Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Mon, 21 Oct 2024 02:19:24 +0000 vi hourly 1 Hiểu rõ hơn về chứng đau dây thần kinh tọa https://omron-yte.com.vn/15002-hieu-ro-hon-ve-chung-dau-day-than-kinh-toa/ Tue, 28 Aug 2012 01:30:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/15002-hieu-ro-hon-ve-chung-dau-day-than-kinh-toa/ Như chúng ta đã biết, dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, điều khiển mọi hoạt động của hai chân  như đi lại đứng ngồi. Đau dây thần kinh tọa là một bệnh tương đối phổ biến nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do chèn ép dây thần kinh hông. Những cơn đau thường khiến bạn bất ngờ gây nên những cơn đau dọc sống lưng và ớn lạnh, nhưng cũng có khi lại đau âm ỉ kéo dài và khi bạn đứng hay ngồi tại một vị trí quá lâu hoặc những hoạt động dùng đến lực sẽ khiến có bạn tiếp tục đau.

Hiểu rõ hơn về chứng đau dây thần kinh tọa 1

Có thể do người bệnh chủ quan trước nhưng cơn đau ngắn bất chợt và không thường xuyên với một số trường hợp nhưng cũng có thể là vì một số lý do sau:

Thứ nhất, đau dây thần kinh tọa hiếm khi xuất phát từ sự cố chấn thương ở cột sống mà phần lớn là do mang vác vật nặng hay thay đổi tư thế ngồi đột ngột. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau bất chợt và cơn đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh số 5.

Thứ hai, các nguyên nhân liên quan đến đĩa đệm cột sống. Nguyên nhân chiếm phần lớn các trường hợp đau dây thần kinh tọa là do thoái vị đĩa đệm. Theo như thống kê từ các bác sỹ, ngoài các nguyên nhân từ các tai nạn ảnh hưởng đến cột sống thì thoái vị đĩa đệm phần lớn là do tư thế lao động mang vác vật nặng và tư thế ngồi không đúng khiến cho đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các cột sống. Lồi nhân đĩa đệm cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Ở đây, rìa đĩa đệm giữa các cột sống bị tổn thương và vỡ ra khiến cho nhân đĩa đệm lồi ra ngoài, chèn và dây thần kinh hông gây đau. Nếu không phát hiện sớm, dây thần kinh hông bị chèn ép kéo dài và gây nên những cơn đau lâu hơn.

Hiểu rõ hơn về chứng đau dây thần kinh tọa 2

Hội chứng piriformis cũng là một trong số các nguyên dân gây nên đau dây thần kinh tọa. Piriformis hội chứng hay còn được gọi là hội chứng “đau ở mông” do các piriformis (hoặc lớn cơ bắp bên trong mông của bạn) được kích thích nở ra và ép vào dây thần kinh hông của bạn gây ra các cơn đau.

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh này đó là do loãng xương, lão hóa do tuổi cao và viêm xương khớp  hay gãy xương. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, một số trường hợp do dây thần kinh bị giãn ra và đè lên dây thần kinh hông dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

Và nguyên nhân cuối cùng, đó là do các khối u, các cục máu đông hoặc khối áp xe ở vùng thắt lưng hay chân gây nên.

Những cơn đau này thường không theo giờ giấc nhất định. Nó thường xảy đến khi bạn di chuyển hay đổi tư thế ngồi, bạn cảm thấy rõ sự tê mỏi ở chân khi di chuyển hay khụy gối đột ngột khi đang đi.

Một số lưu ý với những trường hợp có biểu hiện như sau:

Các cơn đau tăng dần và tồi tệ hơn. Đặc biệt lưu ý khi bạn có những biểu hiển đau trên ở độ tuổi dưới 20 tuổi và trên 55 tuổi, đang bị ung thư, sụt cân nhanh chóng kèm theo sốt và ớn lạnh.

Hạn chế ngồi ghế cứng, cao, nằm nệm cứng khi ngủ hoặc vận động mạnh trong những ngày đau nặng, không mang vác vật nặng, hạn chế lên xuống cầu thang.

Nên nghỉ ngơi nhiều tuy nhiên không nên nằm quá lâu trên giường sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng. Massage xen kẽ với nóng, dùng khăn mềm chườm khi các cơn đau xuất hiện. Và luôn giữ tư thế ngồi thẳng lưng hay khi thay đổi tư thế.

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp Đông Y

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp Đông Y 1

Theo phương pháp Đông y, bệnh đau dây thần kinh tọa hay còn gọi là đau dây thần kinh hông được chia làm 3 loại chính với các phương pháp chữa trị riêng biệt: Hàn, Phong và Thấp trong đó phong hàn là yếu tố chính. Mỗi thể loại đều có một biểu hiện khác nhau như:

Biểu hiện của thể phong hàn là đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, mặt sau đùi cẳng chân, đi lại khó khăn, sợ lạnh, chườm nóng thì giảm đau, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn.

Đối với thể phong nhiệt thì khác, đau lưng đùi sau, gặp lạnh thì bệnh bớt, phát sốt, xương không đau nhức, rêu lưỡi vàng đỏ

Và thể phong hàn thấp tỳ có biểu hiện như sau: đau vùng thắt lưng cùng, lan xuống chân dọc theo đường đi của dây hông, cơ teo, bệnh kéo dài, dễ tái phát, thường kéo theo triệu chứng đau mỏi toàn thân, ngủ ít, mạch nhu hoãn, trầm nhược.

Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa (đau dây thần kinh hông) bằng phương pháp Đông Y cũng tương đối đa dạng. Tuy nhiên ở đây chúng ta sẽ đề cập đến 4 phương pháp chính và thông dụng nhất.

Phương pháp thứ nhất là Châm cứu, đây là phương pháp được sử dụng tương đối nhiều và cũng khá hiệu quả, tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh, các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, tính chất nông sâu của từng người bệnh. Liệu trình có thể kéo dài trong 1 đến 2 tuần tùy theo tiến triển của bệnh nhân.

Phương pháp thứ hai, một phương pháp tương đối đơn giản đó là đắp chườm vùng lương hoặc chân đau bằng nước ấm nóng, muối rang, lá ngải cứu hay lá cúc tần sao nóng, thêm ít dấm hoặc dán cao giảm đau.

Phương pháp thứ 3 gồm có 3 bước tiến triển 5 điểm (sử dụng 5 điểm tỳ để nâng cơ thể), 3 điểm và tập xà đơn được gọi là tập luyện phục hồi sinh lý cột sống và chi bị bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên bơi lội để tránh nhiễm lạnh làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

Và phương pháp cuối cùng là sự dụng các bài thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như đau dây thần kinh tọa do sang chấn, đau dây thần kinh tọa do lạnh. Riêng với thể mãn tính, nên dùng bài độc hoạt tang ký sinh có tác dụng thu phóng tán hàn, trừ thấp, bổ can thận và thông kinh hoạt lạc.

]]>
Dấu hiệu nhận biết sớm đau dây thần kinh hông https://omron-yte.com.vn/14949-dau-hieu-nhan-biet-som-dau-day-than-kinh-hong/ Sat, 18 Aug 2012 02:37:29 +0000 https://omron-yte.com.vn/14949-dau-hieu-nhan-biet-som-dau-day-than-kinh-hong/ Dấu hiệu nhận biết sớm đau dây thần kinh hông 1

Đau dây thần kinh hông làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh. Người ta có thể chẩn đoán bằng cận lâm sàng như chụp bao rễ thần kinh bằng thuốc cản quang tự tiêu, điện cơ đồ,chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ …Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sớm để điều trị đau dây thần kinh hông.

Đau dây thần kinh hông nổi bật nhất là triệu chứng đau: đau lưng sau đó là đau dây thần kinh hông. Đau thường xuất hiện khi làm việc gì đó gắng sức như nhấc một vật nặng bỗng đau nhói vùng thắt lưng, những giờ sau đó và những ngày sau có thể đau tăng lên và bắt đầu lan xuống mông, xuống chân theo đường đi của dây thần kinh hông. Tính chất đau cũng có khác nhau, đôi khi đau âm ỉ nhưng có khi đau dữ dội như dao đâm. Ngay cả khi ho, hắt hơi hoặc cúi gập người xuống cũng đau. Ban đêm thường đau tăng lên nhưng khi nằm nghỉ ngơi trên giường có nền cứng, đầu gối hơi co lại thì đau có thể giảm và bệnh nhân thấy dễ chịu hơn. Ngoài đau có thể thấy tê cóng, dấu hiệu kiến bò hoặc như ai đó dùng kim châm phía bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái hoặc ngón út.

Khi sờ vào vùng thắt lưng thấy cơ lưng phản ứng cứng. Cột sống mất đường cong sinh lý bình thường. Bệnh nhân có tư thế ngay lưng, vẹo người để chống đỡ với triệu chứng đau.

Căng dây thần kinh hông: Người thầy thuốc có thể dùng một trong các nghiệm pháp đơn giản sau đây:

Cho người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, bàn tay thầy thuốc đỡ hai chân bệnh nhân lên (đầu gối người bệnh phải thẳng) rồi từ từ nâng lên khỏi mặt giường nếu đau dây thần kinh hông thì chỉ nâng lên được một góc độ nhất định, nếu bệnh nhân đã thấy đau, từ từ nâng chân lên thì càng thấy đau tăng, không chịu đựng được (góc nâng lên càng nhỏ mức độ đau càng nhiều).

Bệnh nhân ngồi trên giường, hai chân duỗi thẳng, cúi đầu xuống, 2 ngón tay trỏ xu hướng sẽ sờ vào hai ngón chân cái: nếu bệnh nhân thấy đau nhiều ở lưng mông, thì rất khó sờ được ngón chân. Muốn sờ được ngón chân người bệnh phải gập đầu gối lại.

]]>
Lưu ý trong điều trị đau dây thần kinh hông https://omron-yte.com.vn/14946-luu-y-trong-dieu-tri-dau-day-than-kinh-hong/ Fri, 17 Aug 2012 02:19:56 +0000 https://omron-yte.com.vn/14946-luu-y-trong-dieu-tri-dau-day-than-kinh-hong/ Đau thần kinh hông là hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh hông, về điều trị chúng ta cần tìm ra nguyên nhân đau thần kinh hông để có cách điều trị phù hợp.

Lưu ý trong điều trị đau dây thần kinh hông 1

Nguyên tắc điều trị đau dây thần kinh hông

Đau dây thần kinh hông ở giai đoạn cấp tính (trong vòng một tuần đầu tiên) người bệnh cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh vận động, không xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, điện châm… để tránh co cứng cơ, có thể làm bệnh nặng thêm.

Sau giai đoạn cấp cho bệnh nhân vận động nhẹ nhàng tại chỗ tránh teo cơ, rối loạn dinh dưỡng.

Có thể kết hợp nhiều biện pháp như dùng thuốc tại chỗ với toàn thân, tây y kết hợp với đông y, lý liệu, vận động.

Trước hết cần tuân thủ các nguyên tắc ở trên, các biện pháp cụ thể như sau:

Dùng thuốc giảm đau kháng viêm toàn thân: lựa chọn thuốc tùy trường hợp cụ thể có thể dùng nhóm paracetamol, diclofenac,… Các thuốc này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua nhưng có hại cho gan và có thể gây viêm loét đường tiêu hóa. Cần thận trọng dùng paracetamol cho người có tiền sử bệnh lý gan, nghiện rượu… Diclofenac không dùng cho người có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng. Thuốc uống sau bữa ăn, chia làm 2- 3 lần trong ngày. Có thể lựa chọn các thuốc họ xicam, nhóm coxcib, các nhóm này ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thời gian bán hủy dài nên có thể dùng một lần trong ngày. Tuy nhiên các tác dụng phụ trên hệ tim mạch còn đang được nghiên cứu và kiểm chứng. Tuyệt đối không được dùng các thuốc kháng viêm giảm đau để thủy châm hoặc phong bế trên đường đi của dây thần kinh hông to, vì các thuốc này có thể làm tổn thương dây thần kinh ngoại vi không hồi phục, gây liệt chi thể.

Những trường hợp nặng có thể dùng nhóm chống viêm dạng corticoid, tuy nhiên nhóm thuốc này cần rất thận trọng vì nhiều tác dụng phụ trên hệ miễn dịch, tiêu hóa, tim mạch, nội tiết, chuyển hóa…, nên dùng ngắn ngày, liều cao hoặc dùng tại chỗ và có chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc.

Thuốc giãn cơ vân (myonal, mydocalm…), có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Dùng sau bữa ăn, thận trọng cho người có bệnh lý dạ dày – tá tràng, trẻ em và người già (do hệ thống cơ vân yếu). Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dùng thuốc giãn cơ vân kéo dài tới cả tháng.

Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin tuy nhiên cũng nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc, không nên coi nó là thuốc bổ mà lạm dụng. Hiện nay hay dùng dạng hỗn hợp 3 loại vitamin B.

Các thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi như galantamine. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế men cholinesterase (men phân hủy acethyl cholin ở khớp – xinap thần kinh). Chỉ định cho các trường hợp đau thần kinh hông to đã có ảnh hưởng tới chức năng của dây thần kinh. Các tác dụng phụ có thể thấy là choáng váng, đau bụng, buồn nôn. Nên dùng liều thấp rồi tăng dần.

Các biện pháp điều trị tại chỗ như tiêm vào khoang ngoài màng cứng, khoang cùng cần được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành tại các cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao.

Những trường hợp thoát vị nặng hoặc điều trị bảo tồn không khỏi cần sử dụng các biện pháp can thiệp như chọc hút đĩa đệm qua da, mổ nội soi hoặc phẫu thuật lấy bỏ đĩa đệm thoát vị… Các trường hợp này cần được chỉ định chặt chẽ và tiến hành tại các cơ sở y tế tin cậy.

Điều trị đau thần kinh hông to do thoái hóa cột sống thắt lưng và viêm khớp cùng chậu phương châm điều trị là bảo tồn, không can thiệp. Sử dụng các biện pháp sau:

  • Dùng thuốc giảm đau kháng viêm, lựa chọn thuốc tùy trường hợp cụ thể có thể dùng nhóm paracetamol, diclofenac, xicam, nhóm coxcib.
  • Thuốc giãn cơ vân, myonal, mydocalm.
  • Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.
  • Các thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh như galantamine.
  • Kết hợp với các thuốc dự phòng và chống loãng xương, thoái hoá cột sống như các thuốc nhóm biphosphonat, nhóm cancitonin, glucosamin…

Tóm lại, điều trị đau dây thần kinh hông to quan trọng nhất là điều trị nguyên nhân, sử dụng nhiều biện pháp như nội, ngoại, đông tây y. Kết hợp tại chỗ với toàn thân, coi trọng các biện pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, kết hợp giữa tự điều trị của người bệnh và có sự giúp đỡ của thầy thuốc.

Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần lưu ý điều trị theo chỉ định của bác sỹ.

]]>
Tổng quan về chứng đau dây thần kinh hông https://omron-yte.com.vn/14943-tong-quan-ve-chung-dau-day-than-kinh-hong/ Thu, 16 Aug 2012 10:11:07 +0000 https://omron-yte.com.vn/14943-tong-quan-ve-chung-dau-day-than-kinh-hong/ Đau dây thần kinh hông còn được gọi là đau dây thần kinh tọa, chủ yếu là đau các rễ thần kinh vùng thắt lưng và thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng. Đặc điểm của đau dây thần kinh hông là đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông bắt đầu từ thắt lưng đi xuống mông dọc theo hai mặt sau của đùi xuống cẳng chân rồi có thể xuyên ra ngón cái, ngón út.

Tổng quan về chứng đau dây thần kinh hông 1

Các kiểu đau của bệnh thần kinh hông

Đó là các cơn đau tự nhiên với hai thể điển hình sau: Cơn đau từ vùng thắt lưng và đi xuống dọc theo mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, đi qua phía trước mắt cá ngoài và bắt chéo mu chân, rồi tận cùng ở ngón chân cái. Cơn đau cũng từ vùng thắt lưng rồi đi xuống qua vùng mông tới mặt sau ngoài đùi, mặt sau ngoài cẳng chân, đi qua phía sau mắt cá ngoài rồi xuống gan bàn chân và tận cùng ở ngón chân út. Cơn đau ở hai bên thắt lưng, dọc xuống hai bên (đau dây thần kinh hông hai bên).

Các cơn đau kiểu này thường do tổn thương cột sống ép ngay vào rễ thần kinh L5- S1 ở hai bên. Đó là các bệnh ung thư cột sống, di căn tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, ung thư vú…, các sang chấn cột sống (gãy các khớp nhỏ gây trượt đốt sống), thoát vị đĩa đệm nặng

Cơn đau “kiểu bàn cân” là kiểu đau có thể từ bên phải sang đau bên trái và ngược lại.

Cơn đau có thể phát hiện qua các điểm đau: đó là khi thầy thuốc ấn vào các điểm dọc đường đi của dây thần kinh hông và bệnh nhân thấy đau, hoặc ấn vào đốt sống lưng, ở vùng đốt và khe đốt L4- S1 gây nên cơn đau.

Thầy thuốc khám cột sống thắt lưng sẽ phát hiện thấy những bất thường ở độ cong sinh lý hoặc tư thế chống đau hoặc thấy các phản ứng chống đau của người bệnh (đứng lệch về bên không đau, nằm co chân đau…).

Các dấu hiệu thay đổi hoạt động phản xạ ở hai chân: các rối loạn về phản xạ gân xương, rối loạn về cảm giác ở khu vực của rễ L5- S1, rối loạn dinh dưỡng (teo cơ).

Các thay đổi ở Xquang cột sống, ở dịch não tủy, ở hình ảnh chụp cộng hưởng từ trong những trường hợp đau dây thần kinh hông do viêm nhiễm, do chèn ép tủy.

Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh hông

Thoát vị đĩa đệm: Ở người trẻ tuổi, thường có kèm theo những dị dạng như thắt lưng trên đốt cùng, cùng hoá đốt thắt lưng, gai đôi. Ở người già thường có liên quan tới thay đổi hình dạng đĩa đệm, thay đổi các cấu tạo dây chằng.

Lao cột sống vùng thắt lưng cùng: Người bệnh thường sốt, mệt mỏi, gầy sút cân. Xquang cột sống có hình ảnh hẹp đĩa liên đốt, mất canxi ở những đốt sống kề bên, có túi mủ áp-xe ở cột sống…

Các dấu hiệu thần kinh như thay đổi phản xạ gân xương, rối loạn cảm giác, các biến đổi bất thường ở dịch não tủy.

U vùng chóp cùng đuôi , đau nhiều kể cả khi nằm nghỉ, có rối loạn cảm giác theo kiểu yên ngựa, có phân ly protein và tế bào trong dịch não tủy.

Trượt đốt sống : có thể xảy ra sau một thời gian dài đi ô tô, mô tô qua quãng đường dài khó đi, đường mấp mô, có nhiều ổ trâu… Qua phim chụp Xquang cột sống ở tư thế chếch 3/4 có hình ảnh gãy khớp nhỏ (gãy cổ chó), qua phim chụp tư thế trông nghiêng thấy hình khối L chạy ra trước còn khối S lùi ra sau

Thoát vị đốt sống thắt lưng cùng: được xác định qua các tư thế của phim chụp Xquang cột sống và loãng xương.

Hậu quả của đau dây thần kinh hông

Đau dây thần kinh hông có thể chỉ xảy ra một bên nhưng cũng có trường hợp bệnh xảy ra hai bên tùy theo nguyên nhân, ví dụ lao cột sống, thoát vị đĩa đệm giữa, ung thư… Đau dây thần kinh hông có thể đau cấp tính hoặc đau mạn tính.

Thể đau cấp tính: Người bệnh đau dữ dội trong vài ngày, vài tuần có khi lâu hơn và khi dùng thuốc giảm đau sẽ có tác dụng, vì vậy khi dùng thuốc mà không có tác dụng thì cần được hội chẩn để có hướng điều trị khác.

Thể mãn tính: Bệnh không được điều trị dứt điểm từ đầu thì có thể trở thành mạn tính, khi đó người bệnh thấy hay đau âm ỉ ở vùng mông và vùng thắt lưng.

Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển thành liệt nhẹ hoặc teo cơ.

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh hông

Muốn điều trị bệnh hiệu quả, trước hết phải chẩn đoán bệnh chính xác. Đó là cần đánh giá các cơn đau dây thần kinh hông, xác định sớm qua hỏi bệnh (chú ý tính lan truyền của cơn đau) qua các nghiệm pháp căng và đau dây thần kinh hông. Cần phân định cơn đau của viêm cơ, xương (viêm khớp cùng chậu), chèn ép ở tiểu khung (có thai cũng có thể gây đau). Kết hợp các phương pháp thăm dò, chú ý trước tiên tới nguyên nhân chèn ép, đặc biệt tuỳ theo tuổi (tuổi lao động, tuổi già…), giới tính (phụ nữ có thai), bệnh nghề nghiệp (cưa xẻ, mang vác…), viêm nhiễm.

Về điều trị thường là điều trị theo nguyên nhân. Điều trị nội khoa các trường hợp không có nguyên nhân chèn ép, hoặc có chèn ép nhưng không có chỉ định phẫu thuật. Điều trị nội khoa bao gồm nằm nghỉ, sử dụng thuốc tây y, có thể kết hợp với đông y như châm cứu, vật lý trị liệu…

Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm, có thể dùng lý liệu pháp như xoa bóp, ion hóa canxi, điện nóng. Những trường hợp nặng như thoát vị đĩa đệm nặng điều trị nội khoa không có kết quả sẽ phải phẫu thuật.

Nên làm gì để phòng đau dây thần kinh hông?

Không mang vác nặng, đặc biệt là khi mang, vác vật nặng không đúng tư thế (tư thế bị lệch).

Khi có hiện tượng dây thần kinh hông bị đau, đặc biệt là sau khi mang vác vật nặng, lệch tư thế cần đến cơ sở y tế để được khám và xác định, không tự tiện kéo, nắn hoặc làm các động tác thô bạo khác.

Khi đã bị đau dây thần kinh hông cần được đi khám bởi thầy thuốc chuyên khoa thần kinh và tuân thủ các chỉ dẫn điều trị.

Đối  với người có dị dạng cột sống, gai đôi, thắt lưng hóa đốt cùng, cùng hoá đốt sống lưng… cần có chế độ lao động thích hợp, tránh mang vác nặng. Đối với một số nghề nghiệp cần nhiều thao tác ở vùng thắt lưng cùng thì cần có những biện pháp bảo hộ lao động, định kỳ kiểm tra sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

]]>
Chứng đau dây thần kinh tọa https://omron-yte.com.vn/13086-chung-dau-day-than-kinh-toa/ Sat, 05 May 2012 14:54:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=13086 Căn bệnh này hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ… làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái chứng đau thần kinh tọa.

Chứng đau dây thần kinh tọa 1

Chứng đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.

Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.

Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột… là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.

Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).

Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.

Việc điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.

Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu có đau dạ dày – tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.

Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.

Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.

Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.

Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.

BS. Đinh Thị Thanh, Sức Khỏe & Đời Sống

]]>