Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Thu, 16 May 2024 02:53:08 +0000 vi hourly 1 Nhức mỏi êm ẩm khắp người là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? https://omron-yte.com.vn/31933-nhuc-moi/ https://omron-yte.com.vn/31933-nhuc-moi/#respond Wed, 25 Aug 2021 03:02:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=31933 Nhức mỏi toàn thân là tình trạng biểu hiện bởi những cơn đau nhức khắp cơ thể từ nhẹ đến nặng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về hiện tượng nhức mỏi toàn thân, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị.

Nhức mỏi êm ẩm khắp người là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? 1

Nhức mỏi toàn thân là gì?

Nhức mỏi toàn thân là hiện tượng đau, nhức mỏi cơ bắp ở nhiều bộ phận hay toàn bộ cơ thể. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở người trưởng thành.

Nhức mỏi toàn thân ở mỗi người thường khác nhau về mức độ và tần suất. Đó có thể là những cơn đau buốt bất chợt, hoặc những cơn đau âm ỉ dai dẳng. Nhức mỏi toàn thân có thể đi kèm một số triệu chứng sau:

  • Đau một bộ phận cụ thể.
  • Mệt mỏi, yếu cơ.
  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể.
  • Các triệu chứng tương tự cảm cúm, cảm lạnh.

Nguyên nhân gây đau nhức mỏi toàn thân

Nguyên nhân gây đau nhức mỏi toàn thân 1
Chấn thương là một nguyên nhân gây nhức mỏi

Thông thường, nhức mỏi cơ thể xảy ra do tình trạng căng thẳng, stress hoặc luyện tập thể thao quá mức như:

  • Căng cơ ở một hoặc nhiều bộ phận.
  • Luyện tập thể chất với cường độ cao.
  • Chấn thương cơ trong các hoạt động.
  • Bỏ qua việc khởi động và thư giãn.
  • Thiếu ngủ.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đau nhức cơ thể do các nguyên nhân bệnh lý, bao gồm:

  • Đau cơ xơ hóa (đặc biệt là đau nhức kéo dài trên 3 tháng).
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
  • Hội chứng đau Myofascial: hội chứng gây viêm trong các cơ.
  • Nhiễm trùng: Cúm, bại liệt, nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Rối loạn miễn dịch: Lupus, viêm da cơ, viêm đa cơ.
  • Các bệnh lý cần sử dụng một số thuốc như các statin, ACEI, cocain…
  • Vấn đề tuyến giáp: Suy giáp, cường giáp.
  • Hạ Kali máu.

Nhức mỏi toàn thân có nguy hiểm không?

Nhức mỏi toàn thân khá phổ biến và có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp giảm đau thông thường. Tuy nhiên, không phải lúc nào những cơn đau nhức này cũng vô hại, chúng có thể báo hiệu một số bất thường trong cơ thể bạn.

Bạn nên đi khám bác sĩ khi gặp các trường hợp sau:

  • Nhức mỏi không giảm hay biến mất sau một vài ngày tự điều trị.
  • Cơn đau nhức nghiêm trọng, kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Nhức mỏi cơ có kèm theo phát ban, hoặc kèm theo sưng đỏ.
  • Đau nhức sau khi bị bọ chét cắn.
  • Đau nhức tăng khi nhiệt độ tăng cao.

Đặc biệt, nếu có những dấu hiệu đi kèm sau đây, bạn cần tới các cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Có triệu chứng phù giữ nước hoặc giảm lượng nước tiểu.
  • Khó nuốt, khó thở.
  • Nôn mửa, sốt.
  • Cơ bặp yếu, cử động khó khăn hoặc mất vận động.
  • Cứng cơ vùng cổ.

Biện pháp khắc phục đau nhức mỏi toàn thân

Nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể

Việc nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để tự sửa chữa và phục hồi những tổn thương cơ. Bạn cần nằm đúng tư thế, tránh sử dụng các loại nệm kém chất lượng và hãy đảm bảo ngủ đủ ít nhất 6 – 7 tiếng mỗi ngày nhé.

Trong trường hợp bạn bị đau nhức do nhiễm lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột, thì việc giữ ấm cơ thể là rất cần thiết. Vào mùa hè mưa ẩm, nếu sử dụng quạt công suất cao hay điều hòa, bạn nên có một tấm chăn mỏng để đắp lên bàn chân hoặc ngang bụng – những phần nhạy cảm với gió lạnh hơn cả.

Tắm nước nóng

Tắm nước nóng 1
Tắm nước nóng giúp thư giãn và giảm nhức mỏi cơ thể

Nước ấm có tác dụng giúp thư giãn và làm dịu các cơ, làm giảm đau nhức và tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái. Bạn cũng có thể thêm vào nước tắm 2 cốc nước muối Espom (MgSO4) và ngâm mình trong khoảng 15 phút. Magie từ muối có tác dụng tốt trong việc khắc phục nhức mỏi toàn thân.

Việc tắm với nước quá nóng sẽ đem lại những tác hại nhất định cho làn da cũng như cơ xương và hô hấp, do đó bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp, tốt nhất là khoảng 44 độ C. Sau khi tắm nước ấm xong, bạn nên tráng lại một lượt với nước mát để các lỗ chân lông se khít lại và làn da thêm phần căng mịn.

Xoa bóp, Massage cơ thể

Quá trình xoa bóp, massage giúp thúc đẩy lưu thông máu đến các cơ, giảm sưng đau nhức cơ. Bạn hãy kết hợp xoa bóp bằng các loại tinh dầu để tăng hiệu quả. Phương pháp thường được sử dụng là trộn 3 giọt tinh dầu bạc hà với 4 giọt tinh dầu dừa, sau đó thoa hỗn hợp lên các vùng cơ đau nhức.

Các hoạt động massage, xoa bóp giúp đem lại hiệu quả tức thì trong việc giảm đau nhức mỏi ê ẩm khắp cơ thể, đồng thời giúp tinh thần thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Để có kết quả trị liệu tốt nhất, bạn có thể tới những cửa hàng spa hoặc tự massage với các loại máy massage tự động như máy Massage xung điện trị liệu Omron.

Bấm huyệt, châm cứu

Bấm huyệt, châm cứu là những phương pháp y học cổ truyền thường được dùng để làm giảm nhức mỏi cơ toàn thân. Đây là biện pháp dựa trên nguyên tắc cân bằng năng lượng tự nhiên của cơ thể mỗi người. Thầy thuốc sẽ dùng những cây kim mảnh, nhỏ xuyên vào các huyệt đạo liên quan, giúp giải phóng Serotonin – hormon tạo cảm giác hạnh phúc, xua tan cơn đau nhức.

Vận động, tập luyện thể dục

Vận động, tập luyện thể dục 1
Hãy dành 20 phút đạp xe mỗi ngày để giảm thiểu đau nhức bạn nhé

Các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày có tác dụng thư giãn và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, giúp giảm nhức mỏi cơ. Bạn tốt nhất nên dành 20 phút mỗi ngày luyện tập thể dục với các hoạt động như thiền, yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ để cơ thể khỏe mạnh và hạn chế các cơn đau cơ phiền phức.

Nếu bạn muốn thực hiện các bài tập thể dục có cường độ cao hơn, hãy chú ý thực hiện các động tác khởi động và thư giãn để tránh căng cơ đột ngột hay hiện tượng chuột rút.

Thực hiện các động tác giãn cơ

Việc thực hiện các động tác kéo giãn cơ thường xuyên khiến máu lưu thông đều trong cơ thể, tăng cường thể chất, đồng thời giải phóng Endorphin và Enkephalins – các chất giảm đau tự nhiên. Bạn có thể tham khảo video ở cuối bài để biết thêm về các động tác giãn cơ giúp giảm nhức mỏi ê ẩm sau một ngày làm việc.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Theo Medicinenet(1), chế độ ăn uống hợp lý có thể tác động tích cực đến tình trạng nhức mỏi toàn thân. Để cải thiện triệu chứng nhức mỏi ê ẩm khắp người, bạn nên chú ý một số điều dưới đây:

  • Đảm bảo uống đủ nước.
  • Tích cực ăn nhiều trái cây, rau có màu (cải xanh, bí ngô).
  • Đáp ứng đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể, ưu tiên lòng trắng trứng, thịt nạc, cá, đậu nành.
  • Ưu tiên sử dụng gạo lứt và các thực phẩm giàu Omega như hạnh nhân và quả óc chó.

Các bài thuốc nam

Với những nguyên liệu tự nhiên, gần gũi, việc sử dụng các bài thuốc nam là cách an toàn mà hiệu quả để điều trị nhức mỏi cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc nam được sử dụng phổ biến sau đây.

Uống nước lá lốt và đinh lăng

Lá lốt và đinh lăng là những vị thuốc dân gian lâu đời có tác dụng tốt trong điều trị các chứng bệnh về cơ, xương, khớp. Bạn có thể sử dụng kết hợp 2 vị thuốc này để sắc làm thuốc uống, pha nước tắm, ngâm hay chườm đắp đều được. Dưới đây là hướng dẫn cách nấu nước lá lốt và đinh lăng trị nhức mỏi cơ thể, bạn nên sắc thuốc theo ngày và kiên trì sử dụng để sớm đạt hiệu quả mong đợi.

Chuẩn bị:

  • 50g lá lốt, rửa sạch.
  • 50g đinh lăng, rửa sạch.
  • 1l nước sạch.

Tiến hành:

  • Bước 1: Đun sôi lá lốt và đinh lăng.
  • Bước 2: Nhỏ lửa tiếp tục đun trong 30 phút.
  • Bước 3: Để nguội, lọc lấy nước uống.

Lưu ý, do lá lốt có tính ôn ấm, bạn cần tránh sử dụng khi đang bị nhiệt miệng hay táo bón.

Chườm đắp bằng muối hạt và lá chìa vôi

Chìa vôi là thảo dược có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, hành huyết, thông kinh lạc, điều trị đau nhức cơ xương khớp. Giống như lá lốt và đinh lăng, chìa vôi cũng có thể chế biến theo nhiều cách và đều đem lại tác dụng nhất định. Mời bạn tham khảo hướng dẫn sau về mẹo chườm đắp bằng chìa vôi muối hạt giúp làm giảm nhức mỏi ê ẩm toàn thân.

Các bài thuốc nam 1
Mẹo chườm muối hạt và chìa vôi có tác dụng tốt với chứng nhức mỏi

Chuẩn bị:

  • 50g chìa vôi tươi, rửa sạch, để ráo.
  • 1 nắm muối hạt.
  • 1 miếng vải sạch.

Tiến hành:

  • Bước 1: Giã nát lá chìa vôi, trộn với muối hạt.
  • Bước 2: Xào nóng hỗn hợp chìa vôi muối hạt.
  • Bước 3: Bọc hỗn hợp bằng miếng vải sạch, đắp lên vùng nhức mỏi.
  • Bước 4: Khi hỗn hợp nguội, có thể xào nóng lại và đắp lên vùng nhức mỏi một lần nữa.

Bạn hãy thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày. Sau khoảng 4 – 5 ngày, cơn nhức mỏi sẽ giảm rõ rệt.

Điều trị bằng thuốc Tây

Trong trường hợp những biện pháp trên không phù hợp, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm như Paracetamol, Ibuprofen.

Nếu những cơn nhức mỏi vẫn tiếp tục kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị và được kê một lượng hạn chế những loại thuốc giảm đau có cường độ cao hơn.

Giảm đau nhức với máy Massage xung điện trị liệu Omron

Giảm đau nhức với máy Massage xung điện trị liệu Omron 1
Máy massage xung điện trị liệu của Omron là sản phẩm chất lượng, hiệu quả cao và rất tiện lơi

Không cần quy trình phức tạp như những bài thuốc nam, không quá tốn kém và cồng kềnh như những chiếc ghế massage, máy massage cầm tay đang ngày càng trở nên phổ biến bởi độ tiện lợi và giá thành phù hợp. Với công nghệ TENS (sử dụng các xung điện trị liệu kích thích thần kinh) độc quyền, máy massage xung điện trị liệu Omron là thiết bị trị liệu đã được chứng minh lâm sàng giúp:

  • Chặn cơn đau: Xung điện trị liệu TENS giúp giảm đau bằng cách tạo một dòng điện tần số thấp. Dòng điện xung này tác động lập tức vào các vị trí đau nhức, kích thích thần kinh, ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau đến trung ương thần kinh.
  • Kích hoạt giải phóng Endorphin: Endorphin có vai trò như một loại thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể giúp căng cơ, thư giãn, giảm đau tự nhiên mà không kèm tác dụng phụ như một số thuốc giảm đau thông thường.
  • Cải thiện lưu thông máu: Ngoài việc ngăn chặn các cơn đau một cách tự nhiên và an toàn, máy massage xung điện trị liệu Omron còn hỗ trợ làm tăng lưu thông máu, qua đó giảm áp lực lên hệ thần kinh, đồng thời giúp cơ thể tỉnh táo, thư giãn, linh hoạt hơn.

Máy có thể trị liệu linh hoạt ở nhiều vị trí trên cơ thể như cánh tay, vai, khớp, lưng, bàn chân với các chế độ riêng biệt. Để sử dụng sản phẩm, bạn chỉ cần cắm dây điện vào miếng dán điện cực, sau đó bóc lớp màng trong suốt ra và dán 2 miếng dán lên 2 bên chỗ bị đau, chế độ tự động thông minh sẽ giúp bạn làm phần việc còn lại.

Máy xung điện Omron có đi kèm điều khiển với nhiều chương trình trị liệu khác nhau và một số chế độ đặc biệt, phù hợp với nhiều loại đau nhức mỏi và nhiều đối tượng. Sản phẩm được đa phần người sử dụng ưa chuộng vì giúp giảm đau nhức hiệu quả, tiết kiệm thời gian, đồng thời hỗ trợ phục hồi và cải thiện sức mạnh cơ bắp.

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm máy Massage xung điện trị liệu Omron, mời bạn xem tại đây!

Các mẹo phòng ngừa nhức mỏi ê ẩm khắp người

Các mẹo phòng ngừa nhức mỏi ê ẩm khắp người 1
Những động tác đơn giản như vườn vai cũng giúp phòng nhức mỏi

Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn tránh khỏi những cơn nhức mỏi cơ thể:

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học: Một chế độ ăn uống cân bằng có tác dụng giảm viêm và giữ cơ xương chắc khỏe.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Tình trạng thừa cân làm tăng áp lực lên các khớp và cơ, gây ra những cơn nhức mỏi. Bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng phù hợp bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục, giữ chế độ ăn uống khoa học. Bạn không nên ăn kiêng hay luyện tập quá sức để nhanh chóng giảm cân, bởi điều đó không tốt cho sức khỏe cũng như hệ cơ xương.

– Tập thể dục thường xuyên: Những động tác đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe rất tốt cho cơ thể, đồng thời không làm căng cơ do quá sức.

– Thực hiện các động tác giãn cơ: Bạn hãy khởi động, giãn cơ trước và sau khi tập luyện. Nếu bạn phải học tập, làm việc trong môi trường ít hoạt động như công việc văn phòng, bàn giấy, bạn có thể thường xuyên đứng dậy vươn vai, đi lại để thư giãn cơ xương.

– Bỏ thuốc lá: Nicotin hạn chế lưu lượng máu đến cơ, gây viêm. Do vậy, những người hút thuốc dễ bị nhức mỏi cơ thể hơn người không hút.

** Video Bài tập giúp giảm đau mỏi sau khi làm việc:

Với những người thường xuyên bị nhức mỏi toàn thân, máy massage xung điện trị liệu Omron thật sự là giải pháp phù hợp cả về hiệu quả, chất lượng hay giá thành. Mời bạn đón đọc thêm những bài viết khác của Y tế Omron để biết thêm thông tin về những triệu chứng mình quan tâm. Hãy cùng Omron chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình nhé.

Tham khảo

  1. https://www.healthline.com/health/muscle-aches#prevention
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/319985#outlook
  3. https://www.medicinenet.com/what_is_the_fastest_way_to_get_rid_of_body_aches/article.htm
]]>
https://omron-yte.com.vn/31933-nhuc-moi/feed/ 0
Nhức mỏi chân khi mang thai và cách xử lý https://omron-yte.com.vn/31501-nhuc-moi-chan-khi-mang-thai/ https://omron-yte.com.vn/31501-nhuc-moi-chan-khi-mang-thai/#respond Sat, 07 Aug 2021 02:47:52 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=31501 Mang thai là quá trình thiêng liêng nhưng cũng vô cùng vất vả của người phụ nữ. Trong suốt cả thai kỳ, mẹ bầu sẽ không tránh khỏi những cơn đau nhức bất thường, đặc biệt là nhức mỏi chân. Nhức mỏi chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để những cơn đau nhức này không quá ảnh hưởng đến bản thân và em bé trong bụng.

Nhức mỏi chân khi mang thai và cách xử lý 1

Hiện tượng nhức mỏi chân khi mang thai

Nhức mỏi chân gặp ở giai đoạn nào trong thai kỳ?

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải hiện tượng đau nhức chân từ khi kết thúc tam cá nguyệt thứ hai cho đến khi bắt đầu tam cá nguyệt thứ ba, kèm theo tình trạng phù, sưng nề đôi chân.

Đặc biệt, vào 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi ngày càng phát triển, áp lực đè nén lên chân tăng lên làm cho thai phụ càng dễ bị nhức mỏi hơn. Tình trạng này diễn ra thường xuyên vào ban đêm hơn ban ngày.

Nhức mỏi chân khi mang thai biểu hiện ra sao?

Nhức mỏi chân khi mang thai là những cơn đau nhức ở chân và bàn chân, thường kết hợp với hiện tượng chuột rút ở bắp chân.

Trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể kèm sưng phù, hoặc lan tỏa ra cả mặt sau của chân và phần hông. Sưng phù là hiện tượng phổ biến hay gặp ở thai phụ bị nhức mỏi chân. Các vị trí dễ bị sưng phù gồm mặt, chân, mắt cá chân và bàn chân. Đôi khi, sưng phù thường bị nhầm lẫn với việc tăng cân trong giai đoạn sau của thai kỳ. Nhức mỏi chân kèm sưng phù khiến việc di chuyển trở nên khó khăn làm mẹ bầu có xu hướng ngồi, nằm nhiều, hạn chế vận động đi lại.

Nhức mỏi chân có hết sau khi sinh con không?

Tùy theo cơ địa và quá trình sinh hoạt của mỗi người mà sau khi sinh nở, hiện tượng nhức mỏi chân có thể biến mất, giảm nhẹ đi hoặc vẫn tiếp diễn và thậm chí nặng thêm. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe thai phụ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nguyên nhân mẹ bầu bị nhức mỏi chân

Nguyên nhân mẹ bầu bị nhức mỏi chân 1
Tăng cân là nguyên nhân phổ biến gây nhức mỏi chân khi mang thai

Do tăng cân

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhức mỏi chân. Việc tăng cân nhanh chóng tạo áp lực ngày càng lớn lên các dây chằng của chân làm chúng bị căng ra. Khi áp lực lên chân quá lớn, các dây chằng bị kéo quá căng trong thời gian dài khiến chân bị đau nhức.

Do thay đổi hormon

Trong giai đoạn gần cuối thai kỳ, cơ thể mẹ tăng sinh Relaxin – nội tiết tố cần thiết cho quá trình sinh nở. Relaxin có tác dụng làm giãn cơ và dây chằng vùng chậu để chuẩn bị cho thời khắc lâm bồn. Mặt khác, hormon này cũng làm giãn cơ và dây chằng vùng chân, gây viêm, đau nhức chân.

Sự kết hợp giữa việc tăng Relaxin và tăng cân có thể gây ra hiện tượng vòm chân thấp (hay còn gọi là bàn chân phẳng). Khi đó, gan bàn chân bị dàn phẳng, hệ thống dây chằng phải kéo căng để giữ vòm chân hình cung, khiến tình trạng đau nhức chân càng nặng hơn.

Do chuột rút

Việc thiếu hụt Canxi hay tích tụ Acid Lactic trong thai kỳ có thể tạo nên những cơn co thắt cơ – thường được gọi là chuột rút, gây nhức mỏi chân. Hiện tượng chuột rút còn có thể xảy ra khi mẹ bầu đứng quá lâu hoặc đi lại quá nhiều.

Do giãn tĩnh mạch

Trong thời kỳ mang thai, do nhu cầu dinh dưỡng và oxy tăng lên, cơ thể đẩy mạnh sản xuất thêm máu trong hệ tuần hoàn. Lượng máu nhiều làm tăng áp lực lên thành mạch, kéo giãn tĩnh mạch, gây đau nhức chân. Hiện tượng đau tăng lên vào giữa và cuối thai kỳ, khi mẹ bầu tiếp tục tăng cân, hoặc khi phải đứng liên tục trong thời gian dài.

Do vận động sai tư thế

Càng gần thời gian sinh nở, bụng bầu càng lớn, khả năng vận động của thai phụ càng hạn chế. Mẹ bầu dễ đứng, ngồi, nằm sai tư thế. Những hành động đó có thể chèn ép dây thần kinh, giảm lượng máu lưu thông tới các chi, giảm lượng oxy cung cấp khiến hiện tượng đau nhức, tê mỏi chân tay trở nên rõ rệt.

Do chế độ ăn uống

Khi mang thai, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn bình thường. Sự thiếu hụt Canxi, Magie và nước có thể là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp cho mẹ.

Canxi là khoáng chất thiết yếu cho cả mẹ lẫn thai nhi, làm chắc xương, giảm đau nhức. Thông thường, mẹ bầu cần khoảng 1.200mg Canxi mỗi ngày.

Magie giúp bảo vệ mẹ khỏi nguy cơ tiền sản giật, đẻ non và giảm tỷ lệ tử non trong sinh nở. Thiếu Magie cũng làm tăng khả năng nhức mỏi chân cho mẹ bầu.

Nước luôn cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ có thai. Khi thiếu nước, quá trình trao đổi chất của cơ thể bị trì trệ, gây ứ đọng các sản phẩm Lactate làm đau nhức cơ xương.

Nhức mỏi chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhức mỏi chân khi mang thai có nguy hiểm không? 1
Nhức mỏi chân có thể gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé

Ảnh hưởng đến mẹ

Nhức mỏi chân là hiện tượng thường thấy khi mang thai, đa phần không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nó mang tới sự khó chịu cho người mẹ, đặc biệt vào ban đêm. Khi tình trạng nặng lên, mẹ bầu có thể bị mất ngủ, mệt mỏi cơ thể, chán ăn và ảnh hưởng sức khỏe.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Nhức mỏi chân khi mang thai còn có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Tiền sản giật là bệnh lý thai nghén toàn thân, thường gặp ở 3 tháng cuối với các triệu chứng tăng huyết áp, protein niệu và phù. Tiền sản giật nặng còn có thể kèm thiếu máu, mệt mỏi, các dấu hiệu tiêu hóa, thần kinh, thị giác và tràn dịch đa màng. Nếu tình trạng nhức mỏi chân trở nặng và liên tục, mẹ bầu cần chú ý dự phòng tiền sản giật và các biến chứng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi những cơn đau nhức xảy ra quá thường xuyên và không thể tự khắc phục, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ giảm đau. Hiện tượng nhức mỏi chân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như u xơ tử cung hay tụ máu ở chân, do đó bạn nên báo cho bác sĩ về đặc điểm và tần suất đau nhức để được kịp thời chẩn đoán và xử lý.

Làm gì khi bà bầu bị nhức mỏi chân tay?

Làm gì khi bà bầu bị nhức mỏi chân tay? 1
Yoga giúp mẹ bầu thư giãn và giảm nhức mỏi chân

Thay đổi thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi

Khi cảm thấy đau nhức chân, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng. Bạn có thể thử thay đổi tư thế nằm ngủ, lấy gối kê chân và thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt dành riêng cho người mang thai.

Bạn không nên đứng hay ngồi quá lâu mà cần vận động, đi lại hoặc tham gia các lớp Yoga thai kỳ để tăng cường sức khỏe, thư giãn cơ xương. Với những mẹ bầu làm việc văn phòng, cách mỗi khoảng thời gian nhất định, bạn cần đứng lên đi lại xung quanh để tránh căng cơ và tê mỏi chân.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng cần thiết cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu đau nhức chân, bạn cần:

  • Uống đủ nước: Tùy theo nhu cầu sinh lý cơ thể mà mẹ bầu có thể cần uống 1.8 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tăng cường thực phẩm giàu Canxi: Sữa và các thực phẩm giàu Canxi như rau dền, rau cải, đậu phụ, tôm, cua có tác dụng giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng đau nhức chân.
  • Bổ sung thêm ngũ cốc: Yến mạch, ngô, khoai lang, gạo lứt chứa nhiều vitamin C,E,P  giúp bảo vệ tĩnh mạch, hạn chế đau nhức.
  • Đồng thời, mẹ bầu cũng cần chú trọng bổ sung các vitamin, chất xơ và khoáng chất.

Các bài tập khi mang thai

Việc thực hiện các bài tập phù hợp với cường độ nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức chân khi mang thai. Dưới đây là một số bài tập bạn có thể tham khảo.

Xoay mắt cá chân

Đây là một bài tập đơn giản, nhằm vận động cơ mắt cá chân và bàn chân giúp tăng tuần hoàn và lưu lượng máu đến bàn chân, giảm sưng, đau nhức.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm trên giường, kê chân bằng một chiếc gối mềm.
  • Bước 2: Kéo các ngón chân về phía mặt, uốn cong bàn chân.
  • Bước 3: Từ từ xoay các ngón chân ra xa.

Thực hiện 3 set, mỗi set lặp lại 10 lần các bước 2 và 3, chứng đau nhức chân sẽ dần được cải thiện.

Căng da bắp chân

Bài tập này giúp kéo giãn cơ bắp chân và cơ dép, khắc phục tình trạng đau chân do tăng cân, cơ địa yếu hoặc đi giày, dép sai cách.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng quay mặt vào tường, đặt 2 tay lên tường.
  • Bước 2: Đặt 1 chân lên tường, mũi chân hướng lên.
  • Bước 3: Dựa vào tường, kéo chân thẳng cho đến khi căng cơ phần sau cẳng chân.
  • Bước 4: Giữ tư thế 20 – 30 giây.
  • Bước 5: Lặp lại với bên chân kia.

Wall Squat với bóng tập

Các bài tập khi mang thai 1
Wall squat giúp tăng sức mạnh của cơ và gân

Bài tập Squat này giúp tăng cường sức mạnh và độ ổn định cho cơ mông, cơ lõi sâu và gân kheo, đồng thời hoạt hóa cơ tứ đầu, hỗ trợ dây chằng đầu gối. Đây là bài tập có độ nguy hiểm nhất định, bạn nên tập lần đầu dưới sự hỗ trợ của người thân hoặc người hướng dẫn.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng, đặt 1 quả bóng tập ở giữa lưng và tường.
  • Bước 2: Hai bàn chân đặt xong xong, mở rộng qua hông. Lưu ý tránh để chân quá gần tường.
  • Bước 3: Từ từ hạ người ngồi xuống, đồng thời để quả bóng lăn trên lưng.
  • Bước 4: Giữ trong 1 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

Bạn nên thực hiện động tác này 10 lần để có hiệu quả tối ưu.

Xoa bóp, massage

Các hoạt động xoa bóp, massage có tác dụng rất tốt với cả sức khỏe và tinh thần mẹ bầu. Thường xuyên massage lưu thông khí huyết, tạo cảm giác thoải mái, giảm đau nhức chân và an thần.

Bạn có thể xoa bóp chân với dầu nền cùng với một số loại tinh dầu như cúc, oải hương, bạc hà. Để tăng hiệu quả, bạn nên kết hợp việc xoa bóp, massage với ngâm chân cùng các thảo dược, muối, gừng, chanh xả.

Phòng ngừa nhức mỏi chân khi mang thai

Phòng ngừa nhức mỏi chân khi mang thai 1
Nhớ bổ sung đầy đủ Canxi mẹ bầu nhé

Để phòng ngừa nhức mỏi chân khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.

Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên hạn chế ăn muối, uống nước thường xuyên, tránh xa các chất kích thích chứa Cafein như cafe, chè… Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp bạn cung cấp đủ Canxi và các chất cần thiết cho cơ thể, phòng ngừa đau nhức chân.

Chế độ tập thể dục và nâng cơ đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa đau mỏi chân khi mang thai. Hầu hết các bài thể dục nhẹ nhàng đều đem lại tác dụng tốt, đặc biệt là đi bộ và đạp xe thường xuyên.

Yếu tố tinh thần cũng góp phần nhất định giúp hạn chế những cơn đau nhức. Bạn nên tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi. Hãy ngủ đủ giấc, suy nghĩ lạc quan để giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

Massage giảm đau nhức chân tay với máy massage xung điện trị liệu của Omron

Việc kết hợp ngâm chân và xoa bóp truyền thống đem lại kết quả tốt trong cải thiện và phòng ngừa đau nhức chân ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nó tốn khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị nên không phù hợp với cuộc sống sinh hoạt hiện đại.

Giờ đây, mẹ bầu có thể yên tâm thư giãn, xua tan mệt mỏi và những cơn đau nhức chân với máy Massage xung điện trị liệu của Omron. Máy Massage của Omron có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi đem theo mọi lúc, mọi nơi. Các thao tác sử dụng đều được đơn giản và tự động hóa, đem tới sự tiện lợi trong trải nghiệm của người dùng.

Massage giảm đau nhức chân tay với máy massage xung điện trị liệu của Omron 1
Máy Massage xung điện trị liệu của Omron giúp giảm nhức mỏi chân cho các mẹ bầu

Một số tính năng đặc biệt:

  • Màn hình LCD cho biết cường độ và thời gian massage, có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng người dùng.
  • Tuổi thọ cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng thường xuyên, liên tục.
  • Vệ sinh dễ dàng.
  • Chế độ tự động tắt sau 15 phút không sử dụng.

Không chỉ là giải pháp tối ưu cho tình trạng đau nhức chân ở phụ nữ mang thai, máy Massage xung điện trị liệu của Omron còn có tác dụng với tất cả các trường hợp đau nhức mỏi lưng, vai, gáy ở nhiều độ tuổi, giúp ngăn ngừa teo cơ ở người già, tăng khả năng vận động cho người bệnh viêm khớp và thúc đẩy quả trình hồi phục sau chấn thương.

Tìm hiểu thêm về Máy Massage xung điện trị liệu Omron tại đây!

Video tham khảo

Tuy không quá nguy hiểm nhưng hiện tượng đau nhức chân trong thời kỳ mang thai vẫn đem lại sự khó chịu, mệt mỏi cho các mẹ bầu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Với máy Massage xung điện trị liệu Omron, mẹ bầu có thể quên nỗi lo đau nhức, giữ tinh thần thoải mái nhất để chuẩn bị đón chào thành viên mới trong gia đình.

Nguồn tham khảo:

  1. https://healthline.com/health/pregnancy/leg-pain
  2. https://www.thebump.com/a/leg-pain-during-pregnancy
  3. https://garavelas.com/articles/leg-and-foot-pain-during-pregnancy/
]]>
https://omron-yte.com.vn/31501-nhuc-moi-chan-khi-mang-thai/feed/ 0
Nhức mỏi chân sau khi sinh – mẹ cần làm gì để khắc phục? https://omron-yte.com.vn/31499-nhuc-moi-chan-sau-khi-sinh/ https://omron-yte.com.vn/31499-nhuc-moi-chan-sau-khi-sinh/#respond Thu, 05 Aug 2021 10:01:15 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=31499 Sau quá trình mang thai và sau sinh là hiện tượng thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Những cơn đau nhức có thể kéo dài vài ngày, vài tuần và thậm chí dai dẳng nhiều năm trời nếu không được can thiệp phù hợp. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cách khắc phục nhức mỏi chân sau khi sinh.

Nhức mỏi chân sau khi sinh - mẹ cần làm gì để khắc phục? 1

Hiện tượng nhức mỏi chân sau khi sinh

Nhức mỏi chân sau sinh là hiện tượng mẹ bầu bị đau, nhức cơ, xương, khớp chân sau quá trình sinh nở. Nhức mỏi chân có thể xuất hiện sau khi sinh con, hoặc có từ khi đang mang thai và tiếp diễn thậm chí tồi tệ hơn sau sinh.

Nhức mỏi chân sau sinh là tình trạng khá phổ biến. Thông thường, mức độ cơn đau không quá nghiêm trọng và sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Hướng điều trị chủ yếu là sử dụng các mẹo, bài tập, massage giảm đau nhức, hạn chế dùng thuốc và ngăn ngừa bệnh phát triển thành viêm khớp mạn tính.

Nguyên nhân mẹ bị nhức mỏi chân sau sinh

Nguyên nhân mẹ bị nhức mỏi chân sau sinh 1
Nhức mỏi chân sau sinh có thể do sự mất cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi của mẹ

Chưa có một nghiên cứu chính xác và toàn diện nào về những nguyên nhân gây nhức mỏi chân sau sinh, dưới đây là một số nguyên nhân thường được đề cập đến.

Do tiền sử đau nhức xương khớp

Tình trạng nhức mỏi chân tay là không thể tránh khỏi nếu mẹ bầu có tiền sử đau nhức xương khớp. Quá trình “mang nặng đẻ đau” gây ra những tổn thương đáng kể, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể, khiến đau nhức chân tái phát hoặc trở nặng.

Do thiếu Canxi

Thiếu Canxi có thể gây loãng xương, dẫn tới tình trạng đau nhức chân dai dẳng từ khi mang thai tới cả sau quá trình sinh nở.

Khi mang thai, nhu cầu Canxi của người mẹ tăng cao để đảm bảo cung cấp kịp thời cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu chế độ dinh dưỡng không bổ sung đầy đủ, thai nhi có xu hướng lấy Canxi của mẹ để bù vào, khiến mẹ thiếu hụt Canxi, lâu dần gây loãng xương.

Sau khi sinh con, một phần Canxi trong cơ thể mẹ lại theo sữa đi nuôi dưỡng em bé. Người mẹ có thể bị thiếu Canxi do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc không bổ sung kịp thời.

Do thay đổi hormon

Sau khi sinh, hormon Estrogen trong cơ thể mẹ lại có sự biến đổi lớn, gây cản trở quá trình hoạt động của các khớp xương vốn đã từng phải chịu sức nặng từ cả mẹ và bé. Hậu quả là tình trạng đau nhức chân lại tiếp tục và có thể nghiêm trọng hơn.

Do chưa hồi phục sau sinh nở

Khi mang thai, đặc biệt vào giai đoạn cuối, dưới nhiều áp lực, các dây chằng trở nên lỏng lẻo. Các dây thần kinh và mạch máu ở chân cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Do đó, nhiều mẹ bầu thường cảm thấy đau nhức chân trong suốt thời kỳ này.

Những cơn đau nhức có thể kéo dài sang cả giai đoạn sau sinh do cơ thể chưa hồi phục kịp thời, các dây chằng chưa trở lại trạng thái đàn hồi ổn định, các dây thần kinh và mạch máu cũng chưa bình thường trở lại.

☛ Tham khảo thêm tại: Nhức mỏi chân khi mang thai và cách xử lý

Do khí huyết kém lưu thông

Theo đông y, sau sinh, cơ thể người mẹ bị tổn thương và mất máu nên rất yếu, khí huyết kém lưu thông, mất cân bằng gan thận. Việc thiếu máu đến các chi gây ra hiện tượng đau nhức chân tay, đặc biệt vào ban đêm và khi trở lạnh.

Do nhiễm lạnh

Do nhiễm lạnh 1
Phụ nữ sau sinh dễ bị nhiễm lạnh gây đau nhức tay chân

Tổn thương khí huyết gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của người mẹ. Nếu không giữ ấm cơ thể cẩn thận, để gió lùa thì người mẹ dễ bị nhiễm lạnh, gây đau nhức xương khớp toàn thân.

Do làm việc quá sức hoặc ít vận động

Dưới tình trạng cơ thể chưa hoàn toàn hồi phục, khi làm việc quá sức như liên tục chăm con, thay tã, tắm rửa, nấu cơm, giặt giữ, đi lại nhiều, ít nghỉ ngơi, mẹ dễ bị nhức mỏi chân tay.

Ngược lại, việc nằm quá nhiều, hạn chế vận động sẽ ngăn cản sự lưu thông khí huyết, gây thiếu máu tới các chi, khiến mẹ bị đau nhức chân.

Nhức mỏi chân sau sinh có nguy hiểm không?

Nhức mỏi chân sau sinh là hiện tượng tự nhiên thường gặp, ít gây nguy hiểm và dễ bị mẹ phớt lờ không để ý đến. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, đau có thể trở nên dai dẳng, ảnh hưởng tới các khớp xương, tổn hại sức khỏe và có thể tiến triển thành bệnh mạn tính.

Thông thường, cơn đau nhức chân sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần, tuy nhiên nó cũng có thể kéo dài rất lâu, gây ảnh hưởng đến quá trình chăm con của mẹ cũng như ảnh hưởng tới lần mang thai tiếp theo.

Nhức mỏi chân tay sau sinh khi nào cần đi khám?

Nếu tình trạng nhức mỏi chân không thuyên giảm, thậm chí có xu hướng tăng lên sau thời gian dài, mẹ cần đi khám bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng của cường giáp, hoặc cơn đau đang tiến triển thành viêm xương khớp hay đau nhức mạn tính.

Cách khắc phục nhức mỏi chân sau sinh

Cách khắc phục nhức mỏi chân sau sinh 1
Giảm nhức mỏi chân sau sinh nhờ muối và ngải cứu

Để khắc phục nhức mỏi chân sau sinh, người mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc và ưu tiên các mẹo giảm đau nhức sau đây:

Chườm nóng

Chườm nóng là một cách hữu hiệu vừa giúp giảm đau nhức tức thì, vừa giúp lưu thông khí huyết, điều trị tận gốc chứng nhức mỏi chân sau sinh, mẹ nên áp dụng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chườm nóng kết hợp với các bài thuốc dân gian sẽ nâng cao hiệu quả giảm đau nhức. Bạn có thể tham khảo mẹo vặt Chườm ngải cứu rang muối dưới đây nhé.

Chuẩn bị: 

  • Ngải cứu: 50g.
  • Muối hạt: 1 thìa cafe.
  • 1 miếng vải mỏng, sạch.

Tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch ngải cứu.
  • Bước 2: Cho vào chảo rang nóng cùng muối hạt.
  • Bước 3: Bọc thành phẩm bằng miếng vải mỏng.
  • Bước 4: Đắp lên vùng chân bị đau nhức 15 – 20 phút.

Bổ sung Canxi, vitamin D

Canxi và vitamin D là những thành phần quan trọng cho sự phát triển và sự chắc khỏe của xương. Bổ sung Canxi và vitamin D không chỉ giúp mẹ cải thiện tình trạng nhức mỏi chân mà còn tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.

Bạn có thể bổ sung Canxi và vitamin D qua các loại thực phẩm như sữa, rau cải, cá, các loại thực phẩm chức năng hoặc qua ánh nắng mặt trời.

Ăn uống đủ chất

Mẹ cần ăn uống đủ chất để bù đặp sự thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình mang thai, cũng như đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyển hóa vào sữa. Các thực phẩm cần được tăng cường bổ sung bao gồm sữa, tôm, cua, ốc, thịt, rau củ…

Chú ý tư thế, cân bằng mọi hoạt động

Mẹ nên cân bằng giữa việc chăm bé, việc nhà và nghỉ ngơi cho phù hợp. Mẹ cần hạn chế lao động quá sức gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và xương khớp, đồng thời cũng không nên nằm một chỗ quá nhiều mà hãy ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, giảm nhức mỏi chân.

Massage toàn thân bằng máy Massage xung điện Omron

So với những cách ở trên, việc massage bằng máy xung điện là phương pháp mới nhất, tiện lợi nhất, có hiệu quả cao và hạn chế nhiều tác dụng không mong muốn. Với khả năng trị liệu, giảm đau nhức cơ xương khớp nhanh chóng, tiện lợi, máy massage xung điện Omron là sản phẩm cần thiết cho những bà mẹ sau sinh cũng như cả gia đình.

Omron Healthcare là thương hiệu chăm sóc sức khỏe Nhật Bản lâu đời, nổi tiếng với nhiều thiết bị chăm sóc y tế tại nhà. Các sản phẩm của Omron được phân phối khắp nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là máy đo huyết áp tự động Omron – thiết bị được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Châu Âu, Việt Nam đánh giá cao và khuyên dùng. Ngoài ra, Omron còn có nhiều sản phẩm chất lượng tốt như các máy đo đường huyết tự động, máy xung điện trị liệu…

Các loại máy massage của Omron tự tin đi đầu trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất – công nghệ Omron Tens. Đây là công nghệ sử dụng dòng điện kích thích dây thần kinh cảm giác, ngăn chặn dẫn truyền xung thần kinh cảm giác đau nhức và kích thích cơ thể tự sản sinh Endorphin giảm đau. Tens giúp giảm đau một cách tự nhiên, hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau nên tránh được ảnh hưởng từ tác dụng phụ của chúng.

Omron cũng luôn chú trọng sự tiện lợi cho người dùng. Các máy massage tự động Omron đều có thiết kế gọn nhẹ, thao tác đơn giản, nhanh gọn. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu, có tuổi thọ cao và an toàn với người sử dụng.

Một số loại máy xung điện trị liệu Omron phổ biến trên thị trường:

  • Máy xung điện trị liệu HV-F013: Omron HV-F013 là một máy điện xung trị liệu bỏ túi giúp giảm đau cơ và khớp với 5 chế độ massage.
  • Máy xung điện trị liệu HV-F021: Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn và trực quan cho phép bạn điều trị các vùng đau cụ thể, mọi lúc mọi nơi.
  • Máy xung điện trị liệu HV-F127: Với 9 chế độ trị liệu tự động và 4 chế độ đặc biệt để lựa chọn, Omron HV-F127 có thể điều chỉnh điều trị đau theo sở thích và các triệu chứng đau của bạn.
  • Máy xung điện trị liệu HV-F128: Thiết bị có tới 12 chế độ trị liệu tự động và 5 chế độ đặc biệt để bạn lựa chọn.
Massage toàn thân bằng máy Massage xung điện Omron 1
Sử dụng máy massage Omron để giảm đau nhức

Tìm hiểu thêm về các sản phẩm máy Massage xung điện Omron tại đây

Video giới thiệu máy xung điện trị liệu HV F127 & HV F128:

Phòng ngừa nhức mỏi chân sau sinh

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ giúp đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé. Bạn không nên ăn kiêng nhằm nhanh chóng giảm cân. Thay vào đó, để dần lấy lại vóc dáng mà vẫn đảm bảo sự phát triển của bé, đồng thời phòng ngừa các triệu chứng xương khớp cho bản thân, bạn hãy ăn uống khoa học kết hợp với các bài tập thế dục nhé.

Ngoài những thực phẩm thông thường, mẹ nên đặc biệt chú trọng bổ sung Canxi và vitamin D nhằm giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa nhức mỏi chân.

Sinh hoạt điều độ

Làm việc quá sức hay ít vận động đều làm tăng nguy cơ nhức mỏi chân sau sinh. Bạn cần cân đối giữa các hoạt động chăm bé, làm việc nhà và nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

Hoạt động thể dục nhẹ nhàng

Hoạt động thể dục nhẹ nhàng 1

Luyện tập thể dục rất tốt cho sức đề kháng và hệ cơ xương khớp. 30 phút mỗi ngày là khoảng thời gian thích hợp mẹ nên giành cho việc tập thể dục thể thao. Trong những tháng đầu sau sinh, bạn có thể thực hiện các bài tập vận động, hít thở nhẹ nhàng để điều hòa cơ thể và thư giãn, sau đó dần quay trở lại với những hoạt động đi bộ, yoga thông thường.

Những biến đổi cơ thể trong quá trình mang thai và chuyển dạ có thể gây nên chứng nhức mỏi chân sau sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người mẹ và làm gián đoạn cuộc sống thường ngày. Để ngăn ngừa và giảm thiểu nhức mỏi chân cũng như các vấn đề xương khớp khác và tận hưởng trọn vẹn niềm vui khi làm mẹ, bạn hãy duy trì chế độ sinh hoạt – dinh dưỡng lành mạnh, kết hợp sử dụng máy Massage xung điện Omron nhé.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3143010/
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/postpartum-joint-pain
  3. https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/sau-sinh-bi-nhuc-moi-toan/?link_type=related_posts
]]>
https://omron-yte.com.vn/31499-nhuc-moi-chan-sau-khi-sinh/feed/ 0
Tai biến mạch máu não – Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị https://omron-yte.com.vn/31296-benh-tai-bien-mach-mau-nao-2/ https://omron-yte.com.vn/31296-benh-tai-bien-mach-mau-nao-2/#respond Fri, 30 Jul 2021 01:49:23 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=31296 Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai trên thế giới, tập trung ở người cao tuổi, nữ giới, người có bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch. Tìm hiểu về tai biến mạch máu não giúp ta nhận biết các dấu hiệu bệnh sớm để kịp thời điều trị, đồng thời có biện pháp phòng ngừa giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Tai biến mạch máu não - Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị 1

Tai biến mạch máu não là bệnh gì?

Tai biến mạch máu não (CVA), còn được biết với tên gọi đột quỵ, là một bệnh lý nguy hiểm xảy ra khi dòng máu đến não của bạn bị ngừng do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu, gây thiếu máu và oxy làm các tế bào não bị chết một cách nhanh chóng.

Tai biến mạch máu não bao gồm thiếu máu cục bộ, tắc mạch, xuất huyết và phình động mạch não. Tất cả các trường hợp tai biến trên đều nguy hiểm và cần cấp cứu hoặc chăm sóc y tế ngay lập tức. Bởi nếu không được điều trị trong một khoảng thời gian nhất định, bệnh có thể dẫn đến những tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não 1
Hai nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não

Có hai nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não, đó là do thiếu máu cục bộ và do xuất huyết.

Do thiếu máu cục bộ

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tai biến mạch máu não. Thiếu máu cục bộ xảy ra khi mạch máu xuất hiện cục máu đông ngăn máu chứa oxy tới não. Cục máu đông có thể hình thành từ nơi khác trong cơ thể, di chuyển và mắc kẹt trong mạch máu não (đột quỵ do tắc mạch) hoặc hình thành ngay trong mạch máu não (đột quỵ do huyết khối).

Do xuất huyết

Khi một mạch máu não bị vỡ hoặc rò rỉ máu, lượng máu tràn ra ngoài sẽ gâp áp lực lớn lên các tế bào não và làm tổn thương chúng. Hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra ở một (vài) mạch máu bất kỳ trong não (xuất huyết não) hoặc ở màng bao quanh não (xuất huyết dưới nhện).

Triệu chứng nhận biết tai biến mạch máu não

Nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời là chìa khóa vàng để điều trị tai biến mạch máu não. Do đó, việc nắm rõ các triệu chứng bệnh là vô cùng quan trọng. Các triệu chứng nhận biết tai biến mạch máu não bao gồm:

Tê liệt cơ mặt, chân tay, tê liệt nửa người

Đây là những dấu hiệu trước khi cơn tai biến diễn ra. Lượng oxy trong máu lên não giảm dần gây tổn thương lên các dây thần kinh cơ, gây yếu cơ, tê liệt cơ mặt, chân tay, thậm chí tê liệt nửa người.

Để nhận biết các dấu hiệu trên, bạn có thể yêu cầu người bệnh cười. Nếu nụ cười bị lõm, hoặc một bên mặt người bệnh xệ xuống, người đó có khả năng gặp tai biến. Bạn cũng có thể yêu cầu người bệnh giơ hai tay hoặc hai chân lên cao, khi thấy một bên tay (chân) thõng xuống thì cần nghĩ ngay tới tai biến mạch máu não.

Mất thăng bằng và phối hợp, có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển

Những tác động của việc thiếu máu và thiếu oxy lên não có thể làm người bệnh bị mất thăng bằng hoặc khó khăn trong việc di chuyển. Nếu người bệnh đột nhiên gặp vấn đề về đi lại, khả năng cao lượng máu lên não họ đang bị giảm đáng kể. Trong trường hợp người bệnh đã gặp khó khăn trong việc di chuyển từ trước, bạn có thể theo dõi mức độ ảnh hưởng đang tăng hay giảm dần để đưa ra nhận định.

Chóng mặt, mờ mắt

Khi thiếu máu lên não, thùy não không được cung cấp oxy sẽ giảm hoạt động, ảnh hưởng đến thị lực. Người bệnh sẽ thấy hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng hoặc nhìn mọi thứ nhòe, mờ dần.

Chóng mặt, mờ mắt là dấu hiệu phổ biến trong những cơn tai biến mạch máu não mà người ngoài khó phát hiện được. Do đó, người bệnh cần chủ động phát hiện và báo cho người nhà hoặc bác sĩ ngay những ảnh hưởng để kịp thời xử lý.

Khó nói hoặc khó hiểu lời người khác nói

Thiếu máu lên não cũng tác động lên trung khu ngôn ngữ ở vỏ não, khiến người bệnh gặp hạn chế trong giao tiếp như nói lắp, nói không rõ chữ, không nói được hoặc không hiểu lời người khác nói, lộn xộn trong tư duy.

Đau đầu bất chợt, có thể kèm buồn nôn, nôn, chóng mặt.

Đau đầu trong cơn tai biến mạch máu não có thể bị nhầm lẫn với những cơn đau đầu do nguyên nhân khác. Tuy nhiên, đau trong tai biến mạch máu não thường kèm cảm giác chóng mặt, buồn nôn, có thể nôn kèm huyết áp tăng cao, thậm chí ngất xỉu.

Người bệnh có thể bị đau tăng dần, đau theo cơn dữ dội. Khi gặp tình trạng này, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức vì nguy cơ xuất huyết não là rất cao.

Nấc cụt, ngáp nhiều

Đây là các triệu chứng tưởng chừng như hết sức bình thường, nhưng khi chúng xuất hiện với tần suất dày đặc, đặc biệt là ở nữ giới, thì bạn nên thận trọng. Những dấu hiệu này báo hiệu một số bất thường của cơ thể, có thể là tình trạng thiếu dinh dưỡng, bệnh xơ vữa động mạch, hoặc sự thiếu oxy lên não.

Tùy vào tình trạng và vị trí tai biến của mỗi người, các triệu chứng có thể khác biệt. Chúng thường xuất hiện đột ngột và nặng dần theo thời gian. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn phát hiện bản thân hoặc ai đó có những dấu hiệu trên.

Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?

Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không? 1
Liệt nửa người là biến chứng thường gặp trong tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những biến chứng thần kinh không hồi phục, thậm chí tử vong.

Tai biến mạch máu não có thế gây ra những ảnh hưởng khác nhau tùy vào trình trạng, vị trí tổn thương và sức khỏe của người bệnh, trong đó phổ biến hơn cả là mất trí nhớ và mất hoặc giảm vận động. Phần cơ thể đối diện với bên não bị tổn thương sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo vị trí xảy ra đột quỵ, các tổn thương bên não trái có thể gây ra các vấn đề về giọng nói và khiến cử chỉ của người bệnh chậm chạp hơn. Các tổn thương bên phải não thường gây ảnh hưởng tới thị lực, đồng thời kích thích các cử chỉ, hành động trở nên nhanh, gấp gáp hơn. Đột quỵ vùng thân não là nguy hiểm nhất, gây tê liệt các bộ phận nhất định là ảnh hưởng nghiêm trọng lên giọng nói.

Nhìn chung, bệnh nhân sau khi trải qua cơn tai biến mạch máu não thường sẽ phải đối mặt với các triệu chứng dưới đây:

  • Yếu cơ, khó khăn trong di chuyển, cầm nắm đồ vật.
  • Đau, tê cứng xương khớp, ngứa ran tay chân.
  • Tầm nhìn giảm, rối loạn cảm giác, xúc giác.
  • Hệ thần kinh tổn thương dẫn đến các hội chứng đau mãn tính, khó phối hợp các chuyển động.
  • Mất ngôn ngữ, khó nuốt, khó ăn uống.
  • Nhận thức giảm sút, mất hoặc suy giảm trí nhớ, kém tập trung.
  • Tổn thương về cảm xúc, đau khổ, lo lắng, sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm…

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn phát hiện ra những bất thường của cơ thể. Và để nhanh chóng nhận biết cơn tai biến mạch máu não, bạn cần ghi nhớ theo từ viết tắt “FAST” như sau:

  • Face: Một bên mặt của người bệnh xệ xuống hơn bên còn lại.
  • Arm: Khi đưa cả 2 tay ra, người bệnh có xu hướng trôi về phía trước.
  • Speech: Người bệnh có thay đổi bất thường về giọng nói.
  • Time: Người bệnh cần được cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên.

Xử trí tai biến mạch máu não

Mỗi loại tai biến mạch máu não có một cách xử trí riêng biệt. Tuy nhiên, nguyên tắc chung để điều trị luôn là kiểm soát chảy máu hoặc khôi phục lưu lượng máu, kết hợp phục hồi chức năng.

Điều trị bằng thuốc

Với tai biến do thiếu máu cục bộ, bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc sau đây:

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin, Ticlid, Plavix): Ngăn cản sự kết tập tiểu cầu, tránh hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Thuốc ngăn huyết khối (Warfarin, Heparin): Giúp tránh tình trạng đông máu, đẩy nhanh lưu thông mạch máu đang tắc nghẽn.
  • Thuốc kiểm soát huyết áp: Kiểm soát tốt huyết áp giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện thêm các biến chứng nặng cũng như phòng ngừa đột quỵ tái phát.
  • Thuốc quản lý mức Cholesterol: Giúp ổn định màng xơ vữa, phục hồi cân bằng, ly giải huyết khối, hạn chế các biến cố mạch vành.
  • Thuốc kiểm soát nhịp tim: Giúp kiểm soát và hạn chế rối loạn nhịp tim, rung nhĩ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật 1
Phẫu thuật tai biến mạch máu não được tiến hành khi cần thiết

Trong một vài trường hợp, các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn hoặc loại bỏ tổn thương động mạch.

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng 1
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não giúp người bệnh trở về cuộc sống bình thường

Sau khi vượt qua cơn đột quỵ, hướng điều trị tiếp theo là cải thiện tối đa các chức năng đã bị tổn thương cho bệnh nhân. Việc phục hồi chức năng có thể thực hiện tại bệnh viện, cơ sở điều dưỡng hoặc tại nhà.

Quá trình phục hồi chức năng có thể bao gồm nhiều liệu pháp kết hợp hoặc đơn lẻ như liệu pháp ngôn ngữ (nói, nuốt), liệu pháp vận động (tay, ngón tay), các liệu pháp vật lý trị liệu (sức cơ, đi lại)… Việc phục hồi chức năng cũng bao gồm cả chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa một cơn đột quỵ khác có thể xảy đến.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Ngăn chặn các yếu tố có nguy cơ gây bệnh

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, trong đó điển hình là bệnh tiểu đường, rung nhĩ và cao huyết áp. Ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây bệnh là giải pháp quan trọng giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não. Dưới đây là một số gợi ý về các cách làm giảm yếu tố nguy cơ.

Duy trì huyết áp ở mức bình thường

Huyết áp có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề về tim mạch. Bạn có thể duy trì huyết áp ở mức bình thường, hoặc ở ngưỡng kiểm soát được bằng cách thường xuyên theo dõi huyết áp, giảm lượng muối tiêu thụ, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và thể dục thể thao.

Hạn chế lượng chất béo bão hòa và Cholesterol nạp vào cơ thể

Việc hạn chế chất béo bão hòa và Cholesterol giúp làm giảm xơ vữa động mạch. Bạn có thể cải thiện chế độ ăn uống, cắt giảm các chất béo bão hòa hoặc sử dụng một số loại thuốc nhóm Statin, thuốc hạ Cholesterol để phòng bệnh.

Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

Các chất kích thích có ảnh hưởng xấu đến cơ thể, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não và nhiều biến cố tim mạch, hô hấp, tiêu hóa khác. Do đó, bạn nên ngừng (không) sử dụng các chất kích thích, bao gồm thuốc lá, rượu, bia hoặc hạn chế chúng đến mức tối thiểu.

Duy trì cân nặng phù hợp

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Nguy cơ này càng tăng khi kết hợp với các bệnh nến như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường. Cách duy trì cân nặng hợp lý là đảm bảo chế độ dinh dưỡng, thể dục thể thao và sinh hoạt khoa học.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng rất quan trọng với cơ thể, việc lựa chọn các thực phẩm lành mạnh có thể góp phần ngăn ngừa tai biến mạch máu não, duy trì cân nặng lý tưởng và cải thiện sức khỏe.

Cholesterol cao và huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, bạn nên ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, giàu Cholesterol. Bạn cũng nên ăn nhạt, hạn chế lượng muối ăn hàng ngày để điều hòa huyết áp.

Duy trì lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh 1
Lối sống lành mạnh luôn đi kèm với việc thường xuyên tập thể dục

80% trường hợp tai biến mạch máu não tại Hoa Kỳ có thể phòng ngừa được thông qua duy trì lối sống lành mạnh. Lối sống lành mạnh được thể hiện qua việc không hút thuốc, hạn chế rượu, có chế độ ăn khoa học và thường xuyên hoạt động thể chất.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý đường hô hấp. Bạn không nên hút thuốc. Nếu bạn có thói quen hút thuốc hoặc nghiện thuốc, hãy tham khảo bác sĩ những cách bỏ thuốc lá hiệu quả, hoặc cố gắng hạn chế tối thiểu lượng thuốc và không hút thuốc nơi công cộng.

Rượu vừa là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, vừa là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Lạm dụng rượu bia còn có thể gây ra những rối loạn cảm xúc, các bệnh viêm gan, xơ gan… Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC)(1), đàn ông chỉ nên uống tối đa 2 ly rượu mỗi ngày và phụ nữ chỉ nên uống 1 ly.

Các hoạt động thể chất có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa tai biến mạch máu não, thông qua việc giúp duy trì cân nặng, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp. CDC(2) khuyến nghị người lớn nên giành khoảng 2 tiếng rưỡi mỗi tuần để thực hiện những hoạt động có cường độ vừa phải như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu… Với trẻ em và thanh thiếu niên, tần suất hoạt động nên vào khoảng 1 giờ mỗi ngày.

Lưu lại và theo dõi tình hình sức khỏe với Omron connected healthcare

Việc ghi chép lại lối sống và sự thay đổi hàng ngày của cơ thể có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não cũng như bảo vệ sức khỏe của bạn. Giờ đây, bạn có thể dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân với ứng dụng Omron Connected Healthcare.

Với chức năng đồng bộ hóa qua Bluetooth không dây tiện lợi và nhanh chóng, thiết bị y tế Omron Connected giúp bạn có thể upload, lưu trữ và xem xét những dữ liệu sức khỏe của mình. Theo dõi huyết áp, cân nặng và các thành phần cơ thể của bạn chỉ với một cú nhấp chuột!

** Video giới thiệu Omron Connected Healthcare

Tai biến mạch máu não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề và có thể dẫn đến tử vong. Hãy chủ động thực hiện lối sống lành mạnh để phòng bệnh, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và những thân yêu.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/cerebrovascular-accident
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/184601#causes
  3. https://www.cdc.gov/stroke/types_of_stroke.htm
  4. https://www.medicinenet.com/cerebrovascular_accident/definition.htm
]]>
https://omron-yte.com.vn/31296-benh-tai-bien-mach-mau-nao-2/feed/ 0
Tìm hiểu về các loại máy đo huyết áp điện tử tốt nhất hiện nay https://omron-yte.com.vn/30918-may-do-huyet-ap-dien-tu/ https://omron-yte.com.vn/30918-may-do-huyet-ap-dien-tu/#respond Wed, 21 Jul 2021 02:25:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=30918 Trong bối cảnh các vấn đề về tim mạch đang ngày càng trở nên phổ biến, việc theo dõi huyết áp đều đặn là vô cùng cần thiết. Thay vì phải thường xuyên lui tới các cơ sở y tế, hoặc chật vật với thiết bị đo huyết áp cơ học, chúng ta có thể sử dụng một thiết bị khác đơn giản và nhanh gọn hơn. Đó chính là máy đo huyết áp điện tử.

Tìm hiểu về các loại máy đo huyết áp điện tử tốt nhất hiện nay 1

Máy đo huyết áp điện tử là gì? Cấu tạo máy đo huyết áp điện tử bắp tay

Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị đo huyết áp sử dụng các phép đo dao động và tính toán điện tử. Các sản phẩm này thường dễ sử dụng, hoạt động tốt trong những môi trường ồn ào – vấn đề hạn chế của các thiết bị đo huyết áp bằng tay truyền thống.

Trong các loại máy đo huyết áp điện tử hiện nay, phổ biến và có độ chính xác cao hơn cả là máy đo huyết áp điện tử bắp tay. Thiết bị này có cấu tạo gồm một vòng bít – tương tự như máy đo huyết áp cơ học, và một màn hình hiển thị. Vòng bít chứa một cảm biến phát hiện lưu lượng máu, dùng để đo các chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình. Tất cả các kết quả đo (chỉ số huyết áp) và tính toán (nhịp tim) đều được hiển thị trên màn hình.

Máy đo huyết áp điện tử là gì? Cấu tạo máy đo huyết áp điện tử bắp tay 1
Cấu tạo máy đo huyết áp điện tử

Máy đo huyết áp điện tử có tốt không? Có chính xác không?

So với phương pháp đo huyết áp truyền thống yêu cầu kiến thức và kỹ năng nhất định, rõ ràng việc sử dụng máy đo huyết áp điện tử đơn giản và tiện lợi hơn hẳn. Chỉ sau 5 – 7 phút với những thao tác dễ dàng, bạn đã có được đầy đủ các chỉ số huyết áp cần theo dõi, đồng thời xác định được đây là mức cao hay thấp so với trung bình. Máy đo huyết áp điện tử thích hợp sử dụng cho nhiều đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi trí nhớ kém và dân văn phòng bận rộn.

Các máy đo huyết áp điện tử đạt chuẩn đều có xác nhận về mặt y tế, tức là phải đảm bảo độ chính xác, được hiệu chuẩn phù hợp với nhu cầu đo huyết áp cá nhân tại nhà của người sử dụng.

Để xác nhận xem máy đo huyết áp điện tử của bạn có đạt chuẩn không, bạn nên tìm một số thông tin xác nhận trên bao bì như medically validated, clinically validated, hay FDA cleared… Cẩn thận hơn, bạn có thể đem máy tới các cơ sở y tế để so sánh với kết quả đo của bác sĩ. Một máy đo huyết áp điện tử đủ điều kiện sử dụng tại nhà thường có chỉ số huyết áp tâm thu chênh lệch không quá 10 điểm so với chỉ số đo bởi bác sĩ.

Ai nên sử dụng máy đo huyết áp điện tử?

Nhằm đảm bảo sức khỏe ổn định, mọi người đều nên định kỳ kiểm tra huyết áp. Đặc biệt, một số đối tượng sau đây được khuyến nghị sử dụng máy đo huyết áp điện tử để kiểm tra huyết áp một cách thường xuyên.

  • Người cao tuổi (nam > 60 tuổi, nữ > 55 tuổi).
  • Người có tiền sử các bệnh lý tim mạch.
  • Dân văn phòng kém hoạt động, có nhiều yếu tố nguy cơ.
  • Người đang điều trị cao huyết áp, huyết áp thấp, bệnh mạch vành…
  • Phụ nữ có thai, có tiền sử tăng huyết áp thai kỳ.
Ai nên sử dụng máy đo huyết áp điện tử? 1
Người cao tuổi cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên

Hướng dẫn sử dụng Máy đo huyết áp điện tử Omron

Các máy đo huyết áp điện tử nói chung và máy đo huyết áp điện tử Omron nói riêng đều có cách dùng rất đơn giản. Mời bạn tham khảo hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron ngay dưới đây nhé.

👉 Tư thế:

  • Ngồi thẳng lưng, 2 chân song song, bàn chân đặt trên sàn.
  • Tư thế thoải mái, không mặc đồ bó, cởi áo ngoài để lộ bắp tay nếu cần.
  • Đặt bắp tay ngang với tim.

👉 Tiến hành đo:

  • Bước 1: Xắn vạt áo hoặc cởi áo ở cánh tay cần đo, lồng tay vào vòng bít, mép cuối vòng bít cách khủy tay 1 – 2 cm.
  • Bước 2: Dán miếng dính cố định vòng bít.
  • Bước 3: Ấn nút start, chờ máy đo.
  • Bước 4: Đọc kết quả.

👉 Đọc kết quả:

Có 3 thông số ta có thể đọc được ngay trên màn hình hiển thị. Đó là chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim.

Ở màn hình hiển thị, chỉ số huyết áp tâm thu thường được ghi phía trên cùng, ký hiệu SYS. Huyết áp tâm trương hiện ngay bên dưới, ký hiệu DIA. Cuối cùng là thông số nhịp tim, ký hiệu PULSE.

Hướng dẫn sử dụng Máy đo huyết áp điện tử Omron 1
Cách đọc kết quả đo huyết áp

👉 Phân loại huyết áp:

Có nhiều ngưỡng tăng huyết áp khác nhau. Dựa vào trị số huyết áp sau khi đo, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (2003) đã phân loại tăng huyết áp thành các cấp độ như ảnh dưới đây.

Hướng dẫn sử dụng Máy đo huyết áp điện tử Omron 2
Bảng phân loại cao huyết áp theo Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ (2003)

Để kết luận một người có bị tăng huyết áp hay không, người ta cần theo dõi các chỉ số huyết áp thường xuyên trong một thời gian nhất định. Các yếu tố như tinh thần căng thẳng, lo âu, ảnh hưởng của thuốc giãn mạch, triệu chứng tiêu chảy, đổ mồ hôi có thể tác động tới huyết áp.

Lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp điện tử

Để đảm bảo độ chính xác cao, trong khi đo huyết áp bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tránh đo huyết áp khi căng thẳng, khi vừa ăn uống, tập thể dục xong. Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo.
  • Ngồi đúng tư thế, hạn chế cử động người và nói chuyện trong khi đo.
  • Thời gian giữa các lần đo huyết áp không nên quá sát nhau. Tốt nhất bạn nên đo vào một thời điểm cố định hàng ngày.
  • Lưu lại kết quả đo để dễ theo dõi và so sánh.

Máy đo huyết áp điện tử giá bao nhiêu?

Tùy vào hãng sản xuất, chất lượng và tính năng mà các máy đo huyết áp điện tử có mức giá khác nhau. Một số loại chỉ có giá từ 500.000 đến 700.000 VNĐ, một số loại có giá thành lên tới vài triệu đồng.

Trong thị trường máy đo huyết áp, Omron là thương hiệu nổi tiếng với chất lượng hàng đầu. Các sản phẩm của hãng có giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng từ bình dân đến cao cấp. Bạn có thể tham khảo phần dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về một số sản phẩm máy đo huyết áp điện tử Omron phổ biến nhất.

Top máy đo huyết áp điện tử Omron tốt nhất hiện nay

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động HEM-8712

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động HEM-8712 1
Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động Omron HEM-8712

Máy đo huyết áp bắp tay tự động HEM-8712 là một trong những máy đo huyết áp điện tử đời mới nhất của Omron. Sản phẩm được áp dụng công nghệ IntelliSense tiên tiến, tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng.

👉 Một số tính năng chính:

  • Đèn hướng dẫn quấn vòng bít.
  • Báo cử động người khi đo.
  • Chỉ báo tăng huyết áp.
  • Công nghệ IntelliSense tiên tiến, thuận tiện và tăng độ chính xác.
  • Lưu trữ dữ liệu lần đo cuối.

👉 Ưu điểm:

  • Tự động hoàn toàn.
  • Mức bơm hơi tự phù hợp với từng người sử dụng.
  • Quá trình đo nhanh chóng nhờ van xả hơi nhanh.

👉 Giá thành: 890.000 VNĐ

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động Omron HEM-7121

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động Omron HEM-7121 1
Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động HEM-7121

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Hem-7121 là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Omron. Thiết bị có bộ nhớ khá lớn kèm khả năng phát hiện nhịp tim bất thường.

👉 Một số tính năng chính:

  • Đèn hướng dẫn quấn vòng bít.
  • Báo cử động người khi đo.
  • Chỉ báo tăng huyết áp.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Công nghệ IntelliSense tiên tiến.
  • Lưu trữ 30 dữ liệu đo trong bộ nhớ.

👉 Ưu điểm:

  • Thiết kế nhỏ gọn.
  • Bộ nhớ dung lượng lớn.

👉 Giá thành: 1.120.000 VNĐ

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Omron Hem-7120

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Omron Hem-7120 1
Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Omron Hem-7120

Máy đo huyết áp bắp tay Omron Hem-7120 là sự lựa chọn cân bằng giữa giá cả và các tính năng, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

👉 Một số tính năng chính:

  • Báo cử động người khi đo.
  • Chỉ báo tăng huyết áp.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Công nghệ IntelliSense tiên tiến.
  • Lưu trữ dữ liệu lần đo cuối.

👉 Ưu điểm:

  • Màn hình hiển thị lớn, dễ đọc, phù hợp với người cao tuổi.
  • Kích thước nhỏ gọn, thao tác đơn giản.

👉 Giá thành: 910.000 VNĐ.

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động Omron HEM-7156

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động Omron HEM-7156 1
Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động Omron HEM-7156

Thiết bị đo huyết áp bắp tay Hem-7156 của Omron được trang bị vòng bít Vòng bít IntelliWrap ™ 360° đảm bảo độ chính xác cho các kết quả đo.

👉 Một số tính năng chính:

  • Vòng bít IntelliWrap ™ 360°.
  • Đèn hướng dẫn quấn vòng bít.
  • Báo cử động người trong khi đo.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Chỉ báo tăng huyết áp.
  • Công nghệ IntelliSense tiên tiến.
  • Chỉ số trung bình của 3 lần đo cuối cùng trong vòng 10 phút.
  • Lưu trữ 60 dữ liệu đo trong bộ nhớ.

👉 Ưu điểm:

  • Chất liệu cao cấp, bền đẹp.
  • Độ chính xác cao, có chức năng phát hiện AFIB giúp cảnh báo nguy cơ đột quỵ.

👉 Giá thành: 1.450.000 VNĐ

Máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600

Máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600 1
Máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600

Máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600 được sản xuất tại Nhật Bản, giúp bạn thực hiện công việc đo huyết áp một cách thật dễ dàng và thoải mái.

👉 Một số tính năng chính:

  • Đèn hướng dẫn quấn vòng bít.
  • Báo cử động người trong khi đo.
  • Cột báo mức huyết áp.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Công nghệ IntelliSense tiên tiến.
  • Lưu trữ 90 dữ liệu đo trong bộ nhớ theo ngày và thời gian.
  • Chỉ số trung bình của 3 lần đo cuối cùng trong vòng 10 phút.
  • Chế độ khách.

👉 Ưu điểm:

  • Thiết kế nhỏ gọn.
  • Bộ nhớ lớn.
  • Công nghệ hiện đại.

👉 Giá thành: 1.980.000 VNĐ.

Máy Đo Huyết Áp Điện Tử Bắp Tay Smart Elite+ HEM-7600T

Máy Đo Huyết Áp Điện Tử Bắp Tay Smart Elite+ HEM-7600T 1
Máy Đo Huyết Áp Điện Tử Bắp Tay Smart Elite+ HEM-7600T

Nếu bạn cần một thiết bị đo huyết áp tự động thuận tiện cho việc di chuyển, hãy thử sử dụng sản phẩm máy đo huyết áp bắp tay Smart Elite+ HEM-7600T.

👉 Một số tính năng chính:

  • Vòng bít Intelli Wrap Cuff: Vòng bít thuận tiện khi quấn, đảm bảo chính xác bất kể vị trí.
  • Đèn hướng dẫn quấn vòng bít.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Công nghệ IntelliSense tiên tiến.
  • Phát hiện chuyển động bất thường của cơ thể.

👉 Ưu điểm:

  • Thao tác đơn giản 1 chạm.
  • Bộ nhớ lớn.
  • Thiết kế không săm mới lạ, gọn nhẹ.

👉 Giá thành: 3.250.000 VNĐ.

**Video giới thiệu máy đo huyết áp điện tử bắp tay Smart Elite+ HEM-7600T

Mua máy đo huyết áp điện tử Omron chính hãng

Omron là thương hiệu thiết bị Y tế Nhật Bản, có độ nổi tiếng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Omron đã có hệ thống phân phối chính hãng từ các bệnh viện, phòng khám đến các chuỗi nhà thuốc, cơ sở bán lẻ và cả các trang thương mại điện tử.

Để mua được sản phẩm máy đo huyết áp điện tử của thương hiệu Omron chính hãng với giá thành phải chăng, bạn có thể tham khảo tại đây.

Với độ chính xác cao, cách sử dụng nhanh gọn, đơn giản, máy đo huyết áp điện tử là sự lựa chọn hàng đầu cho việc tự theo dõi huyết áp tại nhà. Hy vọng sau khi đọc bài viết trên, bạn đã có thể tìm được sản phẩm phù hợp với bản thân và gia đình. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy gửi cho chúng tôi ở phần Bạn cần chúng tôi tư vấn nhé.

Nguồn tham khảo:

  1. https://en.wikipedia.org/wiki/Sphygmomanometer
  2. https://medlineplus.gov/ency/article/007482.htm
  3. https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension
  4. https://www.omronhealthcare-ap.com/vn/category/8-blood-pressure-monitor
]]>
https://omron-yte.com.vn/30918-may-do-huyet-ap-dien-tu/feed/ 0
Hướng dẫn cách đo huyết áp chuẩn xác nhất tại nhà https://omron-yte.com.vn/708-tu-the-do-huyet-ap-dung/ Sat, 06 Apr 2013 04:00:05 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=708 Trong bối cảnh căn bệnh cao huyết áp đang ngày càng trở nên phổ biến, việc kiểm soát và theo dõi huyết áp tại nhà là thực sự cần thiết. Bài viết dưới đây hướng dẫn cho bạn cách đo huyết áp chính xác nhất với sự trợ giúp của các thiết bị đo huyết áp điện tử.

Hướng dẫn cách đo huyết áp chuẩn xác nhất tại nhà 1

Lợi ích của việc đo huyết áp thường xuyên

Việc đo huyết áp thường xuyên có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cao huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo(1): Những người có vấn đề về huyết áp nên theo dõi huyết áp của mình tại nhà.

Bằng cách theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà, bạn có thể ghi nhận các chỉ số huyết áp trong môi trường quen thuộc, phát hiện những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Cụ thể, 10 phút đo huyết áp mỗi ngày sẽ đem lại những lợi ích sau đây:

  • Giúp phát hiện sớm những bất thường trong chỉ số huyết áp, từ đó kịp thời chẩn đoán bệnh.
  • Giúp theo dõi sự biến đổi của huyết áp trong quá trình điều trị.
  • Khuyến khích tinh thần trách nhiệm, tạo động lực cải thiện các chỉ số huyết áp.
  • Giảm chi phí đến phòng khám theo dõi huyết áp định kỳ.
  • Kiểm tra sự chênh lệch giữa chỉ số huyết áp hàng ngày và chỉ số tại phòng khám.

Tại sao cần đo huyết áp đúng?

Bất kỳ hoạt động kiểm tra sức khỏe nào cũng đều cần kết quả chính xác. Việc đo huyết áp đúng giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay đột quỵ.

Đo huyết áp sai cách sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả. Các chỉ số huyết áp thấp hơn thực tế có thể tạo cảm giác an toàn sai về sức khỏe, dẫn đến việc chủ quan không điều trị kịp thời. Ngược lại, kết quả đo huyết áp cao hơn thực tế dễ gây nên những lầm tưởng hoặc sử dụng thuốc sai thời điểm.

Thời điểm nào đo huyết áp tốt nhất?

Thời điểm nào đo huyết áp tốt nhất? 1
Thời điểm đo huyết áp tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Thời gian đo huyết áp phù hợp của mỗi người là khác nhau. Nói chung, huyết áp thấp nhất khi bạn thức dậy buổi sáng và cao hơn khi bạn thực hiện các hoạt động thể lực hàng ngày.

Thời điểm đo huyết áp phù hợp nên đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Không bị gián đoạn bởi các hoạt động khác.
  • Không nên đo ngay khi thức dậy, sau bữa ăn sáng.
  • Có thể tuân thủ theo hàng ngày.

Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Cần chuẩn bị gì trước khi đo huyết áp?

Để có kết quả đo huyết áp chính xác, trước khi đo bạn nên chú ý những điều sau:

  • Không ăn uống, tránh xa cafein, rượu và thuốc lá trong 30 phút trước khi đo huyết áp.
  • Việc tập thể dục hay tình trạng căng thẳng có thể làm tăng huyết áp. Bạn không nên tập thể dục trong ít nhất nửa tiếng trước khi đo huyết áp và nên hạn chế đo khi căng thẳng.
  • Tốt nhất bạn nên làm trống bàng quang trước khi đo.
  • Tìm nơi yên tĩnh, ngồi lên ghế có tựa lưng, thoải mái, thư giãn 5 phút trước khi đo.
  • Hít thở sâu vài lần và đặt vòng bít ngang tầm với tim theo đúng hướng dẫn.
  • Không nói chuyện hay cử động người trong khi đo huyết áp.
  • Chú ý kiểm tra độ chính xác của thiết bị.
  • Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 phút. Nếu giá trị giữa 2 lần chênh nhau quá 10mmHg, thì cần đo lại thêm vài lần với thời gian nghỉ lâu hơn. Lấy giá trị trung bình của 2 lần đo cuối làm kết quả.
  • Không nên đo huyết áp liên tục trong thời gian ngắn. Thời gian giữa các lần đo tùy thuộc vào nhu cầu cũng như đặc tính sinh lý của từng người.
  • Nên đo huyết áp vào một thời điểm cố định trong ngày và có cách lưu lại các kết quả huyết áp để theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng huyết áp của bản thân.

Hướng dẫn cách đo huyết áp đúng

Cách đo huyết áp bắp tay

  • Quấn vòng bít vào cánh tay, đảm bảo khoảng cách từ mép vòng bít đến khuỷu tay là khoảng 1 – 2 cm.
  • Ngồi đo với tư thế thoải mái, thẳng lưng.
  • Gập tay kiểm tra xem vòng bít đã quấn đúng và thoải mái chưa.
  • Bật máy, chờ, đọc kết quả.
  • Tắt máy.

Lưu ý: Đèn màu xanh sáng biểu thị vòng bít được quấn đúng.

Video hướng dẫn cách đo huyết áp bắp tay:

Cách đo huyết áp cổ tay

  • Lồng vòng bít vào cổ tay, giữ khoảng cách 1 ngón tay giữa vòng bít và cổ tay.
  • Đặt cổ tay ở vị trí ngang tim.
  • Ngồi thoải mái, thẳng lưng.
  • Bật máy, chờ, đọc kết quả.
  • Tắt máy.

Lưu ý: Tín hiệu OK xuất hiện khi vòng bít không bị quấn lỏng.

Video hướng dẫn cách đo huyết áp cổ tay:

Một số lưu ý quan trọng khi đo huyết áp tại nhà

Tư thế đo huyết áp chuẩn

Tư thế đo huyết áp chuẩn 1
Tư thế đo huyết áp đúng

Các tư thế đo đúng:

  • Ngồi ngay ngắn trên ghế có tựa lưng.
  • Đặt hai chân trên mặt đất, không bắt chéo chân.
  • Tựa cánh tay của bạn với vòng bít lên bàn cao ngang ngực, duỗi thẳng tay.
  • Ngoài tư thế ngồi, bạn cũng có thể đo huyết áp ở các tư thế nằm, đứng. Người cao tuổi hoặc bệnh nhân đái tháo đường nên được đo huyết áp ở cả thế đứng để xác định có hay không tình trạng hạ huyết áp tư thế.

Các tư thế đo sai:

  • Còng lưng, gập người về phía trước.
  • Ngồi vắt chân.
  • Ngồi trên ghế quá cao hoặc quá thấp so với bàn.

Cách quấn vòng bít

Cách quấn vòng bít 1
Quấn vòng bít đúng cách giúp bạn thoải mái khi đo và có kết quả chính xác

Cách quấn vòng bít bắp tay:

  • Đặt tay (trái) xuyên qua ống vòng bít, mép cuối vòng bít cách phía trên khuỷu tay khoảng 1 – 2 cm.
  • Kéo vòng bít để hai mép vòng bít vừa khít quanh tay bạn.
  • Khi vòng bít đã đúng vị trí, ấn miếng dính để cố định vòng bít.
  • Thư giãn cánh tay và lật ngửa lòng bàn tay lên trên.
  • Đảm bảo ống dẫn khí vòng bít không bị xoắn lại hoặc thắt nút.

Yêu cầu khi quấn vòng bít:

  • Quấn vòng bít vừa tay, không quá lỏng cũng không quá chặt.
  • Đảm bảo phần đáy vòng bít được đặt ngay trên chỗ cong khủy tay (với máy đo huyết áp bắp tay)
  • Đặt vòng bít lên da trần, không đè lên quần áo. Bạn có thể xắn tay áo lên (nếu tay áo rộng) hoặc luồn cánh tay ra khỏi ống tay áo.
  • Chú ý biểu tượng báo hiệu vòng bít đã quấn đúng trên máy đo huyết áp.

Cách lấy chỉ số

Cách lấy chỉ số 1
Cách lấy các chỉ số huyết áp

Sau khi đo huyết áp, trên màn hình máy sẽ hiện 3 chỉ số. Chỉ số huyết áp tâm thu thường được ghi trên cùng, ký hiệu SYS. Chỉ số huyết áp tâm trương ghi ngay dưới, ký hiệu DIA. Cuối cùng là chỉ số nhịp tim, ký hiệu PULSE. Trong hình minh họa, kết quả huyết áp là 118/78.

Máy đo huyết áp omron – theo dõi huyết áp chuẩn tại nhà

Máy đo huyết áp omron - theo dõi huyết áp chuẩn tại nhà 1
Máy đo huyết áp Omron nổi tiếng bởi độ chính xác cao và chất lượng tốt

Omron Healthcare là thương hiệu Nhật Bản đã có nhiều năm kin nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Hãng nổi tiếng với những thiết bị kiểm tra sức khỏe hàng đầu với chất lượng được đánh giá cao bởi Hiệp hội Y khoa quốc tế. Các sản phẩm của Omron đều được ứng dụng cảm biến sinh học thông minh với độ chính xác cao, được phân phối rộng rãi khắp các quốc gia Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và cả Việt Nam.

Máy đo huyết áp tự động là dòng sản phẩm phổ biến nhất của Omron tại Việt Nam. Dòng sản phẩm này đã và đang được lựa chọn sử dụng xuyên suốt trong chương trình phòng chống tăng huyết áp quốc gia. Với ưu điểm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, giá thành phải chăng, đem lại kết quả chính xác, các thiết bị đo huyết áp Omron được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.

Máy đo huyết áp Omron được trang bị vòng bít 360o và đèn báo hiệu vô cùng tiện lợi cũng như đảm bảo độ chính xác. Với một số sản phẩm thế hệ mới nhất, bạn thậm chí có thể đo huyết áp mọi lúc, mọi nơi, ở mọi tư thế mà không cần lo lắng làm sai lệch kết quả.

Dưới đây là những loại máy đo huyết áp Omron đang được ưa chuộng trên thị trường:

  • Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động HEM-8712
  • Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động Omron HEM-7121
  • Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Omron Hem-7120
  • Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động Omron HEM-7156
  • Máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600
  • Máy Đo Huyết Áp Điện Tử Bắp Tay Smart Elite+ HEM-7600T

Tìm hiểu về các thiết bị đo huyết áp tự động của Omron tại đây!

Việc áp dụng cách đo huyết áp đúng là vô cùng cần thiết để có được kết quả chính xác. Bạn hãy kết hợp việc đo huyết áp đúng cách và theo dõi huyết áp thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu nhé.

Nguồn tham khảo:

1.https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/understanding-blood-pressure-readings/monitoring-your-blood-pressure-at-home

2.https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertension-home-monitoring

]]>
Tăng xông máu – căn bệnh nguy hiểm đáng báo động https://omron-yte.com.vn/2452-tang-xong-mau-va-che-do-an-phu-hop/ Fri, 13 Aug 2010 08:20:22 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=2452 Tăng xông máu là tình trạng bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ mắc đáng báo động, chủ yếu ở người cao tuổi và có xu hướng tăng ở người trưởng thành. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn những thông tin về tăng xông – các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa.

Tăng xông máu - căn bệnh nguy hiểm đáng báo động 1

Tăng xông máu là bệnh gì?

Tăng xông máu là tên gọi khác của cao huyết áp, căn bệnh xảy ra khi áp lực máu lên thành mạch (huyết áp) của bạn đủ cao để gây ra các vấn đề sức khỏe.

Tăng xông khá phổ biến và thường phát triển trong vài năm. Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong khi căn bệnh này âm thầm gây tổn thương lên mạch máu và một số cơ quan như não, tim, mắt, thận. Lâu dài, việc tăng áp lực máu lên thành mạch có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.

Các nguyên nhân tăng xông

Theo nguyên nhân, tăng xông được chia làm 2 loại nguyên phát và thứ phát.

Tăng xông nguyên phát

Tăng xông nguyên phát, hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thiết yếu, là loại tăng xông diễn biến dần theo thời gian nhưng không xác định rõ nguyên nhân. Một số yếu tố được cho là có thể mang vai trò nhất định trong việc huyết áp từ từ tăng lên. Các yếu tố đó là:

  • Di truyền: Khi gia đình bạn có tiền sử tăng xông, bạn sẽ có nguy cơ bị tăng xông cao hơn những người bình thường khác.
  • Sự thay đổi về thể chất: Sự thay đổi bất thường và đột ngột các cơ quan, ví dụ như suy giảm chức năng thận, có thể làm đảo lộn trật tự cân bằng tự nhiên trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề, trong đó có tăng xông.
  • Môi trường: Lối sống không lành mạnh có thể gây tác động xấu cho cơ thể của bạn. Chế độ ăn uống kém khoa học sẽ dẫn đến các vấn đề về cân nặng như thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ tăng xông.

Tăng xông thứ phát

Tăng xông thứ phát có tốc độ diễn biến nhanh và mức độ trầm trọng hơn tăng xông nguyên phát. Tăng xông thứ phát có thể do các nguyên nhân sau:

  • Các bệnh lý về thận.
  • Vấn đề với tuyến giáp, tuyến thượng thận, một số khối u nội tiết.
  • Triệu chứng khó thở khi ngủ.
  • Các dị tật tim bẩm sinh.
  • Các tác dụng phụ, tương tác thuốc.
  • Sử dụng ma túy, lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tăng xông

Tăng xông có nhiều yếu tố nguy cơ. Dưới đây là một số yếu tố điển hình:

  • Tuổi tác, giới tính: Tăng xông phổ biến ở tuổi 65 trở đi, nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Không hoạt động thể chất, kém vận động.
  • Hút thuốc lá, lạm dụng rượu.
  • Ăn mặn, ít Kali.
  • Căng thẳng, stress.
  • Bệnh mãn tính.
  • Mang thai (tăng xông thai kỳ).
Mặc dù đối tượng chính của bệnh tăng xông là người trưởng thành, nhưng trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ở trẻ em chủ yếu là vấn đề về tim, thận, lối sống – chế độ ăn uống kém khoa học.

Triệu chứng khi bị tăng xông

Triệu chứng khi bị tăng xông 1
Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu là những triệu chứng thường gặp của tăng xông

Tăng xông là một tình trạng bệnh lý diễn ra âm thầm. Người bệnh có thể sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm trước bệnh thực sự trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng của tăng xông giai đoạn nặng hơn cũng rất dễ nhầm với triệu chứng của các bệnh khác.

Một số dấu hiệu của tăng xông bao gồm:

  • Đau đầu, đau tức ngực.
  • Khó thở, chóng mặt, mờ mắt, tầm nhìn thay đổi.
  • Đỏ bừng mặt.
  • Chảy máu cam.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.

Khi các dấu hiệu trên xuất hiện, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức. Bởi những triệu chứng này báo hiệu tình trạng của bạn đang trở nặng, và có thể gây tử vong.

Với tăng xông ở giai đoạn đầu, giai đoạn âm thầm, cách tốt nhất để nhận biết là đo huyết áp thường xuyên. Bạn có thể đặt lịch theo dõi huyết áp định kỳ tại các cơ sở y tế hoặc tự theo dõi huyết áp tại nhà.

Bệnh tăng xông có nguy hiểm không?

Tăng xông là một căn bệnh nguy hiểm. Tình trạng tăng xông càng kéo dài, huyết áp càng cao thì các biến chứng có thể xảy ra càng nghiêm trọng. Tăng xông không kiểm soát có thể dẫn đến các rủi ro sau:

  • Đau tim hoặc đột quỵ: Tăng xông có thể gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
  • Phình động mạch: Động mạch phình bị vỡ có thể gây tử vong.
  • Suy tim: Tăng xông khiến tim phải làm việc nhiều hơn để chống lại áp lực trong lòng mạch. Lâu dần, thành cơ tim dày lên, gây khó khăn trong việc bơm máu đáp ứng nhu cầu cơ thể, cuối cùng dẫn đến suy tim.
  • Ảnh hưởng lên thận và thị lực: Các mạch máu trong thận bị suy yếu và thu hẹp. Các mạch máu trong mắt có thể dày lên, hẹp đi hoặc rách.
  • Hội chứng chuyển hóa: Các rối loạn chuyển hóa liên quan tới Cholesterol, Insulin có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
  • Rối loạn trí nhớ, hiểu biết, mất trí nhớ.

Cách điều trị bệnh tăng xông

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc 1
Một số loại thuốc điều trị tăng xông như thuốc chẹn Beta giao cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển…

Dùng thuốc là biện pháp điều trị tăng xông phổ biến và hiệu quả nhất. Các loại thuốc được sử dụng gồm có:

  • Thuốc chẹn Beta giao cảm: Thuốc ức chế thụ thể Beta – adrenergic làm tim đập chậm và ít lực hơn, giúp giảm lượng máu qua các động mạch nên giảm huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu giúp tăng thải trừ Natri ra khỏi cơ thể, kéo theo các chất lỏng bổ sung trong máu, giúp giảm áp lực lên động mạch, hạ huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACEI): Các ACEI ngăn cơ thể sản xuất Angiotensin – chất hóa học làm thành mạch thắt và thu hẹp lại, giúp giãn mạch, giảm huyết áp.
  • Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ARB): ARB ngăn cản Angiotensin liên kết với các thụ thể, ngăn chặn tác động làm co thắt thành mạch, giúp giãn mạch và hạ áp.
  • Thuốc chẹn kênh Canxi: Thuốc ngăn một phần Canxi đi vào cơ tim, khiến tim đập chậm và huyết áp thấp hơn.
  • Thuốc chủ vận Alpha – 2: Thuốc kích thích thụ thể Alpha 2 – adrenergic làm giãn mạch, hạ huyết áp.

Điều trị không dùng thuốc

Thay đổi lối sống lành mạnh giúp bạn kiểm soát được những yếu tố gây tăng xông. Hãy tham khảo một số biện pháp điều trị không dùng thuốc sau đây nhé.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Điều trị không dùng thuốc 1
Tăng cường sử dụng thực phẩm tốt cho tim mạch giúp điều trị tăng xông

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng Na, K và Cholesterol trong máu, từ đó giúp kiểm soát huyết áp và hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, đau tim.

Để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cần cân đối lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Bạn cũng nên tập trung sử dụng các loại thực phẩm được đánh giá là có lợi cho sức khỏe và hệ tim mạch, bao gồm trái cây, rau, các loại ngũ cốc và protein nạc từ cá.

Tăng hoạt động thể chất

Các hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn rèn luyện sức khỏe, duy trì cân nặng hợp lý mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch và góp phần làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.

Nhìn chung, một người trưởng thành nên dành 150 phút mỗi tuần để thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp với bản thân như đi bộ, thể dục nhịp điệu, đi xe đạp. Bạn có thể chia thời gian tập thành 30 phút mỗi ngày, duy trì 5 ngày hàng tuần.

Duy trì cân nặng hợp lý

Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây tăng xông và rất nhiều bệnh lý khác. Do đó, kiểm soát cân nặng là một biện pháp hữu ích giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống khoa học và các bài tập thể chất để duy trì cân nặng hợp lý.

Thư giãn giảm căng thẳng

Điều trị không dùng thuốc 2
Yoga là biện pháp thư giãn hữu hiệu

Giảm thiểu căng thẳng, stress giúp bạn kiểm soát huyết áp trong phạm vi nhất định, tránh tình trạng tăng xông đột ngột. Ngủ đủ giấc, tập thể dục và một số hoạt động như thiền, tập thở sâu, massage, giãn cơ, yoga, thái cực quyền đều đã được chứng minh về khả năng giúp thư giãn hiệu quả.

Có lối sống lành mạnh

Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia làm cứng thành mạch, tổn thương các mô trong cơ thể và làm tăng huyết áp. Bạn nên ngừng sử dụng chúng hoặc hạn chế đến mức tối đa.

Phòng ngừa tăng xông

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe trái tim bạn. Bạn có thể bắt đầu từ việc cố gắng ăn 7 phần trái cây và rau hàng ngày rồi từ từ tăng lên tới 10 phần. Bạn cũng nên giảm lượng thịt ăn hàng ngày, đồng thời hạn chế lượng đường nhiều nhất có thể.

Luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao 1
Tập thể dục thể thao có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa tăng xông

Không cần bàn luận thêm về tác dụng của việc tập thể dục thể thao với sức khỏe của bạn. Hãy kiên trì luyện tập 30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

Giảm cân

Dựa vào chỉ số BMI, bạn hãy tìm khoảng cân nặng phù hợp với bản thân và cố gắng duy trì trong khoảng đó. Thay vì tự ý nhịn ăn, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc hỏi ý kiến chuyên gia để thiết lập một kế hoạch giảm cân bao gồm chế độ ăn uống và hoạt động thể chất hợp lý.

Theo dõi huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp Omron

Theo dõi huyết áp thường xuyên là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm bệnh tăng xông. Bạn có thể đặt lịch theo dõi huyết áp định kỳ tại các cơ sở y tế hoặc để thuận tiện hơn, bạn có thể đo huyết áp hàng ngày tại nhà bằng máy đo huyết áp tự động.

Các thiết bị máy đo huyết áp điện tử Omron đều có chất lượng hàng đầu, thao tác dễ dàng, đem lại kết quả chính xác và có bộ nhớ giúp bạn theo dõi kết quả đo huyết áp cũng như phát hiện các bất thường để kịp thời xử lý.

Máy đo huyết áp Omron có nhiều mức giá khác nhau phù hợp cho mọi đối tượng người sử dụng. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây!

**Video Theo dõi huyết áp cùng Omron

Tăng xông là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên có thể phòng ngừa và hạn chế được. Hãy cùng nhau duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên theo dõi huyết áp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension#preventing-high-blood-pressure
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410
]]>