Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 02:29:20 +0000 vi hourly 1 Chữa và điều trị bệnh béo phì cho trẻ em https://omron-yte.com.vn/9573-chua-va-dieu-tri-benh-beo-phi-tre-em/ Wed, 26 Feb 2014 20:00:02 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9573 Với tỷ lệ trẻ em béo phì ngày một tăng cao, việc chữa và điều trị béo phì cho trẻ ngày càng khó khăn hơn. Khó khăn thêm ở chỗ nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về bệnh béo phì, vô tình cho con ăn nhiều và càng ăn nhiều thì lại càng béo.

Chữa và điều trị bệnh béo phì cho trẻ em 1

Nhận biết sớm trẻ béo phì

Những trẻ có trọng lượng lớn hơn 20% trọng lượng chuẩn đối với độ tuổi và chiều cao của chúng được gọi là trẻ béo phì. Với những trẻ quá cân hơn 40% các bác sỹ sẽ đưa ra chương trình giảm cân riêng vói những hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống cũng như chế độ tập luyện.

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo WHO cho trẻ dưới 5 tuổi để các mẹ dễ đối sánh :

Nhận biết sớm trẻ béo phì 1

Nhận biết sớm trẻ béo phì 2

Hoặc các mẹ có thể tự tính chỉ số BMI của trẻ để phát hiện trẻ có bị béo phì hay không?

Công thức tính BMI : Chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m))

Nhận biết sớm trẻ béo phì 3

Nếu trẻ tăng cân nặng đột ngột hoặc tăng liên tục, đặc biệt là giai đoạn tiền dậy thì hoặc dậy thì thì cũng không nghiêm trọng lắm, vì ở giai đoạn này, trẻ cần nhiều calo cho sự phát triển nhanh. Còn trường hợp trẻ tăng trên 20% so với trọng lượng chuẩn ở độ tuổi này thì mới là điều đáng lo ngại.

Những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nếu trẻ béo phì

Béo phì ở người lớn cũng như trẻ em, đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, ung thư, đau tim, ngủ khó thở, viêm khớp mãn tính và bệnh đường mật.

Bên cạnh đó, trẻ bị béo phì thường sống ít giao tiếp hơn, bởi trẻ dễ bị bạn bè trêu chọc, khinh thường, phân biệt đối xử thậm chí còn bắt nạt. Để giúp trẻ trong các trường hợp này, các mẹ nên tìm cho trẻ những người bạn biết chấp nhận và ủng hộ, tạo các hoạt động tích cực giúp trẻ được thoải mái mà vẫn phát triển nhân cách 1 cách bình thường.

Các nguyên nhân khiến trẻ dễ bị béo phì

  • Trẻ được nạp quá nhiều năng lượng calo vào cơ thể hơn lượng tiêu tốn
  • Do di truyền, lịch sử gia đình có người béo phì
  • Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ : cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến thừa calo, ăn vặt nhiều …
  • Trẻ có các vấn đề về hormon và trao đổi chất
  • Trẻ lười vận động, ham trò điện tử, xem tivi
  • Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, stress, trầm cảm.
  • Trẻ ăn quá nhiều để giải quyết các vấn đề cảm xúc như căng thẳng, trầm cảm, lo lắng hay là quá vui vẻ.

Cách phòng tránh béo phì cho trẻ

Cách phòng tránh béo phì cho trẻ 1

Trẻ béo phì cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý

  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươ, cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho nước ngọt có ga.
  • Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa sau.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa mỗi ngày với số lượng ăn vừa phải.
  • Tránh khuyến khích, khen thưởng bằng đò ăn vì thế sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thường “đồ ăn” dễ bị béo phì.
  • Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ cùng làm việc nhà, chơi vói trẻ …

Chữa và điều trị cho trẻ béo phì

  • Lập 1 chế độ ăn hợp lý cho trẻ béo phì : hạn chế các thức ăn nhiều đạm, đường, chất béo. Tăng cường cho trẻ ăn rau xanh và hoa quả tươi, tìm hiểu sở thích của trẻ, tạo cho trẻ ăn nhiều thức ăn khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn.
  • Cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài tối thiểu 20 phút, duy trì bũa ăn gia đình đều đặn. Lập giờ giấc bữa ăn chính và bữa phụ cố định để trẻ biết rõ thời gian các bữa ăn.
  • Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp và đồ ăn nhanh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay cho nước ngọt.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, ăn từng ít một tránh tình trạng ăn nhiều một lúc.
  • Tạo điều kiện cho trẻ tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30 phút tăng dần lên 60 phút mỗi ngày và ít nhất 4-5 ngà mỗi tuần. Nên tập các môn sức trung bình và kéo dài như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ chậm, chơi bóng…
  • Tạo thói quen năng động trong mọi hoạt động của trẻ như đi thang bộ thay vì thang máy, đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ nếu có thể, cho trẻ cùng bạn làm các công việc như lau nhà, dọn bàn, dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc vườn cây …
  • Trẻ béo phì quá nặng cần tới bác sỹ khám và có chế độ ăn uống và vận động riêng. Nên đi khám sớm, tránh nguy cơ biến chứng xấu xảy ra cho trẻ.

Giảm cân không phải việc dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ. Bạn cần luôn ở bên cạnh trẻ, ủng hộ và khuyến khích trẻ. Hãy thường xuyên tìm giải pháp thay đổi không khí cũng như thư giãn để trẻ có tinh thần thoải mái và lạc quan, thực hành cùng trẻ, cùng làm cùng chơi với trẻ. Tinh thần thoải mái + phương pháp vận động hợp lý sẽ có tác dụng tích cực cho trẻ trong các trường hợp thừa cân béo phì.

>> Xem thêm:  Phương pháp chữa trị cho người bệnh béo phì

]]>
Giảm béo bằng liệu pháp tâm lý cho trẻ em https://omron-yte.com.vn/15836-giam-beo-bang-lieu-phap-tam-ly-cho-tre-em/ Wed, 28 Nov 2012 23:00:06 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=15836 Đối với trẻ em, nhiều khi liệu pháp tâm lý lại đạt hiệu quả hơn hẳn so với việc áp dụng chế độ ăn uống và tập thể dụng nghiêm khắc. Vì tâm lý của trẻ đang trong giai đoạn phát triển thích ứng, nếu khuyên bảo đúng cách, chúng ta có thể thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt không tốt của trẻ.

Giảm béo bằng liệu pháp tâm lý cho trẻ em 1

Tâm lý của trẻ có thể bị ảnh hưởng khi bị béo phì.

Điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần phải làm là hãy quan tâm đến nhận cảm của trẻ, thường xuyên khen ngợi ưu điểm của trẻ, dành cho trẻ đầy đủ sự chăm sóc yêu thương. Đừng bao giờ vì chuyện ăn uống mà la mắng, dọa nạt, đừng lấy trẻ em khác để so sánh, vì sẽ dễ làm cho trẻ cảm thấy tổn thương và tự ti. Cũng đừng dùng thức ăn để khích lệ hay chừng phạt trẻ.

Tâm lý của trẻ béo phì

Trong xã hội vẫn luôn tồn tại sự thiên kiến về ngoại hình, đặc biệt đối với béo phì thường hay bị nhiều người chế nhạo miệt thị. Điều này đã tạo ra áp lực tinh thần nặng nề đối với trẻ béo phì. Trẻ bị cảm thấy tổn thương và mất tự tin, từ đó hình thành nhiều dạng tâm lý không bình thường như sau:
– Bất mãn đối với ngoại hình của mình.
– Lúng túng, mất tự tin không biết đối diện với mọi người như thế nào.
– Chọn thái độ sống tiêu cực.
– Bị áp lực tinh thần, ức chế, lo lắng, buồn bực.
– Có thể hình thành chứng ăn uống vô độ.
– Hình thành chứng sợ thay đổi ngoại hình, mất khả năng đánh giá mức độ mập ốm của bản thân và ghét ăn.
– Cảm giác cô lập với xã hội.
– Tiểm ẩn khuynh hướng tự sát.

Những điểm quan trọng của liệu pháp tâm lý

Tạo ấn tượng để thay đổi tâm lý: Vì trẻ còn nhỏ tuổi, khả năng nhận thức còn non nớt nên có thể thay đổi tâm lý trẻ thông qua các biện pháp đơn giản trực tiếp. Chẳng hạn như trong nhà bạn hãy dán một khẩu hiệu ở nơi dễ thấy nhất để trẻ thường xuyên đọc: “Ta phải chiến thắng béo phì”, từ đó hình thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra, có thể cho trẻ chép nhật ký tên những món ăn trực tiếp dẫn đến béo phì và thường xuyên lật ra đọc lại, lâu ngày hình thàng cảm giác chán món đó. Cách này thích hợp hơn vớu một số trẻ đã có nhận thức nhất định về nguy hại của béo phì.

Những điểm quan trọng của liệu pháp tâm lý 1

Liệu pháp tâm lý đối với trẻ béo phì nên được các cha mẹ quan tâm.

Giúp trẻ có niềm tin chiến thắng: Chỉ cần thực hiện đúng phương pháp theo kế hoạch giảm cân thì lượng mỡ trong cơ thể sẽ giảm đi từ từ, những chỉ số mà mắt không thấy được như hàm lượng cholesterol, lipid huyết, chức năng tim phổi… cũng đều được cải thiện. Vì vậy, phụ huynh cũng đừng quá xem trọng chỉ số trọng lượng và số đo, mà phải thường xuyên khích lệ trẻ siêng năng tập thể dục, ăn uống đúng cách, giúp cho trẻ có niềm tin nhất định sẽ chiến thắng béo phì.
Khen thưởng xứng đáng: Nên đặt ra những phần thưởng thật xứng đáng nếu trẻ đạt được hiệu quả giảm cân từng bước và luôn ủng hộ trẻ trong lời nói lẫn tinh thần. Nhưng chú ý không được thưởng cho trẻ bất kỳ những điều gì gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ như tăng thêm thời gian xem tivi hay game, và cũng đừng lấy thức ăn làm phần thưởng.

]]>
Phương pháp ẩm thực giảm béo cho trẻ em https://omron-yte.com.vn/15820-phuong-phap-am-thuc-giam-beo-cho-tre-em/ Mon, 26 Nov 2012 22:36:02 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=15820 Mức sống ngày càng được nâng cao nhiều bậc phụ huynh vì quá nuông chiều con đã cho trẻ ăn uống quá dư thừa và hậu quả khó tránh khỏi là béo phì. Vậy làm thế nào để trẻ vẫn có được đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh béo phì cũng như các bệnh tiềm ẩn khác gây ra do ăn uống?

Vấn đề quan trọng chính là biết cách phối hợp các thành phần dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn và giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống tốt. Đương nhiên, ngoài bữa ăn chính cũng phải chú ý hạn chế trẻ trước sức hấp dẫn của nhiều món ăn vặt rất dễ gây béo phì. Luôn luôn phải chú ý để trẻ tránh xa những thực phẩm này. Một vài những điều cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ béo phì giảm cân như sau:

Tổ chức bữa ăn hợp lý

Bữa ăn sáng: Bữa sáng có vai trò rất quan trọng trong ba bữa ăn của một ngày. Nếu bỏ bữa sáng, cơ thể bị thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ cũng như năng lực học tập. các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: bữa sáng có lượng đường thấp, chất xơ nhiều là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ em. Thời gian ăn uống tốt nhất là khoảng 7 – 8h. trước khi ăn sáng, uống một cốc nước ấm sẽ có lợi cho cơ thể. Trong buổi sáng cần tránh cho trẻ ăn uống những thực phẩm lạnh. Thành phần các món ăn tốt nhất là “ Ngũ cốc + protein + rau củ quả”.

Tổ chức bữa ăn hợp lý 1

Trong buổi sáng cần tránh cho trẻ ăn uống những thực phẩm lạnh. Thành phần các món ăn tốt nhất là “ Ngũ cốc + protein + rau củ quả”.


Thành phần dinh dưỡng hợp lý: Thực phẩm từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa bò đều chứa phong phú protein chất lượng tốt, trong bữa ăn nên có ít nhất một trong những món này. Nhiều người sợ rằng cho trẻ uống sữa sẽ càng béo phì, nhưng có một điểm quan trọng là trong sữa chứa nhiều canxi rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của bộ xương. Vì vậy, nên cho trẻ uống sữa đầy đủ, riêng đối với trẻ béo phì thì có thể chọn loại sữa có hàm lượng chất béo thấp. Các loại thực phẩm đậu và các chế phẩm từ đậu giàu protein và canxi cũng là sự lựa chọn rất tốt cho trẻ. Rau củ và trái cây chứa phong phú nhiều loại vitamin và khoáng chất. Rau củ là thực phẩm giảm béo tốt nhất vì vậy nên cho trẻ ăn nhiều. Còn nếu dùng trái cây thì nên lựa chọn loại trái cây có hàm lượng đường thấp như táo tây, lê, quýt, dưa hấu, tránh những loại nhiều đường như vải, nho, nhãn, chuối.

Ăn uống phải đúng cách.

Tập thói quen ăn uống khoa học: Chúng ta cần phải tập cho trẻ thói quen nhai kỹ nuốt chậm, cố gắng kéo dài thời gian ăn bữa trưa và bữa tối không dưới 20 phút. Đồng thời phải thay đổi thói quen ăn uống không tốt của trẻ, không cho trẻ chỉ ăn một vài món ưa thích, không ăn quá nhiều và tránh những thực phẩm quá béo ngọt. Lúc chế biến thức ăn, nên dùng cách hấp, luộc, chưng, trộn tránh các kiểu chiên rán. Về việc lựa chọn thực phẩm, phải chọn loại có hàm lượng chất béo thấp dùng nhiều rau quả, trái cây. Phải lưu ý đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất.

Ăn uống phải đúng cách. 1

 

Ăn uống hợp lý là một giúp trẻ giảm cân hữu hiệu.

Tuân thủ nguyên tắc ba bữa ăn: Là bữa sáng ăn ngon, bữa trưa ăn no, bữa tối ăn ít. Duy trì nguyên tắc này với các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, chất xơ nhiều.

Hàng ngày uống nhiều nước: Đối với sức khỏe của trẻ em nước có vai trò rất quan trọng. Nước là thành phần không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu, điều hòa thân nhiệt, bài tiết chất thải…Lượng mỡ nhiều trong cơ thể trẻ béo phì cũng cần nước tham gia để chuyển hóa thành năng lượng. Mùa động có nhiệt độ thấp nên đa số trẻ không có cảm giác khát nước, không tự động uống nước, vì vậy chúng ta phải cho trẻ uống nước đầy đủ, tốt nhất là dùng nước trắng đun sôi để nguội.

Thực đơn cho trẻ béo phì

Khoai tây trộn trứng:

Nguyên liệu: Khoai tây 2 củ, trứng luộc 1 quả, cà rốt thái hạt lựu, bắp hạt, dưa chuột thái hạt lựu, mỗi thứ hai muỗng, thịt xông khói thái hạt lựu 3 muỗng.

Gia vị: Sốt Mayonnaise 2 muỗng súp, sữa bò 3 muỗng, muối 1 muỗng nhỏ.

Cách làm: Lấy khoai tây và cà rốt gọt vỏ rửa sạch. Luộc chín thái hạt lựu, sau đó trộn đều các nguyên liệu cùng với gia vị là xong.
Công hiệu: Món này có thể phòng ngừa tình trạng kém dinh dưỡng, táo bón, béo phì là móng ăn giàu protein, hàm lượng chất béo thấp.
Nấm kim châm trộn rau cần:
Nguyên liệu: Rau cần 200g, nấm kim châm 100g.
Gia vị: Giấm 10g, nước dùng 20g, một ít muối.
Cách làm: Rau cần cắt ngắn, ướp sơ quavới ít muối, sau khi mềm để ráo nước. nấm kim châm bỏ gốc, nhúng sơ qua khoảng 1 phút trong nước sôi có ít muối rồi vớt ra để ráo. Lấy nấm kim châm trộn đều với rau cần, cho thêm giấm, nước dùng, muối vào và trộn đều là xong.
Công hiệu: Là món ăn dinh dưỡng phong phú, có thể khống chế tăng lượng lipid – huyết, giảm cholesterol, giải trừ mệt mỏi.
Thịt nạc xào bách hợp hành tây:

Nguyên liệu: Bách hợp 300g, thịt nạc heo 300g, hành tây 150g.
Gia vị: Nước cốt chanh1 muỗng, xì dầu, đường muối, dầu ăn, bột tẩm, mỗi thứ lượng đủ dùng.

Thực đơn cho trẻ béo phì 1

Hình ảnh minh họa.


Cách làm: Ướp thịt 3 phút rồi trộn đều với bột tẩm. cho bách hợp vào nước sôi trụng chin, với ra để ráo. Trộn đều nước chanh, đường, muối, xì dầu thành hỗn hợp gia vị để sẵn dùng. Cho dầu vào chảo phi hành thơm rồi cho thịt nạc vào xào chin. Cho bách hợp và hỗn hợp gia vị vào xào tiếp là xong.
Công hiệu: Món này bổ sung trung ích khí, bổ tỳ vị. có tác dụng giảm cân đối với trẻ béo phì.

]]>
Béo phì ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/15627-beo-phi-o-tre-em/ Mon, 05 Nov 2012 06:15:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/15627-beo-phi-o-tre-em/ Béo phì là tình trạng dư thừa toàn bộ trọng lượng mỡ cơ thể hoặc dư thừa mỡ dự trữ của cơ thể. Béo phì thường làm cho tình trạng sức khỏe của cơ thể bị suy giảm. Béo phì là một vấn đề sức khỏe của trẻ em và nó có tầm quan trọng rất lớn với sức khỏe cộng đồng.

Béo phì ở trẻ em 1

Béo phì ở trẻ em. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Béo phì là một vấn đề sức khỏe, bệnh tật, tử vong của trẻ em ở tuổi trưởng thành vì nó liên quan đến bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường tuýp 2 kháng insulin, sức khỏe tâm thần… Béo phì là kết quả của môi trường tương tác giữa các yếu tố di truyền, sinh học, văn hóa xã hội, yếu tố môi trường.

Nhận biết trẻ bị béo phì

– Cân nặng của trẻ so với cân nặng của trẻ bình thường theo hằng số sinh học cùng tuổi > +3SD.

– Tính cân nặng lý tưởng so với chiều cao (Ideal Body Weight for Height):

– IBWH= (P đo được)/(p trung bình so với chiều cao ) x 100.

Béo phì khi IBWH > 120%

– Chỉ số khối của cơ thể (Body Mass Index BMI):

BMI = (P (kg))/(h2 (m) )

BMI của trẻ thay đổi theo tuổi, ta có thể so sánh với bảng chỉ số BMI và % của trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật của Mỹ cho trẻ từ 2 – 20 tuổi nếu 85% – 95% nguy cơ cho trẻ quá cân, trên 95% là béo phì.

– Đo chiều dày nếp gấp da ở cơ nhị đầu, tam đầu, trên mào chậu…

– Xác định khối lượng mỡ của cơ thể.

Phân loại béo phì ở trẻ

Có nhiều cách phân loại béo phì ở trẻ:

Phân loại theo cơ chế bệnh sinh:

  • Béo phì đơn thuần.
  • Béo phì bệnh lý.

Phân loại theo tuổi xuất hiện:

  • Béo phì xuất hiện trước 5 tuổi.
  • Béo phì xuất hiện sau năm tuổi.

Hoặc:

  • Béo phì xuất hiện ở tuổi nhỏ.
  • Béo phì xuất hiện ở người lớn.

Phân loại theo hình thái, vị trí giải phẫu:

  • Béo đều toàn thân hay gặp ở béo phì đơn thuần.
  • Béo bụng.
  • Béo thân, béo đùi. Loại này hay gặp ở béo bệnh lý.

Nguyên nhân gây béo phì đơn thuần ở trẻ.

Béo phì đơn thuần hay còn được gọi là béo phì ngoại sinh, rất hay gặp trong lâm sàng và cả ở ngoài cộng đồng. nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi cân bằng năng lượng thu vào tăng, năng lượng tiêu hao giảm đưa đến hậu quả tăng tích mỡ. một số nguyên nhânvà yếu tố nguy cơ gây béo phì khác bạn cần biết như sau:

  • Yếu tố di truyền.
  • Cân nặng lúc sinh trên 4 kg.
  • Số lượng thức ăn quá nhiều so với nhu cầu.
  • Thành phần các chất trong thức ăn không cân đối: nhiều mỡ, đường, ít rau quả.
  • Mức sống của gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng béo phì của trẻ, cụ thể ở các nước phát triển các gia đình có mức sống thấp tỷ lệ béo phì tăng, còn ở nước ta qua điều tra cho thấy tỷ lệ béo phì ở thành phố cao hơn ở nông thôn, ở nội thành cao hơn ở ngoại thành. Ngoài ra, một số ít trường hợp cho thấy rằng, con út, con một hay dễ bị béo phì hơn cả.
  • Trẻ xem vô tuyến , chơi trò chơi điện tử nhiều cũng là một yếu tố nguy cơ.
  • Trẻ ngủ nhiều cũng là một yếu tố nguy cơ.

Có một điều đáng nói và quan tâm là yếu tố di truyền thường không thể thay đổi được, nhưng các yếu tố khác có thể thay đổi được. Nếu chúng ta tác động tích cực vào chúng thì các biện pháp phòng chống béo phì sẽ có hiệu quả tốt.

Điều trị béo phì đơn thuần

Nguyên tắc điều trị béo phì đơn thuần là giảm tốc độ tăng cân để trẻ phát triển chiều cao.

Điều chỉnh chế độ ăn:

Với trẻ nhỏ:

  • Trẻ bú sữa mẹ là thích hợp nhất
  • Calo và protein đủ, giảm mỡ.

Với trẻ lớn:

  • Cho uống sữa không đường.
  • Hạn chế các món xào.
  • Ăn đều các bữa, không bỏ bữa và không ăn quá no, không ăn nhiều về đêm.
  • Tăng hoa quả rau.

Cần chú ý:

  • Không cho trẻ uống nhiều nước ngọt có ga.
  • Hạn chế dùng bánh kẹo, sữa đặc có đường.
  • Trước khi đi ngủ không nên cho trẻ ăn.
  • Tăng cường các hoạt động:
  • Luyện tập thể dục, thể thao.
  • Cho trẻ tham gia việc nhà.
  • Hạn chế xem ti vi, chơi trò chơi điện tử nhiều.
  • Luôn theo dõi quá trình điều trị bằng cách theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ định kỳ cũng như quan sát chế độ ăn uống, hoạt động thể dục thể thao hàng ngày của trẻ.
]]>
Trẻ béo phì có nguy cơ cao mắc hen suyễn https://omron-yte.com.vn/12128-tre-beo-phi-co-nguy-co-cao-mac-hen-suyen/ Tue, 14 Feb 2012 09:29:33 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12128 Một nghiên cứu ở Netherlands, Anh chỉ ra rằng những trẻ béo phì trong độ tuổi từ 6-7 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn. Các triệu chứng thường gặp như thở ngắn và dường như trẻ luôn luôn cảm thấy thiếu không khí để thở.

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc hen suyễn cao?

Tuy nhiên, những trẻ béo phì ở độ tuổi nhỏ hơn lại không xuất hiện những triệu chứng này.

Tiến sỹ Salome Scholtens đến từ viện Sức khỏe công đồng và môi trường ở Bilthoven cho biết: “Kết quả của nghiên cứu cho thấy trẻ béo phì có thể bị tác động của những triệu chứng bệnh hen suyễn. Nhưng nếu như trước đó cân nặng của trẻ phát triển bình thường thì những triệu chứng này hầu như không có”.

Trẻ béo phì có nguy cơ cao mắc hen suyễn 2Trẻ béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh

Mỗi năm, những trẻ đến tuổi lên 8, ông và đồng nghiệp được các bậc cha mẹ của 3756 trẻ báo cáo cân nặng của con mình và bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ thở khó hoặc thở khò khè giống như là khi chúng hít phải khói thuốc lá. Các nhà nghiên cứu liền sau đó sẽ kiểm tra và thấy rằng, những trẻ này vô cùng nhạy cảm với không khí hoặc những chất dị ứng trong không khí.
Có khoảng 275 (chiếm 7.3%) trẻ thở khò khè, 361 (chiếm 9.6%) trẻ khó thở và 268 (7.1%) trẻ có dấu hiệu về đường thở trước đó

Trẻ béo phì có nguy cơ cao mắc hen suyễn 3

Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ và có biện pháp giảm béo giúp trẻ

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những trẻ có cân nặng hơi quá quy định so với lứa tuổi đặc biệt là khoảng từ 6-7 tuổi thường gặp vấn đề về đường thở (chiếm 68%).

Đối với những trẻ có cân nặng bình thường trong độ tuổi từ 6-7 tuổi thì không hề thấy dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

Thảo Nhi_Eva

]]>
Nước lạnh – Giảm cân cho trẻ béo phì https://omron-yte.com.vn/11398-nuoc-lanh-giam-can-cho-tre-beo-phi/ Wed, 14 Dec 2011 10:12:58 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11398 Uống nước lạnh giúp cơ thể trẻ đốt cháy nhiều calo, từ đó có thể giảm cân nhanh. Năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi (REE) giảm nhanh sau khi uống nước lạnh, do hệ tiêu hóa trên được làm mát đột ngột. Tuy nhiên, sau 3 phút, REE bắt đầu tăng và cao hơn đáng kể ở phút 24. Đến phút 57, chỉ số REE đã cao hơn ban đầu 25%.

Nước lạnh - Giảm cân cho trẻ béo phì 1

Các nhà khoa học cho rằng nước lạnh kích thích sự sinh nhiệt ở cơ thể người. Khi uống nước lạnh, cơ thể lập tức sử dụng năng lượng để làm nóng chất lỏng cho phù hợp với nhiệt độ cơ thể. Từ đó, làm tăng đáng kể mức REE.

Kết luận này được đưa ra trong một nghiên cứu vừa công bố trên Chuyên san Quốc tế Nghiên cứu Bệnh béo phì. Các nhà khoa học tiến hành so sánh lượng REE (năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi) trước và sau khi uống nước lạnh của 21 trẻ béo phì ở Israel, độ tuổi từ 7-12 với trọng lượng trung bình là 54kg.
Mỗi em được yêu cầu uống 2 cốc nước lạnh ở nhiệt độ 4°C trong khi nằm xem phim. Mức độ hô hấp, trao đổi khí được đo trước khi uống và cứ 3 phút một lần trong vòng 66 phút sau khi uống.

(Theo Bee.net)

]]>
Béo phì và chứng tăng cholesterol ở trẻ https://omron-yte.com.vn/11041-beo-phi-va-chung-tang-cholesterol-o-tre/ Tue, 22 Nov 2011 08:49:54 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11041 Các quan chức y tế Mỹ đã ban hành các khuyến cáo mới về sàng lọc cholesterol ở trẻ em do tỉ lệ đáng báo động về trẻ em có nồng độ cholesterol bất thường và bằng chứng về bệnh xơ vữa động mạch – một bệnh thường xảy ra ở người lớn.

Béo phì và chứng tăng cholesterol ở trẻ 1
Các khuyến cáo từ Viện quốc gia Hoa Kỳ về Tim – Phổi và Máu (NHLBI) được đưa ra nhằm đẩy lùi đại dịch béo phì và các bệnh liên quan khác đang tăng nhanh ở trẻ em.

Dưới đây là một số điểm chính trong khuyến cáo:

  • Tăng cholesterol khi còn nhỏ có liên quan với tiến triển bệnh tim khi trưởng thành.
  • Cùng với đại dịch béo phì thì nồng độ cholesterol đang gia tăng nhanh hơn.
  • Giảm tỉ lệ béo phì sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol.
  • Cần can thiệp sớm đối với tăng cholesterol huyết và phòng ngừa những thói quen sức khỏe không lành mạnh.
  • Quản lý ban đầu đối với các trường hợp cholesterol huyết thanh bất thường thông qua giáo dục về chế độ ăn lành mạnh và tập luyện.
  • Giáo dục về chế độ ăn sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu có sự tham gia của cả gia đình và sự trợ giúp của chuyên gia dinh dưỡng.
  • Ví dụ về chế độ ăn lành mạnh bao gồm chế độ ăn DASH và chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải.
  • Nên sàng lọc tăng cholesterol từ độ tuổi 9 – 11.
  • Các đối tượng có nguy cơ cao nên sàng lọc sớm hơn.
  • Các bậc phụ huynh cần giúp trẻ tăng cường hoạt động thể chất và giảm thời gian xem tivi cũng như sử dụng máy vi tính. Mức độ hoạt động thể chất được khuyến nghị cho trẻ từ 5 tuổi trở lên là 1 tiếng tập luyện từ mức trung bình đến nặng mỗi ngày.

Anh Khôi
Theo Foxnews

]]>
Cách nào ngừa béo phì ở trẻ ? https://omron-yte.com.vn/10927-cach-nao-ngua-beo-phi-o-tre/ Fri, 11 Nov 2011 14:18:32 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10927 Béo phì ở trẻ em còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng hơn là tình trạng suy dinh dưỡng bởi béo phì luôn đi kèm với nhiều căn bệnh nan y đáng sợ. Vậy đâu là những yếu tố cần ưu tiên để phòng ngừa hội chứng này?

Cách nào ngừa béo phì ở trẻ ? 1

Không uống đồ uống có gas

Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khuyến cáo: Nên hạn chế tối đa các loại đồ uống chứa carbon, không có giá trị dinh dưỡng vì chúng gây béo phì ở trẻ.

Các loại đồ uống như nước tinh khiết, nước ép hoa quả tươi…rất có lợi cho sức khoẻ lâu dài của trẻ.

Hạn chế đồ ăn nhanh

Những trẻ đang có dấu hiệu của bệnh béo phì thì tốt nhất không dùng các loại đồ ăn nhanh như hamburger, thịt gà rán, sữa lắc…

Các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng khuyên chỉ nên ăn đồ ăn nhanh 1 lần 1 tuần để giảm tối đa nguy cơ béo phì.

Ít xem tivi

Hạn chế thời gian trẻ ngồi xem tivi, băng đĩa hay ngồi internet vì ngồi lâu năng lượng ít bị tiêu hao, dễ tích tụ mỡ gây nên chứng béo phì.

Với những trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể xem tivi 2 tiếng 1 ngày.

Khuyến khích trẻ vận động

Cha mẹ cần khơi dậy tinh thần thể thao và ưa vận động của trẻ , động viên trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi các môn thể thao ưa thích để tăng cường sự chắc khoẻ của cơ thể.

Theo Dân Trí

]]>
Trẻ có thói quen dậy sớm ít bị béo phì https://omron-yte.com.vn/10683-tre-co-thoi-quen-day-som-it-bi-beo-phi/ Fri, 14 Oct 2011 09:01:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10683 Việc thanh thiếu niên duy trì thói quen thức dậy sớm như thế nào có thể tạo sự khác biệt về trọng lượng ở các em.

Trẻ có thói quen dậy sớm ít bị béo phì 1
Theo hãng tin UPI (Mỹ), các nhà khoa học tại Đại học South Australia (Úc) phát hiện rằng, ở trẻ em đi ngủ muộn và dậy muộn, nguy cơ bị béo phì tăng gấp 1,5 lần so với những trẻ đi ngủ sớm và thức dậy sớm.
Ngoài ra, trẻ thức khuya có xu hướng ít vận động thể chất cao gấp 2 lần và có xu hướng xem tivi hoặc chơi game nhiều giờ hơn mức khuyến cáo của các chuyên gia gấp 2,9 lần. Để rút ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu khảo sát thời gian đi ngủ và thời gian thức giấc của 2.200 tình nguyện viên ở tuổi từ 9-16.

Theo Mai Duyên

]]>
Những nguyên nhân khó tin khiến trẻ bị béo phì https://omron-yte.com.vn/10227-nhung-nguyen-nhan-kho-tin-khien-tre-bi-beo-phi/ Mon, 12 Sep 2011 09:47:15 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10227 Theo LiveScience, có rất nhiều yếu tố có thể khiến em bé nhà bạn bị béo phì mà chính cha mẹ trẻ cũng không ngờ tới.

Những nguyên nhân khó tin khiến trẻ bị béo phì 1

Vi-rút cúm

Dựa vào các kết quả công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ thì những trẻ em bị nhiễm vi-rút cúm thường có nguy cơ béo phì hơn so với những trẻ không tiếp xúc với vi-rút này.

Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 124 trẻ em thì có gần 80%  trẻ bị béo phì là do ngày nhỏ bị cúm.

Điều hòa không khí

Những bài báo đăng tải trên Tạp chí Quốc tế về béo phì năm 2006 cho rằng: những trẻ đang ở trong một điều kiện nhiệt độ thoải mái liên tục như ngồi trong phòng có điều hòa, cơ thể của trẻ sẽ không làm việc liên tục để duy trì nhiệt độ lạnh hoặc ấm của cơ thể.

Theo kết quả này, những trẻ ngồi điều hòa hàng ngày sẽ đốt cháy rất ít lượng calo khiến trẻ dễ tăng cân và béo phì hơn.

Mẹ làm việc quá nhiều giờ/ ngày

Những trẻ em có mẹ làm việc nhiều giờ/ ngày tại công sở có nguy cơ béo phì hơn so với những trẻ em sống cùng mẹ hoặc có mẹ đang ở nhà chăm sóc. Đây là kết quả nghiên cứu của Trường Đại học London đã tiến hành nghiên cứu trên 8.552 trẻ em vào năm 1965 và kiểm tra trọng lượng của những trẻ này vào năm 1991.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chưa kiểm tra chế độ ăn uống hay hoạt động thể chất của trẻ vì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả này.

Thiếu ngủ

Những nghiên cứu đều chỉ ra rằng những trẻ em bị thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ thừa cân. Nguyên nhân là do những thay đổi nội tiết tố thường xảy ra khi cơ thể trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Thiếu ngủ có thể làm kích thích đói và mệt mỏi ở trẻ. Điều này có thể làm giảm hoạt động thể chất hàng ngày, gây tăng cân nhanh hơn nữa.

Cắt amiđan

Nghiên cứu của ĐH St Louis (Missouri, Mỹ) cho thấy sau 7 năm cắt amidan, trẻ sẽ tăng cân. Nguyên nhân là do cắt amiđan có thể cải thiện sự ngon miệng của trẻ.

Tiếp xúc với ánh sáng ban đêm

Một nghiên cứu đã công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ trên những chú chuột trong 8 tuần liền cho thấy: Trọng lượng của nhóm chuột đã được tiếp xúc với ánh sáng mờ trong đêm tăng 50% so với những chú chuột ở trong đêm ở trong bóng tối hoàn toàn. Mặc dù cả hai nhóm chuột này đều có cùng một số thực phẩm và hoạt động giống nhau.

Kết quả này cũng có thể áp dụng tương tự cho những trẻ thường ngủ muộn vào ban đêm hoặc ngủ với ánh điện sáng.

Mẹ lớn tuổi

Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được sinh ra từ các phụ nữ tuổi khoảng 30 trở lên thường có trọng lượng nặng hơn 2,6-2,8% các bé được sinh ra từ các bà mẹ dưới 25 tuổi.

Ô nhiễm môi trường

Theo nhiều kết quả công bố thì ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể trẻ.

Những hóa chất độc hại trong môi trường, trong các vật dụng gia đình có thể làm gián đoạn các tuyến nội tiết và khiến cơ thể trẻ béo phì vì chúng can thiệp vào các kích thích tố trong cơ thể.

Sinh ra đã to lớn

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Cincinnati và trường Cao đẳng y tế Georgia (Mỹ) cho biết chuột được mẹ cho ăn nhiều chất béo có nhiều khả năng có con to lớn hơn so với những con chuột đã được mẹ cho ăn một chế độ ăn uống bình thường.

Vì thế, sinh ra đã to lớn cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh béo phì trong tương lai.

Nguyên nhân chuột con to lớn là do đã tiêu thụ các chất béo của mẹ chúng từ nhau thai khi còn là thai nhi. Các nhà nghiên cứu nói rằng những phát hiện này cũng có thể lý giải cho chứng béo phì ở những trẻ sơ sinh.

Một số loại thuốc

Một số loại thuốc để ngăn ngừa chứng trầm cảm, tiểu đường, cao huyết áp cho trẻ… cũng có thể gây tăng cân.

Việc sử dụng các loại thuốc trên, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm cho trẻ mặc dù theo đúng chỉ dẫn cũng khiến trọng lượng bệnh nhân bị tăng lên khoảng 5%.

Lê Nhi

]]>