Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Wed, 15 Nov 2023 02:22:16 +0000 vi hourly 1 Máy đo huyết áp bắp tay là gì? Ưu nhược điểm và cách sử dụng https://omron-yte.com.vn/31233-may-do-huyet-ap-bap-tay/ https://omron-yte.com.vn/31233-may-do-huyet-ap-bap-tay/#respond Thu, 30 Sep 2021 06:20:10 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=31233 Mỗi năm thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh về huyết áp. Để phòng tránh nguy cơ này, bạn cần một biện pháp tiện lợi, đơn giản để theo dõi các chỉ số huyết áp thường xuyên hơn. Theo đó, máy đo huyết áp bắp tay là công cụ được rất nhiều gia đình, người bệnh sử dụng để tự theo dõi huyết áp. Cùng tìm hiểu về máy đo huyết áp bắp tay trong bài viết này nhé! 

Máy đo huyết áp bắp tay hoạt động thế nào?

Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị giúp đưa ra các chỉ số huyết áp chính xác dựa trên cơ chế hoạt động đơn giản, cải tiến từ phương pháp đo huyết áp truyền thống.

Trong đó, máy đo huyết áp điện tử bắp tay là thiết bị đo huyết áp phổ biến và có độ chính xác cao nhất.

Cấu tạo máy đo huyết áp bắp tay

Cấu tạo máy đo huyết áp bắp tay 1

Máy đo huyết áp bắp tay có cấu tạo gồm:

  • Vòng bít: Vòng bít của máy đo tự động cũng tương tự như máy đo huyết áp cơ học, chúng có thể thay đổi kích thước để phù hợp với bắp tay người đo.
  • Cảm biến áp suất: Cảm biến giúp phát hiện lưu lượng máu
  • Ống dẫn khí: Ống dẫn khí nối từ vòng bít đến thân máy để bơm hơi, làm tăng áp lực tại vị trí đo huyết áp.
  • Màn hình hiển thị: Màn hình hiển thị của máy đo huyết áp giúp hiển thị các kết quả đo được.
  • Nguồn điện: Máy đo huyết áp thường dùng dòng điện một chiều từ pin 1,5V hoặc dùng bộ đổi điện cắm trực tiếp với nguồn điện.

Nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp bắp tay

Máy đo huyết áp bắp tay hoạt động dựa trên nguyên lý của phương pháp dao động và tính toán điện tử.

Khi nhấn đo huyết áp, vòng bít quấn quanh bắp tay được bơm căng phồng tạo một áp lực đủ lớn để cản trở dòng máu đi qua. Áp lực này sẽ giảm từ từ đến khi áp lực tạo ra bởi vòng bít bằng với huyết áp tâm thu. Lúc này, cảm biến áp suất được tích hợp trong vòng bít sẽ phát hiện được chỉ số huyết áp tâm thu.

Áp lực vẫn tiếp tục giảm cho đến khi thấp hơn huyết áp tâm trương của động mạch, không còn bất kì sự thay đổi nào của dòng máu, cảm biến sẽ ghi nhận đó là huyết áp tâm trương.

Nhờ cơ chế này, máy đo huyết áp bắp tay tự động có thể đo được chính xác các chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, nhịp tim… của người dùng.

Máy đo huyết áp bắp tay có tốt không?

Để đánh giá mức độ “tốt” của máy, bạn cần đánh giá trên một số yếu tố sau:

Dễ dàng sử dụng

So với phương pháp đo huyết áp truyền thống đòi hỏi cao về kỹ năng của người thực hiện, dễ dàng nhận thấy máy đo huyết áp bắp tay đơn giản và dễ sử dụng hơn rất nhiều.

Chỉ với khoảng 5 phút thao tác với máy, bạn đã có được đầy đủ các chỉ số huyết áp cần theo dõi, đồng thời dễ dàng kiểm soát đây là mức huyết áp cao, thấp hay trung bình so với mức huyết áp thường ngày của bạn.

Với cách sử dụng đơn giản, thiết kế nhỏ gọn, sản phẩm có thể dùng cho mọi đối tượng, kể cả người già, người suy giảm trí nhớ hay người đi làm bận rộn thường xuyên phải theo dõi huyết áp…

Dễ dàng sử dụng 1
Máy đo huyết áp bắp tay nhỏ gọn, tiện lợi và rất dễ sử dụng

Giúp bạn theo dõi huyết áp thường xuyên hơn

Các triệu chứng của bệnh lý huyết áp thường thầm lặng, nên rất khó phát hiện. Một số bệnh nhân di chuyển khó khăn, mệt mỏi hay quá bận rộn với công việc mà thường xuyên bỏ qua việc đo huyết áp. Đây là nguyên nhân khiến rất nhiều bệnh nhân gặp biến chứng, tai biến nguy hiểm do sự thay đổi huyết áp không kiểm soát kịp thời.

Với máy đo huyết áp bắp tay, bạn dễ dàng kiểm tra huyết áp của mình tại nhà, thay vì phải đến bệnh viện xếp hàng vừa mất thời gian, công sức, vừa bất tiện như trước đây. Cũng nhờ đó, bạn có thể kịp thời thực hiện các biện pháp để phòng tránh nguy cơ tăng hay hạ huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kết quả đo chính xác

Hầu hết các máy đo huyết áp bắp tay đạt chuẩn trên thị trường hiện nay đều cho kết quả đo tương đối chính xác, thường chỉ chênh lệch không quá 10 điểm so với chỉ số đo bởi bác sĩ.

Bạn có thể xác nhận sản phẩm có đạt chuẩn không bằng cách tìm trên bao bì những dòng chữ như medically validated, clinically validated, FDA cleared… Ngoài ra, bạn cũng có thể đến các cơ sở y tế gần nhất để so sánh với kết quả đo của bệnh viện.

☛ Tìm hiểu thêm: So sánh máy đo huyết áp bắp tay và máy đo huyết áp cổ tay

Ai nên sử dụng máy đo huyết áp bắp tay?

Bệnh huyết áp xảy ra ở mội đối tượng, mọi lứa tuổi. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, tất cả mọi người nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra huyết áp. Đặc biệt, một số đối tượng sau đây nên có thói quen theo dõi huyết áp thường xuyên:

  • Người cao tuổi (nam > 60 tuổi, nữ > 55 tuổi)
  • Người bệnh đang mắc hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch.
  • Phụ nữ có thai bị tăng huyết áp thai kỳ
  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp, hạ huyết áp, bệnh mạch vành…
  • Người có nhiều yếu tố nguy cơ: người làm việc văn phòng ít hoạt động, phụ nữ có thai…
Ai nên sử dụng máy đo huyết áp bắp tay? 1
Người cao tuổi nên theo dõi huyết áp thường xuyên

Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay Omron

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay nào cũng có cách dùng rất đơn giản và dễ thực hiện. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay Omron, bạn có thể tham khảo:

Tư thế đo huyết áp

  • Ngồi thẳng lưng, thư giãn, 2 chân đặt song song, bàn chân đặt trên sàn.
  • Bắp tay đặt ngang với tim

Tiến hành đo huyết áp

  • Bước 1: Xắn vạt áo hoặc cởi áo ở cánh tay cần đo, không quấn cả vòng bít trên lớp áo dày.
  • Bước 2: Lồng tay vào mép vòng bít sao cho mép cuối của vòng bít cách khuỷu tay từ 1 – 2 cm, dán miếng dính để cố định vòng bít.
  • Bước 3: Ấn nút Start và chờ kết quả máy đo.
  • Bước 4: Đọc kết quả

Đọc kết quả đo huyết áp

Với máy đo huyết áp Omron, bạn có thể đọc được trên màn hình hiển thị của máy 3 thông số: huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim.

Cụ thể:

  • Ký hiệu SYS: huyết áp tâm thu
  • Ký hiệu DIA: huyết áp tâm trương
  • Ký hiệu PULSE: nhịp tim

Phân loại huyết áp

Dựa vào kết quả đo được, bạn có thể dễ dàng đánh giá tình trạng huyết áp của mình dựa vào bảng phân loại mức độ tăng huyết áp thành các cấp của Hiệp hội Tăng huyết áp Việt Nam (2013) như hình ảnh dưới đây:

Phân loại huyết áp 1

Sự phân loại này chỉ là hướng dẫn chung vì huyết áp tối ưu của mỗi người tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe bản thân và mục đích điều trị của bác sĩ. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để xác định mức huyết áp tối ưu của mình.

Lưu ý khi đo huyết áp bằng máy đo huyết áp bắp tay

Khi sử dụng máy đo huyết áp bắp tay, để thu được kết quả đo chính xác, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Thời điểm đo

  • Tránh đo huyết áp khi đang căng thẳng.
  • Tránh ăn, uống, tập thể dục ít nhất 30 phút trước khi đo huyết áp.
  • Nghỉ ít nhất 15 phút trước khi đo

Tư thế ngồi

Bạn nên ngồi đúng tư thế khi tiến hành đo huyết áp, hạn chế nằm, ngồi xổm… có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

Tư thế ngồi 1
Hình ảnh tư thế ngồi đúng khi đo huyết áp bằng máy đo huyết áp bắp tay

Cách quấn vòng bít

Để cảm biến áp suất hoạt động tốt, bạn cần quấn vòng bít đúng cách. Theo đó, bạn nên đặt vòng bít lên bắp tay trần của bạn cao hơn khoảng 1 – 2 cm so với chỗ uốn cong của khuỷu tay, vị trí vòng bít ngang với tim. Đồng thời không nên mặc áo dày khi quấn vòng bít.

Khi dán cố định vòng bít, bạn chỉ nên quấn vừa đủ độ chặt, sao cho chỉ luồn được hai đầu ngón tay vào dưới mép trên của vòng bít. Việc này sẽ giúp đảm bảo da của bạn không quá căng khi vòng bít được bơm hơi.

Ngoài ra, khi đo huyết áp ở tay phải, ống dẫn khí sẽ nằm ở bên cạnh khuỷu tay, bạn cần tránh đè tay lên ống dẫn khí.

Lưu ý trong quá trình đo

Trong quá trình đo, bạn không nên nói chuyện hoặc cử động.

Huyết áp ở hai tay khác nhau thường khác nhau. Do vậy, với những trường hợp phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày, bạn nên đo huyết áp ở cùng một cánh tay và cách nhau ít nhất 15 phút.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hướng dẫn cách đo huyết áp chuẩn xác nhất tại nhà

Nên chọn máy đo huyết áp bắp tay loại nào?

Việc theo dõi huyết áp tại nhà giúp bạn có thể chủ động trong việc phát hiện, kiểm soát và theo dõi huyết áp của mình. Vì thế, việc tìm mua và sở hữu một chiếc máy đo huyết áp bắp tay cho gia đình là nhu cầu khá thiết yếu. Với câu hỏi nên chọn máy đo huyết áp bắp tay loại nào, bạn cần dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu nổi tiếng.
  • Công nghệ sản xuất tiên tiến.
  • Kết quả đo chính xác.
  • Tiện lợi, gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng.

Đáp ứng tất cả những tiêu chí này, máy đo huyết áp Omron là dòng sản phẩm hàng đầu trên thị trường hiện nay và được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia tim mạch đánh giá cao về chất lượng.

Omron là sản phẩm công nghệ hiện đại được sản xuất từ Tập đoàn thiết bị y tế điện tử số 1 thế giới tại Nhật Bản, được thành lập từ năm 1933. Đây là một đất nước có nền công nghệ và y khoa hàng đầu trên thế giới.

Máy đo huyết áp bắp tay Omron có kết cấu đơn giản, rất dễ sử dụng. Đồng thời, với ứng dụng công nghệ cảm biến thông tin sinh học độc quyền nên cho kết quả chính xác, nhanh chóng và đáng tin cậy.

Các sản phẩm của Omron đều thông qua các xét nghiệm lâm sàng chung với các tổ chức y tế. Các kết quả đo của máy đo huyết áp Omron cũng được kiểm tra và đã đáp ứng các tiêu chuẩn về độ chính xác đo lường từ ESH (Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu), BHS (Hiệp hội Tăng huyết áp Anh) và AAMI (Hiệp hội vì sự tiến bộ của thiết bị y tế)…

Ngoài ra, các sản phẩm của hãng có mức giá hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng từ bình dân đến cao cấp.

Hiện nay, Omron đã có mặt tại rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng thấy máy đo huyết áp bắp tay Omron trong các bệnh viện, các cơ sở y tế lớn…

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số loại máy đo huyết áp bắp tay của hãng Omron được nhiều người tìm mua và sử dụng:

Top 5 máy đo huyết áp bắp tay Omron tốt nhất hiện nay

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron Hem 7156

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron Hem 7156 1

Ứng dụng công nghệ IntelliSense tiên tiến cùng vòng bít IntelliWrap ™ 360°, máy đo huyết áp bắp tay Hem 7156 cho kết quả đo rất chính xác ngay tại nhà như khi bạn đi khám tại các cơ sở y tế lớn.

Một số tính năng chính:

  • Vòng bít IntelliWrap ™ 360°.
  • Đèn hướng dẫn quấn vòng bít.
  • Báo cử động người trong khi đo.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Chỉ báo tăng huyết áp.
  • Công nghệ IntelliSense tiên tiến.
  • Chỉ số trung bình của 3 lần đo cuối cùng trong vòng 10 phút.
  • Lưu trữ 60 dữ liệu đo trong bộ nhớ.
  • Chức năng phát hiện AFIB giúp cảnh báo nguy cơ đột quỵ.

Giá thành: 1.450.000 VNĐ

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Smart Elite+ Hem 7600T

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Smart Elite+ Hem 7600T 1

Nhờ thiết kế không săm mới lạ, gọn nhẹ, Smart Elite+ Hem 7600T là thiết bị đo huyết áp tự động dành cho những người thường xuyên phải di chuyển.

Một số tính năng của sản phẩm bạn có thể tham khảo:

  • Vòng bít Intelli Wrap Cuff: Vòng bít thuận tiện khi quấn, đảm bảo chính xác bất kể vị trí.
  • Đèn hướng dẫn quấn vòng bít.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Công nghệ IntelliSense tiên tiến.
  • Phát hiện chuyển động bất thường của cơ thể.

Giá thành: Hiện nay, sản phẩm đang được bán với giá 3.250.000 VNĐ.

Để hiểu rõ hơn về máy đo huyết áp bắp tay Smart Elite+ Hem 7600T, bạn có thể theo dõi thêm video sau:

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron Hem 7280T

Hem 7280T là dòng máy đo huyết áp từng được được công nhận với Giải thưởng Thiết kế iF 2015. Bạn có thể dễ dàng theo dõi sức khỏe qua điện thoại thông minh với ứng dụng OMRON connect.

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron Hem 7280T 1

Một số tính năng của sản phẩm:

  • Vòng bít bản rộng
  • Chỉ báo mức huyết áp (màu)
  • Phát hiện nhịp tim bất thường
  • Công nghệ IntelliSense tiên tiến
  • 2 người dùng X 100 dữ liệu đo trong bộ nhớ
  • Chỉ số trung bình của 3 lần đo cuối cùng trong vòng 10 phút
  • Chỉ số báo tăng huyết áp buổi sáng
  • Cho phép theo dõi kết quả đo của bạn thông qua ứng dụng OMRON connect bằng cách đồng bộ không dây với điện thoại thông minh
  • Đèn nền

Giá thành: 3.100.000 VND

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron Hem 7124

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron Hem 7124 1

Nhờ ứng dụng công nghệ IntelliSense tiên tiến, hiện đại, máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron Hem 7124 cho kết quả đo chính xác nên được rất nhiều người dùng tìm mua và sử dụng.

Các tính năng của Omron Hem 7124:

  • Chỉ báo tăng huyết áp
  • Công nghệ IntelliSense
  • Lưu trữ dữ liệu đo lần cuối

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron JPN 600

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron JPN 600 1

Với thiết kế nhỏ gọn, bộ nhớ lớn và ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại của Nhật Bản, máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600 giúp bạn thực hiện công việc đo huyết áp một cách thật dễ dàng và thoải mái.

Một số tính năng của sản phẩm:

  • Đèn hướng dẫn quấn vòng bít.
  • Báo cử động người trong khi đo.
  • Cột báo mức huyết áp.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Công nghệ IntelliSense tiên tiến.
  • Lưu trữ 90 dữ liệu đo trong bộ nhớ theo ngày và thời gian.
  • Chỉ số trung bình của 3 lần đo cuối cùng trong vòng 10 phút.
  • Chế độ khách.

Giá thành: 1.980.000 VNĐ.

☛ Tham khảo thêm tại: Các loại máy đo huyết áp điện tử tốt nhất hiện nay

Lời kết

Với những lợi ích đem lại, máy đo huyết áp bắp tay là công cụ không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình. Hi vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết này, bạn đã có thể tìm được sản phẩm phù hợp với bản thân và gia đình.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://en.wikipedia.org/wiki/Sphygmomanometer
  2. https://medlineplus.gov/ency/article/007482.htm
  3. https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension
  4. https://omron-yte.com.vn/30918-may-do-huyet-ap-dien-tu/
]]>
https://omron-yte.com.vn/31233-may-do-huyet-ap-bap-tay/feed/ 0
Hiểu rõ về huyết áp thấp – căn bệnh thầm lặng không thể xem thường https://omron-yte.com.vn/7524-benh-huyet-ap-thap-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua/ Mon, 23 Mar 2020 07:33:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7524 Huyết áp thấp là căn bệnh phổ biến, có thể gặp rất nhiều độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng tụt huyết áp thường thoáng qua và tự khỏi nên thường hay bị bỏ qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tim mạch, bất kì sự bất thường nào về huyết áp đều có thể dẫn đến các tác động xấu đối với sức khỏe của bạn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những vấn đề cần biết về căn bệnh huyết áp thấp.

Hiểu rõ về huyết áp thấp - căn bệnh thầm lặng không thể xem thường 1

Huyết áp thấp là bệnh gì?

Huyết áp thấp là bệnh lý xảy ra khi chỉ số huyết áp giảm đột ngột xuống thấp hơn 90/60 mmHg.

Trong cơ thể người, mỗi nhịp tim đập sẽ tạo ra một áp lực lên thành mao mạch để đưa lưu lượng máu đến các bộ phận trong cơ thể. Áp lực này được gọi là huyết áp và được biểu thị bằng một chỉ số huyết áp.

Chỉ số huyết áp bao gồm chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Số đầu tiên là huyết áp tâm thu (số cao hơn) thể hiện áp lực mà tim bạn tạo ra khi bơm máu qua động mạch đến phần còn lại của cơ thể. Số còn lại là áp lực tâm trương, đề cập đến áp lực trong động mạch khi tim bạn ở trạng thái nghỉ giữa các nhịp đập.

Cụ thể, huyết áp thấp hơn 90/60 mmHg có nghĩa là:

  • Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg trở xuống.
  • Huyết áp tâm trương từ 60 mmHg trở xuống.

Bạn có thể gặp phải một số cơn hạ huyết áp xuất hiện thoáng qua, không có triệu chứng và không cần trị liệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.

Huyết áp thấp là bệnh gì? 1
Huyết áp thấp là bệnh lý gặp ở rất nhiều lứa tuổi, có ít triệu chứng nguy hiểm nên thường bị bỏ qua và coi thường

Một số loại huyết áp thấp hay gặp

Trong y học, các chuyên gia phân loại bệnh huyết áp thấp như sau (1):

Hạ huyết áp tư thế đứng

Đây là tình trạng hạ huyết áp xảy ra khi bạn đột ngột thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng. Do ảnh hưởng của trọng lực, máu đọng lại ở chân và không kịp đưa về tim và đưa lên não.

Hậu quả của hạ huyết áp tư thế khiến bạn có thể bị chóng mặt trong một khoảng thời gian ngắn, choáng váng hoặc mờ mắt. Nếu nặng hơn, bạn có thể bị ngất xỉu.

Hạ huyết áp tư thế đứng có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, hiện tượng này phổ biến hơn ở những người già. Người trẻ tuổi cũng có thể gặp tình trạng này khi đứng lên sau khi ngồi xổm một lúc hoặc ngồi khoanh chân trong một khoảng thời gian dài.

Huyết áp thấp sau ăn

Huyết áp thấp sau ăn là tình trạng tụt huyết áp xảy ra ngay sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng và hầu hết gặp phải ở những người lớn tuổi.

Sau khi ăn, lượng máu tăng lên ở đường tiêu hóa giúp hấp thu thức ăn tối ưu hơn. Lúc này, cơ thể bạn sẽ tăng nhịp tim và làm co các mạch máu để giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường. Ở những người lớn tuổi, cơ chế này không thành công, từ đó dẫn đến tình trạng chóng mặt, ngất xỉu, ngã…

Các nhà khoa học khuyến khích bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ, ít Carbohydrate, đồng thời uống nhiều nước và tránh uống rượu có thể giúp giảm các triệu chứng huyết áp thấp sau ăn.

Hạ huyết áp qua thần kinh trung ương

Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh xảy ra sau khi bạn đứng trong một thời gian dài. Đối tượng thường gặp loại hạ huyết áp dạng này thường là trẻ em.

Ngoài ra, cảm xúc thay đổi đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp.

Hạ huyết áp do Shock

Đây là tình trạng hạ huyết áp nặng nhất và nguy hiểm nhất. Nó xảy ra khi cơ thể nhận kháng nguyên lạ nào đó.

Shock khiến cho các cơ quan không nhận được máu và Oxy để duy trì hoạt động bình thường. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của bạn nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hạ huyết áp do Shock 1
Khi thay đổi tư thế đột ngột, bạn có thể bị choáng, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh huyết áp thấp

Huyết áp có thể thay đổi nhiều lần trong ngày. Hầu hết các tình trạng hạ huyết áp không gây ra triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các cơn hạ huyết áp gây nguy hiểm có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

– Mang thai: Do nhu cầu sử dụng máu của cả mẹ và thai nhi gia tăng.

– Mất nước: Tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể làm giảm lượng nước trong lòng mạch, gây giảm thể tích tuần hoàn, từ đó gây ra tình trạng huyết áp giảm.

– Mất máu: Các vết thương lớn ngoài da hoặc tình trạng xuất huyết bên trong cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến huyết áp giảm.

– Suy dinh dưỡng: Vitamin B12 và Acid folic là một trong những hợp chất quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Thiếu các chất này khiến cơ thể có thể gặp phải tình trạng thiếu máu, dẫn đến hạ huyết áp.

– Bệnh lý về tim mạch: Một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm nhịp tim chậm, các vấn đề về van tim, đau tim và suy tim.

– Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ làm hạ huyết áp như: thuốc lợi tiểu, thuốc gây tê hay gây mê, Nitrat, một số loại thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc làm giảm huyết áp như chẹn Beta giao cảm, Nitroglycerit, thuốc chẹn kênh Canxi.

– Hạ huyết áp tư thế: Thay đổi tư thế đột ngột khiến tuần hoàn máu bị đình trệ tạm thời, máu không kịp quay trở lại tim để thực hiện lần tống máu tiếp theo.

– Sốc phản vệ: Là khi cơ thể tiếp xúc với một kháng nguyên lạ như một số loại thuốc, thực phẩm hoặc nọc độc từ các loại côn trùng. Khi gặp tình trạng này, người bệnh có thể gặp một số phản ứng dị ứng như: sốt, nổi mề đay, khó thở… trong đó có hạ huyết áp.

– Một số bệnh lý nội tiết: Tiểu đường, suy tuyến thượng thận, các bệnh tuyến giáp…

– Các cơn ngất, choáng.

Ngoài ra, một số đối tượng có huyết áp thấp mạn tính. Điều này do nguyên nhân cơ địa và di truyền, thường không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh huyết áp thấp 1
Bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp

Các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp

Nhận biết sớm các triệu chứng là một trong những yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị huyết áp thấp một cách kịp thời.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh huyết áp thấp:

– Mệt mỏi: Máu không cung cấp đủ cho cơ thể khiến bạn luôn cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay rã rời thiếu sức sống.

– Choáng, ngất: Khi hạ huyết áp ở mức độ nghiêm trọng, bạn có thể có triệu chứng của ngất (mất ý thức đột ngột).

– Hoa mắt, mờ mắt: Triệu chứng này thường gặp khi bạn thay đổi tư thế đột ngột.

– Tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở: Khi huyết áp hạ thấp, các cơ quan thiếu máu và oxy, trái tim và phổi phải tăng cường hoạt động để đưa máu đến vùng thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh.

– Suy nhược cơ thể: Thiếu máu lâu ngày khiến cho cơ thể bạn không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

– Buồn nôn: cảm giác lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp.

– Mất tập trung: Lượng máu cung cấp cho não không đủ khiến cho tế bào não không nhận được Oxy và các chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Triệu chứng bệnh huyết áp thấp, cách xử lý và phòng tránh

Khi nào bệnh nhân huyết áp thấp nên đi khám bác sĩ?

Huyết áp thấp có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan. Nếu xuất hiện một trong những biểu hiện sau, bạn cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám kịp thời:

  • Thường xuyên bị chóng mặt, ngất xỉu.
  • Chóng mặt, ngất xỉu kèm theo đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực hoặc khó thở.
  • Đau tức ngực và có cảm giác tê bì một nửa cơ thể.
  • Phụ nữ có thai có huyết áp thấp trong những tháng đầu thai kỳ.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

Nhiều người cho rằng huyết áp cao mới là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề.

Mặc dù huyết áp thấp không trực tiếp gây ra các biến chứng cấp cứu như tai biến mạch máu não, đột quỵ, vỡ mạch máu… như huyết áp cao, nhưng trên thực tế, huyết áp thấp cũng là nguy hiểm không kém bệnh huyết áp cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tổn thương các cơ quan

Khi bệnh nhân thường xuyên bị tụt huyết áp, các cơ quan trong cơ thể như não, tim, thận,… không được cung cấp dinh dưỡng kịp thời gây tổn thương các cơ quan này.

Các nghiên cứu (3) cho thấy: não bộ không được cung cấp đủ Oxy trong vòng 5 phút gây có thể khiến cho tế bào não tổn thương không hồi phục. Một đặc điểm nữa là các tế bào não không có khả năng sinh mới sau khi các tế bào não cũ đã bị chết hoặc bị tổn thương.

Bệnh Alzheimer

Người bị bệnh huyết áp thấp có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer (6).

Bệnh lý huyết áp thấp khiến cho não bị thiếu máu trong thời gian dài, các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng làm suy giảm chức năng thần kinh, suy giảm trí nhớ.

Các nghiên cứu (4) đã chỉ ra: Những người có mức huyết áp thấp kéo dài có khả năng bị mất trí nhớ cao hơn người bình thường.

Nhịp tim nhanh, choáng, ngất

Đây là biến chứng hay gặp nhất của bệnh huyết áp thấp.

Khi cơ thể không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hoa mắt, choáng, ngất xỉu. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm khi bệnh nhân đang đứng trên cao, đang điều khiển phương tiện giao thông… và có thể dẫn tới nguy cơ tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.

Tai biến mạch máu não

Cũng như huyết áp cao, bệnh huyết áp thấp cũng có thể dẫn tới biến chứng tai biến mạch máu não.

Thông kê cho thấy, có đến 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim có nguyên nhân do huyết áp thấp.

Tai biến mạch máu não 1
Ngất xỉu do huyết áp thấp có thể gây ra nhiều tai nạn nghiêm trọng

Chẩn đoán tình trạng huyết áp thấp

Tìm ra nguyên nhân giúp cho việc điều trị huyết áp hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc theo dõi tiền sử bệnh, thăm hỏi sức khỏe, đo huyết áp… bạn cũng có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau đây:

– Xét nghiệm máu:

Dựa vào kết quả của xét nghiệm máu, bác sĩ có thể cung cấp những thông tin về sức khỏe tổng thể của bạn như: lượng đường trong máu thấp (bệnh hạ đường huyết), lượng đường trong máu cao (do tăng đường huyết hoặc tiểu đường) hay số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu). Các nguyên nhân này đều có thể gây ra huyết áp thấp hơn bình thường.

– Điện tâm đồ:

Điện tâm đồ giúp ghi lại các tín hiệu điện của tim bạn. Dựa vào kết quả điện tâm đồ có thể phát hiện những bất thường trong nhịp tim, các vấn đề về cấu trúc trong tim và các vấn đề với việc cung cấp máu và oxy cho cơ tim của bạn.

Ngoài ra, nó cũng có thể cho biết bạn đang bị đau tim hay đã từng bị đau tim.

– Nghiệm pháp bàn nghiêng:

Nếu bạn bị huyết áp thấp khi đứng hoặc do tín hiệu não bị lỗi (hạ huyết áp qua thần kinh trung ương), xét nghiệm bàn nghiêng giúp đánh giá cách cơ thể bạn phản ứng với những thay đổi về vị trí.

Trong quá trình thử nghiệm, bạn nằm trên bàn nghiêng để nâng phần trên của cơ thể lên, mô phỏng chuyển động từ tư thế nằm ngang sang tư thế đứng.

Chẩn đoán tình trạng huyết áp thấp 1
Nghiệm pháp bàn nghiêng là một xét nghiệm chẩn đoán bệnh hạ huyết áp tư thế đứng

Các cách điều trị bệnh huyết áp thấp

Bạn có thể ngăn ngừa các triệu chứng của huyết áp thấp dựa vào các chỉ dẫn sau:

Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh

– Uống nhiều nước: Mất nước gây nên tình trạng hạ huyết áp. Việc bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày giúp bạn giảm các triệu chứng huyết áp thấp do mất nước.

– Ăn nhiều muối hơn: Trong trường hợp huyết áp thấp do cơ thể thiếu Natri, người bệnh cần nhiều muối ăn hơn trong khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên, Natri lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ của bạn để biết lượng muối phù hợp với khẩu phần ăn của mình.

– Luyện tập thể dục đều đặn: Với các bệnh nhân hạ huyết áp do cơ địa, cơ thể thiếu sức sống, người bệnh nên vận động từ 30 – 60 phút mỗi ngày giúp tăng cường nhịp tim, sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tập thể dục trong điều kiện nóng ẩm.

– Mang tất nén: Các loại tất đàn hồi thường được sử dụng để giảm đau và sưng do giãn tĩnh mạch ở chân. Nhờ đó giúp giảm tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng.

– Thay đổi tư thế từ từ: Áp dụng với các bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế

  • Khi đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc nằm, bạn nên thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng.
  • Nếu bị tụt huyết áp trong tư thế đứng, bạn nên đứng thẳng người, hít thở đều và đưa một chân lên cao. Tư thế này giúp bạn đưa máu từ chân về tim dễ dàng hơn.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể được chỉ định cho bệnh nhân giảm huyết áp như:

  • Fludrocortisone: giúp tăng lượng máu.
  • Midodrine (Orvaten): giúp co mạch máu để tăng huyết áp.
Điều trị bằng thuốc 1
Fludrocortisone là một trong những thuốc được kê đơn cho người bệnh huyết áp thấp

Tập luyện và thay đổi lối sống

Điều chỉnh chế độ ăn uống:

– Ăn uống cân bằng: Bên cạnh việc ăn uống đủ chất, bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B-12, axit folic và sắt giúp tăng tạo máu cho cơ thể bạn. Bạn cũng nên hạn chế thực phẩm giàu carbohydrat, chất béo và các chất kích thích như rượu, thuốc là, café…

– Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Hạn chế ăn một lượng thức ăn lớn trong một bữa giúp ổn định huyết áp của bạn.

– Sử dụng nước ép củ cải đường: Nước ép từ củ cải đường tươi là một trong những phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả nhất đối với chứng hạ huyết áp.

✔ Tìm hiểu chi tiết tại: Ăn uống như thế nào để cải thiện huyết áp thấp?

Thay đổi thói quen sống:

– Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày: Tập luyện hằng ngày giúp nâng cao thể trạng của bạn.

– Làm việc vừa sức: Làm việc nặng trong thời gian dài có thể khiến cho tim gắng sức, lâu dần có thể dẫn tới suy tim.

– Hạn chế thức khuya.

– Thăm khám sức khỏe định kì: Thường xuyên khám sức khỏe giúp bạn phát hiện sớm các bệnh tiềm ẩn và được điều trị kịp thời.

– Theo dõi huyết áp tại nhà: Một trong những biện pháp giúp kiểm soát huyết áp và phòng ngừa bệnh huyết áp thấp đó là tự theo dõi huyết áp tại nhà. Tự theo dõi huyết áp giúp bạn chủ động trong việc theo dõi sức khỏe bản thân. Từ đó, bạn có thể có các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa kịp thời tình trạng hạ huyết áp. Ngoài ra, việc tự theo dõi huyết áp tại nhà còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để thăm khám. Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm máy đo huyết áp của Omron. Đây là công cụ hỗ trợ theo dõi huyết áp chính xác, tiện lợi và dễ sử dụng đang được rất nhiều người tin dùng. Máy đo huyết áp OMRON có mặt tại hơn 130 quốc gia/ khu vực trên toàn thế giới và là Thương hiệu bán chạy nhất toàn cầu theo “khảo sát toàn diện về thị trường thiết bị gia dụng toàn cầu năm 2022” của Công ty TNHH Fuji Keizai

Tập luyện và thay đổi lối sống 1
Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng ngừa bệnh huyết áp thấp

☛ Tham khảo thêm tại: Điều trị huyết áp thấp – lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa

Huyết áp thấp là bệnh lý nguy hiểm tiềm tàng và thường hay bị bỏ qua. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần thường xuyên theo dõi sức khỏe định kì, bổ sung thêm kiến thức về bệnh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Hy vọng bài viết của Omron đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh. Nếu như gặp phải các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp, bạn hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://medlineplus.gov/ency/article/007278.htm
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29661477/
  3. https://www.healthline.com/health/hypotension#types
  4. https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/lower-it-fast
  5. https://suckhoedoisong.vn/huyet-ap-thap-tri-cach-nao-n190019.html
  6. https://suckhoedoisong.vn/40-nguoi-ha-huyet-ap-the-dung-co-nguy-co-mat-tri-nho-n178642.html
]]>
Điều trị huyết áp thấp – lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa https://omron-yte.com.vn/18162-chua-huyet-ap-thap/ Thu, 23 May 2013 09:48:57 +0000 https://omron-yte.com.vn/18162-chua-huyet-ap-thap/ Huyết áp thấp là căn bệnh tiềm ẩn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn vẫn chưa tìm được hướng điều trị hiệu quả với tình trạng huyết áp thấp của mình thì đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết này nhé!

Điều trị huyết áp thấp - lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa 1

Huyết áp bao nhiêu là thấp?

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch nhằm đưa máu đến khắp các cơ quan trong cơ thể, được tạo ra do sức co bóp cơ tim và sức cản của động mạch.

Huyết áp được gọi là thấp khi chỉ số huyết áp giảm đột ngột xuống thấp hơn 90/60 mmHg.

Cụ thể, chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) ≤ 90 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) ≤ 60 mmHg.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hiểu rõ về huyết áp thấp – căn bệnh thầm lặng không thể xem thường

Triệu chứng cảnh bảo bạn bị huyết áp thấp

Các triệu chứng của căn bệnh huyết áp thấp thường thầm lặng và hay bị bỏ qua. Bạn cần phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp chữa huyết áp thấp sớm nhất và hiệu quả nhất.

Dưới đây là các triệu chứng của bệnh:

– Mệt mỏi: Huyết áp giảm dẫn tới cung cấp không đủ máu khiến cơ thể luôn thấy mệt mỏi, chân tay rã rời, thiếu sức sống.

– Choáng, ngất: Bệnh nhân huyết áp thấp thường xuyên bị choáng, ngất do lượng máu cung cấp cho cơ thể không đủ.

– Hoa mắt, mờ mắt: Đây là triệu chứng thường gặp khi bạn thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi, nằm sang đứng.

– Nhịp tim nhanh, hồi hộp, khó thở: Thiếu máu cung cấp cho các cơ quan khiến cho tim phải tăng cường hoạt động gây tình trạng này.

– Suy nhược cơ thể: Là tình trạng gặp phải ở những bệnh nhân huyết áp thấp lâu năm.

– Mất tập trung: Đây là triệu chứng của não khi không được cung cấp đủ máu và Oxy để hoạt động.

Triệu chứng cảnh bảo bạn bị huyết áp thấp 1
Huyết áp giảm gây nên các cơn đau đầu tái phát liên tục, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh

Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Trên thực tế, không phải lúc nào tình trạng huyết áp thấp cũng nguy hiểm nhưng không ít trường hợp, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm với triệu chứng khởi phát là huyết áp thấp. Vậy nên, bạn đừng chủ quan với sức khỏe của chính mình, kể cả trong những tình huống đơn giản nhất. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh huyết áp thấp mà bệnh nhân có thể gặp phải (1):

– Tổn thương các cơ quan: Do các cơ quan không được cung cấp đủ lượng oxy và máu cho hoạt động thường ngày. Đặc biệt là não bộ, tim, thận. Thậm chí, một số tế bào não có thể tổn thương không hồi phục.

– Bệnh Alzheimer: Một nghiên cứu đã chỉ ra, người có huyết áp thấp có nguy cơ mắc bệnh lý Alzheimer cao hơn bình thường. (4)

– Nhịp tim nhanh, choáng, ngất: Đây là biến chứng rất thường thấy ở bệnh nhân huyết áp thấp. Biến chứng này khiến bệnh nhân khó có thể thực hiện các công việc như đứng trên cao, điều khiển các phương tiện giao thông, các công việc nặng…

– Tai biến mạch máu não: Ít người biết rằng, có đến 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim có nguyên nhân là bệnh huyết áp thấp. Tương tự như huyết áp cao, huyết áp thấp cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ số người tử vong do đột quỵ hiện nay.

Khi nào bệnh nhân huyết áp thấp cần đi khám bác sĩ?

Trường hợp hiểu rõ tình huống huyết áp thấp của mình, bạn có thể tự xử lý tại nhà theo kinh nghiệm được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn trước đó. Tuy nhiên, nếu chưa nắm được vấn đề, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, các triệu chứng dưới đây cũng cho thấy bạn cần đến sự trợ giúp y tế:

  • Tụt huyết áp thường xuyên, kèm theo các triệu chứng nặng như chóng mặt, ngất xỉu.
  • Bệnh nhân huyết áp thấp đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực hoặc khó thở.
  • Đau tức ngực và có cảm giác tê bì một nửa cơ thể.
  • Phụ nữ có thai bị huyết áp thấp trong những tháng đầu của thai kì.
Khi nào bệnh nhân huyết áp thấp cần đi khám bác sĩ? 1
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ, các chuyên gia tim mạch giúp bạn hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Các phương pháp điều trị huyết áp thấp

Biện pháp chữa huyết áp thấp không dùng thuốc

Những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn nhanh chóng đưa huyết áp về mức bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời và mức độ hiệu quả còn tùy thuộc và cơ địa và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Vậy nên, trường hợp không hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ và được thăm khám, tư vấn và điều trị đúng cách:

Uống nhiều nước:

Khi bị huyết áp thấp, bạn nên đảm bảo uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày (khoảng 8 – 10 ly nước). Bạn nên uống nước theo từng ngụm nhỏ cho đến khi hết ly nước. Việc bổ sung nước giúp làm tăng thể tích tuần hoàn, ổn định lại huyết áp cho bệnh nhân bị huyết áp thấp. Đồng thời, cách này cũng giúp bạn phòng tránh được sự mất nước.

Bên cạnh đó, bạn có thể uống dung dịch có chứa chất điện giải Oresol theo chỉ định của bác sĩ khi bạn đang muốn bù nước, hoặc các loại nước ép trái cây để bù nước cho cơ thể như uống nước ép lựu, nước ép nho hay nước ép táo.

Sử dụng tất ép y khoa (tất nén):

Tất nén y khoa là loại tất đặc biệt, mang từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Đây là loại tất dùng để tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên các bộ phận ở trên của cơ thể. Các loại tất nén có tác dụng giảm lượng máu đi xuống chân, nhờ đó, hỗ trợ vận chuyển máu tới nơi khác, đặc biệt phần trên của cơ thể như não bộ.

Tất nén y khoa thường được dùng cho bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế đứng.

Vận động nhẹ nhàng:

Biện pháp vận động nhẹ nhàng phù hợp đối với bệnh nhân huyết áp thấp do cơ địa, cơ thể thiếu sức sống.

Người bệnh nên vận động từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Cần lưu ý, bạn nên tập luyện những động tác nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi, tránh điều kiện nóng ẩm.

Duy trì thói quen luyện tập mỗi ngày giúp tăng cường nhịp tim, sức đề kháng cho cơ thể. Lâu dài, sức khỏe của bệnh nhân nói chung và tình trạng huyết áp thấp nói riêng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Để điều trị huyết áp thấp có hiệu quả bền vững, bạn nên thăm khám bác sĩ và cần sự kiên trì điều trị lâu dài. Việc xử lý tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời, bệnh dễ tái phát trở lại.
Biện pháp chữa huyết áp thấp không dùng thuốc 1
Tất nén y khoa là một công cụ giúp hạn chế lượng máu đi xuống chân gây thiếu máu ở các bộ phận phía trên cơ thể

Biện pháp điều trị huyết áp thấp sử dụng thuốc

Mục đích điều trị huyết áp thấp là nhanh chóng đưa huyết áp trở về trạng thái bình thường, đồng thời duy trì huyết áp bình thường, tránh tái phát bệnh.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc Đông Y, Tây Y được dùng để làm giảm tình trạng hạ huyết áp. Tuy vậy, người bệnh cần lưu ý rằng, chưa có một loại thuốc nào có hiệu quả lâu dài đối với tình trạng hạ huyết áp. Các biện pháp sử dụng thuốc chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng. Dưới đây là một số thuốc chữa tăng huyết áp được dùng hiện nay:

– Ephedrin: Ephedrin có cấu trúc phân tử giống với các chất dẫn truyền thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên các thụ thể Adrenergic. Thuốc có tác dụng co mạch ngoại vi, tăng lưu lượng tim nhờ đó giúp tăng huyết áp.

– Heptamyl: Heptamin là thuốc trợ tim mạch, tăng sức bóp của tim, được sử dụng điều trị triệu chứng trong hạ huyết áp tư thế.

– Pantocrin: Pantocrin có dạng cồn nước, được bào chế từ nhung hươu có nguồn gốc từ Nga. Thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích hoạt đọng co bóp của tim mạch.

– Fludrocortison: Thuốc Fludrocortison giúp làm tăng lưu lượng máu của cơ thể. Nhờ đó, Fludrocortison làm giảm các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp, ngăn ngừa tình trạng tổn thương các cơ quan, choáng, ngất… do thiếu máu.

– Midodrine: Midodrine có tác dụng co mạch máu ngoại vi nên thường được kê đơn trong trường hợp hạ huyết áp do giãn mạch.

Việc sử dụng thuốc cần có cơ sở thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và chỉ dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia tim mạch. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc.
Biện pháp điều trị huyết áp thấp sử dụng thuốc 1
Biện pháp sử dụng thuốc giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại mức huyết áp bình thường

Phòng ngừa huyết áp thấp như thế nào?

Mặc dù các biện pháp chữa huyết áp thấp bằng cách sử dụng thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng của cơn hạ huyết áp, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển gây các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp này không điều trị hoàn toàn bệnh do không tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, bạn cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh huyết áp thấp. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn phòng bệnh hiệu quả:

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Nên ăn đủ các chất dinh dưỡng, đa dạng các loại Vitamin.
  • Bổ sung thêm muối trong các khẩu phần ăn.
  • Ăn thành các bữa nhỏ, hạn chế ăn lượng thức ăn lớn trong một bữa ăn.
  • Tránh ăn quá nhiều các chất khó tiêu hóa như: chất đạm, chất đường bột, chất béo… trong cùng một bữa ăn.
  • Bổ sung thêm nước cũng như các chất điện giải cho cơ thể. Đặc biệt sau khi bạn phải làm việc, hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Với phụ nữ bị huyết áp thấp do thiếu máu, chị em có thể tăng cường các thức ăn chứa nhiều sắt như: gan động vật, thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương khô, táo, rau dền, lựu…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Ăn uống như thế nào để cải thiện huyết áp thấp?

Bạn có thể theo dõi thêm video dưới đây để biết thêm vê chế độ ăn uống cho bệnh nhân huyết áp thấp:

Thay đổi lối sống, thói quen

  • Sinh hoạt điều độ.
  • Ngủ đủ từ 8 – 10 h mỗi ngày, tránh thức khuya. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân đặt bằng hoặc cao hơn tim.
  • Không nên làm việc quá sức hay thay đổi tư thế đột ngột.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng…
  • Rèn luyện thể dục, thể thao đều đặn hằng ngày.

Theo dõi huyết áp tại nhà với máy đo huyết áp Omron

Một trong nhưng phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát huyết áp và phòng ngừa các biến chứng của bệnh huyết áp thấp là việc tự theo dõi huyết áp tại nhà. Với phương pháp này, bạn có thể chủ động trong việc theo dõi sức khỏe bản thân. Nhờ đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp chữa tăng huyết áp tại nhà hoặc nhờ đến sự hỗ trợ từ y tế nếu tình trạng nặng.

Ngoài ra, việc theo dõi huyết áp tại nhà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để thăm khám.

Đặc biệt, bạn có thể tham khảo các dòng máy đo huyết áp tự động của Omron, vừa tiện lợi và dễ sử dụng, vừa giúp kiểm tra huyết áp rất chính xác. Có thể lấy ví dụ như máy đo huyết áp bắp tay tự động HEM – 7156, máy đo huyết áp cổ tay tự động HEM – 6232T… đều là những sản phẩm được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.

Các máy đo huyết áp tự động của Omron đều có cấu tạo nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Bạn chỉ cần ngồi đúng tư thế, quấn vòng bit và bấm nút là đã có kết quả đo chính xác như các bệnh viện, cơ sở y tế. Ngoài ra, một số dòng máy đo còn tích hợp chức năng ghi nhớ chỉ số huyết áp trong nhiều ngày, giúp bạn dễ dàng theo dõi huyết áp.

Theo dõi huyết áp tại nhà với máy đo huyết áp Omron 1
Tự theo dõi huyết áp tại nhà giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị bệnh và phòng ngừa các biến chứng

Thực tế cho thấy, huyết áp thấp là bệnh lý không quá đáng sợ, đáng sợ là khi người bệnh coi thường, bỏ qua các triệu chứng, tạo điều kiện cho bệnh tiến triển dẫn đến hậu quả nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần tìm hiểu kỹ, xin ý kiến và thực hiện các biện pháp chữa huyết áp thấp theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://medlineplus.gov/lowbloodpressure.html
  2. https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/low-blood-pressure
  3. https://suckhoedoisong.vn/huyet-ap-thap-tri-cach-nao-n190019.html
  4. https://www.healthline.com/health/low-blood-pressure-diet
  5. http://soytetiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/%C3%B0ieu-tri-huyet-ap-thap-thuoc-gi/6116079
]]>