Do ảnh hưởng của lối sống đô thị, tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Và để nhận biết các bệnh xương khớp, đặc biệt là khớp gối, ta cần chú ý đến một dấu hiệu cảnh báo quan trọng của cơ thể là triệu chứng nhức mỏi khớp gối. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, biến chứng và biện pháp điều trị nhức mỏi khớp gối.
Mục lục
Nguyên nhân của nhức mỏi khớp gối
Nhức mỏi khớp gối có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chủ yếu gây nhức mỏi khớp gối có thể liệt kê là:
Do chấn thương
Các chấn thương đầu gối như đứt dây chằng, rạn xương, trật khớp gối… có thể xảy ra khi bạn bị ngã, tai nạn hoặc vận động thể lực quá sức. Những chấn thương này gây ra cảm giác nhức mỏi khớp gối, khiến bạn cảm thấy khó chịu.
– Bong gân: Là tình trạng dây chằng khớp gối bị giãn, nhưng không đứt dây chằng. Các dấu hiệu của bong gân đầu gối là cảm giác đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ và rất khó cử khớp gối.
– Gãy xương: Xương bánh chè tại khớp gối là một bộ phận rất dễ bị tổn thương nếu đầu gối phải chịu những tác động mạnh và đột ngột. Bệnh nhân gãy xương bánh chè sẽ có dấu hiệu đau đớn, xuất hiện các vết bầm tím và không thể cử động đầu gối.
– Trật khớp gối: Là tình trạng lệch đầu xương tại khớp gối. Trật khớp gối thường xảy ra hơn ở những người hay tham gia vào các hoạt động thể thao.
– Tổn thương dây chằng: Khi dây chằng bị tổn thương, bệnh nhân có các triệu chứng như đau nhức, sưng phù, và khó khăn trong cử động đầu gối. Dù các triệu chứng này có thể biến mất chỉ sau khoảng 2-3 tuần nhưng các triệu chứng teo cơ, lỏng lẻo liên kết xương chày và xương đùi sẽ dần xuất hiện.
– Tổn thương sụn chêm: Khi đầu gối phải chịu những thương tổn do tai nạn hay vận động quá sức có thể khiến sụn chêm bị rách. Trong một vài trường hợp, các mảnh sụn rách có thể vào giữa các khe khớp và gây kẹt khớp. Bệnh nhân kẹt khớp cần được phẫu thuật cắt sụn chêm sớm nhất có thể.
Bệnh lý
– Viêm khớp dạng thấp: là một bệnh lý tự miễn mãn tính thường gặp ở phụ nữ trung niên. Bệnh gây tác động xấu đến tất cả các khớp trong cơ thể, đặc biệt là vùng khớp gối do đây là bộ phận hoạt động nhiều. Bệnh nhân bị đau, sưng khớp đối xứng, liên tục, cơn đau xuất hiện ngay cả trong lúc nghỉ ngơi. Các khớp đau nhức nhiều hơn vào buổi đêm, gần sáng.
– Thoái hóa khớp gối: là 1 trong 3 loại thoái hóa phổ biến nhất. Thoái hóa khớp gối xảy ra khi phần sụn khớp gối và xương bị thoái hóa hoặc chịu thương tổn nặng. Ngoài triệu chứng nhức mỏi khớp gối, ta thấy bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối còn có các dấu hiệu cứng khớp, khớp gối phát ra tiếng lạo xạo khi co duỗi.
– Bệnh gout: nguyên nhân do quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể bị rối loạn, dẫn đến các tinh thể urat lắng đọng lại tại các khớp, gây viêm khớp. Trong trường hợp các tinh thể urat tập trung ở khớp gối, bệnh nhân có cảm giác đau đớn, nhức mỏi khớp gối một cách dữ dội.
– Viêm bao hoạt dịch khớp gối: bao hoạt dịch là một túi chứa dịch lỏng gần các. Nhiệm vụ của bao hoạt dịch là làm giảm ma sát, giúp các khớp hoạt động dễ dàng hơn. Tại khớp gối, khi bao hoạt dịch bị viêm gây ra khô khớp, tràn dịch khớp. Bệnh nhân sẽ có cảm giác khớp gối sưng nóng, nhức mỏi và khó cử động khớp gối.
Lối sống thiếu lành mạnh
Lý do khiến tình trạng nhức mỏi khớp gối đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa là bởi nhịp sống hiện đại thiếu lành mạnh của giới trẻ ngày nay. Người trẻ thường quen với việc thức khuya, dậy muộn nên vô tình khiến nhịp sống sinh học bị đảo lộn. Thêm vào đó, do tính chất công việc, họ phải thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá…. cùng với một chế độ ăn thiếu khoa học.
Khi lối sinh hoạt thiếu lành mạnh này được kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và xương khớp, lâu ngày rất dễ gây ra các bệnh lý, bao gồm cả bệnh về khớp gối. Do vậy, tình trạng người trẻ bị nhức mỏi khớp gối đang ngày càng gia tăng nhiều hơn.
Nhức mỏi khớp gối có nguy hiểm không?
Nếu như không được quan tâm và điều trị kịp thời, nhức mỏi khớp gối có thể dẫn tới những biến chứng như:
- Cơn đau mỏi khớp gối diễn ra liên tục, cường độ ngày càng tăng khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, vận động.
- Khớp gối biến dạng, sưng to, đỏ. Với trường hợp nặng, đầu gối có thể lệch hẳn sang một phía.
- Biến chứng nguy hiểm nhất của nhức mỏi khớp gối là bại liệt chân. Bệnh nhân lúc này sẽ hoàn toàn mất khả năng đi lại và vận động đôi chân. Từ đó, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh trở nên khó khăn, bất tiện.
Nhức mỏi khớp gối, khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu như bệnh nhân bị nhức mỏi khớp gối do chấn thương, tai nạn thì cần phải được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Đối với những chấn thương có tác động nghiêm trọng đến đầu gối như: vết rách sâu ở đầu gối, sưng tấy… hoặc bệnh nhân không thể cử động chân sau chấn thương thì cần được đưa đến các cơ sở gần nhất ngay lập tức.
Trong các trường hợp nhức mỏi đầu gối khác, bệnh nhân nên đi khám bác sỹ nếu như xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Cơn đau nhức liên tục, không suy giảm cả khi nghỉ ngơi.
- Cường độ đau nhức ngày càng tăng lên.
- Nhức mỏi khớp gối gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh gặp bất tiện ngay cả trong sinh hoạt cá nhân.
Các biện pháp điều trị nhức mỏi khớp gối
Việc điều trị nhức mỏi khớp gối sẽ tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân để tiến hành. Một số biện pháp điều trị thường được sử dụng hiện nay là:
Chườm ấm, chườm lạnh
Khi nhức mỏi đầu gối, người bệnh có thể chườm ấm để tăng cường lưu thông máu tại đầu gối, giảm cảm giác đau nhức. Nếu như ngoài nhức mỏi, đầu gối còn có triệu chứng sưng tấy thì bệnh nhân có thể sử dụng biện pháp chườm lạnh bằng đá để tiêu sưng.
Xoa bóp, massage
Xoa bóp là một biện pháp giúp giảm đau nhức rất hiệu quả. Nó giúp tăng cường lưu thông máu tại đầu gối, giảm đau, thư giãn… Tuy nhiên, kỹ thuật xoa bóp có độ khó nhất định và không phải ai cũng làm được. Thậm chí, nếu dùng lực quá mạnh để xoa bóp, massage có thể khiến chấn thương tại đầu gối trở nên nghiêm trọng.
Nhưng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, hiện nay đã có rất nhiều loại máy massage được ra đời giúp bệnh nhân nhức mỏi khớp gối có thể tự massage để giảm đau, thư giãn ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Và trong số các dòng máy massage đang được lưu hành tại Việt Nam, nổi bật hơn cả chính là máy massage Omron.
Các dòng máy massage đến từ Omron đều được tích hợp công nghệ TENS. Đây là một liệu pháp điều trị không dùng thuốc được thiết kế để giảm đau cơ hoặc khớp bằng cách áp dụng kích thích thần kinh điện lên bề mặt da gần vị trí đau.
TENS có thể hoạt động theo nhiều cách, bao gồm: chặn thông điệp đau đến não, kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều endorphin (thuốc giảm đau tự nhiên) hơn hoặc cải thiện lưu thông máu. Hiện nay, máy massage Omron là một trong số ít các loại máy massage có thể áp dụng công nghệ này vào việc giảm thiểu các triệu chứng nhức mỏi và kết hợp điều trị bệnh xương khớp.
Máy massage Omron có cách sử dụng đơn giản, tích hợp nhiều chế độ massage khác nhau, màn hình led giúp hiển thị và lựa chọn cường độ massage thích hợp cũng như theo dõi thời gian sử dụng. Ngoài ra, giống với các thiết bị theo dõi sức khỏe khác của Omron, máy massage Omron có thời gian bảo hành rất dài nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
**Video hướng dẫn sử dụng máy massage Omron HV F127 & HV F128:
Tập luyện với cường độ phù hợp
Hai bài tập đơn giản sau sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đầu gối của mình:
Nâng chân:
- Nằm ngửa, tay, chân duỗi thẳng. Hai tay ép sát người.
- Co chân trái lên, chân phải duỗi thẳng và nâng từ từ lên trên khoảng 50cm. Giữ nguyên tư thế này khoảng 5 giây rồi chậm rãi hạ chân phải xuống.
- Đổi chân và lặp lại động tác trên. Thực hiện mỗi bên chân 10 lần.
Giữ thăng bằng:
- Đứng thẳng, hai tay đặt sát người.
- Co 1 chân lên, đưa đầu gối về phía sau.
- Chân còn lại giữ vững rồi từ từ nâng gót lên.
- Giữ tư thế này 5 giây rồi hạ xuống. Sau đó đổi chân và lặp lại động tác.
- Thực hiện mỗi bên khoảng 10 lần.
Vận động và nghỉ ngơi đúng tư thế
Việc giữ đúng tư thế cả khi nghỉ ngơi, làm việc hay vận động là vô cùng quan trọng để giảm bớt áp lực lên đầu gối, giúp giảm nhức mỏi khớp gối vô cùng hiệu quả.
- Ngồi thẳng lưng, chân vuông góc với mặt đất, tránh nghiêng ngả sang hai bên.
- Không nên ngồi quá lâu tại một vị trí. Khớp gối không thi thoảng được vận động sẽ rất dễ bị cứng và khó cử động, từ đó gây ra nhức mỏi khớp gối.
Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và ăn uống lành mạnh
Những người thừa cân, béo phì sẽ gây ra một áp lực lớn hơn lên đầu gối, do đó, họ rất dễ bị nhức mỏi khớp gối. Chính vì vậy, việc duy trì một mức cân nặng phù hợp là rất cần thiết để giảm bớt nhức mỏi khớp gối.
Và để duy trọng lượng cơ thể hợp lý, bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên ăn nhiều rau quả, trái cây và hạn chế bớt tinh bột, chất béo động vật.
Sử dụng thuốc điều trị
Việc sử dụng thuốc giúp làm giảm các cơn đau rất nhanh, khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Một số loại thuốc thường dùng trong nhức mỏi khớp gối là:
- Paracetamol – một loại thuốc giảm đau thường gặp.
- Tiêm khớp các thuốc thuộc nhóm Corticoid.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng giúp bổ sung dưỡng chất và cải thiện tình trạng của khớp gối như: Calci, glucosamin…
Việc sử dụng thuốc cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Sử dụng các biện pháp Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là biện pháp cần thiết khi nhức mỏi khớp gối đã chuyển sang những biến chứng nghiêm trọng. Đây là liệu pháp được thực hiện tại các bệnh viện dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa. Vật lý trị liệu giúp khôi phục hoạt động của khớp gối, tăng lực ở các bó cơ và giảm thiểu tình trạng đau nhức cho bệnh nhân.
Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên đến các bệnh viện uy tín để tiến hành Vật lý trị liệu.
Làm gì để phòng tránh nhức mỏi khớp gối?
- Tránh vận động quá sức và khuân vác đồ quá nặng.
- Duy trì tập thể dục thường xuyên.
- Phụ nữ nên giảm sử dụng giày cao gót.
- Duy trì mức cân nặng phù hợp để tránh tạo áp lực lớn cho đầu gối trong thời gian dài.
- Bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu vitamin D kết hợp với tắm nắng thường xuyên.
- Chuẩn bị thực đơn lành mạnh, đủ dưỡng chất để bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất.
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tình trạng nhức mỏi khớp gối. Các bạn độc giả hãy luôn chú ý và lắng nghe các dấu hiệu từ cơ thể mình để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất nhé.
Tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/cac-benh-ly-xuong-khop-dac-biet-thoai-khop-goi-ngay-cang-gia-tang-169131553.htm
- https://benhvien108.vn/cac-trieu-chung-thuong-thay-cua-benh-viem-khop-dang-thap.htm
- https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-169145421.htm
- https://www.everydayhealth.com/knee-pain/how-to-avoid-knee-injuries.aspx
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25692781/