Trừ một số ít người trong ngành y dược, không mấy người dân biết được rằng, ngay trong số các loại thuốc cảm cúm đang được họ mua và sử dụng để tự điều trị bệnh cảm cúm thông thường cũng có chứa tiền chất để sản xuất ma túy tổng hợp. Đó là Pseudoephedrine (PSE).
Tiền chất ma túy Pseudoephedrine
Theo các tài liệu y khoa, Pseudoephedrine (PSE) đã có một lịch sử khá lâu đời khi được sử dụng như một dược chất chủ trị cảm lạnh và một số bệnh viêm đường hô hấp trên từ hàng trăm năm qua và kéo dài cho đến tận ngày nay. Cơ chế tác dụng của thuốc là kích thích thụ thể alpha gây tác dụng co mạch, làm giảm sung huyết niêm mạc đường hô hấp trên đặc biệt là niêm mạc mũi xoang, dùng điều trị giảm sung huyết mũi (giảm nghẹt mũi) trong các bệnh lý viêm mũi xoang, cảm lạnh, cúm, viêm tai giữa. Khi sử dụng, người bệnh cũng có thể gặp tác dụng phụ là những triệu chứng kích thích hệ thần kinh trung ương có thể gặp gồm rối loạn giấc ngủ và ảo giác… Tuy nhiên, ở dạng bào chế thuốc thông thường, hiệu quả và tính an toàn của PSE trong ngành Tai Mũi Họng, với công thức xi-rô và các loại thuốc viên cũng vẫn được ghi nhận.
Ứng dụng của PSE phổ biến đến nỗi, ngay từ năm những năm 1959, tại Mỹ, trong chuyên khoa Tai Mũi Họng đã có 15 loại thuốc có chứa PSE được sử dụng như thuốc thông mũi nhưng Hiện nay chỉ có hai loại thuốc được sử dụng phổ biến trong ngành Tai Mũi Họng trên toàn thế giới thì trong đó vẫn có sự hiện diện của PSE, (Nguồn: Theo Tạp chí Dược lâm sàng của Anh, phần DOI: 10.1111/j.1365-2125.2006.02833.x, mang tên “Substitution of phenylephrine for pseudoephedrine as a nasal decongeststant. An illogical way to control methamphetamine abuse” – được phát hành năm 2006, Trong nghiên cứu lâm sàn về cảm cúm thông thường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của trường đại học Cardiff, Vương Quốc anh. )
Do PSE có cấu tạo phân tử gần giống với Methamphetamine (ma túy tổng hợp hay thuốc lắc) nên bị lợi dụng để sản xuất Methamphetamine. Và kể từ khi “tiền chất ma túy” này được sử dụng để sản xuất bất hợp pháp methamphetamine một cách rộng rãi và khó kiểm soát thì người ta mới “giật mình” nghĩ tới việc phải hạn chế, thậm chí là loại bỏ nó.
Sự “soán ngôi” của…“Pi – e”
Không phải chúng tôi đang muốn nhắc nhớ tới Pie Đại Đế – vị hoàng đế đã có công lớn trong việc canh tân nước Nga vào thế kỷ XVII. Cái chúng tôi muồn nói đến ở đây chính là PE (Phenylephrine) – một dược chất được sử dụng nhằm thay thế cho PSE trong các loại thuốc cảm cúm hiện nay.
Nỗ lực hạn chế buôn bán và sử dụng chất PSE tại Mỹ để kiểm soát việc sản xuất bất hợp pháp của methamphetamine có thể là “phát pháo” đầu tiên và có sức nặng nhất vì Mỹ là một quốc gia luôn có những kiểm duyệt nghiêm ngặt và chính xác nhất trong ngành công nghiệp dược chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Điều này đã gây ra một “cuộc” chuyển đổi từ PSE sang PE trong thành phần các loại thuốc cảm lạnh thông thường, vì PE có cơ chế tác dụng và hiệu quả tương tự như PSE, nhưng điều quan trọng là không thể dùng để điều chế methamphetamine được.
Về mặt lịch sử y khoa, sự thay thế này có ý nghĩa tương đương nhưng về mặt xã hội, đây có thể coi là một “canh tân” tiên phong mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngành công nghiệp dược nhằm góp phần tích cực vào việc hạn chế tình trạng lạm dụng quá mức và khó kiểm soát của PSE tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm để kiểm soát việc chiết xuất bất hợp pháp hay lạm dụng methamphetamine tràn lan như hiện nay.
Tuấn Nguyên
- BS Trần Viết Luân, Tổng Thư ký Hội Tai – Mũi – Họng TP.HCM cho biết:
PSE trong tự nhiên ở dưới dạng alkaloid có ở cây Ephedra, hay cây Ma Hoàng (Mahuang). Ma hoàng là một loại dược thảo được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc. Trong y học hiện đại, Ma hoàng có trong thành phần của thuốc giảm cân, tuy nhiên gần đây các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tai biến khi sử dụng thuốc này như: rối loạn nhịp tim, đột quỵ, thậm chí gây tử vong, dẫn đến việc Cơ quan quản lý Thuốc và Thực Phẩm Hoa Ky ( FDA) đã cấm lưu hành Ephdra trên thị trường Mỹ từ 30/12/2003.