Khi thời tiết thay đổi cũng là lúc bạn dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm nhất và đi kèm với nó sẽ là các triệu sổ mũi, chảy nước mũi,…Vậy có biện pháp gì để khắc phục các triệu chứng này, hãy cùng tìm hiểu bài viết này sau đây.
Nguyên nhân gây ra chảy nước mũi
Cấu tạo hốc mũi: Được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng.
Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi.
Cách khắc phục
Để biết nguyên nhân chính xác phương án điều trị tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên nếu bạn chỉ bị cảm cúm thông thường có thể tham khảo một số cách sau:
1.Sử dụng kháng histamin
Thuốc chứa histamin ngăn ngừa chứng chảy nước mũi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn một loại thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ nếu bạn thấy cần phải uống thuốc vào ban ngày.
2.Dùng thuốc trị cảm lạnh
Hãy hỏi ý kiến bác sỹ và mua thuốc trị cảm lạnh nếu chảy nước mũi do cảm lạnh hoặc vi rút. Thuốc sẽ làm khô chất nhờn, loại bỏ chứng chảy nước mũi của bạn. Bạn cũng nên thực hiện theo đúng hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc.
3.Sử dụng thuốc xịt mũi
Hãy xịt thuốc vào mũi nếu bạn quá nghẹt thở vì nước mũi chảy nhiều. Khi bạn bị chảy nước mũi, các mô bên trong mũi sẽ bị sưng lên. Khi ấy, thuốc xịt mũi sẽ giúp giảm sưng và cải thiện tình trạng khó chịu của bạn.
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc xịt mũi một vài ngày. Nếu sử dụng lâu hơn hoặc lạm dụng thuốc sẽ có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
4.Dùng máy phun hơi ẩm
Hãy làm việc hoặc ngủ với một máy làm ẩm không khí trong phòng để cảm thấy dễ chịu hơn. Không khí khô sẽ làm bạn đau mũi, không khí ẩm giúp chất nhờn giảm dần.
5.Rửa mũi bằng nước muối
Hãy pha nửa thìa cà phê muối vào 1/4 lít nước (tương đương với khoảng 2/3 lon bia). Có thể dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, sau đó cho nước muối vào đổ, ngửa mặt lên cho nước muối có thể chảy vào mũi. Tiếp đó xịt nước muối vào mũi; trong lúc xịt, nhớ hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn.
6.Ngậm gừng
Nhai một lát mỏng gừng tươi. Vị cay nóng của gừng sẽ giúp tăng lưu thông đường thở và giảm chất nhầy ở mũi. Nhai gừng 3-4 lần một ngày để chặn đứng chứng chảy nước mũi của bạn.