bạn tăng cao. Đó là lý do vì sao các chuyên gia y tế khuyến cáo người mắc bệnh tăng huyết áp cần giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, suy nghĩ hay tức giận không tốt cho tình trạng bệnh.
5. Kiểm tra huyết áp định kỳ
Clip hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp tại nhà
Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, kiểm soát và duy trì chỉ số huyết áp ở mức cho phép giúp phòng ngừa hiệu quả các biến chứng. Người bệnh hay người có nguy cơ tăng huyết áp như người cao tuổi, người có tiền sử gia đình có người tăng huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, tiểu đường nên tự kiểm tra huyết áp hàng ngày và ghi lại các chỉ số này cho những lần khám bệnh định kỳ. Vì vậy, mỗi gia đình nên trang bị một máy đo huyết áp tại nhà.
Máy đo huyết áp OMRON được Hiệp hội tăng huyết áp Anh ( BHS ) và Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu ( EHS ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.