Trong khi nhiều người lo sợ vì những tai biến do huyết áp cao gây ra, thì ngược lại rất ít người quan tâm điều trị khi huyết áp tụt giảm. Theo các bác sỹ tim mạch, bất kỳ sự tăng – giảm nào so với chỉ số huyết áp bình thường đều gây ra những tác động xấu đến sức khỏe.
1. Chỉ số huyết áp phản ánh điều gì?
Chỉ số huyết áp được đo dựa trên áp lực của dòng máu tác động lên động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Chỉ số này đạt giá trị cao nhất khi tim co bóp đẩy máu đi và thấp nhất khi tim nghỉ (khoảng thời gian giữa 2 lần tim đập).
Ở độ tuổi trưởng thành, một người khỏe mạnh có huyết áp tâm thu dao động trong khoảng 90-120 mmHg và huyết áp tâm trương dao động 60-90 mmHg.
2. Biểu hiện của huyết áp cao và huyết áp thấp
Có rất nhiều lý do gây ra tình trạng tăng – giảm huyết áp ở bệnh nhân. Chính tăng – giảm bất thường này nếu không điều chỉnh kịp thời về ngưỡng an toàn sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động cơ quan khác và thậm chí có thể gây tai biến, đột quỵ .
Sau đây là một số biểu hiện của huyết áp cao và huyết áp thấp thường gặp:
Huyết áp cao | Huyết áp thấp | |
Chỉ số | Huyết áp tâm thu >140 hoặc (và) huyết áp tâm trương > 90 | Huyết áp tâm thu<90 (và) huyết áp tâm trương <60 |
Cảnh báo | Áp lực dòng máu trên động mạch cao, có nguy cơ gây tổn thương mạch máu. | Áp lực dòng máu thấp khiến các bộ phận không nhận đủ máu. |
Triệu chứng | Hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa. | Chóng mặt, nhức đầu, đau ngực, khó thở, buồn nôn, tim đập nhanh; |
Biến chứng lâu dài | Huyết áp tăng cao kéo dài tạo áp lực lớn lên thành mạch máu, gây vỡ mạch máu hoặc gây ra những tổn thương ở mạch, tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa (xơ vữa động mạch). Đây chính là nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, suy tim và suy thận sau này. | Huyết áp tụt giảm nhiều lần gây thiếu hụt lượng máu đến các cơ quan như não, tim, thận và lâu dài sẽ làm tổn thương những cơ quan này. Đặc biệt, thiếu máu lên não sẽ làm suy giảm hoạt động não bộ, giảm trí nhớ, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt. |
3. Làm gì để ổn định huyết áp ở ngưỡng an toàn?
Huyết áp cao hay thấp về lâu dài đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trước khi dùng thuốc, người bệnh nên ưu tiên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp:
a) Chế độ ăn với người bệnh huyết áp thấp
- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng.
- Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).
- Ngủ đủ giấc và đủ thời gian
- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, dưỡng sinh, Yoga…
- Thường xuyên dùng các loại trà để hỗ trợ nâng cao huyết áp.
b) Chế độ ăn cho người bệnh huyết áp cao
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối hoặc chứa nhiều natri
- Không lạm dụng những đồ uống kích thích như trà đặc, café, bia rượu.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên rán, thịt mỡ, phủ tạng động vật dễ dẫn tới máu nhiễm mỡ, khiến động mạch xơ cứng, làm tăng huyết áp.
- Nên ăn các thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp có thể kể tới như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ…
4. Nên theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên
Theo các bác sỹ, người bị huyết áp cao hay thấp nên chủ động đo huyết áp thường xuyên và ghi chép nhật ký hàng ngày. Bởi lẽ dựa trên cuốn sổ nhật ký này, bệnh nhân lẫn thầy thuốc dễ dàng xem lại và so sánh kết quả, diễn tiến các trị số huyết áp trong thời gian dài. Đây cũng là cách đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị huyết áp, hay việc điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động.
Đặc biệt theo dõi huyết áp giúp báo động những cơn tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp cấp tính, từ đó giúp người bệnh xử lý kịp thời, tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Hiện nay việc đo huyết áp mỗi ngày khá dễ dàng và không tốn nhiều chi phí do tính tiện dụng của máy đo huyết áp điện tử. Người bệnh nên sở hữu máy đo huyết áp tự động (tự chủ động đo), có các chữ số đủ to để xem và đọc kết quả, lựa chọn máy của những hãng thiết bị uy tín để đảm bảo độ chính xác và độ bền cao mà điển hình là máy đo huyết áp điện tử Omron của Nhật Bản.
Nhờ ứng dụng công nghệ “cảm biến thông tin sinh học” thành công, máy đo huyết áp OMRON (Nhật Bản) được Hiệp hội y tế Hoa kỳ, Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu chứng nhận lâm sàng về độ chính xác, an toàn và tiện dùng khi sử dụng.
Máy đo huyết áp OMRON là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình nhờ tính năng ưu việt, công nghệ hiện đại, kết quả đo có độ chính xác cao. Ngoài ra, máy đo huyết áp Omron dễ sử dụng, kết quả hiển thị rõ ràng nên mọi người đều có thể tự kiểm tra thông số huyết áp tại nhà