Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:53:11 +0000 vi hourly 1 Phân biệt cúm lợn với cúm thông thường https://omron-yte.com.vn/11803-phan-biet-cum-lon-voi-cum-thong-thuong/ Fri, 20 Jan 2012 02:43:11 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11803 Tôi 24 tuổi, hiện đang là sinh viên. Một tuần trước người bạn cùng phòng tôi bị sốt, ho, người mệt mỏi. Sau đó 4 ngày tôi cũng bị sốt, ho, đau họng và đau người.

Phân biệt cúm lợn với cúm thông thường 1

Tôi nghe mọi người nói tôi bị cúm (không phải cúm lợn). Vậy xin cho biết làm cách nào để biết mình bị cúm và phải phân biệt với những căn bệnh nào?
Trả lời:
Các triệu chứng bạn mắc phải cũng thường gặp khi bị cúm. Khi có những triệu chứng như vậy, bạn nên cân nhắc một vài căn bệnh (cúm lợn, cúm mùa, cảm lạnh, dị ứng) theo những thông tin dưới đây:

Cúm lợn (hay chủng cúm H1N1) có thể gây ra các triệu chứng tương tự cúm mùa, bao gồm sốt đột ngột (>37,8oC), ho và đau họng. Một số người có thể chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, đau người, đau đầu, đau khớp và cơ. Cũng có thể bị tiêu chảy và nôn, đây là những triệu chứng hiếm gặp trong cúm mùa thông thường.

Các triệu chứng của cúm lợn có thể khác nhau giữa trẻ nhỏ và người già yếu, và khó nhận biết bất kỳ loại cúm nào khi bệnh tác động tới trẻ nhỏ và người già. Trẻ nhỏ có khi chỉ thấy mệt và khó chịu, thở gấp hoặc mạch nhanh, có thể rất buồn ngủ hoặc kích thích. Người già thấy rất đau người, khát và bối rối. Phần lớn người bị cúm lợn không quá mệt vì bệnh. Các triệu chứng bắt đầu cải thiện trong 2-5 ngày, cho dù phải mất vài tuần mới hoàn toàn trở lại bình thường.

Cúm mùa cũng sốt đột ngột, đau người, đau đầu và mệt mỏi, ho hoặc đau họng. Đau người có thể là triệu chứng rất nổi bật, đặc biệt người già có thể chỉ thấy rất đau lưng. Nôn và tiêu chảy ít gặp trong cúm mùa. Cúm mùa ít lây hơn cúm lợn, nhưng khiến người bệnh cảm thấy rất mệt.

Cảm lạnh phần lớn là do rhinovirus gây nên. Những virus này thường cư trú trong một số phần nhỏ của cơ thể (như mũi, họng, mắt, tai, ngực). Cảm lạnh có thể gây sốt, đôi khi mệt mỏi và đau người, nhưng thường người bệnh không bị mệt như nhiễm các virus cúm.

Dị ứng có thể gây nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, mắt, họng và da. Dị ứng có thể gây sưng mắt và nhìn mắt đỏ ngầu. Đôi khi, người bệnh cảm thấy ớn lạnh, hiếm khi bị sốt. Hen có thể gây ho, nhưng các triệu chứng khác như thở ngắn, thở khò khè, tức ngực rất hay gặp.

Tùy thuộc người bệnh dị ứng với cái gì mà triệu chứng có thể kéo dài vài tuần hoặc trở thành mạn tính ở một vài thời điểm nào đó của năm. Người bệnh có thể có những ngày khỏe và những ngày yếu và mô hình chung là tăng lên rồi giảm xuống. So với cảm lạnh và cúm, dị ứng gây ngứa rõ rệt hơn, sốt nhẹ và đau người.

Có nhiều triệu chứng mà cúm, cảm lạnh và dị ứng đều có, nhưng những thông tin khác giúp bác sĩ xác định căn bệnh hiện tại của bạn. Thí dụ: nếu những người quanh bạn hiện đang bị các triệu chứng tương tự, nhiều khả năng là cảm lạnh hoặc cúm. Nếu bạn có các triệu chứng tương tự ở cùng thời điểm này của các năm, khả năng dị ứng sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, khi cơ thể có những triệu chứng bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Thạc sĩ – Bác sĩ Vũ Tuyết Mai

]]>
Phân biệt cảm cúm với viêm xoang https://omron-yte.com.vn/11775-phan-biet-cam-cum-voi-viem-xoang/ Mon, 09 Jan 2012 10:02:04 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11775 Chúng ta ai cũng đã từng bị cúm, hay những đợt hắt hơi sổ mũi kéo dài mà không khỏi. Ðó là một nguy cơ rất dễ dẫn đến viêm xoang. Các chuyên gia tai mũi họng Mỹ ước tính, hàng năm có 35 triệu người Mỹ bị cảm cúm trở thành viêm xoang cấp tính nhiễm khuẩn, chiếm số lượng người khám lớn nhất của những người đi khám bệnh tai mũi họng.

Phân biệt cảm cúm với viêm xoang 1

Số lượng còn có thể cao hơn vì bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn này có triệu chứng rất giống cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng. Rất nhiều người bị bệnh không biết và không chịu đi khám bác sĩ để có được một chẩn đoán đúng với điều trị hợp lý.

Thế nào là viêm xoang cấp?

Viêm xoang cấp tính nhiễm khuẩn là sự viêm nhiễm của các hốc xoang gây ra, bởi vi khuẩn xuất hiện sau cảm cúm, viêm mũi dị ứng…

Bình thường dịch nhầy trong xoang được tháo ra đường mũi bởi lỗ thông mũi xoang. Khi bạn bị cảm cúm, hoặc đợt viêm mũi dị ứng, các xoang và lỗ thông xoang của bạn trở nên viêm nề và không có khả năng tháo dịch nhầy ra mũi được nữa. Điều này dẫn đến xung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng trong xoang.

Chẩn đoán viêm xoang cấp thông thường dựa vào khám thực thể (bác sĩ khám thấy gì ở bệnh nhân) và sự trao đổi với bạn về các triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ chụp xoang của bạn hoặc thử xét nghiệm mủ chảy từ mũi, để tìm vi khuẩn.

Khi nào thì viêm xoang cấp tính trở thành mạn tính?

Khi bạn bị viêm xoang thường xuyên, hay một đợt viêm xoang kéo dài quá 3 tháng. Khi đó có thể bạn bị viêm xoang mạn tính. Triệu chứng của viêm xoang mạn tính không “rầm rộ” như viêm xoang cấp. Khi thay đổi ở niêm mạc xoang do viêm xoang mạn tính không trở về bình thường được nữa sau điều trị bằng thuốc thì cần phải phẫu thuật để sửa chữa.

Có phải bị viêm xoang không?

Triệu chứng của viêm xoang thường khó phân biệt với cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng, do vậy rất nhiều người nghĩ rằng không cần thiết phải đi khám bác sĩ, thay vì đi khám họ lại tự điều trị bằng các thuốc mua ở hiệu thuốc. Như các thuốc co mạch làm thông mũi, các thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên không giống như cảm cúm và viêm mũi dị ứng, viêm xoang nhiễm khuẩn cần sự chẩn đoán của bác sĩ và điều trị bằng kháng sinh thích hợp để chữa khỏi bệnh và dự phòng những biến chứng xa.

Khi nào cần đi khám bác sĩ ?

Người bệnh thường băn khoăn tự hỏi: có nên đi khám bác sĩ không nhỉ? trong khi mình chỉ bị xì mũi xanh, vàng… Để giải quyết nỗi băn khoăn này, Hiệp hội tai mũi họng Mỹ đã đưa ra cách tính điểm dưới đây.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm xoang hãy dành một vài phút để xem những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây. Nếu bạn có trên 3 trong 9 dấu hiệu sau thì bạn cần phải đi khám bác sĩ.

– Căng và đau ở mặt.

– Đau đầu.

– Nghẹt mũi/phù nề.

– Chảy dịch từ mũi xuống họng.

– Xì mũi đặc, vàng xanh.

– Bị cúm kéo dài trên 10 ngày.

– Sốt nhẹ.

– Hơi thở hôi.

– Đau răng hàm trên.

Ðiều trị viêm xoang như thế nào?

Trong viêm xoang nhiễm khuẩn đặc biệt phải dùng đến kháng sinh. Nếu bạn có trên 3 triệu chứng của viêm xoang chắc chắn phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn. Nên nhớ phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dùng hết đơn thuốc.

Cùng với kháng sinh cần bổ sung thêm thuốc chống phù nề (mũi xoang) dạng xịt hoặc uống: để làm giảm nhức vùng mặt và làm thông mũi, tất nhiên tránh dùng kéo dài. Hít hơi nước ấm, rửa mũi bằng nước muối cũng giúp cho bạn dễ chịu hơn.

Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn bị viêm xoang mạn, thì việc điều trị kháng sinh tích cực có thể được đưa ra.

Phẫu thuật đôi khi là cần thiết để lấy bỏ những bịt tắc cản trở trong mũi mà nó được coi là một yếu tố gây ra viêm xoang.

Làm thế nào để phòng viêm xoang?

Người ta thường nói “dùng 1 đồng để phòng bệnh thì bằng 100 đồng để chữa bệnh” .

Để tránh bị viêm xoang sau khi bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng, bạn cần phải giữ gìn xoang sạch sẽ bằng cách sau đây:

– Dùng thuốc chống phù nề bằng đường uống.

– Hoặc dùng thuốc chống phù nề tại chỗ (chỉ dùng thời gian ngắn).

– Xì mũi nhẹ bên này trong khi bịt mũi bên kia.

– Uống nhiều nước để dịch mũi loãng ra.

– Tránh đi máy bay: nếu bắt buộc cần phải đi thì xịt mũi cho thông trước khi máy bay hạ cánh. Để tránh tắc lỗ thông mũi xoang.

– Dùng kháng histamin: tránh đợt viêm mũi dị ứng .

Thế nào là hiện tượng kháng kháng sinh?

Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng một số viêm nhiễm gây ra bởi một số loại vi khuẩn, mà loại vi khuẩn này không bị tiêu diệt bởi kháng sinh thông thường mà thầy thuốc kê toa cho bạn. Kháng kháng sinh là một hiện tượng thường gặp trong viêm xoang và ngày càng phổ biến đây là một thách thức trong điều trị. Các kháng sinh thế hệ cũ chỉ chống được một loại vi khuẩn và có thể không có hiệu quả trong điều trị viêm xoang. Hiện nay ở Mỹ có loại vi khuẩn tên là Streptococus Pneumonie… loại này thường hay gây ra viêm xoang nhất, có biểu hiện chống lại kháng sinh.

Bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn: loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn có bị vi khuẩn kháng kháng sinh không? nếu cần thiết yêu cầu làm kháng sinh đồ.

Bạn có thể đóng góp trong việc phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc. Điều quan trọng là bạn phải sử dụng hết liều kháng sinh đã được kê đơn mặc dù các triệu chứng của viêm xoang đã hết. Bạn cần phải thực hiện nghiêm túc sự hướng dẫn của bác sĩ: dùng bao nhiêu viên hàng ngày và dùng vào giờ nào.

Làm thế nào để phân biệt: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, và cảm cúm?

Bởi vì triệu chứng của viêm xoang nhiều khi rất giống cảm cúm, viêm mũi dị ứng. Bạn không biết mình có thực sự phải đi khám bác sĩ không. Hiệp hội tai mũi họng Hoa Kỳ đã đưa ra bảng dưới đây để giúp bạn phân biệt sự khác nhau và cho phép xác định những triệu chứng của viêm xoang dễ dàng hơn.

(Theo ThS.BSCKII. Phạm Thắng // Suckhoe & Doi song)

]]>
Bệnh cúm và những câu hỏi thường gặp https://omron-yte.com.vn/11750-benh-cum-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap/ Fri, 06 Jan 2012 07:15:22 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11750 Thời tiết trong những ngày lạnh giá như hiện nay dễ gây cúm. Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để biết cách bảo vệ mình và gia đình tránh được bệnh cúm trong mùa đông này:

Bệnh cúm và những câu hỏi thường gặp 1

Tôi đã tiêm phòng cúm một năm nay nhưng vẫn bị cúm. Tại sao vậy?

Bạn vẫn có thể bị cúm sau khi tiêm phòng. Đó là do vaccin không thể bảo vệ chống lại tất cả các chủng cúm. Vaccin của từng năm chứa ba chủng cúm khác nhau – những chủng đó được các chuyên gia dự đoán là hay gặp nhất trong năm tới. Nhưng bạn cũng có thể bị nhiễm chủng cúm không có trong vaccin.
Nếu bạn bị cúm sau khi tiêm phòng, vaccin cúm sẽ bảo vệ bạn bằng cách giảm số ngày ốm và khiến bệnh nhẹ hơn so với bình thường.

Nhưng cũng có thể căn bệnh của bạn không phải cúm. Bạn có thể bị căn bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng khiến mình nghĩ đến bệnh cúm (thí dụ: viêm dạ dày-ruột).

Các virus khác cũng có thể gây ra những triệu chứng hô hấp như ho và đau họng, và tiêm phòng cúm không bảo vệ cơ thể chống lại những virus này. Tiêm phòng cúm không phòng ngừa cảm lạnh hoặc nhiễm các loại virus khác.

Nếu chưa được tiêm phòng, tôi phải làm gì nếu bị phơi nhiễm virus cúm?

Nếu bạn bị phơi nhiễm virus và được liệt vào nhóm nguy cơ cao (bao gồm trẻ em 6 – 23 tháng tuổi, người trên 65 tuổi, người bị bệnh mạn tính hoặc phụ nữ có thai ba tháng giữa hay ba tháng cuối) nên dùng thuốc kháng virus dự phòng (Flumadine, Tamiflu…) theo đơn bác sĩ.
Nếu không thuộc nhóm nguy cơ cao, chờ xem liệu bạn có bị các dấu hiệu và triệu chứng cúm không, như sốt cao, đau họng, đau cơ và khớp nặng, mệt mỏi. Bạn có thể điều trị bằng thuốc kháng virus, nhưng phải bắt đầu trong vòng 24 – 48 giờ sau khi có các triệu chứng.

Tôi có thể làm gì để giảm nhẹ triệu chứng khi bị cúm?

Đầu tiên, cần ngừng đi làm hoặc đi học, vì như vậy bạn có thể làm lây lan cúm cho người khác.
Để giảm triệu chứng, bạn có thể:

  • Nghỉ ngơi
  • Uống nhiều nước
  • Uống thuốc kháng virus nếu bác sĩ kê đơn.
  • Cũng nên tự theo dõi. Nếu bạn thấy bệnh nặng thêm, hãy đi khám bác sĩ.

Lưu ý: Bạn nên tiêm phòng cúm hàng năm ngay từ bây giờ để bảo vệ chính mình, gia đình và cộng đồng.

Thạc sĩ – Bác sĩ Vũ Tuyết Mai

]]>
Chủ động phòng chống dịch cúm mới https://omron-yte.com.vn/11279-chu-dong-phong-chong-dich-cum-moi/ Fri, 09 Dec 2011 07:09:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11279 Trong khi nhiều chủng virus cúm tồn tại trong điều kiện khí hậu thuận lợi, các chuyên gia dịch tễ đang lo ngại chủng cúm mới có thể tái tổ hợp, hung hãn hơn và gây dịch ở Việt Nam

Chủ động phòng chống dịch cúm mới 1Chích ngừa cúm A tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Mới đây, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh dịch Mỹ vừa có cảnh báo sau khi phát hiện nhiều bệnh nhân mắc một chủng cúm mới được xác định là do tái tổ hợp từ chủng cúm A/H1N1 (gây đại dịch năm 2009) và cúm A/H3N2 có nguồn gốc từ heo.

Chủ động phòng, chống

Sau khi nhận thông tin nói trên, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết vừa có công điện yêu cầu các viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chủ động phòng, chống dịch cúm mới xâm nhập và lây lan ở Việt Nam. Trong thời điểm này, việc kiểm dịch y tế biên giới, đặc biệt là theo dõi những người bị sốt, có biểu hiện cúm đến từ khu vực có dịch sẽ được tăng cường tại các điểm giám sát cúm quốc gia. Cùng đó, các chùm ca bệnh cúm, trường hợp viêm phổi nặng nghi do virus tại cộng đồng cũng sẽ được lấy mẫu xét nghiệm thường xuyên.

Theo ông Bình, virus cúm A/H1N1 đã trở thành chủng lưu hành, được đánh giá có khả năng lây lan nhanh nhưng không phải độc lực mạnh. Hơn nữa, bản thân chủng virus cúm A/H1N1 gây đại dịch qua phân lập đã phát hiện có các đoạn gien của cúm A/H5N1, cúm heo và cúm A/H1N1 cũ. “Trong một số trường hợp, khi các chủng virus kết hợp với nhau, độc lực giảm nhưng không loại trừ một chủng mới được tạo thành sẽ nguy hiểm hơn”- ông Bình quan ngại.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết lo ngại về một chủng virus cúm mới có thể xảy ra tại Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở. Tại Việt Nam, điều kiện môi trường, khí hậu, độ ẩm rất thuận lợi cho virus cúm phát triển. Thêm vào đó, lại có rất nhiều chủng virus cúm lưu hành, gây bệnh như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, cúm B… Vì thế, nguy cơ các chủng virus cúm tái tổ hợp là rất cao.

“Virus cúm A thường xuyên thay đổi cấu trúc kháng nguyên để thích nghi với môi trường nên dễ gây dịch nguy hiểm. Chỉ một thay đổi nhỏ về kháng nguyên cũng sẽ gây dịch, vì thế đây là một trong những virus khó đối phó nhất. Từ nhiều năm trước, các chuyên gia dịch tễ đã cảnh báo các chủng virus cúm sẽ “liên kết” với nhau biến đổi và trở nên hung hãn hơn”- bác sĩ Hà cho biết.

Chưa đánh giá được mức độ nguy hiểm

Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ tái tổ hợp giữa các chủng virus cúm, đặc biệt là virus cúm A/H5N1 với virus A/H3N2, A/H1N1 hay virus cúm ở heo tạo ra tuýp mới có độc lực cao, lan truyền mạnh trên người hay động vật có vú.

Bác sĩ Hà cho biết với chủng virus cúm A/H1N1 gây đại dịch, đến thời điểm này, được coi như một loại cúm mùa thông thường với các triệu chứng sốt cao, đau người, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, đau họng… Chủng virus này tồn tại trong môi trường không khí cùng với các chủng virus cúm A/H3N2, cúm B. Phần lớn người mắc cúm thường sẽ tự khỏi và ít mắc lại do cơ thể đã có miễn dịch. Tuy nhiên, trong trường hợp các chủng virus này tái tổ hợp thành chủng cúm mới sẽ khiến người mắc mất khả năng miễn dịch và dễ gây dịch.

“Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận bệnh nhân mắc chủng virus cúm mới tái tổ hợp từ hai cúm A/H1N1 và A/H3N2, vì thế chưa biết mức độ nặng, nhẹ thế nào. Nếu tách rời nhau, đây chỉ là chủng cúm bình thường nhưng cũng không loại trừ khi chúng kết hợp với nhau lại trở nên nguy hiểm. Tuy nhiên, vấn đề mà các chuyên gia dịch tễ lo lắng chính là khi virus cúm A/H1N1 kết hợp với cúm A/H5N1 thành chủng virus mới. Nếu một chủng virus có tốc độ lây lan nhanh như A/H1N1 “liên kết” với virus cúm A/H5N1 có độc lực mạnh thì cực kỳ nguy hiểm. Trong trường hợp thành dịch, thiệt hại về người không thể lường trước được. Đây không chỉ là nỗi khiếp sợ ở Việt Nam mà với cả thế giới”- bác sĩ Hà lo ngại.

Theo các chuyên gia dịch tễ, cúm vẫn là bệnh của đường hô hấp. Trong điều kiện lạnh và ẩm thấp, virus cúm thường sống rất dai. Riêng với virus cúm A/H5N1, chúng có thể sống cả trong điều kiện môi trường lạnh khô và nóng ẩm nên càng phải cảnh giác. “Nếu trong cùng thời điểm mà nhiều bệnh nhân có hội chứng cúm, thậm chí có người tử vong, cần tập trung xét nghiệm và tìm nguyên nhân để có biện pháp đối phó. Những người đã từng nhiễm một hoặc nhiều chủng virus cúm nói trên nhưng khi chúng kết hợp tạo thành một chủng mới thì miễn dịch vốn có ấy cũng mất tác dụng. Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính là những đối tượng có nguy cơ cao cần đến cơ sở y tế để khám kịp thời khi xuất hiện các biểu hiện cúm”- bác sĩ Hà lưu ý.

Ngọc Dung
Theo Báo người lao động

]]>
Việt Nam chuẩn bị ứng phó với dịch cúm mới https://omron-yte.com.vn/11220-viet-nam-chuan-bi-ung-pho-voi-dich-cum-moi/ Fri, 09 Dec 2011 01:26:11 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11220 Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công điện yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chủ động phòng, chống dịch cúm mới xâm nhập và lây lan vào Việt Nam.

Việt Nam chuẩn bị ứng phó với dịch cúm mới 1
Động thái trên được đưa ra khi sau khi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh dịch Mỹ tiếp tục phát hiện thêm 3 ca mắc một chủng cúm mới được xác định là do tái tổ hợp từ chủng cúm A(H1N1) đại dịch năm 2009 và cúm A(H3N2) có nguồn gốc từ lợn.

10 người Mỹ đã bị nhiễm virus mới có tên khoa học là S-OtrH3N2. Trong đó, 7 ca nhiễm bệnh này đều có tiền sử tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với lợn. Tuy nhiên, 3 trường hợp gần đây nhất lại không có yếu tố nguy cơ này.

Nhiều người đặt câu hỏi liệu có hay không khả năng bùng phát một đại dịch cúm mới? Đó có thể là mối đe dọa với sức khoẻ vì con người vẫn chưa có miễn dịch với chúng.

Vì thế, để chủ động phòng chống dịch xâm nhập và lây lan tại Việt Nam, Cục Y tế dự phòng yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tăng cường kiểm dịch y tế biên giới, đặc biệt theo dõi những người bị sốt, có biểu hiện cúm đến từ khu vực có dịch.

Đồng thời, các cơ sở y tế tăng cường giám sát các chùm ca bệnh cúm, trường hợp viêm phổi nặng nghi do virus tại cộng đồng, phát hiện sớm các thay đổi và sự lưu hành của virus cúm. Cử cán bộ thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh để có kế hoạch ứng phó kịp thời.

Các văcxin cúm hiện có mặt tại Việt Nam chỉ là văcxin phòng bệnh cúm thông thường hay gặp trên người, được gọi là bệnh cúm theo mùa như cúm A (H3N1, H3N2, H1N1). Theo các chuyên gia dịch tễ, người dân vẫn nên đi chích ngừa cúm. Nếu một người đã được chích ngừa nhưng vẫn bị cúm thì thông thường bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn so với việc không được ngừa.

Trước đó vào năm 2009, dịch cúm A (H1N1) cũng lây lan từ bên ngoài vào nước ta. Mới đầu, dịch bùng phát từ khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là Mexico, sau đó lan sang châu Âu, châu Á… Tại Việt Nam, cúm xuất hiện vào tháng 5/2009, đến nay đã có hơn 10.000 người nhiễm H1N1, xác định trên 50 trường hợp tử vong.

Theo Phương Trang
VnExpress

]]>
5 lầm tưởng phổ biến về cúm https://omron-yte.com.vn/11052-5-lam-tuong-pho-bien-ve-cum/ Wed, 23 Nov 2011 04:12:33 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11052 Người trẻ, khỏe mạnh thì không cần tiêm phòng. Những thanh niên trẻ, khỏe mạnh có thể không nghĩ rằng mình cần tiêm phòng, rằng vacxin chỉ dành cho trẻ nhỏ và người già. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điều này không đúng.

5 lầm tưởng phổ biến về cúm 1

Bệnh cảm cúm đã có từ rất lâu. Và lời khuyên bạn thường hay được nghe nhất là “nếu ra ngoài trời lạnh mà không mặc áo ấm hoặc tóc bị ướt thì bạn dễ bị cảm lạnh”. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu chứng minh, chúng ta bị ốm không phải vì điều này.

ABC news trích đăng ý kiến của tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về y tế dự phòng tại trường y Vanderbilt và Philip Tierno, một chuyên gia về vi sinh vật và miễn dịch lâm sàng, Đại học New York (Mỹ) về 5 hiểu lầm hay gặp nhất khi nói về bệnh cúm:

1. Tiêm vacxin ngừa cúm có thể khiến bạn bị cúm

“Đây là lầm tưởng phổ biến bất kể chúng tôi đã nỗ lực thế nào để tuyên truyền. Điều này hoàn toàn không đúng”, Schaffner nói.

Ông cho biết, vacxin ngừa cúm được tạo thành từ những thành phần của virus, chứ không phải là cả con virus. Chính vì thế, bạn không thể ốm khi được chích ngừa. Còn vacxin cúm mới dạng xịt thì chứa virus đã bị làm yếu. Vì thế, bạn có thể bị một số triệu chứng như: đau họng hoặc sổ mũi nhưng chỉ kéo dài trong khoảng một ngày. Virus sẽ không thể đi vào phổi và gây bệnh cúm.

Rất nhiều người được ngừa cúm trước đó cho rằng họ vẫn bị bệnh. Vì thế, theo họ việc chích ngừa thực sự không có hiệu quả. “Hiệu quả bảo vệ của vacxin không thể đạt 100%, nó chỉ ở mức 50 đến 70%. Nhưng nó sẽ làm yếu virus, vì thế bạn sẽ không bị nặng”, Philip Tierno cho biết.

Nếu một người đã được chích ngừa nhưng vẫn bị cúm thì thông thường bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn so với việc không được ngừa.

“Vacxin không hoàn hảo. Chúng ta biết rằng virus cúm có khả năng thay đổi hoặc đột biến và trong trường hợp đó, vacxin phòng cúm năm nay sẽ không hoàn toàn có hiệu quả với virus cúm đột biến đang lưu hành trong cộng đồng”, Schaffner nói.

Bên cạnh đó, với người càng già vacxin càng ít có hiệu quả. Tuy nhiên, việc tiêm phòng bệnh vẫn là cần thiết, vì dù có bị cúm, bạn cũng sẽ tránh được nguy cơ bệnh chuyển biến xấu dẫn đến viêm phổi hoặc phải nhập viện.

Để phòng bệnh, việc tiêm phòng là cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là rửa tay với xà phòng. Đây là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cảm lạnh, cảm cúm và nhiều bệnh khác.

2. Người trẻ, khỏe mạnh thì không cần tiêm phòng

Những thanh niên trẻ, khỏe mạnh có thể không nghĩ rằng mình cần tiêm phòng, rằng vacxin chỉ dành cho trẻ nhỏ và người già. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điều này không đúng.

“Virus cúm lưu hành mạnh vào mùa đông. Bất kể ai cũng có thể mắc bệnh, thậm chí là một người hoàn toàn khỏe mạnh có thể cần chăm sóc đặc biệt chỉ trong 2 ngày nhiễm virus”, Schaffner nói.

Ngay cả với trường chỉ mắc cúm nhẹ, trong khi cơ thể họ không suy nhược, thì vẫn là mối de đọa với những người khác. Bạn có thể không cảm thấy ốm, có thể đi học hoặc đi làm, nhưng bạn vẫn có thể lây truyền virus cho người khác. Sự bùng phát của đại dịch cúm H1N1 năm 2009 đã chứng mình, càng người trẻ càng dễ bị nặng.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh (Mỹ) khuyến cáo bất trường hợp nào nào hơn 6 tháng tuổi đều nên đi tiêm phòng.

3. Vitamin và thảo dược là “khắc tinh” của bệnh

Dù vitamin C và một số thảo dược khác có thể giúp cơ thể chống chọi khi bạn mắc những bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, nhưng các dữ liệu cho thấy những tuyên bố này có thể bị thổi phồng một chút.

“Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của các loại vitamin và thảo dược. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất. Có nghiên cứu chỉ ra rằng nó hiệu quả, nhưng có những nghiên cứu lại chứng minh điều ngược lại”, Shaffner nói.

Có một phương thức chữa bệnh bằng thảo dược lâu đời, được sử dụng rộng rãi và thực sự làm yếu virus là cây hồi. Những loại thuốc hiện đại đã tận dụng lợi ích của loại cây này. Đó là một trong những thành phần chính của thuốc Tamiflu, một loại thuốc kháng virus.

4. Dùng thuốc kháng sinh để chữa cúm

“Bởi vì nguyên nhân gây cảm lạnh và cúm là virus chứ không phải vi khuẩn vì thế việc uống kháng sinh sẽ không có tác dụng. Giờ đây, chúng ta biết là có những loại thuốc kháng virus cúm như Tamiflu có thể khiến bệnh diễn tiến nhẹ hơn”, Schaffner nói.

Nhiều người cho rằng, những ai có biểu hiện cúm nên được điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt, đặc biệt là những người dễ bị biến chứng. Điều này đúng với một vài người ở trong những nhóm tuổi nhất định như người già, dễ bị viêm phổi khi bị cúm.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh với virus không những không hiệu quả mà còn có thể dẫn đến việc kháng thuốc.

5. Không cần tiêm nhắc lại

“Các virus cúm thay đổi từng năm, vacxin phòng bệnh cũng thế. Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyến cáo viêm tiêm phòng cúm cần thực hiện định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, năm nay có lẽ là năm đặc biệt nhất bởi vì chủng virus cúm năm này giống như năm ngoái. Dù vậy, bạn vẫn cần tiêm phòng”, Tierno cho biết

Lý do là không có bằng chứng cho thấy liều vacxin bạn nhận được từ năm trước vẫn còn hiệu lực bảo vệ. Trong khi nếu tiêm thêm, hiệu lực bảo vệ của vacxin sẽ cao hơn.

Theo VNE

]]>
Cúm, Sốt xuất huyết – Kẻ thù số 1 của bà bầu https://omron-yte.com.vn/10477-cum-sot-xuat-huyet-ke-thu-so-1-cua-ba-bau/ Fri, 30 Sep 2011 01:45:45 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10477 Thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường khiến nhiều người dễ mắc bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai, khi mang thai, nội tiết thay đổi nên sức đề kháng sẽ giảm, vì vậy dễ mắc các bệnh như cúm, sốt xuất huyết, viêm âm đạo…

Cúm, Sốt xuất huyết - Kẻ thù số 1 của bà bầu 1

những bệnh này đều rất nguy hiểm và có thể để lại những hậu quả khó lường.

Bệnh cúm

Cảm cúm thông thường hay dịch cúm đều do sự truyền nhiễm qua đường hô hấp mà nên. Các biểu hiện của cảm cúm thông thường như nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho và đau người v.v… có thể xảy ra ở rất nhiều người.

Vì sức đề kháng kém hơn nên nếu đã bị lây nhiễm cúm, thai phụ sẽ bị nhiễm nặng hơn những người bình thường và cũng kéo dài dai dẳng hơn. Nguyên nhân một phần là do bà bầu không thể dùng các loại thuốc trị cảm cúm để trị dứt điểm bệnh.

Bản thân bệnh cúm không nguy hiểm nhưng vì nó kéo dài hơn những người bình thường nên sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho thai phụ. Nhu cầu oxy của các bà bầu cũng lớn hơn nên nếu bị viêm phổi, thì sẽ khá nguy hiểm.

Đối với thai nhi, việc bà bầu bị cảm cúm cũng gây ra những tác động nguy hiểm, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh:

Dịch cảm cúm là do các vi rút gây bệnh từ nước bọt, mũi và đờm của người bệnh thông qua không khí truyền sang người bình thường, tính lan truyền của nó rất mạnh gây nên bệnh dịch.

Biểu hiện của bệnh: Người mắc vi rút truyền nhiễm thường có các biểu hiện như: lúc nóng, lúc lạnh, sốt tương đối cao, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng v.v… khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.

Cách điều trị:

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc vì tác dụng phụ của thuốc có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai, nhiễm độc thai nghén… cách tốt nhất là đi gặp bác sỹ để được khám và chữa bệnh kịp thời. Nếu triệu chứng của bệnh nhẹ hơn, bà bầu có thể tham khảo các biện pháp điều trị theo phương pháp dân gian: sử dụng nước muối loãng súc miệng và vệ sinh mũi. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

Nếu nghẹt mũi có thể chùm một chiếc khăn lên đầu rồi đưa bát nước nóng có thêm hai hoặc ba giọt tinh dầu bạch đàn, bạc hà và xông trong 15 phút sẽ dễ thở hơn.

Lời khuyên hữu ích:

Để phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất là chủng ngừa trước khi mang bầu 3 tháng. Ngoài ra, để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Cần vệ sinh mũi, họng thường xuyên vài lần/ngày bằng nước muối sinh lý.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ, quần áo treo trên vách… Muỗi vẵn có thể chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Sốt xuất huyết rất nguy hiểm

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nhưng có chiều hướng gia tăng vào mùa mưa, bệnh có thể bộc phát thành dịch, đe dọa sức khỏe của cả cộng đồng. Bệnh nguy hiểm vì chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa, bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.

Nếu thai phụ bị sốt xuất huyết thì cả mẹ và thai nhi đều có thể bị đe dọa đến tính mạng vì bệnh khó điều trị hơn so với người bình thường.

Thai phụ bị sốt có thể dẫn đến suy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như chảy máu khó cầm, tiền sản giật…, dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Tình trạng thiếu hụt tiểu cầu đặc biệt nguy hiểm đối với thai phụ mắc sốt xuất huyết có biểu hiện sốc hoặc tiền sốc. Đây là yếu tố gây tiền sản giật, có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu không cầm được hay co giật khi chuyển dạ. Còn thai nhi sẽ chậm phát triển, suy thai, thậm chí thai chết lưu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sản phụ có thể bị các biến chứng rau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần hoặc tử vong.

Cách điều trị

Hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh đặc hiệu và cũng chưa có vacxin phòng bệnh, biện pháp chủ yếu để phòng chống là diệt muỗi truyền bệnh bằng các biện pháp vệ sinh nơi ở và môi trường chung quanh, đặc biệt là các điểm nước tù đọng, môi trường lý tưởng cho muỗi sinh sản.

Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện ban đầu giống hệt các triệu chứng sốt virus khác nên nhiều người chủ quan tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Tuy nhiên, nếu bị sốt xuất huyết mà uống một số loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ sẽ cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với phụ nữ mang thai.
Khi bị sốt xuất huyết mà uống thuốc Aspirin sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến tử vong. Bệnh sốt xuất huyết đã có triệu chứng xuất huyết và dễ có biểu hiện rối loạn đông máu, thuốc Aspirin làm máu khó đông nên dẫn đến tình trạng chảy máu nặng không cầm ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Bệnh diễn biến tự khỏi, các thuốc sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có). Tuy nhiên, cần đưa đến bệnh viện ngay khi người bệnh có một trong những dấu hiệu như: Chân tay lạnh và mạch nhanh, yếu; Nằm li bì, bỏ ăn uống; Đau bụng vùng gan, kèm nôn ói; Chảy máu mũi, máu răng; Nôn ra máu hoặc tiêu phân đen.

Theo Dinh dưỡng

]]>
Phòng tránh bệnh cúm cho trẻ trong mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/9579-phong-tranh-benh-cum-cho-tre-trong-mua-lanh/ Sat, 30 Jul 2011 21:03:29 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9579 Cúm đặc biệt rất dễ lây lan giữa các bé, bên cạnh bệnh sởi và thủy đậu. Một bé có thể mắc cúm do hít phải virus từ nước bọt do bé bị bệnh ho (hay hắt hơi); hoặc chạm tay vào đồ chơi có dính nước bọt của bé mắc bệnh rồi đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng mình. Các virus này có thể sống trong không khí đến 3 tiếng và 2 tiếng với các bề mặt như bồn nước, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…

Phòng tránh bệnh cúm cho trẻ trong mùa lạnh 1
Dưới đây là những cách giúp phòng tránh cúm cho bé, từ  bố mẹ:

Bú mẹ

Sữa mẹ có đủ các chất tăng cường miễn dịch, giúp bé sơ sinh chống lại vi trùng. Nghiên cứu cho thấy, bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ít có nguy cơ mắc viêm phổi và các biến chứng liên quan đến cúm khác trong giai đoạn nhũ nhi và xa hơn nữa.

Rửa tay

Hãy chắc chắn rằng, con bạn được rửa tay sau khi chơi với những bé khác, trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cha mẹ hay người chăm sóc bé cũng cần rửa tay thường xuyên. “Ngoài tiêm phòng cúm thì rửa tay là cách hiệu quả để chống lại bệnh cúm” – Thomas Saari (bác sĩ nhi ở Madison, Mỹ) cho biết.

Vệ sinh

Hãy lau chùi các bề mặt thường xuyên, chẳng hạn tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, các bồn nước với chất khử trùng chuyên dụng. Các dung dịch làm sạch chứa cồn giúp tiêu diệt vi trùng.

Không khói thuốc lá

Không cho phép ai trong nhà bạn hút thuốc lá. Khói thuốc có thể kích thích niêm mạc mũi, xoang và phổi và khiến bé bị biến chứng liên quan đến cúm. “Các bé tiếp xúc với khói thuốc lá một thời gian sẽ lâu khỏi hơn khi mắc cúm và dễ bị nhiễm trùng hô hấp” – bác sĩ Thomas chia sẻ tiếp.

Không dùng chung thứ gì cả

Nên cho bé dùng chiếc cốc đánh răng riêng trong nhà tắm và dạy bé không nên chia sẻ cốc, ống hút, bình sữa, dụng cụ đựng đồ ăn hoặc những nhạc cụ đồ chơi mà chạm vào miệng. Khi bé đưa thứ gì đó vào miệng, cần đảm bảo đó là thứ sạch sẽ và là đồ của riêng bé để giảm thiểu lây lan vi trùng gây bệnh.

Bạn không nên quá ám ảnh về vi trùng nhưng rõ ràng, càng bảo vệ bé tốt thì bé càng ít bị mắc cúm trong mùa lạnh.

Đối tượng cần tiêm văcxin

Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bé có thể tiêm phòng cúm nếu trên 6 tháng tuổi. Nếu bạn đang có thai, tiêm phòng cúm có thể được chỉ định bất kể quý nào của thai kỳ. Ngày nay, tiêm phòng cúm thường được khuyến cáo cho các bé dưới 18 tuổi, người lớn trên 49 tuổi và những đối tượng đặc biệt khác.

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Cảm lạnh có những dấu hiệu như sau:

  • Có thể xuất hiện quanh năm nhưng phổ biến là mùa thu – đông. Triệu chứng phát triển chậm, không sốt hoặc không sốt cao.
  • Chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng, ho.
  • Không bị nôn hay tiêu chảy, ăn uống bình thường.
  • Mệt vừa, bé vẫn có thể vui chơi.
  • Kéo dài khoảng 5-6 ngày.

Cảm cúm có dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện nhiều trong mùa lạnh. Triệu chứng đột ngột, kéo dài suốt 24 tiếng. Có thể sốt cao.
  • Đau mỏi người, đau đầu, ớn lạnh, ho nhiều.
  • Có thể kèm theo nôn trớ, tiêu chảy và có khả năng xuất hiện ở bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Chán ăn, ít hoạt động.
  • Thường kéo dài 10-14 ngày, nặng nhất trong 3-4 ngày đầu.

Theo:  Eva

]]>
3 lời khuyên cho bà bầu bị cúm https://omron-yte.com.vn/7895-3-loi-khuyen-cho-ba-bau-bi-cum/ Wed, 27 Apr 2011 06:51:20 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7895 Sức đề kháng của phụ nữ khi mang thai bị yếu đi khá nhiều nên khả năng lây nhiễm cúm cũng cao hơn người bình thường. Nhưng liệu cúm có ảnh hưởng đến thai nhi? Cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh là cố gắng phòng tránh bệnh cúm hoàn toàn. Nhưng nếu cúm vẫn “ghé thăm” bà bầu thì phải làm sao?

3 lời khuyên cho bà bầu bị cúm 1

3 lời khuyên sau sẽ hữu ích cho bà bầu nếu mắc phải bệnh cúm:

Cần thiết đi khám bác sỹ

Hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất. Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.

Không tự ý dùng thuốc

Do nguyên tắc chung của phụ nữ mang thai là thận trọng sử dụng thuốc vì tác dụng phụ của thuốc có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén…

Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel. Các thuốc này có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

Aspirin và ibuprofen. Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan. Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Biện pháp an toàn điều trị tại nhà

Những bài thuốc dân gian thường an toàn hơn cả với bà bầu. Một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất là sử dụng nước muối loãng súc miệng và vệ sinh mũi. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

Nếu nghẹt mũi có thể chùm một chiếc khăn lên đầu rồi đưa bát nước nóng có thêm hai hoặc ba giọt tinh dầu bạch đàn, bạc hà và xông trong 15 phút sẽ dễ thở hơn.

Lời khuyên phòng bệnh cúm: Để phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất là chủng ngừa trước khi mang bầu 3 tháng. Ngoài ra, để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Cần vệ sinh mũi, họng thường xuyên vài lần/ngày bằng nước muối sinh lý.

Nguồn: Pháp luật xã hội

]]>
Cảnh giác với sự quay trở lại của cúm A/H1N1 https://omron-yte.com.vn/6965-canh-giac-voi-su-quay-tro-lai-cua-cum-ah1n1/ Mon, 21 Mar 2011 08:38:57 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6965 Cảnh giác với sự quay trở lại của cúm A/H1N1 1VH-Thời gian gần đây, dịch cúm A/H1N1 đã liên tiếp xuất hiện trở lại tại một số tỉnh ở miền Tây và miền Đông Nam Bộ.

Đáng ngại ở những khu vực này đã xuất hiện các ổ dịch ở trường học, khu dân cư. Tại TP.HCM đầu tháng 3 vừa qua, một bệnh nhân đã bị tử vong bởi dịch cúm A/H1N1. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chủ quan và thiếu cảnh giác với dịch bệnh nguy hiểm này.

Tại TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) TP.HCM cho biết: hiện nay TP.HCM đã bước vào mùa khô, song thời tiết biến động nên thỉnh thoảng vẫn xuất hiện một vài cơn mưa. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm A/H1N1 tồn tại trong môi trường và đe dọa những người già, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính.

Trong khi đó, sự xuất hiện trở lại của dịch cúm A/H1N1 tại một số tỉnh, thành Nam Bộ nên nguy cơ lây lan virus cúm A tại TP.HCM là khá cao, do dân cư đông đúc, số lượng người ở các tỉnh ra vào TP rất đông. Những nơi dễ lây nhiễm loại virus này nhất là tại các trường học, xí nghiệp và các khu dân cư. Cho nên vừa qua TT YTDP TP.HCM đã chỉ đạo các TT YTDP phường, xã phải báo cáo cụ thể các trường hợp nhiễm cúm và tiếp tục tuyên truyền cho người dân cách bảo vệ sức khỏe, các phương pháp để phòng tránh bị nhiễm cúm A/H1N1…

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ cho biết thêm: Hiện nay do chủ quan nên ý thức phòng ngừa cúm A/H1N1 một số người dân vẫn chưa cao. Đa phần người dân đều có thói quen tự mua thuốc điều trị khi có những triệu chứng cảm cúm mà không nghĩ đến việc phải làm ngay là tới các cơ sở y tế khám để điều trị. Hậu quả là đã có trường hợp tử vong do phát hiện dương tính với virus cúm A quá muộn và việc lây lan bùng phát thành các ổ dịch như năm 2009.

Để không còn xảy ra tình trạng bùng phát ổ dịch như năm 2009 khi đứng trước nguy cơ xuất hiện trở lại virus cúm A/H1N1 trong những tháng đầu năm 2011 thì rõ ràng đây không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà là của cả cộng đồng. Trong đó, vai trò ý thức phòng chống dịch của người dân là rất quan trọng.

Nguyễn Đức-Tân Phong

Theo báo mới

]]>