Bệnh tim là chỉ những kết cấu của tim, ví dụ như màng tim, cơ tim, niêm mạc tim, van tim thay đổi từ đó gây nên những biến đổi về nhịp đập, cũng như chức năng tim, đồng thời xuất hiện những biểu hiện bệnh lý lâm sàng. Sau đây là những ảnh hưởng của bệnh tim đến các cơ quan trong cơ thể
Ảnh hưởng của bệnh tim
– Mệt mỏi:
Sự rối loạn nhịp đập của tim sẽ làm cho máu do tim bơm đi cũng sẽ giảm, gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Có nhiều trường hợp còn bị liệt, không nói được.
– Khó thở, thở dốc:
Nếu tim bị suy yếu (suy tim) nó sẽ không thực hiện được chức năng là bơm máu đi khắp cơ thể; máu ở phổi do không kịp về tim nên xuất hiện chứng tắc máu ở phổi, làm cho chức năng trao đổi của cơ thể giảm, người bệnh thở rất khó khăn, tức ngực, thậm chí ho ra máu. Ho ra máu là do máu bị ứ ở tĩnh mạch khí quản và các tế bào ở mạch máu phế nang phổi bị tổn thương gây nên.
– Buồn nôn, chán ăn:
Chức năng tim suy giảm cũng sẽ làm cho lượng máu từ gan, ruột về tim giảm, gây nên hiện tượng ứ máu ở gan, ruột; chức năng của các cơ quan này cũng bị ảnh hưởng theo, có hiện tượng đau ở gan, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng về đường tiêu hóa khác.
– Phù chân:
Nếu các mạch máu trong cơ thể bị ứ máu thì toàn thân sẽ bị phù thũng, đặc biệt là ở chi dưới. Những người bị suy giảm chức năng tim sẽ thấy tức ngực, thở dốc, mệt mỏi. Có người về đêm còn thấy hiện tượng bừng tỉnh thở dốc một hồi lâu rồi mới đỡ khó chịu, có những người lại có biểu hiện đó kéo dài.
Đặc biệt ở người già phần nhiều bị xơ cứng và hẹp động mạch vành, do đó cơ tim có nguy cơ bị thiếu máu và thiếu ôxy. Khi nhịp tim đập thất thường, chức năng tim suy giảm, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng tức ngực, thở dốc, đau phía sau xương ức, đó chính là lúc các cơn đau tim phát tác.
Chú ý: Các triệu chứng nêu trên là các triệu chứng tổng hợp của bệnh tim. Nhưng đó không hẳn là các biểu hiện riêng biệt của bệnh tim. Các bệnh ở hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp đều có thể có những biểu hiện lâm sàng giống như trên, do đó cần phải hết sức chú ý phân biệt để có cách xử lý đúng đắn.
Theo khám chữa bệnh