Theo tổ chức y tế thế giới WHO, khi huyết áp tối đa (tâm thu) trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu (tâm trương) trên 90mmHg được xem là tăng huyết áp (cao huyết áp). Khi cao huyết áp, thông thường phải uống thuốc hạ huyết áp để huyết áp trở về trị số bình thường. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý:
Nhóm thuốc lợi tiểu (gồm có hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamteren…): Cơ chế của thuốc là giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi đưa đến làm hạ huyết áp. Dùng đơn độc khi bị cao huyết áp nhẹ, dùng phối hợp với thuốc khác khi bệnh cao huyết áp nặng thêm. Cần có sự lựa chọn do có loại làm thải nhiều kali, loại giữ kali, tăng axit uric trong máu, tăng cholesterol máu.
Không tự ý dùng thuốc điều trị cao huyết áp
Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương (gồm có reserpin, methyldopa, clonidin…): Cơ chế của thuốc là hoạt hoá một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngưng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.
Ngoài ra, còn có nhóm thuốc đối kháng canxi dùng tốt nhất cho bệnh nhân bị đau thắt ngực; Nhóm thuốc chẹn Beta dùng cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực hoặc nhức nửa đầu, chống chỉ định với người bị hen suyễn, suy tim; Nhóm thuốc chẹn Anpha có tác dụng phụ gây hạ huyết áp khi đứng lên, đặc biệt khi dùng liều đầu tiên; Thuốc ức chế men chuyển có thể làm tăng kali huyết và gây ho khan; Thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II có thể gặp tác dụng phụ là chóng mặt, không được dùng cho phụ nữ mang thai hoặc người bị dị ứng với thuốc.
ThS Thanh Tâm