Căn bệnh nghe có vẻ bình thường này thực chất là tiềm tàng của nhiều bệnh nguy hiểm khác, và đang gia tăng nhanh chóng, chiếm đến 1/4 số người trưởng thành vào giai đoạn 2003-2008, trong khi những năm 1970 chỉ là 2%.
Tăng huyết áp là biểu hiện cho thấy cơ thể đang có nhiều biến đổi dẫn đến tăng áp lực trong mạch máu, chẳng hạn do dị dạng mạch máu, do lắng đọng các chất trong thành mạch (mỡ, các chất khác…), hoặc do tuổi cao làm mạch máu xơ đi, kém đàn hồi.
Bên cạnh những nguyên nhân nội tại hoặc tự nhiên như trên, một số lớn các ca tăng huyết áp lại phát sinh khi đời sống được cải thiện, kinh tế được nâng cao. Đó thường là do chế độ ăn thiếu cân đối (nhất là ăn quá nhiều đạm, mỡ, đường…, trong khi ăn ít rau, hoa quả), hoặc do áp lực công việc, stress trong cuộc sống. Chính vì vậy tăng huyết áp còn được gọi là bệnh của các nước công nghiệp phát triển.
Cũng theo các chuyên gia, người bị tăng huyết áp có thể có biểu hiện rõ ràng, như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, đỏ mặt, tim đập nhanh…, nhưng cũng có thể không hề có biểu hiện ra bên ngoài (bệnh thầm lặng), mà phải đến khi đo huyết áp mới biết.
Tăng huyết áp nguy hiểm ở chỗ, vì hệ thống mạch máu phân bố rộng rãi khắp cơ thể, nên trục trặc mạch máu ở chỗ nào sẽ gây ảnh hưởng đến bộ phận cơ thể đó, chẳng hạn nếu xuất hiện ở não sẽ gây tai biến mạch máu não, xuất huyết não, nếu bị ở dương vật có thể khiến đàn ông liệt dương…
Các chuyên gia cũng khuyến cáo tăng huyết áp là bệnh dễ dàng phát hiện, hoàn toàn có thể phòng tránh và kiểm soát được, nhưng khi có bệnh nhất thiết mọi người phải đi khám, chữa sớm, chữa đúng thuốc và tuân thủ đúng liều, bên cạnh việc ăn uống hợp lý.
Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh tăng huyết áp?
Chỉ có một cách duy nhất, đơn giản và dễ thực hiện để biết có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp định kỳ. Đo huyết áp cần được thực hiện mỗi năm một lần với người dưới 40 tuổi, còn những người từ 40 tuổi trở lên thì cần được đo huyết áp 6 tháng/lần. Mỗi người cần biết rõ số đo huyết áp như số tuổi của mình.
Đo huyết áp có thể được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà. Máy đo huyết áp có thể là loại máy đo cột thủy ngân, máy đo loại đồng hồ hay máy đo tự động. Tuy nhiên cần sử dụng loại băng đo huyết áp cuốn ở cánh tay. Nếu đo tại nhà cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất máy và cần phải biết cách đo huyết áp đúng.
Kiểm tra huyết áp với máy đo huyết áp Omron JPN1
Có một chiếc máy đo huyết áp tại nhà và kiểm tra thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Và sản phẩm máy đo huyết áp JPN1 được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đó. Sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản ứng dụng công nghệ Intellisense tiên tiến, cảm biến thông tin sinh học kết hợp công nghệ fuzzy logic đặc tính cao cho kết quả đo nhanh, chính xác cao, máy chạy êm, tự động hoàn toàn và rất dễ thao tác, sử dụng.
Bộ nhớ trong máy có khả năng lưu giữ 60 kết quả sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ chỉ số huyết áp của mình hơn và giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của bạn hơn. Loại máy đo huyết áp này có thể dùng với bộ đổi điện giúp bạn tiết kiệm hơn khi sử dụng thường xuyên tại nhà. Những sản phẩm máy đo huyết áp của Omron có độ chính xác đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội cải tiến thiết bị đo y tế (AAMI), và được Hiệp hội tăng huyết áp Anh (BHS) và Hiệp hội tăng huyết áp châu Âu (EHS) chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mới đây, Hội tim mạch học Việt Nam cũng khuyên bệnh nhân nên lựa chọn máy đo huyết áp của Omron để theo dõi huyết áp tại nhà. Thông điệp của Hội là “Hãy theo dõi huyết áp thường xuyên vì tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng”.
Việc phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng khôn lường, nhất là tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim… và các căn bệnh nguy hiểm khác.
Máy đo huyết áp OMRON được Hiệp hội tăng huyết áp Anh ( BHS ) và Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu ( EHS ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tại Việt Nam, đây cũng là thương hiệu máy đo huyết áp duy nhất được Hội tim mạch học Việt Nam khuyên dùng.