Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:36:32 +0000 vi hourly 1 Mẹo phòng ngừa cảm cúm khi bầu bí https://omron-yte.com.vn/10827-meo-phong-ngua-cam-cum-khi-bau-bi-2/ Fri, 28 Oct 2011 01:44:35 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10827 Mang thai sợ nhất là bị cảm, cảm nặng không những gây nguy cơ cho bà bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là những mẹo phòng ngừa chứng bệnh này hiệu quả

Mẹo phòng ngừa cảm cúm khi bầu bí 1

1. Nước gừng đường đỏ

Khi bà bầu bị lạnh hoặc cảm thấy sắp bị cảm, uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc, sáng dậy sẽ hết cảm.

Thường ngày ăn tỏi tươi, hành củ sống cũng là một biện pháp để phòng chống cảm, đồng thời cũng giúp khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.

2. Nâng cấp đường hô hấp

Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm. Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn.

Các thực phẩm giàu kẽm là hải sản, thịt nạc, lạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.

3. Vitamin C và vận động lông mao đường hô hấp

Vitamin C là thuốc “ thanh trừ” các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.

Chuyên gia kiến nghị bà bầu nên uống viên C hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho vv.

Vitamin C dễ bị mất đi trong quá trình làm nóng, vì vậy khi nấu cần chú ý.

4. Súc miệng nước muối

Mỗi sáng sớm thức dậy dùng nước muối để súc miệng, sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi. Bởi vì trong thời kỳ mang thai, nếu chảy máu chân răng sẽ dễ mắc chứng viêm lợi.

5. Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm

Sáng sớm thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt có thể tăng cướng khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm rửa mặt để tránh nước lạnh gây kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.

6. Duy trì độ ẩm trong phòng khoảng 45%

Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi thì không khí phòng dễ bị khô. Không khí khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy nên sử dụng máy làm ẩm và giữ cho độ ẩm trong phòng ở mức 45%.

7. Không nên quên uống nước

Uống nhiều nước có hiệu quả rất tốt để phòng chống cảm và viêm họng, mỗi ngày tốt nhất nên đảm bảo uống 600-800ml nước.

8. Tránh chỗ đông người

Nên tránh hoặc hạn chế đi đến chỗ đông người hoặc nơi công cộng, người càng đông thì nguy cơ bị lây nhiễm càng cao, cho nên biện pháp tránh là lựa chọn tốt nhất.

9. Kiên trì tập luyện

Tập luyện là con đường hữu hiệu để nâng cao khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, cho nên phụ nữ có thai cần kiên trì tập luyện trong suốt cả quá trình mang thai.

10. Điều hòa không thể thay thế cửa sổ

Nên để cho không khí trong lành không ngừng lọt vào trong phòng, đa phần chúng ta đều thích sáng sớm mai thức dậy mở cửa sổ thông khí, sau đó cả ngày thì lại đóng kín mít. Như thế không tốt, ít nhất sau khi ngủ trưa và trước lúc đi ngủ cần phải thông gió thông khí. Gia đình sử dụng điều hòa thì cũng không thể suốt ngày 24h đóng kín cửa, không nên dùng máy điều hòa hoán đổi không khí để duy trì không khí trong phòng.

Ngoài ra, đợi khi có ánh mặt trời lại mở cửa sổ hoán đổi không khí, nếu mặt trời vẫn chưa mọc mà mở cửa sổ thông khí, nồng độ CO2 ở ngoài khá cao, không có lợi cho phụ nữ có thai.

Dương Hằng
Theo 39net

]]>
Ảnh hưởng của cảm cúm với thai nhi trong bụng mẹ https://omron-yte.com.vn/9663-anh-huong-cua-cam-cum-voi-thai-nhi-trong-bung-me/ Sun, 07 Aug 2011 07:09:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9663 Cảm cúm là một chứng bệnh thông thường, thường lây lan qua đường hô hấp nên rất nhiều người bị mắc bệnh. Với những người trong điều kiện bình thường thì việc mắc cảm cúm không có gì nguy hiểm nhưng với thai phụ thì việc mắc cảm cúm có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Ảnh hưởng của cảm cúm với thai nhi trong bụng mẹ 1

Ảnh hưởng của cúm đến thai nhi

Phụ nữ mang thai là những người dễ mắc cảm cúm bởi vì trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ bị giảm đi, khả năng miễn các dịch bệnh giảm theo, cảm cúm cũng là một loại dịch bệnh lây truyền nhanh qua đường hô hấp. Vì thế khi mang thai, nếu thai phụ tiếp xúc với môi trường có chứa virut gây cúm thì rất dễ mắc phải.

Virut cúm có ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ đó là làm cho nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên nhanh chóng gây sốt, sổ mũi, rát họng… ở thai phụ, đặc biệt chúng còn làm rối loạn sự trao đổi chất sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Nguy hiểm hơn chúng có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não và dị dạng đầu nhỏ. Sốt cao và độc tố còn kích thích tử cung thai phụ co bóp, gây sảy thai hoặc sinh non. Những trẻ sinh non do người mẹ mắc cúm thường khó bảo toàn được tính mạng.

Thai phụ mắc cúm trong giai đoạn mang thai từ khi bắt đầu mang thai đến tuần thai thứ 12 thường ảnh hưởng nhiều nhất đến thai, giai đoạn này có thể gây ra sảy thai, thai nhi dị dạng hoặc tim bẩm sinh.

Thai phụ mắc cúm trong giai đoạn từ tuần thai thứ 12 đến 25 ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hơn các giai đoạn khác.

Thai phụ mắc cúm trong giai đoạn từ tuần thứ 25 trở đi thì cần đề phòng sinh non.

Thai phụ cần làm gì?

Trong thời gian mang thai bạn cần hết sức phòng tránh nhiễm cúm. Để tránh nhiễm cúm bạn cần tăng cường ăn các loại rau quả có chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tránh đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với người mắc cúm, trang bị quần áo, khăn, khẩu trang, mũ… cẩn thận khi đi ra ngoài, cần để ý đến sự thay đổi của thời tiết để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Nếu bị mắc cúm thì cần nghỉ ngơi để theo dõi, nếu sốt nhẹ dưới 38 độ thì bạn có thể nghỉ ngơi, bổ xung nhiều vitamin C và theo dõi sức khỏe, nếu sốt cao đặc biệt là trên 39 độ hoặc sốt kéo dài quá 3 ngày thì cần đến bệnh viện khám.

Để hạ nhiệt, thai phụ có thể dùng khăn mát trườm trán hoặc dùng Ethanol 40% để xoa vào cổ và 2 bên nách.

Sau thời gian mắc cúm, thai phụ cần kịp thời đi kiểm tra để theo dõi thai nhi và nhận được tư vấn kịp thời của bác sỹ.

Theo Cẩm nang gia đình

]]>
Những mẹo đơn giản để giảm sốt cho bà bầu https://omron-yte.com.vn/7694-nhung-meo-don-gian-de-giam-sot-cho-ba-bau/ Sun, 17 Apr 2011 04:02:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7694 Nếu bị ốm sốt khi có bầu, việc dùng thuốc hạ sốt dưới hình thức nào cũng phải được sự chỉ dẫn từ bác sĩ.

Những mẹo đơn giản để giảm sốt cho bà bầu 1

Dưới đây là 5 mẹo an toàn giúp bà bầu nhanh hạ sốt:

1. Mặc theo nhiệt độ:

Đừng ủ ấm hoặc ăn mặc phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, bạn sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.

Nên mặc vừa phải, hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.

2. Giữ mát:

Mở cửa sổ, bật điều hòa nhiệt độ hoặc đi ra ngoài. Không khí mát mẻ, trong lành sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

3. Uống:

Đổ mồ hôi và hơi thở nóng do sốt có thể gây mất nước mà cơ thể chưa kịp bù đắp lượng nước thất thoát. Hãy mang theo một chai nước bên mình và uống từng hớp nhỏ trong cả ngày.

4. Ăn đủ chất:

Sự tăng nhiệt đòi hòi cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng, tức là mất đi nhiều kalo hơn. Nên kết hợp uống với ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu, nhiều dinh dưỡng.

5. Tắm nước ấm:

Thả mình trong bồn tắm hoặc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen cũng giúp dễ chịu và hạ sốt. Bước tiếp theo là làm mát cơ thể bằng cách chờ cơ thể khô tự nhiên sau khi tắm (không dùng khăn bông lau khô người).

Lưu ý: Nếu không hạ sốt, tốt nhất bạn nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn. Trường hợp đột ngột sốt cao, sốt kèm những triệu chứng bất thường khác cũng cần được đi khám khẩn cấp.

Theo Mẹ&bé

]]>
Cảnh giác bệnh cảm cúm ở phụ nữ mang thai https://omron-yte.com.vn/6487-canh-giac-benh-cam-cum-o-phu-nu-mang-thai/ Mon, 28 Feb 2011 11:10:50 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6487 Bệnh cảm cúm là bệnh do siêu vi gây ra, rất dễ lây lan, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai vì lúc ấy sức đề kháng giảm. Bà bầu cần hết sức cẩn thận khi bị cúm.

 1

Bà bầu nên cẩn thận khi bị cảm cúm

Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của bà mẹ suy giảm trầm trọng, rất nhiều yếu tố trong cơ thể người phụ nữ bị biến đổi đưa đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Do hệ miễn dịch suy giảm nên các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn là nguy cơ hàng đầu đối với phụ nữ mang thai. Đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ nếu bà mẹ bị mắc bệnh do virus, vi khuẩn thì sẽ có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì các virus, vi khuẩn này sẽ có thể đi qua nhau thai vào máu và gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là bệnh cúm với lý do là sự suy giảm miễn dịch. Chưa kể đối với các phụ nữ vốn hay bị dị ứng hoặc có sẵn cơ địa nhạy cảm, chỉ cần sơ ý, chủ quan trong mùa lạnh hoặc mùa có dịch thì cũng dễ bị nhiễm bệnh cúm.

Các thai phụ mắc bệnh cúm thường bệnh kéo dài hơn trường hợp của các bệnh nhân bình thường khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài cả tuần nhưng với các chị đang mang thai có thể lâu hơn nhiều. Một nguy cơ khác từ bệnh cúm là có thể dẫn đến viêm phổi, và viêm phổi ở phụ nữ mang thai cũng nguy hiểm hơn nhiều so với các trường hợp bình thường khác.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nếu thai phụ bị nhiễm virus cúm thì có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Bác sĩ Huỳnh Thị Trong, Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa An Sinh giải thích:

“Tại vì những tháng đó hình thành em bé, sắp xếp các tổ chức đầu, mặt mũi, chân tay các thứ mà nếu nhiễm siêu vi thì nó có thể làm rối loạn những sắp xếp tổ chức, rối loạn nhiễm sắc thể nên nguy hiểm cho bé.”

Ngoài ra, một số trường hợp bà mẹ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sẩy thai, thai chết lưu, hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong năm tháng đầu.

Nguyên nhân của hiện tượng này là, các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Kế đến là sự hiện diện những chất liệu gen của virus cúm.

Xin phép được nhắc lại biểu hiện của bệnh cúm bao gồm: sốt, ho, đau cổ, sổ mũi, nhức đầu, đau cơ, rất yếu và mệt mỏi.

Các triệu chứng này thường sẽ xảy ra từ một đến 4 ngày sau khi bị nhiễm, và rất dễ lây nhiễm. Nói chung bệnh cúm diễn biến nặng hơn so với cảm lạnh thông thường, và các triệu chứng cũng mạnh hơn. Người bị cảm lạnh cũng bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi nhưng không phát triển các vấn đề làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ. Ngoài ra bệnh cúm có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm là viêm phổi.

Trong những tháng hình thành em bé mà nếu nhiễm siêu vi thì nó có thể làm rối loạn những sắp xếp tổ chức, rối loạn nhiễm sắc thể nên nguy hiểm cho bé.

Việc chích ngừa

Các phụ nữ mang thai có nên chích ngừa cúm không? Bác sĩ Huỳnh Thị Trong cho biết:

“Chích ngừa là phải chích trước khi có bầu. Ví dụ chuẩn bị vài tháng nữa sẽ có bầu thì nên chích trước, chứ còn đang có bầu thì không chích ngừa. Không chích ngừa cúm trong thời gian có thai, chỉ có chích ngừa bệnh uốn ván thôi. Chích ngừa cúm, viêm gan siêu vi hay chích ngừa các bệnh khác thì cũng không thể chích trong thời gian đang mang thai.”
Đối với các chị chưa chích ngừa bệnh cúm nhưng đã có mang, thì lời khuyên của bác sĩ Trong để đề phòng căn bệnh này là phải theo dõi và tránh xa các nguồn lây như hạn chế đi đến những chổ công cộng đông người. Tuy nhiên, sau khi đã qua 3 tháng đầu của thai kỳ nếu lỡ nhiễm virus cúm thì ảnh hưởng đối với thai nhi không đáng kể.

Bác sĩ Huỳnh Thị Trong cho biết trường hợp phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu nếu cảm thấy có những triệu chứng của bệnh cúm thì các bác sĩ gia đình chỉ có thể cho thai phụ sử dụng các loại thuốc rất đơn giản. Ví dụ như Vitamin C, hay khuyên nên uống nước cam, hoặc nước chanh mà thôi. Phần việc kế tiếp để theo dõi sức khoẻ của thai phụ sẽ do các bác sĩ sản khoa đảm nhiệm. Bác sĩ Trong nói:

“Mình phải theo dõi kỹ, ví dụ như phải cho sản phụ làm xét nghiệm đo độ mờ da gáy của thai nhi khi tử cung được 12 tuần. Nếu bình thường dưới 2cm, thì cũng có thể tương đối yên tâm nhưng nếu trên 2cm thì phải cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh Down. Rồi làm xét nghiệm PAP A để xác định xem có bị rối loạn nhiễm sắc thể hay không. Ví dụ như dị tật ống thần kinh, hay bệnh Down gì đó.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu nghi ngờ thai phụ bị nhiễm virus cúm mình phải tìm những rối loạn như vậy. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng như nguy cơ của bệnh Down thì phải làm tiếp một số xét nghiệm nữa, để nếu tìm thấy đúng chắc chắn mắc bệnh Down hay bị dị tật ống thần kinh thì sẽ khuyên thai phụ nên chấm dứt thai kỳ.”

Tuy nhiên, khi các phụ nữ mang thai lỡ mắc phải bệnh cúm, điều quan trọng nhất là các chị không nên quá lo lắng, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc và chữa theo kiểu “kinh nghiệm dân gian”. Đồng thời, các thai phụ cần năng cao sức đề kháng như ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung Vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B, v.v…

Ngoài ra, rửa tay sạch là một trong những biện pháp đơn giản để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của nhiều dịch bệnh, trong đó có cúm. Các chuyên gia dịch tễ học hướng dẫn cách rửa tay như sau: rửa tay bằng xà phòng, kỳ cọ kỹ trong 20 giây dưới vòi nước, sau đó mới lau khô hoặc hơ khô tay.

Bên cạnh loại bệnh cúm kể trên, thai phụ còn có thể nhiễm một loại virus có triệu chứng khá giống như bệnh cúm nên dễ lầm lẫn với bệnh cảm cúm. Đó là bệnh Rubella. Người bệnh có thể thấy nổi hạch và nổi ban khắp người. Bệnh ban đỏ do Rubella gây ra thường gây mù, điếc cho trẻ sơ sinh. Do ảnh hưởng tai hại trên thai nhi, nên hiện nay đã có thuốc chủng ngừa Rubella cho các bé gái để tạo sự miễn dịch trước khi các em bước vào tuổi có khả năng sinh đẻ.

Vì vậy các bác sĩ thường khuyên các phụ nữ có thai, nếu mắc bệnh cho dù là với những triệu chứng cảm cúm thông thường, thì các chị cũng nên đến bác sĩ khám bệnh và đi khám thai để được các thầy thuốc chuyên khoa hướng dẫn và chỉ sử dụng thuốc theo ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, các chị cũng nên lưu ý lắng nghe cơ thể và chú ý tới cảm giác của mình để có thể phát hiện sớm những bất thường của sức khoẻ trong mùa dịch bệnh. Ngõ hầu có hướng điều trị kịp thời, nhưng việc phòng bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Theo sống khỏe

]]>