Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 03:38:25 +0000 vi hourly 1 Triệu chứng viêm khớp và một số loại viêm khớp thường gặp https://omron-yte.com.vn/13495-trieu-chung-viem-khop-va-mot-so-loai-viem-khop-thuong-gap/ Thu, 31 May 2012 08:54:05 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=13495 Triệu chứng viêm khớp và một số loại viêm khớp thường gặp 1Triệu chứng của viêm khớp: đầu tiên là cảm giác đau khi ấn vào khớp. Không thể gập hay duỗi khớp một cách bình thường. Đau khớp tự phát: hoặc đau các khớp lớn như khớp gối, khớp vai, khớp cổ chân… hoặc đau những khớp nhỏ như khớp bàn tay – ngón tay, khớp liên đốt ngón tay… Cơn đau gia tăng khi khớp chịu lực hay gập duỗi. Tiếng lạo xạo, cót két phát ra khi cử động khớp. Yếu cơ quanh ổ khớp.

Để chẩn đoán viêm khớp, phải dựa trên sự thăm khám kỹ lưỡng và đánh giá lâm sàng tỉ mỉ qua tổng hợp các triệu chứng. Các xét nghiệm chuyên biệt giúp sự chẩn đoán chính xác hơn. Hình ảnh X-quang chỉ thấy rõ khi tổn thương quá nặng. Vì thế, chẩn đoán sớm các bệnh lý viêm khớp rất quan trọng.

Bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng, bệnh sử, tiền căn gia đình, danh sách thuốc đã sử dụng… Người thân đi theo cũng cần cung cấp thêm thông tin bệnh tật và chia sẻ với bệnh nhân những khó khăn về cả tâm lý lẫn thể chất, ghi nhớ lời dặn dò của bác sĩ.

Bác sĩ điều trị dựa vào sự khảo sát lâm sàng tỉ mỉ, đánh giá tình trạng khớp, mức độ tổn thương khớp, chẩn đoán loại bệnh lý viêm khớp… từ đó sẽ quyết định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như X-quang, xét nghiệm chuyên biệt cho viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do thống phong, viêm dính cột sống, nhiễm trùng… Cuối cùng, bác sĩ cùng bệnh nhân vạch ra kế hoạch điều trị. Khác với nước ngoài, bệnh nhân nước ta thường để các bác sĩ quyết định hoàn toàn.

Một số loại viêm khớp thường gặp

Có hàng trăm bệnh lý viêm khớp nhưng thường thấy là các loại sau: thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu nhi, nhiễm trùng khớp do vi trùng sinh mủ, nhiễm trùng khớp do lao…

Thoái hoá khớp: hay viêm khớp thoái hoá có thể ảnh hưởng bất cứ khớp. Tuy nhiên thoái hoá khớp lớn thường gặp hơn, nhất là những khớp chịu lực nhiều như khớp gối, khớp háng và khớp cổ chân. Nguyên nhân: do lạm dụng sức chịu đựng khớp, do chấn thương, lão hoá, mập phì, tật bẩm sinh, bệnh thống phong, tiểu đường, các bệnh lý nội tiết… Đa số thoái hoá khớp không rõ nguyên nhân liên quan đến sự lão hoá.

Thoái hoá khớp không ảnh hưởng một cách hệ thống đến cơ thể như các bệnh viêm khớp khác. Triệu chứng thay đổi tuỳ từng bệnh nhân, thường thấy nhất là đau một ổ khớp hay nhiều khớp khi hoạt động quá mức và bớt khi nghỉ ngơi hay tập nhẹ nhàng. Cứng khớp hay giới hạn cử động khớp thường xảy ra vào buổi sáng, bớt khi tập luyện cử động nhẹ nhàng vài lần trong ngày.

Viêm khớp ảnh hưởng đến vài trăm triệu người trên khắp thế giới. Hiểu rõ và sống chung với viêm khớp, nhất là các loại bệnh viêm khớp mạn tính là một thái độ tích cực góp phần gia tăng chất lượng cuộc sống của chính bệnh nhân.

Viêm khớp dạng thấp: là bệnh mạn tính thường thấy ở Việt Nam, số bệnh nhân nữ nhiều gấp hai, ba lần nam giới. Viêm khớp tiến triển chậm dần theo tuổi tác nhưng gây tỷ lệ tàn tật và tử vong cao. Đây là bệnh tự miễn, do cơ thể tiết ra các chất tấn công bao khớp, xâm nhập và phá huỷ ổ khớp. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp chưa rõ, nhưng yếu tố di truyền được xem có vai trò quan trọng.

Tuổi mắc bệnh thường là trung niên nhưng vẫn có thể xảy ra ở tuổi 20 – 30. Nếu không điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng các cơ quan khác một cách có hệ thống. Triệu chứng thường là sưng đau, ấn đau, giới hạn cử động hay cứng khớp. Các khớp thường gặp là bàn – ngón tay, các lóng tay, cổ tay, cổ chân, bàn – ngón chân. Sáng ra bệnh nhân thường có cảm giác cứng, khó cử động bàn – ngón tay hay ngón chân trong nhiều giờ, càng vận động càng bớt cứng.

Bệnh nhân cũng thấy tê các đầu ngón tay và ngón chân, nhất là về đêm hay vừa ngủ dậy. Triệu chứng viêm khớp thường có tính đối xứng. Bệnh nhân còn thấy chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ… Diễn biến lâu năm, các biến dạng khớp tiến triển dần do tổn thương nặng xương – sụn; xương kêu lạo xạo khi cử động; xuất hiện các nốt thấp dưới da quanh các khớp chịu lực.

Viêm khớp thiếu nhi: phần lớn nguyên nhân không được biết rõ. Đây không phải là bệnh lây lan, cũng không phải do những yếu tố như thức ăn, chất độc, sinh tố, dị ứng… Cũng không chắc có yếu tố di truyền. Nhiều triệu chứng bệnh giống viêm khớp dạng thấp người lớn. Khi bệnh tiến triển lâu, xương sụn khớp bị tổn thương nặng có thể gây biến dạng khớp, khó cử động và ảnh hưởng lên sự tăng trưởng xương khớp. Một số cháu có triệu chứng một thời gian rồi khỏi hẳn, một số cháu sẽ không khỏi nếu không được chữa trị.

]]>
Đau khớp – Quá trình bình thường của sự lão hóa? https://omron-yte.com.vn/13035-dau-khop-qua-trinh-binh-thuong-cua-su-lao-hoa/ Thu, 03 May 2012 08:03:20 +0000 https://omron-yte.com.vn/13035-dau-khop-qua-trinh-binh-thuong-cua-su-lao-hoa/ Khi gối đau nhẹ, nhiều người vẫn có thể chơi cầu lông, đạp xe, đi bộ…. đều đặn mỗi ngày. Nhưng lâu ngày, cảm giác đau nhức tăng lên đến mức người bệnh không thể đi lại được. Lúc này bệnh đã trở nặng.

Đau khớp – Quá trình bình thường của sự lão hóa? 1

Bệnh nặng vì chủ quan

Hầu hết mọi người cho rằng đau khớp là một quá trình bình thường của sự lão hóa và họ cần phải học cách sống chung với nó.

Bởi khớp liên quan đến các hoạt động hàng ngày mà chúng ta làm. Và nguyên nhân đau khớp gối, chủ yếu là thoái hóa khớp, phổ biến nhất là do tuổi tác.

Nhưng trên thực tế, còn có những nguyên nhân khác gây đau khớp như sưng viêm khớp, chấn thương hay nhiễm trùng khớp mà “thủ phạm” là do viêm khớp và loại viêm phổ biến nhất là viêm khớp xương mãn tính, bệnh này ảnh hưởng đến những khớp lớn như tại khớp gối và khớp háng.

Khi khớp bị tổn thương sẽ dẫn đến đau và làm giảm/ngừng sự vận động cũng như gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày.

“Đau các khớp lâu ngày là dấu hiệu của sụn bị tổn thương và nên sớm được quan tâm. Nếu không điều trị, khớp sẽ bị biến dạng và cơn đau có thể dẫn đến giảm khả năng vận động của bệnh nhân” bác sĩ Lim Lian Arn, chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Raffles, cho biết.

Dấu hiệu của bệnh

Viêm khớp là một bệnh lý mà rất nhiều người già  gặp phải, đây là bệnh lý có hiện tượng viêm nhiễm tại khớp xương. Bệnh nhân bị viêm khớp thường bị những cơn đau hành hạ do các cấu trúc của chất lót khoẻ mạnh trong khớp đã bị tổn thương do quá trình viêm nhiễm.

Các bệnh nhân cao tuổi thường đến gặp bác sĩ Lim Lian Arn, chuyên gia ngoại chấn thương chỉnh hình tại Trung tâm chỉnh hình Bệnh viện Raffles để  được tư vấn và điều trị các bệnh lý liên quan đến đau khớp khi gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây:

  • Khớp bị đau và bệnh nhân thấy đau hơn khi vận động, bệnh nhân không thể đi lại xa được nếu không điều trị  sau 2 đến 3 tuần.
  • Đau khớp đi kèm với sưng khớp và cứng khớp.
  • Đôi lúc, tình trạng cứng khớp và đau nhiều hơn vào buổi sáng, sau đó giảm đi khi vận động trong ngày.
  • Khớp bị biến dạng như chân vòng kiềng hay tật gối lệch vào trong.
  • Đau khớp đi kèm với sưng, đỏ và nóng.

Xem thêm: Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp

Quản lý bệnh – cách nào?

Viêm khớp ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc uống, tiêm, nẹp bên ngoài hay vật lý trị liệu, thay đổi phong cách sống (cụ thể), giảm cân và cung cấp các chất cần thiết cho khớp. Ở những giai đoạn sau, khi có nhiều cấu trúc sụn bị  phá huỷ, phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất  để giảm đau và chỉnh lại các khuyết tật. Khi bệnh trở nặng, người bệnh không thể đi lại, thì cần phải đi khám ngay.

Ngoài ra, phẫu thuật thay khớp gối sẽ giúp khôi phục lại chức năng sinh lý của bộ phận bị ảnh hưởng khi các biện pháp trên không hiệu quả. Phẫu thuật viêm khớp bao gồm phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật thay sụn xương, cắt xương chày để chỉnh trục xương và phẫu thuật thay khớp. Người bệnh có thể tập đi lại sau 3 ngày thực hiện phẫu thuật vàxuất viện sau 1 tuần điều trị…

“Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương pháp  điều trị khác không đem lại hiệu quả”. Bác sĩ  Lim cho biết, “Phẫu thuật thay khớp gối ít bị biến chứng, kể cả các biến chứng hay gặp phải như  huyết khối tĩnh mạch hay nhiếm khuẩn vết mổ”.

Phẫu thuật thay khớp gối sẽ thay thể bề mặt bị tổn thương của khớp bằng vật liệu nhân tạo làm bằng kim loại và nhựa. Các vật liệu nhân tạo này sẽ giúp cho khớp đạt được các cử động bình thường như trước đây. Những triệu chứng như đau nhức, biến dạng hay hạn chế vận động sẽ hoàn toàn chấm dứt, thay vào đó, bệnh nhân sẽ phục hồi được các vận động bình thường trước đây.

Những biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm:

  • Duy trì tập thể dục đều đặn và giữ cân nặng hợp lý
  • Mang giày dép có độ cao phù hợp
  • Hạn chế các vận động khi làm việc hoặc tập luyện kéo căng khớp quá mức
  • Duy trì tư thế làm việc, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.
]]>
Cách giảm cơn đau khớp https://omron-yte.com.vn/13038-cach-giam-con-dau-khop/ Thu, 03 May 2012 08:03:20 +0000 https://omron-yte.com.vn/13038-cach-giam-con-dau-khop/ Tiến sĩ Shekhar Agarwal, Giám đốc điều hành và bác sĩ phẫu thuật tại Viện Chấn thương và Chỉnh hình Delhi (Ấn Độ), giới thiệu một số cách giúp giảm các cơn đau khớp, theo trang tin healthmeup.com.

Xem thêm: Đau khớp – Quá trình bình thường của sự lão hóa?

Cá hồi tốt cho bệnh nhân đau khớp

Cá hồi tốt cho bệnh nhân đau khớp – Ảnh: Đ.N.Thạch

Thay đổi chế độ ăn uống : chỉ ăn các thực phẩm lành mạnh. Tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa vì làm tăng cân, gây sức ép nhiều hơn lên khớp xương. Thực phẩm giúp giảm đau là thực phẩm chứa các a xít béo omega 3 (như cá hồi, các loại hạt…), chất chống ô xy hóa có tác dụng giảm viêm sưng và từ đó giúp giảm đau. Nên ăn các thực phẩm như quả óc chó, đậu nành và hải sản. Trái cây tươi như ổi, cam, chanh… giàu vitamin C, rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp. Cà rốt và củ cải có chứa beta carotien, là chất chống ô xy hóa hiệu quả. Cuối cùng, sữa và hải sản chứa nhiều vitamin D cần thiết cho xương và khớp.

Đạp xe, chạy bộ : các bài tập tăng cường sức khỏe và sức mạnh cơ bắp giúp bảo vệ khớp và cũng làm tăng khả năng cảm nhận ở khớp. Do đó, tập thể dục giúp bảo vệ các khớp xương và ngừa té ngã. Các bài tập củng cố xương tốt nhất là đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe. Chúng giúp duy trì mật độ xương và tránh loãng xương. Các bài tập giữ thăng bằng có thể giúp bạn tránh té ngã, giảm nguy cơ bị gãy xương.

Vật lý trị liệu : giúp các khớp bị cứng chuyển động tốt và giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp. Vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn bạn có những tư thế tốt và thay đổi lối sống phù hợp. Một hoặc hai buổi vật lý trị liệu trong một tháng có thể giúp giảm đau viêm khớp tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Giảm cân : là điều hết sức quan trọng đối với bệnh nhân viêm khớp vì giúp giảm áp lực lên khớp gối. Đối với những ai bị viêm khớp, giảm cân có nghĩa là ít bị viêm sưng hơn và cũng ít bị đau khớp hơn.

]]>