Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:35:35 +0000 vi hourly 1 Cách xử trí khi trẻ sốt cao co giật? https://omron-yte.com.vn/9900-cach-xu-tri-khi-tre-sot-cao-co-giat/ Fri, 26 Aug 2011 02:59:34 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9900 Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể bị đe dọa tính mạng hoặc chịu nhiều di chứng nặng nề như động kinh, chậm phát triển trí tuệ và vận động.

Cách xử trí khi trẻ sốt cao co giật? 1
Nguyên nhân gây sốt cao co giật thường gặp là nhiễm khuẩn (đặc biệt là nhiễm virut đường hô hấp trên) và yếu tố tiền sử gia đình về sốt cao co giật.
Về triệu chứng lâm sàng, có hai thể sốt cao co giật là lành tính và có biến chứng. Thường gặp hơn là sốt cao co giật lành tính. Sốt cao co giật lành tính thường chỉ xảy ra ở những bé từ 6 tháng đến 5 tuổi (trong gia đình có anh hoặc em hoặc bản thân bé trước đây đã bị sốt cao co giật).

Để chẩn đoán chính xác cần khám kỹ, đặc biệt là khám thần kinh. Nên làm điện não đồ ngay sau cơn co giật và một tuần sau đó để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Xử trí khi bé bị co giật

  • Bình tĩnh đặt trẻ vào nơi yên tĩnh, thoáng mát, rời xa các vật sắc nhọn, đặt chăn hoặc gối mềm dưới đầu trẻ, để trẻ ở tư thế đầu nghiêng về một bên đề phòng tắc đờm dãi. Nhớ kiểm tra xem trẻ còn thở không, da có tím không.
  • Nới rộng quần áo, tã lót cho trẻ.
  • Hạ sốt bằng cách lau nước ấm cho trẻ để làm giãn mạch ngoại vi; dùng thuốc hạ sốt paracetamol – loại viên đạn đặt hậu môn.
  • Theo dõi nhiệt độ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc ở hậu môn. Trẻ sốt khi nhiệt độ nách trên 370C, còn ở hậu môn là trên 37,80C.
  • Không giữ, bế chặt hoặc giới hạn cử động của trẻ. Không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ, kể cả thuốc hạ sốt paracetamol (efferalgan) trong khi trẻ còn co giật hoặc chưa tỉnh hẳn.? ( Một số phụ huynh khi thấy trẻ co giật, thường cho vật cứng hoặc chiếc đũa để ngang miệng trẻ. Việc làm này sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nên  tuyệt đối không để bất cứ thứ gì vào miệng trẻ)

Không nên làm gì?

  • Điều cần ghi nhớ là không nên nôn nóng cho bé dùng đồng thời nhiều loại thuốc hạ sốt sẽ dẫn đến vượt quá liều quy định; bởi vì paracetamol dùng liều cao liên tục gây độc cho gan, làm tiêu tế bào gan. Ngay cả các dạng thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc dán thì khả năng vượt quá liều quy định vẫn có thể xảy ra, cho nên dùng dạng thuốc hạ sốt nào cũng cần quan tâm đến tổng liều paracetamol có vượt quá ngưỡng quy định hay không.
  • Không vắt chanh vào miệng bé vì có thể gây tắc nghẽn đường thở.
  • Tuyệt đối không quấn kín bé, không lau mát bằng nước đá với rượu. Bình tĩnh xử trí như hướng dẫn, bé sẽ hạ sốt từ từ. Sau đó, nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi và xử trí với các biện pháp điều trị khác.

Theo Sức khỏe đời sống

]]>
Phòng tránh bệnh cúm cho trẻ trong mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/9579-phong-tranh-benh-cum-cho-tre-trong-mua-lanh/ Sat, 30 Jul 2011 21:03:29 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9579 Cúm đặc biệt rất dễ lây lan giữa các bé, bên cạnh bệnh sởi và thủy đậu. Một bé có thể mắc cúm do hít phải virus từ nước bọt do bé bị bệnh ho (hay hắt hơi); hoặc chạm tay vào đồ chơi có dính nước bọt của bé mắc bệnh rồi đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng mình. Các virus này có thể sống trong không khí đến 3 tiếng và 2 tiếng với các bề mặt như bồn nước, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…

Phòng tránh bệnh cúm cho trẻ trong mùa lạnh 1
Dưới đây là những cách giúp phòng tránh cúm cho bé, từ  bố mẹ:

Bú mẹ

Sữa mẹ có đủ các chất tăng cường miễn dịch, giúp bé sơ sinh chống lại vi trùng. Nghiên cứu cho thấy, bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ít có nguy cơ mắc viêm phổi và các biến chứng liên quan đến cúm khác trong giai đoạn nhũ nhi và xa hơn nữa.

Rửa tay

Hãy chắc chắn rằng, con bạn được rửa tay sau khi chơi với những bé khác, trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cha mẹ hay người chăm sóc bé cũng cần rửa tay thường xuyên. “Ngoài tiêm phòng cúm thì rửa tay là cách hiệu quả để chống lại bệnh cúm” – Thomas Saari (bác sĩ nhi ở Madison, Mỹ) cho biết.

Vệ sinh

Hãy lau chùi các bề mặt thường xuyên, chẳng hạn tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, các bồn nước với chất khử trùng chuyên dụng. Các dung dịch làm sạch chứa cồn giúp tiêu diệt vi trùng.

Không khói thuốc lá

Không cho phép ai trong nhà bạn hút thuốc lá. Khói thuốc có thể kích thích niêm mạc mũi, xoang và phổi và khiến bé bị biến chứng liên quan đến cúm. “Các bé tiếp xúc với khói thuốc lá một thời gian sẽ lâu khỏi hơn khi mắc cúm và dễ bị nhiễm trùng hô hấp” – bác sĩ Thomas chia sẻ tiếp.

Không dùng chung thứ gì cả

Nên cho bé dùng chiếc cốc đánh răng riêng trong nhà tắm và dạy bé không nên chia sẻ cốc, ống hút, bình sữa, dụng cụ đựng đồ ăn hoặc những nhạc cụ đồ chơi mà chạm vào miệng. Khi bé đưa thứ gì đó vào miệng, cần đảm bảo đó là thứ sạch sẽ và là đồ của riêng bé để giảm thiểu lây lan vi trùng gây bệnh.

Bạn không nên quá ám ảnh về vi trùng nhưng rõ ràng, càng bảo vệ bé tốt thì bé càng ít bị mắc cúm trong mùa lạnh.

Đối tượng cần tiêm văcxin

Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bé có thể tiêm phòng cúm nếu trên 6 tháng tuổi. Nếu bạn đang có thai, tiêm phòng cúm có thể được chỉ định bất kể quý nào của thai kỳ. Ngày nay, tiêm phòng cúm thường được khuyến cáo cho các bé dưới 18 tuổi, người lớn trên 49 tuổi và những đối tượng đặc biệt khác.

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Cảm lạnh có những dấu hiệu như sau:

  • Có thể xuất hiện quanh năm nhưng phổ biến là mùa thu – đông. Triệu chứng phát triển chậm, không sốt hoặc không sốt cao.
  • Chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng, ho.
  • Không bị nôn hay tiêu chảy, ăn uống bình thường.
  • Mệt vừa, bé vẫn có thể vui chơi.
  • Kéo dài khoảng 5-6 ngày.

Cảm cúm có dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện nhiều trong mùa lạnh. Triệu chứng đột ngột, kéo dài suốt 24 tiếng. Có thể sốt cao.
  • Đau mỏi người, đau đầu, ớn lạnh, ho nhiều.
  • Có thể kèm theo nôn trớ, tiêu chảy và có khả năng xuất hiện ở bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Chán ăn, ít hoạt động.
  • Thường kéo dài 10-14 ngày, nặng nhất trong 3-4 ngày đầu.

Theo:  Eva

]]>
Những lưu ý khi dùng thuốc ho, thuốc cảm cho trẻ https://omron-yte.com.vn/8566-nhung-luu-y-khi-dung-thuoc-ho-thuoc-cam-cho-tre/ Sun, 22 May 2011 02:58:37 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8566 Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt. Trong nhiều trường hợp, tình trạng của trẻ chưa đến mức phải dùng thuốc nhưng vẫn được các vị phụ huynh cho uống thuốc ho, cảm khiến một số trẻ bị dị ứng, ngộ độc với thuốc và có hại cho gan, thận.

Những lưu ý khi dùng thuốc ho, thuốc cảm cho trẻ 1
Thuốc trị cảm sốt, ho, dị ứng được bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Một số loại thậm chí còn không cần đơn của thầy thuốc vẫn có thể mua được với số lượng không hạn chế. Chính vì vậy, đã có nhiều trường hợp dùng các loại thuốc ho, thuốc cảm sốt không đúng liều, lạm dụng thuốc, gây hậu quả nghiêm trọng như độc với gan, gây tăng huyết áp với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, nhiều trường hợp bị dị ứng, mẩn ngứa. Một số thuốc có paracetamol phối hợp với các chất kháng histamin chống dị ứng thường có nhiều tên biệt dược khác nhau khiến người dùng nhầm lẫn phối hợp dẫn đến quá liều. Đặc biệt, các trường hợp trẻ em dưới 4 tuổi nếu cho dùng thuốc ho, cảm không đúng quy định sẽ rất nguy hiểm.

Ngay tại Mỹ người ta cũng đã thống kê mỗi năm thuốc ho và thuốc cảm bán không cần đơn bác sĩ đã đưa 7.000 trẻ đến phòng cấp cứu bệnh viện, với các triệu chứng nổi mẩn ngứa, buồn ngủ và đi không vững. Nhiều em bé bị uống thuốc quá liều do cha mẹ không để ý.

Vì vậy, đối với trẻ em dưới 4 tuổi, để đề phòng tai nạn xảy ra do dùng các loại thuốc ho, cảm không đúng quy định, phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn loại thuốc ho, cảm.

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo không cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và cảm chứa thuốc kháng histamin. Một số bậc cha mẹ cho các em dùng thuốc của người lớn càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, phải chọn loại thuốc dành riêng cho trẻ em và nên chọn loại đơn chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen. Không nên chọn các loại thuốc phối hợp nhiều thành phần như các biệt dược decolgen, tiffy, alaxan…

Tại một số nước tiên tiến, người ta đã quy định các nhà sản xuất thuốc ho, cảm phải in trên nhãn thuốc là không nên cho trẻ em dưới 4 tuổi dùng thuốc ho và thuốc cảm. Đồng thời họ cũng đưa ra chương trình giáo dục quần chúng yêu cầu cha mẹ cẩn thận hơn khi cho con em uống thuốc ho và thuốc cảm.

Không được cho trẻ em uống 2 hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất trong cùng một lần. Đối với các loại thuốc cảm có phối hợp với các chất chống dị ứng phải hết sức thận trọng.

Cha mẹ phải cho trẻ dùng đúng với liều khuyên dùng, dùng các dụng cụ đo lường đi cùng với chai thuốc dạng bào chế cho trẻ. Cần chú ý giữ thuốc xa tầm với của trẻ em để tránh trường hợp trẻ tự lấy thuốc uống, nhất là với các lọ thuốc dạng lỏng như si-rô. Cần tham khảo bác sĩ khi có vấn đề về dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Trong nhiều trường hợp, bệnh ho, cảm tự biến mất trong vài ngày mà không cần dùng bất cứ một loại thuốc nào. Nếu trẻ chỉ ho và hơi sốt nhẹ, cha mẹ nên theo dõi, tránh gió và quạt khiến trẻ bị cảm lạnh. Nhiều khi chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt là đủ…

ThS. Nga Anh
Theo Sức Khỏe Đời Sống

]]>
Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm lạnh? https://omron-yte.com.vn/7659-cham-soc-nhu-the-nao-khi-tre-bi-cam-lanh/ Thu, 14 Apr 2011 21:45:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7659 Cảm lạnh thông thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây nên và rất dễ lây. Trẻ bị cảm lạnh sẽ đi từ các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và ho liên tục cho đến viêm họng, viêm phổi và phế quản. Mỗi năm trẻ có thể bị cảm lạnh tới 8 lần, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm lạnh? 1

Bé sẽ ra sao khi bị cảm lạnh?

Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.

Cảm lạnh có lây lan?

Cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 tới 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Nếu bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh.

Có thể phòng ngừa cảmlạnh?

Cho đến nay con người chưa thể phát triển văcxin phòng cảm lạnh do có rất nhiều loại virus rhino gây bệnh. Tuy nhiên, có thể giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:

– Tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị cảm lạnh. Virus rhino có thể di chuyển trong vòng 3,7 m qua không khí sau khi bị bắn ra từ một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Trẻ cũng dễ bị cảm lạnh nếu hút thuốc lá thụ động.

– Thường xuyên rửa tay thật kỹ, đặc biệt là sau khi hỉ mũi

– Che mũi hoặc miệng khi co hoặc hắt hơi

– Không dùng chung khăn hoặc đồ đựng với người bị cảm lạnh.

– Không uống chung cốc, can, hoặc chai với bệnh nhân. Bạn sẽ không bao giờ biết ai sẽ bị cảm lạnh và sẵn sàng truyền virus.

– Không cầm vào khăn giấy mà người khác đã sử dụng

Các nhà khoa học hiện nay chưa biết chắc liệu bổ sung vitamin C hoặc kẽm có thể hạn chế các triệu chứng cảm lạnh trong bao lâu và làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng bao nhiêu, song rõ ràng là nếu dùng liều cao hằng ngày thì có nguy cơ bị phản ứng phụ.

Về thảo dược chữa cảm lạnh, ví dụ như hoa cúc, cho đến nay phần lớn các nghiên cứu đều phủ nhận hoặc không đi đến kết luận cuối cùng. Có rất ít nghiên cứu khoa học về liệu pháp trị cảm lạnh bằng thảo dược được tiến hành trên trẻ em. Tốt nhất là hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định điều trị cho trẻ.

Cảm lạnh kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Các em dễ truyền bệnh nhất trong 3-4 ngày đầu tiên sau khi có triệu chứng và tiếp tục truyền bệnh trong vòng 3 tuần sau đó với mức độ yếu dần. Tuy nhiên, phần lớn đều sạch bệnh chỉ trong 1 tuần.

Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm?

1. Điều chỉnh chế độ ăn

Thông thường, trẻ cần khoảng 7 ngày để hồi phục sau khi bị cảm lạnh. Lúc này nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hoá. Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, tạm thời không cho bé ăn các thực phẩm như thịt, cá, tôm và kị đồ lạnh.

2. Đặt thuốc ở rốn

Có thể đặt thuốc ở rốn trẻ để trị các chứng cảm nóng hoặc cảm lạnh.

Chứng cảm nóng: giã nát 30g hành trắng với 15g liên kiều, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Chờ một lúc rồi cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi.

Chứng cảm lạnh: giã nát 30g hành trắng, 1 lát gừng tươi, cùng 5-7 hạt hồ tiêu, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Sau đó cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi khử hàn.

Với cả 2 loại cảm trên, các mẹ nhớ bỏ túi vải ra khỏi rốn bé sau khi bé đã ra mồ hôi.

3. Nắm thuốc trong bàn tay

Khi trẻ sơ sinh bị cảm do trúng hàn: Dùng 15g bạc hà, 15g phòng phong, 2 lát gừng tươi. Giã nát bạc hà và phòng phong, sau đó giã dập gừng tươi, cho 1 thìa nhỏ nước, rồi bỏ tất cả vào 2 túi vải dài khoảng 7-10cm, đặt vào 2 lòng bàn tay bé. Bên ngoài dùng vải mềm để cố định. Sau 15-20 phút bỏ ra.

Khi trẻ bị cảm mạo, hơi sốt, hoặc ho: Giã nát 9g bạc hà, 9g liên kiều, 6g trần bì, cho 1 thìa nhỏ nước, sau đó cho vào 2 túi vải khác nhau, đặt vào tay bé giống như ở trên.

Các mẹ cần chú ý đặt đúng tâm lòng bàn tay bé để thuốc có hiệu quả.

4. Cải thiện hệ hô hấp

Trước khi ngủ, dùng khăn nóng lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi nóng có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Mẹ nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ. Tư thế này có thể giúp giảm áp lực cho một bên lỗ mũi, giúp mũi của bé dần đỡ ngạt hơn. Đồng thời, mẹ nên vỗ nhẹ lưng bé để giúp long đờm.

Theo Dân trí

]]>
Thực phẩm phòng cảm cúm cho trẻ em https://omron-yte.com.vn/6523-thuc-pham-phong-cam-cum-cho-tre-em/ Mon, 28 Feb 2011 20:13:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6523 Trẻ em sau khi sinh trong vòng 3 tháng tuổi, mỗi khi xuất hiện triệu chứng cảm thì nên đưa trẻ đi khám bác sỹ. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc lớn hơn thì chúng ta có thể xây dựng cho trẻ một “vành đai bảo vệ” từ thức ăn để hạn chế lây nhiễm cảm cho trẻ.

Thực phẩm phòng cảm cúm cho trẻ em 1

1. Nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm

Môi trường kiềm trong cơ thể không có lợi cho virus sinh trưởng và phát triển. Điều này có nghĩa là nếu cơ thể giữ được ở trong môi trường kiềm thì virus cảm không thể “thừa cơ chen vào”. Vì vậy nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm, từ đó thay đổi môi trường bên trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng là một trong những biện pháp tốt nhất để đối kháng với virus phòng cảm cúm cho trẻ.

Thực phẩm có chứa nhiều kiềm bao gồm táo, nho, cà chua, cà rốt, rong biển….

2. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A

Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại virus của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị virus, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp.
Các loại rau quả màu đỏ thường giàu vitamin A.

3. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C có công dụng tăng cường thể lực và phòng chống virus lây nhiễm. Vitamin C hỗ trợ sự hình thành kháng thể, tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể. Vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi các tế bào bị thương tổn.

Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp, vì vậy nên chú ý bổ sung thêm những thức ăn hàm chứa vitamin C.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh….

4. Ăn nhiều thực phẩm chứa Kẽm

Kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virus cảm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được đặt cho biệt danh “ khắc tinh của virus”.

Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng…

Dương Hằng

]]>