Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng điển hình. Đó là lý do vì sao hầu hết thai phụ cần làm xét nghiệm glucose ở tuần 24 – 28 của thai kỳ.
Nếu bạn có nguy cơ cao về tiểu đường (chẳng hạn, có đường trong nước tiểu) thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm glucose ở ngay lần khám thai đầu tiên (xét nghiệm lại ở tuần 24 – 28 nếu xét nghiệm đầu là âm tính). Nếu bạn có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thì không phải 100% bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Bạn cần có thêm xét nghiệm trước khi khẳng định có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
Nhóm thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao
Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao nếu:
- Thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30).
- Từng bị tiểu đường trong lần mang thai trước.
- Có đường trong nước tiểu.
- Gia đình có tiền sử tiểu đường.
Bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sớm hơn, nếu:
- Bạn từng sinh con thừa cân (quá 4kg).
- Bị thai lưu không nguyên do.
- Từng sinh con dị tật.
- Người mẹ bị cao huyết áp / quá 35 tuổi.
Theo một số nghiên cứu, có mối liên quan giữa tăng cân quá nhanh (nhất là trong quý I) với chứng tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường có ảnh hưởng gì lên thai nhi?
- Sẩy thai: Nguy cơ cao hơn nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.
- Những bất thường bẩm sinh: Phần lớn nghiên cứu cho rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.
- Suy hô hấp tăng gấp 5-6 lần so với trẻ có mẹ bình thường, ở tất cả tuổi thai.
- Hạ đường huyết thường xảy ra trong những giờ đầu tiên sau khi sinh. Nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của thai nhi. Kiểm soát đường huyết tốt ở mẹ ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi.
- Con quá to: Khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên vì vậy bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi.
- Hạ canxi máu trẻ bứt rứt hay co cứng. Người ta chưa giải thích được lý do tại sao.
- Tăng bilirubin máu thường gặp ở những trẻ có mẹ bị bệnh tiểu đường. Thường trẻ bị vàng da nhẹ, có thể điều trị bằng cách bù nước và chiếu tia cực tím.Benh tieu duong trong ky mang thai
- Chết chu sinh: Có thể chết đột ngột, đặc biệt nếu lượng đường cao. Trong những thai nhi có bà mẹ bị ketoacidosis (một biến chứng của bệnh tiểu đường) thì 50% thai nhi chết. Cơ chế chính xác không được biết, có thể do thiếu oxy cấp, vì đường gắn kết với tế bào máu hay vì sự di chuyển đột ngột của nước đường.
Những phụ nữ có nguy cơ cao thì nên đi bác sĩ để thực hiện xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.
Nguồn: Mẹ và bé