Suckhoedoisong.vn – Vào thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, tỷ lệ người nhập viện vì bệnh hô hấp gia tăng, nhất là đối với nhóm bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Các chuyên gia cảnh báo, ngay cả đối với những người đang nằm điều trị trong viện cũng sẽ có thể có những diễn biến nặng hơn, do yếu tố liên quan tới thời tiết.
Để hiểu rõ về vấn đề này, dưới đây là chia sẻ của PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai.
Hỏi: Xin bác sĩ cho biết tình hình mắc bệnh lý hô hấp hiện nay như thế nào?
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp: Bên cạnh tỷ lệ hút thuốc lá vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng thì trong những năm gần đây ô nhiễm môi trường cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nhập viện do các bệnh lý về hô hấp. Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, lao phổi…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) số người mắc bệnh COPD sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3.
Tại nước ta, nghiên cứu năm 2009, tỷ lệ mắc BPTNMT nói chung, trên đối tượng có tuổi từ 40 trở lên là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%. Nghiên cứu Thực trạng hen phế quản ở Việt Nam năm 2010 – 2011 của bác sĩ Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự, kết quả khảo sát 19.461 đối tượng phát hiện có 751 người mắc hen thuộc tất cả các nhóm tuổi, chiếm tỷ lệ 3,9%, trong đó, tỷ lệ mắc ở nam giới là 4,6% và nữ giới là 3,62%.
Hỏi: Tỷ lệ mắc bệnh lý hô hấp gia tăng, trong đó có hen phế quản chiếm gần 5% dân số. Vậy thưa bác sĩ, căn cứ vào những dấu hiệu nào để nhận biết các bệnh lý này?
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp: Bệnh HPQ thường có các biểu hiện ho, khó thở, xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc dị nguyên hoặc thay đổi thời tiết, trong cơn khó thở thường nghe thấy tiếng cò cử, tuy nhiên, ngoài cơn bệnh nhân lại hoàn toàn bình thường. Người bị bệnh giãn phế quản cũng có ho, khó thở xuất hiện nhiều năm, tuy nhiên, bệnh nhân thường có ho, khạc đờm nhiều, có thể có từng đợt ho máu.
Hỏi: Có ý kiến cho rằng bệnh lý hô hấp sẽ mắc đi mắc lại rất nhiều lần trong năm đặc biệt giai đoạn chuyển mùa, nhất là mùa lạnh, vậy bác sĩ có thể chia sẻ về phương pháp xử lý căn bệnh này không?
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp: Bệnh lý hô hấp rất hay gặp trong thời điểm giao mùa. Như đã nói virus, vi khuẩn đã có sẵn trong cộng đồng nhưng vấn đề là lúc nào thuận lợi nhất. Tùy theo từng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc gì cho phù hợp. Bệnh nhân cần được các bác sĩ khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị cho phù hợp. Không nên tùy tiện uống thuốc kháng sinh, kháng viêm sẽ nguy hiểm đối với sức khỏe. Đối với bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cần được ưu tiên sử dụng các thuốc đường phun hít hoặc khí dung trực tiếp vào đường hô hấp. Điều đó sẽ giúp đạt được hiệu quả tối ưu nhất đồng thời giảm các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Đặc biệt trong cơn khó thở cấp, việc sử dụng máy xông khí dung giúp cấp cứu nhanh chóng cắt cơn khó thở cho bệnh nhân. Hiện nay máy xông khí dung được sử dụng rộng rãi trong điều trị một số bệnh lý về mũi họng và đường hô hấp, là một dụng cụ không thể thiếu tại các phòng cấp cứu, các khoa hô hấp. Ngoài ra máy cũng được dùng khá phổ biến tại các gia đình. Các ưu điểm nổi trội của phương pháp xông khí dung mang lại như:
+ Tác dụng nhanh: Thuốc gần như có tác dụng ngay lập tức sau khi phun khí dung. Điều này đặc biệt có hiệu quả với những trường hợp bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cơn khó thở cấp tính.
+Hiệu quả vượt trội: Thuốc đến thẳng trực tiếp vào phế quản giảm phù nề và giảm co thắt phế quản.
+ Giảm tác dụng không mong muốn: Thuốc được đưa vào nhờ máy xông khí dung có tác dụng tại chỗ trên đường hô hấp và ít hấp thu vào máu nên hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ cho chỉ định sử dụng thuốc khác nhau. Trong viêm mũi – xoang – họng dị ứng bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… thì thường dùng thuốc corticoid dạng xịt hít. Những trường hợp bị co thắt phế quản trong viêm phế quản cấp, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… người ta cũng dùng phương pháp xông khí dung thuốc giãn phế quản, giúp bệnh nhân dễ thở. Ngoài ra, phương pháp khí dung nước muối sinh lý để làm loãng đờm. Ở trẻ nhỏ bị viêm tiểu phế quản do tắc đờm, chất nhầy thì xông khí dung bằng nước muối sinh lý có thể giúp làm loãng đờm, trẻ dễ tống xuất được đờm ra ngoài.
Phương pháp hỗ trợ điều trị các căn bệnh đường hô hấp hiệu quả Xem tại đây
Hỏi: Làm thế nào để kiểm soát bệnh hiệu quả mà không quá tốn kém, thưa bác sĩ?
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp: Cách điều trị bệnh hô hấp được chỉ định theo từng bệnh cụ thể.
Tránh tiếp xúc các yếu tố nguy cơ được xem là ưu tiên trong điều trị với nhiều bệnh hô hấp, đặc biệt các bệnh như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các yếu tố nguy cơ cần tránh bao gồm: khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp (đặc biệt là khói bếp than), bụi, tránh các mùi hắc, các thức ăn đã từng gây dị ứng… không nuôi chó, mèo, chim và các súc vật khác, môi trường trong nhà cần luôn được giữ khô, sạch và thoáng.
Vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế được đặc biệt lưu tâm cho những trường hợp bệnh nhân giãn phế quản, viêm phổi hít phải hoặc áp xe phổi… Máy khí dung hô hấp được sử dụng khá phổ biến và được khuyến cáo dùng, nhất là người cao tuổi khó phối hợp động tác hoặc lực hít vào yếu, trẻ nhỏ không có khả năng sử dụng bình xịt định liều hoặc thuốc cần dùng chưa có dạng bình xịt định liều.
Tuy nhiên cần lưu ý, người bệnh cần phải tuân thủ và duy trì thuốc điều trị hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó thở, cần phải có kế hoạch hành động và chủ động tăng liều thuốc giãn phế quản. Nếu vẫn khó thở, không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn cách phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Hỏi: Vậy xin bác sĩ cho biết cách phòng bệnh đối với người chưa mắc bệnh và những người đã mắc bệnh?
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp: Người bệnh cần được tiêm vắc xin phòng ngừa cúm và phế cầu, đây là hai tác nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp và gây đợt cấp của các bệnh phổi mạn tính. Người bệnh tránh đi ra ngoài trong thời điểm thời tiết lạnh hoặc không khí ô nhiễm. Nếu đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu. Lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn).
Để giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm không khí, người dân nên chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch để đun nấu, thay cho bếp than tổ ong. Quá trình tham gia giao thông, khi dừng đèn đỏ, hãy tắt các phương tiện giao thông; công trình xây dựng cần che chắn kỹ; xe ô tô cần kiểm soát phát thải khói bụi.
Xin trân trọng cảm ơn ông.
Máy xông khí dung Omron NE-C28: giúp bạn xử lý các bệnh viêm mũi, xoang hay viêm họng, viêm phế quản, phổi, hen suyễn… một cách hiệu quả và không gây phản ứng phụ cho hệ tiêu hóa như việc điều trị bằng phương pháp uống thuốc. Với công nghệ hiện đại, kích thước hạt khí mịn, máy dễ sử dụng, an toàn và vệ sinh. Thông tin chi tiết của sản phẩm xem thêm tại đây hoặc tại đây |