Ở độ tuổi khoảng từ 40 đến 50 (giai đoạn tiền mãn kinh), phụ nữ thường có xu hướng ngày càng béo lên. Cùng với những thay đổi về sức khoẻ và tinh thần khi bước vào tuổi mãn kinh, hầu hết phụ nữ đều thay đổi về vóc dáng, kể cả người mảnh mai hay những người luôn duy trì trọng lượng ổn định trong suốt 30 năm trước. Thậm chí, với nhiều người, để duy trì cân nặng ở mức trung bình cũng rất khó khăn. Theo các nghiên cứu khoa học, nếu việc tầm soát cân nặng không tốt ngay từ khi còn trẻ thì đến tuổi mãn kinh, chị em rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn bệnh lý khi thừa cân.
Có hai nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị tăng cân khi mãn kinh. Nguyên nhân hàng đầu chính là sự suy giảm nội tiết tố oestrogen. Do nội tiết tố này có tác dụng làm tăng khối cơ bắp, nên khi lượng nội tiết này giảm sẽ làm khối lượng cơ giảm, đồng thời làm khối lượng mỡ tăng lên. Nguyên nhân thứ hai, do khối lượng cơ giảm nên nhu cầu về năng lượng ở tuổi mãn kinh cũng giảm đi đáng kể so với thời thanh xuân, trong khi đó thói quen ăn uống vẫn duy trì như trước, vì thế, phần năng lượng không tiêu hao hết sẽ tích thành mỡ. Ngoài hai nguyên nhân trên thì việc ngại vận động cũng khiến chị em tăng cân nhanh chóng.
|
Quá trình tăng cân này bắt đầu trước thời kỳ mãn kinh khoảng 1 – 2 năm. Mỡ không phân bố đều trên toàn cơ thể mà tập trung nhiều quanh vùng bụng, mông và đùi, do đó khiến cơ thể mất cân đối nặng nề. Tăng cân có thể gây ra rất nhiều vấn đề rắc rối cho cơ thể như máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp, tiểu đường, các bệnh về tim mạch và đặc biệt có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Hơn nữa, tăng cân trong thời kỳ mãn kinh còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Phụ nữ tăng quá 9 cân sau thời kỳ mãn kinh thì nguy cơ bị ung thư vú của họ tăng lên 20%.
Làm thế nào để giữ vóc dáng thon thả khi mãn kinh? Các kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn:
Kiểm soát tốt cân nặng ngay từ trẻ: Khi bạn 20 tuổi, bạn không sợ bị tăng cân khi ăn uống. Nhưng nếu bạn duy trì tình trạng ăn uống thoải mái, không kiểm soát trong suốt 20 năm tiếp theo, bạn sẽ nhận được hậu quả khi lượng nội tiết tố estrogen bắt đầu suy giảm. Vì vậy, ngay từ khi còn trẻ, bạn đã phải rèn luyện để có những thói quen tốt trong ăn uống như không ăn nhiều mỡ, đường, bỏ thói quen ăn vặt, ăn nhiều rau và trái cây, chế độ ăn cân bằng dưỡng chất. Việc rèn luyện ấy sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua những biến động do xáo trộn nội tiết gây ra khi mãn kinh.
Rèn luyện thân thể hàng ngày:
Ngay từ khi còn trẻ, bạn cần phải tích cực tập TDTT để duy trì vóc dáng cân đối và nâng cao sức khoẻ. Thói quen tập TDTT từ khi còn trẻ sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát trọng lượng cơ thể khi bước vào tuổi trung niên. Theo thống kê, những người khi trẻ ít vận động sẽ khó điều chỉnh cân nặng khi mãn kinh và đến một tuổi nào đó, cân nặng chỉ có leo thang. Tập luyện trong thời gian dài cũng sẽ giúp tăng khối lượng và chất lượng cơ, giảm lượng mỡ thừa, nên khi mãn kinh, dù lượng cơ có giảm cũng không đáng ngại.
Loại vận động thích hợp nhất dành cho chị em khi mãn kinh là đi bộ. Khi đi bộ cần duy trì đều đặn tốc độ 4-5km/giờ. Mỗi ngày bạn nên đi bộ tối thiểu 30 phút. Ngoài tác dụng làm phát triển cơ, đi bộ đều đặn với bước nhanh còn bảo vệ cột sống thắt lưng, giảm nguy cơ gãy. Đi bộ cũng cải thiện hệ tim mạch, giảm nguy cơ bị đái tháo đường. Ngoài đi bộ, chị em có thể chơi cầu lông, bóng bàn, bơi lội, đạp xe đạp, khiêu vũ… Tuy nhiên, do có nhiều biến động ở các cơ quan khi mãn kinh, trước khi tập TDTT, những người mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, tiểu không tự chủ… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Hãy đi bộ 10.000 bước mỗi ngày với máy đếm bước đi Omron để có vóc
dáng thon thả và phòng trống nhiều bệnh ở người già