Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 30 Dec 2014 04:06:55 +0000 vi hourly 1 Tăng cường giám sát nguy cơ cúm gia cầm lây lan sang người. https://omron-yte.com.vn/14909-tang-cuong-giam-sat-nguy-co-cum-gia-cam-lay-lan-sang-nguoi/ Fri, 10 Aug 2012 07:58:35 +0000 https://omron-yte.com.vn/14909-tang-cuong-giam-sat-nguy-co-cum-gia-cam-lay-lan-sang-nguoi/ Cục Y tế dự phòng đề nghị sở y tế các tỉnh tăng cường giám sat dịch tễ tại các khu vực có ổ dịch cũ, nhất là ổ dịch cúm để chẩn đoán phát hiện sớm, cách ly điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đồng thời hạn chế số mắc và tử vong.

Tăng cường giám sát nguy cơ cúm gia cầm lây lan sang người. 1

Ngày 8/8, TS Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết trước nguy cơ dịch cúm gia cầm (cúm A H5N1) lan rộng và lây lan sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị sở y tế các tỉnh tăng cường giám sát dịch tễ tại các khu vực có ổ dịch cũ, nhất là ổ dịch cúm để chẩn đoán phát hiện sớm, cách ly điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đồng thời hạn chế số mắc và tử vong.

Đối với các địa phương có cửa khẩu biên giới, Cục Y tế dự phòng đề nghị tăng cường kiểm dịch y tế biên giới, kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh đến từ vùng dịch, vùng có ổ dịch cũ, phối hợp cách ly điều trị không để dịch lây lan, xâm nhập vào Việt Nam. Kiểm tra chặt chẽ, giám sát gia cầm, thực phẩm nhập khẩu và vận chuyển qua biên giới.

Cục trưởng Nguyễn Văn Bình khuyến cáo, người dân phải thông báo ngay cho chính quyền trong trường hợp phát hiện gia cầm, thủy cầm bị ốm, chết. Hạn chế tiếp xúc và tuyệt đối không ăn thịt gia cầm, thủy cầm bị bệnh để tránh lây nhiễm cúm. Không vận chuyển, mua bán gia cầm, thủy cầm và sản phẩm từ gia cầm, thủy cầm không rõ nguồn gốc.

Trong khi đó, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết cả nước hiện có Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Bình ghi nhận có ổ dịch cúm gia cầm. Đáng lo ngại hơn, dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lan rộng, đồng thời bùng phát đợt dịch mới do thời tiết thuận lợi cho sự phát tán virus và sự buông lỏng kiểm soát vận chuyển gia cầm tại nhiều tỉnh biên giới phía Bắc, với hàng tấn gà thải từ Trung Quốc được tuồn vào nước ta mỗi ngày.

Tính đến sáng 8/8, dịch cúm gia cầm tại Quảng Trị đã lây lan ra 6 xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị với số gia cầm bị chết và tiêu hủy là 4.890 con. Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị đã cấp 300.000 liều vaccin H5N1 chủng NIBRG-14 để các địa phương tiêm phòng cho đàn gia cầm; cấp hơn 5.000kg hóa chất các loại để tiêu độc khử trùng, xử lý các ổ dịch và tiêu độc sau tiêm phòng.

Theo SGGP

]]>
Cảnh giác với dịch cúm gia cầm quay trở lại https://omron-yte.com.vn/14906-canh-giac-voi-dich-cum-gia-cam-quay-tro-lai/ Thu, 09 Aug 2012 07:33:13 +0000 https://omron-yte.com.vn/14906-canh-giac-voi-dich-cum-gia-cam-quay-tro-lai/ Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2012 dịch cúm gia cầm  (cúm A – H5N1)  rất có nguy cơ bùng phát.

Cảnh giác với dịch cúm gia cầm quay trở lại 1

Thực tế cho thấy, chỉ trong tháng 2 và tháng 3 đầu năm nay đã có 4 bệnh nhân cúm A(H5N1), trong đó có 2 trường hợp tử vong. Gần đây nhất, tại huyện An Lão, Hải Phòng đã xuất hiện cúm gia cầm khiến 3.110 con vịt mắc bệnh.

Đây là một dấu hiệu cảnh báo không thể chủ quan, lơ là với cúm gia cầm, đặc biệt khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có cảnh báo cúm gia cầm có thể lây truyền từ người sang người. Báo Sức khỏe & Đời sống giới thiệu bài viết về bệnh cúm A(H5N1) để bạn đọc có thêm thông tin cũng như có những hành động cụ thể bảo vệ bản thân và gia đình, góp phần ngăn chặn bệnh bùng phát.

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do loại virus cúm gây ra. Virus cúm có 3 týp là A, B và C. Virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thường nhưng nó có khả năng sống rất lâu ở nhiệt độ thấp.

Đặc điểm của bệnh cúm và virus gây bệnh cúm

Trong dòng các virus cúm, H5N1 là loại có hoạt động lây nhiễm lớn nhất do khi đã xâm nhập vào tế bào nó sẽ nhận biết được acid sialic alpha 2 và 3, hoạt chất có trên bề mặt tất cả các tế bào trong cơ thể gia cầm. Đây có thể xem là tính chất đặc trưng của virus cúm H5N1 vì nhiều loại virus cúm týp A khác không có tính chất này nên chỉ có thể lây lan và tác động trực tiếp trong phổi.

Nhờ H5 và N1 phối hợp với nhau, virus có thể tự do di chuyển trong tất cả các mô của gia cầm, từ đó phá hủy hầu hết các cơ quan nội tạng của gia cầm như hệ hô hấp, tiêu hóa… làm con vật bị chết. Khác với các chủng loại gây bệnh cúm gia cầm thường gặp trước đây chỉ ảnh hưởng đến đàn gia cầm nuôi, hiện nay nó có thể truyền sang người gây nên bệnh nghiêm trọng và có thể tử vong.

Cúm gia cầm và cúm A(H5N1) lây truyền như thế nào?

Các virus cúm nói chung có khả năng đột biến nhanh chóng, biến động nhảy từ giống động vật này sang giống động vật khác và có khả năng lây nhiễm sang người. Người bị lây nhiễm virus bắt nguồn từ gà có khả năng lan truyền virus sang cho người khác nhưng phần nhiều ở thể bệnh nhẹ hơn là thể bệnh lây nhiễm trực tiếp từ gà bệnh. Trong trường hợp virus đột biến và phối hợp với một virus cúm người, nó sẽ có khả năng lây truyền từ người sang người giống như cách thức lây lan bệnh cúm thông thường.

Nhận biết cúm gia cầm và cúm A-H5N1 ở người

Trong bệnh cúm A(H5N1) ở người, virus cúm gia cầm H5N1 khi tấn công vào người, nó xâm nhập vào tế bào chủ rồi nhanh chóng tự nhân bản ra khắp nơi trên cơ thể bệnh nhân. Hệ miễn dịch của người bệnh bị yếu dần và cuối cùng không còn khả năng chống đỡ với các bệnh lây nhiễm khác. Những người bị nhiễm thường không có triệu chứng nghiêm trọng trong vòng từ 5-7 ngày kể từ lúc bị nhiễm.

Khi bệnh nặng, bệnh nhân sốt cao, sốt liên tục trên 38ºC kèm rét run, đau đầu, đau mỏi các cơ khớp, ho khan, khó thở rồi chuyển sang mắc bệnh viêm phổi, suy hô hấp, viêm gan, viêm tủy xương, viêm các phủ tạng khác và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Điều trị và phòng bệnh

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, loại thuốc tamiflu có tác dụng ức chế protein neuraminidases của cả virus cúm A và B, nhất là virus cúm A với tác dụng ngăn chặn sự nhân bản của chúng. Tamiflu có thể được sử dụng để phòng cúm týp A và B cho người từ 13 tuổi trở lên nếu thuốc được uống trước khi tiếp xúc với virus ở những người bị bệnh. Tamiflu cũng tỏ ra có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hậu phơi nhiễm cúm. Tamiflu không phải là một loại vaccin mà chỉ là một loại thuốc, nó có tác dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng của bệnh cúm.

Biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất là loại trừ virus H5N1 trong đàn gia cầm hay súc vật khác để tránh sự lây truyền bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn. Để khống chế không cho dịch bệnh lan rộng thêm cũng như để giảm bớt cơ hội virus truyền sang cho người, WHO khuyến cáo nên tiêu hủy hết các đàn gà, vịt nhiễm virus hay chỉ bị phơi nhiễm virus.

Theo quy định của Tổ chức Sức khỏe vật nuôi Thế giới (OIE), khi một cơ sở có dịch cúm gia cầm thì toàn bộ gia cầm phải hủy bỏ, không điều trị vì tất cả các loại thuốc kháng sinh, chống nấm, hóa chất hiện có đều không diệt được virus cúm gia cầm trong cơ thể gia cầm bị bệnh. Hơn nữa virus có khả năng lây lan rất nhanh và khá nguy hiểm, có thể lây nhiễm và gây bệnh cho tất cả các loại gia cầm, nhiều loại chim trời, một số loài thú kể cả khả năng lây nhiễm sang cho con người.

Vì vậy khi có dịch cúm gia cầm, phải tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm ở trong ổ dịch, tiêu độc triệt để, diệt mầm bệnh, ngăn không cho dịch phát triển, tạo điều kiện, cơ hội để virus truyền sang người và gây bệnh cúm A(H5N1) ở người. Hiện nay, ngoài biện pháp tăng cường vệ sinh dịch tễ, chưa có biện pháp nào khả thi để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm gia cầm khi nó đã có khả năng truyền bệnh từ người sang người.

Khuyến cáo Cục Y tế phòng ngừa cúm A(H5N1)

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn lưu ý, tại nhiều tỉnh miền Bắc, virus cúm gia cầm đã biến đổi, hiệu quả bảo hộ của vaccin rất thấp, trong khi thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh phát triển; virus cúm A(H5N1) đang phát tán rộng rãi ngoài môi trường, nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch hoặc chưa được tiêm phòng nên nguy cơ dịch tiếp tục lan rộng là rất cao.

Cục Y tế dự phòng và Môi trường – Bộ Y tế khuyến cáo, người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau để phòng ngừa cúm A(H5N1):

  1. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương xử lý kịp thời.
  2. Không vận chuyển, mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc, đặc biệt tại các khu vực có ổ dịch cúm trên gia cầm; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  3. Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan đến cúm gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Theo Minh Thúy

Sức khỏe & Đời Sống

]]>
Thêm 1 trường hợp bé trai bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 tại Trung Quốc https://omron-yte.com.vn/13896-them-1-truong-hop-be-trai-bi-nhiem-cum-gia-cam-h5n1-tai-trung-quoc/ Fri, 15 Jun 2012 00:47:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/13896-them-1-truong-hop-be-trai-bi-nhiem-cum-gia-cam-h5n1-tai-trung-quoc/ Ngày 26/5, một bé trai sôngs tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông miền Nam Trung Quốc đã được nhập viện tại Hong Kong khi có các triệu chứng sốt cao kéo dài, co giật, chảy nước mũi …

Thêm 1 trường hợp bé trai bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 tại Trung Quốc 1

Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Hong Kong ngày 3/6 cho biết xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm của một bé trai hai tuổi đã cho kết quả dương tính với cúm gia cầm H5N1, song yêu cầu người dân không nên quá lo sợ.

Theo trung tâm, tình hình sức khỏe của bé trai này đang xấu đi. Hiện bé đang được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện và cha mẹ được cách ly.

Gia đình bé trai này sống ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Bé đã được nhập viện tại Hong Kong ngày 26/5 sau khi có các triệu chứng điển hình của mắc bệnh cúm H5N1 như sốt cao kéo dài, co giật, chảy nước mũi….

Trước đó, bé trai này đã có tiếp xúc với gia cầm tại một khu chợ ở Quảng Đông. Tuy nhiên, xét nghiệm các mẫu vật phẩm lấy tại khu chợ này và khu vực xung quanh sau đấy đều cho kết quả âm tính đối với virus H5N1 và không có dấu hiệu bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm.

Trước tình hình này, chính quyền thành phố Quảng Châu đã nâng báo động về dịch cúm gia cầm lên mức nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát việc nhập gia cầm sống cũng như giám sát chặt chẽ các trang trại và khu chợ địa phương. Công tác theo dõi và kiểm tra tại các bệnh viện cũng được tăng cường.

Trung tâm An toàn thực phẩm Hong Kong đang phối hợp với các trung tâm ở Trung Quốc để phát hiện nguồn gây bệnh.

Theo qui định, khi nguồn bệnh được xác định, khu vực trong vòng bán kính 13km sẽ được tuyên bố là khu vực kiểm soát nhập khẩu và cấm toàn bộ hoạt động nhập gia cầm tươi sống cũng như các sản phẩm gia cầm tại đây trong vòng 21 ngày.

Minh Thúy.CHITI

Theo 24h

]]>
Campuchia : Phát hiện bé gái 10 tuổi tử vong vì cúm gia cầm https://omron-yte.com.vn/13893-campuchia-phat-hien-be-gai-10-tuoi-tu-vong-vi-cum-gia-cam/ Thu, 14 Jun 2012 00:47:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/13893-campuchia-phat-hien-be-gai-10-tuoi-tu-vong-vi-cum-gia-cam/ Một bé gái 10 tuổi ở Campuchia đã bị tử vong do nhiễm virus cúm gia cầm.

Campuchia : Phát hiện bé gái 10 tuổi tử vong vì cúm gia cầm 1

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, một bé gái 10 tuổi ở Campuchia đã bị tử vong do nhiễm virus cúm gia cầm. Đây là trường hợp tử vong thứ 3 do nhiễm virus ở quốc gia này từ đầu năm đến nay.

Tuyên bố chung giữa WHO và Bộ     Y tế Campuchia cho biết, đứa trẻ bị lên cơn sốt và khó thở vào hôm 20/5 và sau đó tử vong hôm Chủ nhật vừa rồi (27/5).

Các xét nghiệm ở bệnh viện đã xác nhận đứa trẻ bị nhiễm chủng virus cúm gia cầm H5N1. Theo thông tin cho biết, trước khi bị nhiễm virus, đứa bé này đã tiếp xúc với đàn gà bệnh ở trong làng.

Bé gái đến từ     phía Tây Nam tỉnh Kampong Speu. Đây là trường hợp thứ 21 ở   Campuchia bị nhiễm virus H5N1 từ năm 2003. 19 trong số các trường hợp này đã bị tử vong.

Theo thống kê của WHO, chủng virus H5N1 đã giết chết 357 người trên toàn thế giới kể từ năm 2003.

Từ những con số báo cáo về     trường hợp tử vong trong năm nay cho thấy lo ngại về dịch cúm gia cầm đang tăng lên trong khu vực các nước Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.

Virus thường lây lan từ các loại gia cầm, chim sang người qua tiếp xúc trực tiếp, tuy nhiên các chuyên gia lo ngại virus này có thể biến đổi thành một dạng dễ dàng lây truyền từ người sang người và có nguy cơ tạo thành đại dịch giết chết hàng triệu người.

Minh Thúy.CHITI

Theo Dantri

]]>
TP HCM: Tất cả bệnh viện phải diễn tập cúm A(H5N1) https://omron-yte.com.vn/13764-tp-hcm-tat-ca-benh-vien-phai-dien-tap-cum-ah5n1/ Sat, 09 Jun 2012 09:09:50 +0000 https://omron-yte.com.vn/13764-tp-hcm-tat-ca-benh-vien-phai-dien-tap-cum-ah5n1/ Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tất cả BV trong TP đều phải tổ chức diễn tập cúm.

TP HCM: Tất cả bệnh viện phải diễn tập cúm A(H5N1) 1

Diễn tập điều trị, quy trình xử lý bệnh nhân mắc cúm A(H5N1). Ảnh minh họa

Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) đã tổ chức diễn tập điều trị, quy trình xử lý bệnh nhân mắc cúm A(H5N1).

Tại đây, các bệnh viện trong TP, Trung tâm Y tế dự phòng và một số bệnh viện tỉnh đã tham dự để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã diễn tập ba tình huống gồm tiếp nhận ca nghi ngờ tại khoa khám bệnh, trường hợp nhập cấp cứu trong tình trạng nặng và bệnh nhi từ tuyến trước chuyển đến bệnh viện bằng xe cấp cứu.

Bác sĩ Phan Văn Báu, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết trong các loại dịch bệnh hiện nay, bệnh cúm A(H5N1) có tỉ lệ tử vong cao nhất. Đến tháng 4/5 hàng năm là đỉnh của dịch bệnh này, vì vậy Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tất cả bệnh viện trong TP đều phải tổ chức diễn tập cúm A(H5N1) trong tháng 4 để chủ động trong việc điều trị, sẵn sàng ứng phó với cúm A(H5N1).

Minh Thúy.CHITI

Theo Tuoitre

]]>
Lo ngại biến thể H5N1 lây sang người qua đường hô hấp https://omron-yte.com.vn/13767-lo-ngai-bien-the-h5n1-lay-sang-nguoi-qua-duong-ho-hap/ Sat, 09 Jun 2012 09:09:50 +0000 https://omron-yte.com.vn/13767-lo-ngai-bien-the-h5n1-lay-sang-nguoi-qua-duong-ho-hap/ Các nhà khoa học đang lo ngại biến thể của virus cúm gia cầm H5N1 có thể lây sang người qua đường hô hấp, sau khi họ phát hiện nó lây lan ở những con chồn sương trong phòng thí nghiệm.

Lo ngại biến thể H5N1 lây sang người qua đường hô hấp 1

Theo nhà nghiên cứu Yoshihiro Kawaoka (ĐH Wisconsin-Madison, Mỹ), sau một quá trình nghiên cứu, họ đã tạo ra bốn biến thể của virus H5N1 trong phòng thí nghiệm. Khi tiêm những biến thể này cho một con chồn sương, họ phát hiện những con chồn khác đều bị bệnh.

Điều này rất đáng lo ngại, vì chồn sương là động vật có vú có cơ chế phản ứng với cúm tương tự như con người. Một khi chồn sương có khả năng nhiễm biến thể virus H5N1 qua đường hô hấp cao như vậy thì con người cũng sẽ tương tự.

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Kawaoka đã gây tranh cãi khi công bố họ đã tạo ra được các biến thể của virus H5N1 có thể lây trên người. Nhiều người sau đó đã kêu gọi không nên công bố kết quả nghiên cứu bởi nó có thể bị lợi dụng để khủng bố.

Tuy nhiên Kawaoka và những người ủng hộ nói nghiên cứu của họ giúp cho thấy virus H5N1 – tuy gây chết người nhưng ít lây từ người sang người, có thể gây ra một đại dịch một khi chúng biến thể dễ dàng lây từ người sang người.

Kawaoka lập luận rằng việc xác định những biến thể của virus H5N1 sẽ giúp giới chức y tế giám sát tốt hơn virus này, cũng như có sự chuẩn bị thuốc điều trị và vaccin kịp lúc.

Virus H5N1 xuất hiện và lan nhanh ở châu Á và Trung Đông từ năm 2003, cướp đi mạng sống của hơn 300 người trên thế giới.

Minh Thúy.CHITI

Theo Tuổi Trẻ

]]>
Làm gì để đối phó với dịch cúm gà H5N1? https://omron-yte.com.vn/13752-lam-gi-de-doi-pho-voi-dich-cum-ga-h5n1/ Fri, 08 Jun 2012 09:09:50 +0000 https://omron-yte.com.vn/13752-lam-gi-de-doi-pho-voi-dich-cum-ga-h5n1/ Nếu đại dịch cúm gà xảy ra, có một cách rất tốt để làm giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh. Đó là:

Làm gì để đối phó với dịch cúm gà H5N1? 1

Thường xuyên rửa tay là cách tốt nhất để tránh nhiễm virus – gồm cả virus cúm.

Rửa tay sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay là cách tốt nhất để tránh nhiễm virus – gồm cả virus cúm. Nhớ dùng xà phòng và nước ấm và kì cọ tất cả bàn tay.

Nếu đại dịch cúm nổ ra, hãy chú ý đến tin tức trên các báo và làm theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Sự hoảng là phản ứng ít giúp ích nhất khi phải đối phó với bất cứ tình trạng khẩn cấp nào.

Khi có dịch cúm gà, kế hoạch phòng chống, đối phó với dịch cúm thường là các quyết định những đối tượng nào cần được nhập viện và dùng thuốc, triển khai các nhóm công tác, tăng cường năng lực của bệnh viện và khi cần, cách ly bệnh nhân và kiểm dịch bắt buộc. Trong tình huống khẩn cấp, có thể phải đóng cửa các trường học và nơi tập trung đông người như nhà hát, rạp chiếu phim.

Khi có vaccin, nhân viên y tế, nhân viên đảm bảo trật tự an toàn và những người dễ mắc bệnh sẽ được tiêm đầu tiên. Số thuốc chống cúm hiếm hoi sẽ được dùng để điều trị cho những người bị nhiễm nặng. Nếu nguồn cung cấp cho phép, thuốc sẽ được dùng cho những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh.

]]>
Các con đường lây truyền của bệnh cúm gia cầm H5N1 https://omron-yte.com.vn/13755-cac-con-duong-lay-truyen-cua-benh-cum-gia-cam-h5n1/ Fri, 08 Jun 2012 09:09:50 +0000 https://omron-yte.com.vn/13755-cac-con-duong-lay-truyen-cua-benh-cum-gia-cam-h5n1/ Bệnh cúm gia cầm hay còn gọi là cúm chim, cúm gà, cúm týp A là bệnh cúm gây bởi một týp virus cúm sống trên loài có lông vũ, nhưng có thể lây nhiễm sang nhiều loài động vật có vú.

Các con đường lây truyền của bệnh cúm gia cầm H5N1 1

Bệnh được xác định lần đầu tiên ở Montenergro vào đầu những năm 1900 và hiện được biết là có mặt trên khắp thế giới.

Chủng cúm gia cầm H5N1 xuất hiện năm 1997 tại Hồng Công nhiều khả năng là nguồn gây dịch cúm gia cầm trên đàn gia cầm của nhiều nước châu Á từ cuối năm 2003 đến nay và đại dịch cúm trong tương lai.

Các con đường lây truyền

Từ động vật sang người

Năm 1997, tiếp xúc với gia cầm sống trong vòng 1 tuần trước khi khởi phát bệnh có liên quan với bệnh ở người, trong khi ăn hoặc chế biến các sản phẩm gia cầm hoặc tiếp xúc với người bị bệnh cúm A (H5N1) không gây nguy cơ đáng kể . Tiếp xúc với gia cầm bệnh và làm thịt gia cầm có liên quan với huyết thanh dương tính với cúm A (H5N1). Trong đợt dịch mới đây, phần lớn bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, mặc dù không phải là những người làm nghề giết mổ gia cầm. Nhổ lông và chế biến gia cầm bệnh, ôm gà chọi, ăn tiết canh vịt hoặc thịt gia cầm chưa nấu chín đều đã được nhắc tới. Tình trạng lây bệnh sang thú thuộc loài mèo đã thấy trong một số vườn bách thú ở Thái Lan do sử dụng gà bệnh làm thức ăn cho hổ và báo và lây bệnh sang mèo nhà trong thí nghiệm. Trong điều kiện thí nghiệm cũng đã thấy hiện tượng lây bệnh giữa các con thú thuộc họ mèo. Một số trường hợp nhiễm bệnh có thể khởi đầu bởi virus ủ bệnh ở thanh quản hoặc đường tiêu hóa.

Từ người sang người

Lây truyền cúm A (H5N1) từ người sang người đã được chỉ ra trong một số vụ có nhiều bệnh nhân trong cùng gia đình và trong một trường hợp lây bệnh rõ ràng từ con sang mẹ. Tiếp xúc gần gũi mà không áp dụng các biện pháp phòng ngừa đã được nhắc tới, và cho đến nay chưa xác định được trường hợp nào lây bệnh từ người sang người qua những giọt dịch tiết. Năm 1997, lây truyền từ người sang người không xảy ra qua tiếp xúc xã giao, và xét nghiệm huyết thanh trên nhân viên y tế có phơi nhiễm cho thấy virus chưa đủ khả năng lây truyền. Các điều tra huyết thanh học ở Việt Nam và Thái Lan chưa tìm thấy bằng chứng của nhiễm virus không triệu chứng ở những người có tiếp xúc. Gần đây, việc giám sát tích cực những người có tiếp xúc với bệnh nhân bằng xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược đã dẫn tới việc phát hiện được những trường hợp nhẹ và nhiều ca nhiễm bệnh hơn ở người già, và sự gia tăng số lượng cũng như khoảng thời gian của các nhóm bệnh nhân trong cùng gia đình ở miền bắc Việt Nam, kết quả này cho thấy các chủng virus địa phương có lẽ đã thích nghi với người. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu dịch tễ và virus học để xác nhận phát hiện này. Cho đến nay, nguy cơ lây truyền trong bệnh viện sang nhân viên y tế là khá thấp, ngay cả khi không áp dụng những biện pháp cách ly thích đáng. Tuy nhiên, ở Việt Nam đã có một y tá bị bệnh nặng sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Từ môi trường sang người

Căn cứ vào khả năng sống của cúm A (H5N1) trong môi trường, về mặt lý thuyết có thể có nhiều mô hình lây truyền khác. Uống phải nước nhiễm bẩn trong khi bơi và sự tiếp xúc trực tiếp của niêm mạc mũi và kết mạc với nước nhiễm bẩn là một mô hình có thể xảy ra, cũng như tay nhiễm bẩn từ gia cầm bệnh. Việc sử dụng rộng rãi phân gia cầm chưa qua xử lý để làm phân bón cũng là một yếu tố nguy cơ.

Cẩm Tú

Thông tin Y học Việt Nam

]]>
Những thắc mắc thường gặp về bệnh cúm gà H5N1 https://omron-yte.com.vn/13761-nhung-thac-mac-thuong-gap-ve-benh-cum-ga-h5n1/ Fri, 08 Jun 2012 09:09:50 +0000 https://omron-yte.com.vn/13761-nhung-thac-mac-thuong-gap-ve-benh-cum-ga-h5n1/ Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các virus thường chỉ gây bệnh cho gia cầm (gồm cả chim). Tuy nhiên, các virus cúm gia cầm cũng có thể gây bệnh cho người, thậm chí gây tử vong . Virus H5N1 là một loại virus cúm gia cầm đặc biệt, mà gần đây đã lan truyền rộng rãi ở nhiều quốc gia. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về dịch cúm gia cầm nguy hiểm này

Những thắc mắc thường gặp về bệnh cúm gà H5N1 1

Có phải là có nhiều týp cúm gà?

Đúng. Có nhiều tuýp cúm gà.

Cúm gà H5N1 được chú ý nhiều vì nó lây lan rộng ở châu Á và vì hầu hết những người không may lây bệnh từ gia cầm đều tử vong.

Các virus cúm gà khác đã lây sang người. 1 là virus cúm gà H7N7 năm 2003 khieens 1 người nhiễm bệnh ở Hà Lan. Virus này thường gây viêm kết mạc ở người. Tuy nhiên, một bác sĩ thú y đã chết do virus này. Thật may mắn là cơ quan y tế Hà Lan đã ngăn chặn được virus trước khi nó lan rộng ở người.

Trong quá khứ cúm gà đã từng xảy ra trên đàn gia cầm ở Mỹ. Cho đến nay, tất cả những virus này đều bị tiêu diệt trước khi lây sang người.

Nhiễm cúm gà xảy ra như thế nào?

Mọi người thường bị nhiễm cúm gà từ việc xử lý gia cầm nhiễm bệnh và từ các bề mặt bị dính phân gia cầm bị bệnh.

Có một vài trường hợp nghi lây nhiễm từ người sang người.

Điều này chỉ xảy ra sau khi tiếp xúc trực tiếp lâu dài. Nhưng cúm gà chưa dễ lây từ người sang người.

Ai là người dễ bị nhiễm cúm gà nhất?

Bệnh cúm thường nguy hiểm nhất đối với trẻ em và người già. Nhưng điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính miễn dịch với cúm trong quần thể.

Ví dụ, đại dịch cúm năm 1918 gây tử vong cho người trẻ nhiều hơn so với người trên 40 tuổi.

Người ta cho rằng chủng virus tương tự đã lưu hành hơn 40 năm trước và gây miễn dịch cho những người đã nhiễm nó.

Có cách chữa khỏi cúm gà không?

Không. Chưa có cách chữa khỏi bất kỳ loại cúm nào.

Tuy nhiên, uống các thuốc kháng virus ngay sau khi có triệu chứng như sốt đột ngột có vẻ làm cho bệnh ít nặng hơn.

Virus cúm gà H5N1 đang kháng với nhóm thuốc chống cúm cũ, nhưng vẫn còn nhạy cảm với Tamiflu và Relenza.

Virus cúm gà H5N1 đặc biệt nguy hiểm với những người không may lây bệnh từ gia cầm. Nhưng nếu virus cúm lây từ người sang người, chắc chắn nó sẽ không nguy hiểm như bây giờ.

Cúm gia cầm H5N1 gây tử vong ở 70% số người nhiễm. Nhưng từ trước đến nay chưa có bất cứ chủng cúm người nào gây tử vong như vậy. Chưa từng có virus cúm người nào có tập tính nào như vậy trong lịch sử.

Tỷ lệ tử vong của các chủng cúm độc tính cao cũng chỉ là 2/10.000 người.

Có nên dự trữ thuốc chống cúm?

Không. Nhiều chuyên gia về cúm cho biết họ không dự trữ thuốc chống cúm và đề nghị mọi người nên theo gương họ.

Tại sao? Thứ nhất là, các thuốc chống cúm còn đang rất thiếu. Trong trường hợp có đại dịch, ngành y tế sẽ cần tất cả số thuốc chống cúm có được điều trị cho những người thực sự bị nhiễm virus. Sẽ không có nhiều thuốc nếu mọi người tích trữ nó trong các tủ thuốc cá nhân.

Và thậm chí nếu bạn có thuốc ở nhà, thì bạn sẽ dùng chúng khi nào? Không có xét nghiệm virus cúm, rất khó để biết là liệu triệu chứng của bạn là cúm hay nhiễm trùng đường hô hấp khác. Mà thuốc lại chỉ có tác dụng chống lại virus cúm.

Theo Thông tin y học Việt Nam

]]>
Chủng virus cúm A/H5N1 mới, nguy hiểm hơn đã ra đời? https://omron-yte.com.vn/11630-chung-virus-cum-ah5n1-moi-nguy-hiem-hon-da-ra-doi/ Tue, 03 Jan 2012 18:16:52 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11630 Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được biến đổi gen và có thể dễ dàng lây từ người sang người để trở thành đại dịch toàn cầu – đó là kết quả nghiên cứu cùng lúc của hai nhóm các nhà khoa học đến từ Hà Lan và Mỹ.

Chủng virus cúm A/H5N1 mới, nguy hiểm hơn đã ra đời? 1

Chủng virus cúm A/H5N1 mới lây từ người sang người

Cả hai nhóm này đều muốn công bố kết quả nghiên cứu chi tiết trên hai tạp chí uy tín Science và Nature và chia sẻ thông tin cho giới khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quá trình công bố thông tin đã vấp phải sự phản đối từ nhiều phía.

Theo tờ London Independent và một số tạp chí uy tín khác, trong quá trình nghiên cứu tại phòng thì nghiệm Trung tâm y khoa Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan), virus cúm gia cầm H5N1 đã bị đột biến và trở thành một chủng mới vô cùng nguy hiểm, không đơn thuần chỉ lây lan giữa gia cầm mà loại virus này còn có khả nay lây truyền giữa các loài động vật có vú (thí nghiệm trên loài chồn sương), trong đó có con người.

Hiện nay, kế hoạch công bố chi tiết quá trình tạo ra loại virus này trong phòng thí nghiệm đang được giám sát nghiêm ngặt bởi giới chức trách và các chuyên gia.

“Phát minh” này đã được lên kế hoạch công bố trên tạp chí Science và Nature uy tín của Mỹ, tuy nhiên, các nhân viên Ban Tư vấn Khoa học Quốc gia về An ninh sinh học đã yêu cầu phải giấu kín mọi thông tin liên quan.

Các nhà khoa học Hà Lan đồng ý xóa sạch mọi chi tiết về quá trình tạo ra chủng virus này trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng số liệu đã được trao đổi giữa hàng trăm nhà nghiên cứu với nhau.

“Viễn cảnh tồi tệ nhất ở đây thậm chí còn tồi hơn bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng ra”, một tư vấn viên cấp cao nặc danh của chính phủ Mỹ chia sẻ.

“Mối lo sợ ở đây chính là chúng ta đã tạo ra một công cụ giết người như loại virus này và nó có thể bùng phát thành đại dịch toàn cầu, khi đó thiệt hại về người và của cho thế giới này sẽ không thể nào đếm xuể”.

Khi bình luận với tờ The London Telegraph, Ủy viên hội đồng Sức khỏe Châu Âu, ngài John Dalli đã nói rằng chính phủ Hà Lan đã đảm bảo với ông rằng loại virus này sẽ được lưu giữ an toàn.

“Chính quyền Hà Lan khẳng định rằng chủng virus này đang được bảo quản theo phương thức rất an toàn và các loại giấy phép cần thiết được yêu cầu và các nhà nghiên cứu cũng bị giới hạn bởi một mã quản lý”.

“Một trong số những số báo đã xuất bản đảm bảo rằng bất cứ thông tin nào về công trình nghiên cứu này cũng sẽ được quản lý chặt chẽ và không một thông tin nhạy cảm nào về quá trình đột biến có thể bị rò rỉ ra ngoài…,” ông chia sẻ.

Mối lo sợ cuối cùng là chủng virus này có thể thoát khỏi phòng thí nghiệm hoặc có thể được tái tạo ở một nơi khác vì mục đich độc ác như vũ khí sinh học giết người chẳng hạn.

Giáo sư Ron Fouchier, nhà nghiên cứu virus đồng thời là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tiết lộ: “Chỉ với một vài biến đổi gen nhân tạo, virus cúm gia cầm đã có được khả năng lây lan trong không khí và lây truyền từ người sang người và chúng có thể lây truyền dễ dàng hơn chúng ta tưởng. Quá trình biến đổi gen này diễn ra hết sức tự nhiên.”

Nhận xét đó có thể xem rằng đây là một trong những loại virus nguy hiểm nhất mà con người đã tạo ra”. Giáo sư Fouchier cũng cho rằng công trình của ông là “hết sức ngu ngốc” nhưng rốt cục lại vô cùng hữu ích đối với quá trình tạo ra các loại vắc-xin.

Virus H5N1 có thể trở thành vũ khí sinh học kịch độc

Vào năm 2009, tờ Infowars đã thông báo rộng rãi về sự thật các loại vắc-xin đã bị nhiễm loại virus cúm gia cầm gây chết người, đã được phân phối tới 18 quốc gia trên thế giới bởi công ty dược phẩm Mỹ Baxter.

Baxter đã trộn virus cúm gia cầm H5N1 với một hỗn hợp các loại virus cúm mùa H3N2 của người. Bản thân virus H5N1 ít có khả năng hoạt động trong không khí và bị hạn chế hơn trong phạm vi nó có thể lây lan. Tuy nhiên, khi kết hợp với các loại virus cúm mùa ở người – dễ dàng lây lan trong không khí và truyền nhiễm giữa cộng đồng người, một loại vũ khí sinh học kịch độc đã ra đời.

Trong khi một số người bác bỏ “sự cố” này và cho rằng đó chỉ là sơ suất thì một số khác lại bày tỏ quan ngại về một đại dịch toàn cầu có thể sắp xảy ra.

Tháng 2/2010, một báo cáo từ nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Yoshihiro Kawaoka, chuyên gia cao cấp về bệnh học thuộc Khoa Thú y, trường Đại học Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ, đã được đăng trên số 22 tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) cho biết:

Một dạng virus cúm trong phòng thí nghiệm có độc lực rất cao được kết hợp giữa virus cúm gia cầm H5N1 và virus cúm mùa của người đã được các nhà khoa học tạo ra chỉ bằng trao đổi qua lại của một gen. Với việc lai tạo này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng rất có thể có một sự tương tác như vậy trong di truyền ngoài tự nhiên giữa virus cúm H1N1 và virus cúm gia cầm H5N1.

Không giống với những nghiên cứu trước đây đã tạo ra chủng virus lai trong phòng thí nghiệm ít độc lực hơn so với chủng gốc của chúng, các nhà khoa học trong nghiên cứu này đã lai tạo được một số chủng có khả năng gây bệnh cao hơn virus H5N1 nguyên bản. Điều này thực sự đáng lo ngại.

Từ đây cho thấy công tác giám sát cần phải được chú trọng và phải được tiến hành liên tục. Việc tiến hành công bố thông tin về các công trình nghiên cứu cần phải được kiểm duyệt chặt chẽ và đề cao lợi ích, sức khỏe của cộng đồng.

Lê Hoàng Linh (tổng hợp)
Theo Việt Báo

]]>