Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Mon, 29 Dec 2014 06:17:54 +0000 vi hourly 1 Hiểu rõ hơn về chứng đau dây thần kinh tọa https://omron-yte.com.vn/15002-hieu-ro-hon-ve-chung-dau-day-than-kinh-toa/ Tue, 28 Aug 2012 01:30:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/15002-hieu-ro-hon-ve-chung-dau-day-than-kinh-toa/ Như chúng ta đã biết, dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, điều khiển mọi hoạt động của hai chân  như đi lại đứng ngồi. Đau dây thần kinh tọa là một bệnh tương đối phổ biến nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do chèn ép dây thần kinh hông. Những cơn đau thường khiến bạn bất ngờ gây nên những cơn đau dọc sống lưng và ớn lạnh, nhưng cũng có khi lại đau âm ỉ kéo dài và khi bạn đứng hay ngồi tại một vị trí quá lâu hoặc những hoạt động dùng đến lực sẽ khiến có bạn tiếp tục đau.

Hiểu rõ hơn về chứng đau dây thần kinh tọa 1

Có thể do người bệnh chủ quan trước nhưng cơn đau ngắn bất chợt và không thường xuyên với một số trường hợp nhưng cũng có thể là vì một số lý do sau:

Thứ nhất, đau dây thần kinh tọa hiếm khi xuất phát từ sự cố chấn thương ở cột sống mà phần lớn là do mang vác vật nặng hay thay đổi tư thế ngồi đột ngột. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau bất chợt và cơn đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh số 5.

Thứ hai, các nguyên nhân liên quan đến đĩa đệm cột sống. Nguyên nhân chiếm phần lớn các trường hợp đau dây thần kinh tọa là do thoái vị đĩa đệm. Theo như thống kê từ các bác sỹ, ngoài các nguyên nhân từ các tai nạn ảnh hưởng đến cột sống thì thoái vị đĩa đệm phần lớn là do tư thế lao động mang vác vật nặng và tư thế ngồi không đúng khiến cho đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các cột sống. Lồi nhân đĩa đệm cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Ở đây, rìa đĩa đệm giữa các cột sống bị tổn thương và vỡ ra khiến cho nhân đĩa đệm lồi ra ngoài, chèn và dây thần kinh hông gây đau. Nếu không phát hiện sớm, dây thần kinh hông bị chèn ép kéo dài và gây nên những cơn đau lâu hơn.

Hiểu rõ hơn về chứng đau dây thần kinh tọa 2

Hội chứng piriformis cũng là một trong số các nguyên dân gây nên đau dây thần kinh tọa. Piriformis hội chứng hay còn được gọi là hội chứng “đau ở mông” do các piriformis (hoặc lớn cơ bắp bên trong mông của bạn) được kích thích nở ra và ép vào dây thần kinh hông của bạn gây ra các cơn đau.

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh này đó là do loãng xương, lão hóa do tuổi cao và viêm xương khớp  hay gãy xương. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, một số trường hợp do dây thần kinh bị giãn ra và đè lên dây thần kinh hông dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

Và nguyên nhân cuối cùng, đó là do các khối u, các cục máu đông hoặc khối áp xe ở vùng thắt lưng hay chân gây nên.

Những cơn đau này thường không theo giờ giấc nhất định. Nó thường xảy đến khi bạn di chuyển hay đổi tư thế ngồi, bạn cảm thấy rõ sự tê mỏi ở chân khi di chuyển hay khụy gối đột ngột khi đang đi.

Một số lưu ý với những trường hợp có biểu hiện như sau:

Các cơn đau tăng dần và tồi tệ hơn. Đặc biệt lưu ý khi bạn có những biểu hiển đau trên ở độ tuổi dưới 20 tuổi và trên 55 tuổi, đang bị ung thư, sụt cân nhanh chóng kèm theo sốt và ớn lạnh.

Hạn chế ngồi ghế cứng, cao, nằm nệm cứng khi ngủ hoặc vận động mạnh trong những ngày đau nặng, không mang vác vật nặng, hạn chế lên xuống cầu thang.

Nên nghỉ ngơi nhiều tuy nhiên không nên nằm quá lâu trên giường sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng. Massage xen kẽ với nóng, dùng khăn mềm chườm khi các cơn đau xuất hiện. Và luôn giữ tư thế ngồi thẳng lưng hay khi thay đổi tư thế.

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp Đông Y

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp Đông Y 1

Theo phương pháp Đông y, bệnh đau dây thần kinh tọa hay còn gọi là đau dây thần kinh hông được chia làm 3 loại chính với các phương pháp chữa trị riêng biệt: Hàn, Phong và Thấp trong đó phong hàn là yếu tố chính. Mỗi thể loại đều có một biểu hiện khác nhau như:

Biểu hiện của thể phong hàn là đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, mặt sau đùi cẳng chân, đi lại khó khăn, sợ lạnh, chườm nóng thì giảm đau, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn.

Đối với thể phong nhiệt thì khác, đau lưng đùi sau, gặp lạnh thì bệnh bớt, phát sốt, xương không đau nhức, rêu lưỡi vàng đỏ

Và thể phong hàn thấp tỳ có biểu hiện như sau: đau vùng thắt lưng cùng, lan xuống chân dọc theo đường đi của dây hông, cơ teo, bệnh kéo dài, dễ tái phát, thường kéo theo triệu chứng đau mỏi toàn thân, ngủ ít, mạch nhu hoãn, trầm nhược.

Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa (đau dây thần kinh hông) bằng phương pháp Đông Y cũng tương đối đa dạng. Tuy nhiên ở đây chúng ta sẽ đề cập đến 4 phương pháp chính và thông dụng nhất.

Phương pháp thứ nhất là Châm cứu, đây là phương pháp được sử dụng tương đối nhiều và cũng khá hiệu quả, tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh, các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, tính chất nông sâu của từng người bệnh. Liệu trình có thể kéo dài trong 1 đến 2 tuần tùy theo tiến triển của bệnh nhân.

Phương pháp thứ hai, một phương pháp tương đối đơn giản đó là đắp chườm vùng lương hoặc chân đau bằng nước ấm nóng, muối rang, lá ngải cứu hay lá cúc tần sao nóng, thêm ít dấm hoặc dán cao giảm đau.

Phương pháp thứ 3 gồm có 3 bước tiến triển 5 điểm (sử dụng 5 điểm tỳ để nâng cơ thể), 3 điểm và tập xà đơn được gọi là tập luyện phục hồi sinh lý cột sống và chi bị bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên bơi lội để tránh nhiễm lạnh làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

Và phương pháp cuối cùng là sự dụng các bài thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như đau dây thần kinh tọa do sang chấn, đau dây thần kinh tọa do lạnh. Riêng với thể mãn tính, nên dùng bài độc hoạt tang ký sinh có tác dụng thu phóng tán hàn, trừ thấp, bổ can thận và thông kinh hoạt lạc.

]]>
Chứng đau dây thần kinh tọa https://omron-yte.com.vn/13086-chung-dau-day-than-kinh-toa/ Sat, 05 May 2012 14:54:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=13086 Căn bệnh này hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ… làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái chứng đau thần kinh tọa.

Chứng đau dây thần kinh tọa 1

Chứng đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.

Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.

Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột… là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.

Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).

Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.

Việc điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.

Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu có đau dạ dày – tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.

Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.

Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.

Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.

Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.

BS. Đinh Thị Thanh, Sức Khỏe & Đời Sống

]]>