Cảm cúm tuy là một bệnh thường gặp với những biểu hiện giống với cảm lạnh, song dưới đây có thể là những điều bổ ích mà bạn nên biết thêm về căn bệnh khá phổ biến này.
Ngủ đủ giấc: Là một trong những cách hữu hiệu giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy những ai bỏ ngủ nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày có nguy cơ cao bị cảm lạnh.
Bổ sung vitamin: Trong khi hầu hết mọi người đều tìm đến các viên vitamin C khi bị cảm lạnh, thì các chuyên gia cho rằng nên bổ sung nhiều vitamin D. Thiếu vitamin D sẽ sản sinh ít protein, đây là những protein có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và vi-rút. Nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung các vitamin và khoáng chất.
Tập thể dục: Những ai thường xuyên tập thể dục như đi bộ nhanh, đạp xe… có thể giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Thói quen vận động thân thể thường xuyên có thể giúp kích thích việc sản sinh tế bào miễn dịch trong máu và nước bọt.
Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Ngay khi bước vào nhà, bạn hãy rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn. Chịu khó mang theo nước rửa tay khô trong túi xách để bạn có thể dùng bất cứ khi nào cần.
Ăn nấm rơm trắng: Nhiều cuộc khảo sát cho thấy ăn nấm rơm trắng có thể chống lại nhiều loại bệnh tật, trong đó có bệnh cảm lạnh.
Uống rượu vang đỏ: Rượu có ích lợi cho sức khỏe nếu uống ở mức độ vừa phải. Uống 1 hoặc 2 ly mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
Một số mẹo nhỏ phòng ngừa cảm lạnh
Với 10 mẹo cực kỳ đơn giản sau bạn có thể bảo vệ được bản thân và gia đình khỏi hai căn bệnh nguy hiểm trong mùa lạnh.
Thời tiết khô, lạnh là điều kiện lý tưởng để cảm lạnh và cúm phát triển, lây lan.
1. Xà phòng bánh là nơi trú ẩn hoàn hảo của virus và vi khuẩn. Hãy rửa tay thường xuyên với dung dịch rửa tay chống khuẩn thay cho xà phòng bánh.
2. Không dùng chung cốc uống nước. Thay vào đó, hãy dùng cốc sử dụng một lần trong nhà ăn và nhà tắm. Mỗi cốc chỉ sử dụng một lần, xong cho vào thùng rác.
3. Sử dụng khăn lau một lần để vệ sinh mũi. Sau khi vệ sinh mũi xong hãy thả khăn vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ.
4. Cảm lạnh và cúm thường lây lan khi chúng ta tiếp xúc bằng tay với nhau. Tránh tiếp xúc bằng mắt, mũi và miệng với người nhiễm bệnh.
5. Vi khuẩn và virus có thể sống nhiều giờ trong khăn tay và các miếng xốp lau. Vì vậy, bạn cần giặt khăn thường xuyên hoặc sử dụng khăn lau một lần.
6. Hãy thường xuyên rửa sạch đồ chơi cho con trẻ bằng xà phòng và nước ấm vì đó cũng chính là tổ của vi khuẩn và vi trùng.
7. Nếu bị hắt hơi mà không có sẵn khăn mùi xoa trong túi, thì bạn hãy quay miệng vào vai để hắt xì hơi. Không nên dùng tay che miệng để tránh lây lan mầm bệnh khi bạn chưa rửa được tay.
8. Thường xuyên lâu sạch các vật dụng như điện thoại, lan can cầu thang, nắm cửa để tránh lây truyền virus gây bệnh qua đường tay.
9. Mầm bệnh vẫn ẩn chứa trong không khí cũ, vì vậy ngay khi thời tiết nắng ấm bạn nên mở cửa sổ để lưu thông không khí trong lành.
10. Tránh hút thuốc lá trong nhà. Thuốc lá dễ làm hệ hô hấp bị suy giảm, là nguyên nhân tăng nguy cơ bị cúm trong mùa lạnh.
Theo sống khỏe & Việt báo