Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 03:37:52 +0000 vi hourly 1 6 biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh đơn giản, hiệu quả https://omron-yte.com.vn/33316-bien-phap-bao-ve-he-ho-hap/ https://omron-yte.com.vn/33316-bien-phap-bao-ve-he-ho-hap/#respond Mon, 04 Jul 2022 01:06:04 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=33316 Khi tìm hiểu về cấu tạo và nắm được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, bạn sẽ chủ động tránh xa các tác nhân gây hại và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Trung bình, một người hoạt động ở mức vừa phải hít thở khoảng 20.000 lít không khí trong 24 giờ. Hệ cơ quan giúp chúng ta thực hiện chức năng cơ bản nhất này chính là hệ hô hấp. Chúng lấy oxy từ không khí và cung cấp đến các tế bào, cơ quan khác. Sau đó, các khí thải như carbonic cũng được loại bỏ ra khỏi máu thông qua hệ cơ quan này.

Vậy, làm thế nào để có hệ hô hấp khỏe mạnh và đâu là các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp để các cơ quan này hoạt động hiệu quả lâu dài? Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.

Cấu tạo hệ hô hấp ở người

Cấu tạo hệ hô hấp ở người 1

Hệ hô hấp bao gồm các cơ quan và mô phối hợp nhịp nhàng với nhau để giúp bạn hít thở. Bên cạnh đó, các cơ hỗ trợ cho phổi cũng là một phần trong hệ cơ quan này. Mọi thứ hoạt động cùng nhau để mang oxy đi khắp cơ thể và loại bỏ các khí thải như carbonic ra ngoài.

Hệ hô hấp có thể được chia thành 2 phần:

  • Đường hô hấp trên: bao gồm mũi, hầu họng, thanh quản. Các cơ quan này nằm ở ngoài lồng ngực.
  • Đường hô hấp dưới: gồm có khí quản, 2 lá phổi và tất cả các phân nhánh của cây phế quản (kể cả phế nang). Các cơ quan này nằm ở trong khoang lồng ngực.

Bên cạnh nhiệm vụ giúp hít vào và thở ra, hệ hô hấp còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác như:

  • Giúp phát ra âm thanh (nói chuyện) và ngửi thấy mùi vị
  • Mang không khí cùng với nhiệt độ và độ ẩm cho cơ thể
  • Cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể
  • Loại bỏ các khí thải, như carbonic, ra khỏi cơ thể khi thở ra
  • Bảo vệ đường thở khỏi các tác nhân gây hại hay gây kích ứng.

Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp

Trước khi biết về các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp thì bạn nên hiểu rõ về các tác nhân gây hại cho cơ quan này. Môi trường sống có những tác động trực tiếp đến hệ hô hấp con người. Trong quá trình hít không khí vào, chúng ta cũng đồng thời đưa những thành phần khác qua đường dẫn khí đến phổi. Mặc dù đường dẫn khí có những cơ chế giúp loại bỏ bớt các bụi bẩn và các mầm bệnh (như vi khuẩn, virus) nhưng vẫn không đủ khả năng bảo vệ toàn diện. Đặc biệt, khi bạn thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.

Một số yếu tố, tác nhân có khả năng ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và gây ra nhiều vấn sức khỏe từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Khói thuốc lá, kể cả chủ động hay thụ động. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi và các bệnh ở phổi như COPD.
  • Không khí ô nhiễm với mật độ khói bụi cao, các khí thải độc hại từ phương tiện giao thông, nhiên liệu đốt rắn (than, củi…)
  • Các dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) trong không khí như da/ lông động vật, côn trùng, phấn hoa, nấm mốc… Các tác nhân này có thể kích thích phản ứng dị ứng xảy ra ở một số người.
  • Phơi nhiễm hơi hóa chất, bụi độc hại từ môi trường làm việc. Một số ngành nghề nhất định có nguy cơ mắc bệnh ở đường hô hấp hay phổi cao hơn do thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại dễ bay hơi, bụi kim loại, quặng khoáng sản…

Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp – giữ lá phổi khỏe mạnh

Hãy nhớ, các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp sẽ giúp làm tăng khả năng loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi và đường thở, góp phần bảo vệ sức khỏe phổi nói riêng và hệ hô hấp nói chung.

1. Làm sạch đường thở bằng cách xông khí dung bằng nước muối sinh lý

1. Làm sạch đường thở bằng cách xông khí dung bằng nước muối sinh lý 1

Nước muối có rất nhiều công dụng trong y học, thường được sử dụng để làm sạch vết thương, vệ sinh mũi, cổ họng và điều trị chứng mất nước. Việc vệ sinh mũi bằng nước muối sẽ giúp tiêu diệt các chất gây dị ứng, loại bỏ chất nhầy và bụi, đồng thời giúp làm ẩm màng nhầy – từ đó giúp đường thở được thông thoáng và tránh được các loại bệnh vặt.

Để vệ sinh mũi bằng nước muối hiệu quả, tránh gây khó chịu, bạn có thể xông khí dung bằng nước muối. Phương pháp này có thể giúp làm sạch đường mũi, họng triệt để do có thể giúp đưa trực tiếp các hạt dung dịch vào bên trong, tạo sự hấp thu nhanh và làm sạch tức thời. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp dung dịch được thẩm thấu vào từng ngóc ngách của niêm mạc, giúp hỗ trợ việc vệ sinh mũi họng được sạch hơn.

Để chọn được loại máy xông khí dung phù hợp nhằm bảo vệ hệ hô hấp cho cả gia đình, bạn nên chọn dựa theo các tiêu chí sau:

  • Thuộc thương hiệu uy tín, được Hội hô hấp Việt Nam khuyên dùng
  • Sử dụng công nghệ van ảo (VVT) cho hiệu quả xông cao, giảm lãng phí thuốc
  • Tốc độ xông cao, đảm bảo thời gian điều trị tối ưu
  • Phụ kiện máy được làm bằng chất liệu nhựa an toàn, dễ tháo lắp, dễ vệ sinh, không bám thuốc….

2. Tập thể dục là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo mọi người nên hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày một tuần để tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe hô hấp. Ngay cả những người bệnh phổi mạn tính cũng có thể cải thiện các triệu chứng nhờ tập thể dục hợp lý, thường xuyên. Thử nghiệm các bài tập thở cũng là cách giúp cải thiện chức năng phổi, tăng cường sức khỏe hệ hô hấp.

3. Uống nhiều nước

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giúp làm loãng các dịch nhầy, đàm trong phổi hay đường thở. Từ đó, việc “tống khứ” các chất này ra ngoài cũng dễ dàng hơn và đường thở sẽ trở nên thông thoáng. Mỗi người cần uống đủ lượng nước theo thể trạng của mình, đừng để cơ thể thiếu nước nhưng cũng không nên uống quá nhiều nước.

4. Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí

4. Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí 1

Tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây khó thở và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại cả khi đi ra ngoài và ở trong nhà như:

  • Kiểm tra chỉ số chất lượng không khí trước khi ra ngoài. Nếu chất lượng không khí quá tệ, bạn nên tránh ra ngoài nếu có thể. Những ngày như vậy bạn cũng không nên tập luyện thể dục ngoài trời.
  • Đeo khẩu trang có khả năng lọc được các loại bụi, đặc biệt là bụi mịn khi đi ra ngoài trời.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy.
  • Sử dụng các dụng cụ bảo vệ hô hấp khi bạn làm việc tại các công trường, xưởng, mỏ than hay các công việc có tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Dùng máy lọc không khí trong nhà để giữ không khí ở chất lượng tốt nhất có thể. Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để tránh hít phải các dị nguyên gây kích ứng phổi như lông động vật, nấm mốc…
  • Vệ sinh và thông gió tốt cho ngôi nhà, sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên thay vì hóa chất tổng hợp hay có nhiều hương liệu vì chúng có thể gây kích ứng đường hô hấp.
  • Trồng thêm một số loại cây trong nhà giúp lọc không khí và loại bỏ một số khí thải gây hại đến hệ hô hấp. Khi đó, chất lượng không khí trong nhà cũng được cải thiện.

5. Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở phổi, nhất là ở những người đã lớn tuổi. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp sẽ nhằm mục đích phòng tránh lây nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn, virus…có thể gây nhiễm trùng.

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh nhiễm trùng đường hô hấp là rửa tay đúng cách. Hãy rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng cũng như nhớ hạn chế chạm tay lên mắt, mũi, miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý:

  • Tránh đến những nơi đông người, nhất là vào mùa dễ bùng phát bệnh hô hấp
  • Giữ vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng từ đường miệng
  • Giữ khoảng cách với người bị bệnh hô hấp hoặc những người xung quanh nếu bạn là người mắc bệnh.

Tiêm vắc-xin cúm mùa cũng là một cách phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn có thể tham khảo về lịch tiêm vắc-xin tại các trung tâm tiêm chủng tại nơi mình sinh sống. Đặc biệt, nếu bạn trên 65 tuổi, hãy tiêm phòng viêm phổi.

6. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cũng giúp tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Hãy cố gắng tăng lượng rau củ, trái cây giàu vitamin trong các bữa ăn và hạn chế các loại thịt đỏ, sữa, trứng.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp hiệu quả. Một đường thở thông thoáng và hai lá phổi khỏe mạnh sẽ giúp bạn nhẹ nhàng tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.

Nguồn: HelloBacsi

]]>
https://omron-yte.com.vn/33316-bien-phap-bao-ve-he-ho-hap/feed/ 0
Máy xông mũi họng nén khí OMRON – Điều trị hiệu quả các bệnh hô hấp https://omron-yte.com.vn/77-may-xong-mui-hong-nen-khi-omron-dieu-tri-hieu-qua-cac-benh-ho-hap/ Sun, 03 Jul 2016 04:01:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=77 Ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường đang được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng trong xã hội hiện đại. Khi cảm thấy trong người có các triệu chứng mệt mỏi, hắt hơi kéo dài, khó thở, ho kéo dài, tức ngực, sốt nhẹ, bạn hãy nghĩ ngay đến sự bất thường về đường hô hấp.

Máy xông mũi họng nén khí OMRON - Điều trị hiệu quả các bệnh hô hấp 1

Bạn đang khó chịu vì những cơn ho, nghẹt mũi, khó thở, viêm xoang, viêm phổi, hen phế quản kéo dài,…? Bệnh không nặng đến mức phải nhập viện, nhưng cứ tái đi tái lại, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Nếu điều trị không đúng, bệnh có thể nặng hơn, dẫn đến suy hô hấp, làm giảm chức năng hô hấp sau này, thậm chí gây tử vong.

  • Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp, điều trị triệt để bệnh, nhất là các chứng viêm xoang,viêm mũi.
  • Phục hồi chức năng hô hấp bằng cách thường xuyên tập thở, nằm ngủ gối đầu thấp, với các tư thế khác nhau tùy theo vùng phế quản giãn nhiều lần trong ngày để dẫn lưu theo tư thế.
  • Loại trừ mọi kích thích hệ hô hấp: Tránh thuốc, hoặc khói thuốc lá. Đi ra đường cần đeo khẩu trang tránh bụi bẩn, không khí lạnh.
  • Không nuôi các vật nuôi dễ gây dị ứng như: lông mèo, lông chó,..

Gần đây, ngày càng có nhiều người mua máy xông khí dung về để tiện lợi cho việc điều trị bệnh mũi họng cho mình và người thân. Trên thị trường cũng có bày bán rất nhiều máy xông khí dung, máy phun khí dung nhằm phục vụ cho việc điều trị các căn bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các mặt hàng đều có xuất xứ không rõ ràng, giá rẻ, nhưng chất lượng thì không thể kiểm soát được. Nên lời khuyên dành cho bạn là nên chọn loại máy có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, mua máy ở những địa chỉ đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng của máy và được bảo hành.

Bạn có thể sử dụng máy xông khí dung nén khí của hãng OMRON, Nhật Bản, loại NE-C29 hoặc NE-C28. Đây là loại máy xông khí dung có nhiều tính năng vượt trội mà hãng OMRON đã nghiên cứu thành công và mới đưa ra trên thị trường. Với loại máy này, bạn có thể yên tâm điều trị chứng bệnh của mình ngay tại nhà mà không cần thường xuyên đến các cơ sở y tế như trước đây.

Khí được nén từ máy nén khí, qua vòi phun, trộn với thuốc trong van, sau đó thuốc được chuyển thành dung dịch phun, đẩy lên trên thành van, thuốc sẽ được phân tán thành những hạt phun rất nhỏ và mịn, thấm sâu vào hệ hô hấp.

Máy xông khí dung dùng để điều trị cho các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, bệnh suyễn, dị ứng và các rối loạn hệ hô hấp khác. Đặc biệt với công nghệ tiên tiến, tiết kiệm thuốc và có thể xông nghiêng (tuy nhiên không để nghiêng quá 45°) mà thuốc không tràn ra ngoài, thuận lợi cho việc sử dụng cho trẻ nhỏ với mặt nạ trẻ em dạng nhựa dẻo.

Tuy nhiên, vì đây chỉ là dụng cụ trợ giúp cho việc điều trị các bệnh hô hấp, do vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng thuốc cũng như thời gian sử dụng để việc điều trị có hiệu quả cao. Và lưu ý tuân thủ theo đúng các hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo về vệ sinh, cũng như tránh các bệnh lây nhiễm trong quá trình sử dụng máy nhé!

]]>
Trẻ thở khò khè và các biện pháp khắc phục an toàn https://omron-yte.com.vn/20083-tre-tho-kho-khe/ Tue, 15 Apr 2014 04:22:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/20083-tre-tho-kho-khe/ Thời tiết thay đổi thất thường từ nắng sang mưa khiến cho hệ hô hấp non yếu của trẻ nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn. Thở khò khè là một triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Điều trị cho trẻ thở khò khè có nhiều phương pháp, dưới đây là một số phương pháp tự nhiên an toàn các mẹ có thể tham khảo.

Trẻ thở khò khè và các biện pháp khắc phục an toàn 1

Vệ sinh mũi cho trẻ

Nếu trẻ thở khò khè do ngạt mũi thì mẹ có thể bế bé ở tư thế hơi ngửa đầu, nhỏ 2-3 giọt nước mũi sinh lý loại 5ml đã được ngâm ấm hay xịt 1-2 lần loại nước muối sinh lý dạng xịt vào mỗi bên mũi của bé. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi mũi hút ra. Nếu không có dụng cụ hút mũi chuyên dụng, các mẹ có thể dùng miệng hút mũi cho bé.

Trường hợp trẻ ngạt mũi nhiều, khó chịu, quấy khóc, nước mũi xanh, mẹ có thể áp dụng phương pháp rửa mũi cho bé. Các mẹ có thể tự làm tại nhà. Để rửa mũi an toàn cho trẻ, mẹ cần thêm 1người hỗ trợ. Đặt bé ở tư thế nằm nghiêng, mặt hơi cúi, một người giữ nhẹ đầu và mông bé để bé không chống đối lại, đồng thời lót một khăn ở dưới má của trẻ.

Chuẩn bị nước muối sinh lý đã ngâm ấm và một hút mũi. Các mẹ nhỏ vào 1 bên mũi của trẻ khoảng 1/3 lọ nước muối sinh lý loại 5ml và nước muối sẽ tự chảy ra ngoài ở lỗ mũi bên đối diện (vì 2 mũi thông nhau). Bạn có thể hỗ trợ hút mũi cho bé để nước mũi đặc của bé ra dễ dàng hơn. Sau đó, bạn đặt bé nằm nghiêng theo chiều ngược lại và làm như vậy thêm một lần nữa.

Nên rửa mũi cho trẻ vào thời điểm sau khi trẻ mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ để trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nếu trẻ ngạt mũi nhiều thì có thể áp dụng thêm 1 lần nữa vào buổi trưa.

Vệ sinh mũi cho trẻ 1

Sau khi trẻ khỏi hẳn, nên duy trì việc nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 1- 2 lần/ngày, nhất là trong những ngày thay đổi thời tiết, những ngày mùa thu…; làm như vậy vừa có tác dụng vệ sinh mũi, vừa duy trì độ ẩm cho mũi của bé. Khi thời tiết giao mùa, các mẹ cần giữ ấm vùng cổ ngực cho bé, chú ý lau khô mồ hôi lưng, trán kịp thời. Bạn cũng có thể lót một khăn xô vào lưng của con, khi nào sờ thấy ẩm thì thay, như vậy sẽ rất tốt cho bé.

Với các trẻ đang bú mẹ thì trẻ cần được bú mẹ đầy đủ để tăng sức đề kháng, trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể tự nhiên giúp bé chống lại các loại bệnh nhất là trong 6 tháng đầu.

Một số thảo dược an toàn cho trẻ

Các mẹ vẫn truyền tai nhau một số thảo dược an toàn mà hiệu quả đối với các trường hợp trẻ bị thở khò khè khi ngủ và có đờm trong cổ họng. Khi sử dụng các loại thảo dược này, các mẹ nên tham khảo thêm những người có kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao.

Lá hẹ. Hẹ là một vị thuốc đã được lưu truyền trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Người ta tường cho lá hẹ và đường phèn vào bát, đem hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước co bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

Quả quất. Quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và cá vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm, giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng virus. Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống, hấp cách thủy quất với đường phèn, mật ong tạo thành siro dễ uống rất tốt cho chữa ho.

Lá húng chanh. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể dùng chữa ho, trị viêm họng cho bé. Để chữa trị ho, viêm họng, người ta giã dập lá húng, sau đó trộn với 10 ml nước sôi, để cho ngấm rôi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày 2 lần. Hoặc các mẹ cũng có thể rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi thêm ít đường phèn, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống 1-2 lần/ ngày cho đến khi hết ho.

Hạt chanh. Đem hạt chanh giã nhuyễn, trộn với đường phèn và nước lọc, rồi đem hấp cách thủy. Hấp cho đến khi nước sôi hoặc cơm chín là dùng được. Dùng hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống 1-2 thìa cafe/lần, ngày uống 4-6 lần, bé sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm, giúp giảm chứng khò khè.

Củ cải. Chuẩn bị 1 củ cải, 4 hạt hồ tiêu, 3 lát gừng tươi, 1 miếng vỏ quýt khô. Rửa sạch củ cải, thái miếng nhỏ, sắc cùng với 2 thứ kia để uống. Bài này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.

Rau diếp cá. Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.

]]>
Trẻ thở khò khè kéo dài và có đờm trong họng https://omron-yte.com.vn/20080-tre-tho-kho-khe-keo-dai-va-co-dom-trong-hong/ Mon, 14 Apr 2014 09:53:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/20080-tre-tho-kho-khe-keo-dai-va-co-dom-trong-hong/ Trẻ thở khò khè kéo dài và có đờm trong họng 1

Trẻ bị ho có đờm, thở khò khè kéo dài luôn làm các mẹ lo lắng vì đây là những triệu chứng có thể liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng ở đường hô hấp. Vì vậy phụ huynh nên chú ý theo dõi những biểu hiện của con để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách nhận biết trẻ thở khò khè, có đờm

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ rất yếu và một số cơ quan hô hấp còn chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý về hô hấp như ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, sốt nhẹ,… Khi các biểu hiện này kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nặng hơn là ho có đờm, thở khò khè hoặc khó thở. Phụ huynh có thể nhận biết triệu chứng này ở trẻ bằng cách quan sát các biểu hiện sau:

  • Tiếng ho khàn đục và có đờm xuất ra bên ngoài sau khi ho
  • Khò khè là tiếng thở của trẻ có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, thở rít và chủ yếu thở bằng miệng
  • Cha mẹ có thể tự nhận biết được khi nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ
  • Trẻ khó thở thường biểu hiện bằng tình trạng quấy khóc, khó chịu, nhăn mặt khi thở, cơ thể xanh xao, lạnh, bỏ bú, chán ăn,…

Nguyên nhân trẻ bị thở khò khè

Thở khò khè thường là tình trạng đường thở bị tắc nghẽn gây tiếng thở khò khè. Khoảng 30% trẻ dưới 2 tuổi ít nhất có 1 đợt thở khò khè, 40% trẻ 3 tuổi và 60% ở trẻ 6 tuổi.

Nguyên nhân trẻ bị thở khò khè 1

Những nguyên nhân chính gây tình trạng trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm kèm theo đó là:

Hen suyễn (hen phế quản)

Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị thở khò khè khi ngủ nếu trẻ dưới 5 tuổi. Hen suyễn (hay còn được gọi là hen phế quản) là tình trạng phế quản bị viêm và co thắt bất thường do một số yếu tố như dị ứng, nhiễm khuẩn, chấn động tinh thần mạnh, tập thể dục quá sức,… Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho có đờm, thở dốc, thở nhanh, thở khò khè, đau tức ngực và khó thở.

Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản

Viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và khởi phát chủ yếu ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. Đây là bệnh viêm nhiễm cấp tính, xảy ra ở các tiểu phế quản. Các tiểu phế quản là nơi đảm nhiệm vai trò dẫn lưu oxy vào phổi. Vì vậy, khi xảy ra viêm nhiễm ở tiểu phế quản, trẻ sẽ gặp phải một số triệu chứng như: ho, sốt nhẹ, sổ mũi, thở khò khè, khó thở và ho kèm theo đờm

Nếu phụ huynh không con thiệp kịp thời có thể bệnh sẽ tiến triển nặng khiến cho trẻ bị thiếu oxy, chán ăn, bỏ bú, tím tái và tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như xẹp phổi, viêm phổi và suy hô hấp. Vì vậy, khi phụ huynh nhận thấy các dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm phế quản là tình trạng các ống phế quản bị viêm cấp hoặc mãn tính. Nguyên nhân là do nhiễm virus hoặc một số vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và H. influenzae. Trẻ bị viêm phế quản có thể bị ho khan, ho có đờm, thở khó khè, khó thở, sốt nhẹ và mệt mỏi. Đây là bệnh lý hô hấp thường gặp và có thể thuyên giảm nhanh sau khi điều trị nhưng với những trường hợp  điều trị chậm trễ trẻ có thể bị viêm phế quản mãn tính và tăng nguy cơ bị viêm phổi.

Viêm phổi

Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên rất dễ bị virus, vi khuẩn và nấm xâm nhập vào phế nang, gây tiết dịch hoặc mủ gây viêm phổi. Viêm phổi xuất hiện một số triệu chứng như: sốt, ho kèm đờm hoặc mủ, khó thở, đau ngực, nôn mửa, tiêu chảy và ớn lạnh. Viêm phổi là một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi và nhiễm trùng máu.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng là một trong những bệnh lý có thể khiến trẻ bị ho kèm đờm, thở khò khè và khó thở. Tuy nhiên viêm mũi dị ứng có mức độ nhẹ hơn so với các bệnh lý phía trên và dễ dàng thuyên giảm sau khi chăm sóc tại nhà.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan hoặc ho có đờm, hắt hơi nhiều,… Bệnh kéo dài có thể khiến trẻ thở khò khè và khó thở do dịch tiết hô hấp ứ đọng ở lỗ mũi.

Viêm VA

VA là cơ quan miễn dịch nằm ở vòm mũi họng, có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu virus và vi khuẩn xâm nhập ồ ạt, VA có thể bị sưng viêm.

Do nằm ở vị trí nối liền giữa vòm họng và mũi nên khi VA bị viêm, trẻ có thể bị sốt, chảy nước mũi, ho có đờm theo triệu chứng khó thở, thở khò khè và thường xuyên thở bằng miệng.

Các bệnh lý khác

Bên cạnh đó, trẻ bị ho có đờm, thở khò khè và khó thở có thể do một số bệnh lý khác như:

  • Phù phổi
  • Dị vật trong đường thở
  • Phế quản bị chèn ép
  • Bệnh lao
  • Dị tật bẩm sinh ở phế quản

Ngoài ra, thở khò khè còn gặp ở trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản cấp tính, bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị dị vật đường thở, viêm amidan cấp tính, xơ sợi bẩm ính, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi … nhưng những triệu chứng này thường ít gặp hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị thở khò khè kéo dài và có đờm trong họng

Tìm gặp bác sĩ ngay để thăm khám

Tìm gặp bác sĩ ngay để thăm khám 1

Thờ khò khè, ho có đờm, khó thở ở trẻ em là triệu chứng có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nghiêm trọng như viêm tiểu phế quản, hen suyễn, viêm phổi,… Nếu để chúng kéo dài có thể làm suy giảm chức năng hô hấp và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.

Vì vậy phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị. Với những trẻ có tình trạng sức khỏe nặng, bác sĩ sẽ đề nghị trẻ điều trị nội trú để dễ dàng theo dõi và kịp thời phát hiện biến chứng.

Ngược lại với những trẻ bị ho có đờm, khó thở và thở khò khè do các bệnh hô hấp nhẹ như viêm mũi dị ứng, viêm VA,… bác sĩ có thể kê toa thuốc và hướng dẫn mẹ một số cách chăm sóc, điều trị tại nhà.

Chăm sóc trẻ bị ho đờm, thở khò khè

  • Trước hết, các mẹ cần hiểu được dấu hiệu thở khò khè của bé cũng như phân biệt được tiếng thở khò khè để kịp thời điều trị cho bé.
  • Nếu ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng thở khò khè với tiếng thở do tắc mũi do cảm, ho. Trường hợp cảm ho có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.
  • Cần theo dõi sát sao biểu hiện bệnh của bé để nhận biết được trường hợp nặng hơn, còn đưa bé đi khám điều trị kịp thời.
  • Trẻ thở khò khè lần đầu tiên, khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác, khò khè tái phát cần đưa trẻ đi thăm khám ngay.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
  • Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng trên 3-4 tuần, cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán.
  • Với các trẻ có tiển căn bị suyễn, đột ngột khó thở, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.
  • Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, thuốc lòng đờm hay thuốc kháng viêm … vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn.

Mẹo trị ho, thở khò khè cho trẻ tại nhà

Mẹo trị ho, thở khò khè cho trẻ tại nhà 1

Bên cạnh việc uống thuốc điều trị, bố mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà để làm giảm tình trạng ho, thở khò khè, có đờm, khó thở ở trẻ nhỏ như sau:

  • Vệ sinh mũi, họng hàng ngày: Nên sử dụng nước muối sinh lý NaCI 0,9% để vệ sinh sạch sẽ mũi họng, giúp loại bỏ dịch nhầy, tiêu diệt vi khuẩn, làm thông thoáng đường thở và ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ.
  • Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm đường thở đặc biệt là tai, mũi, họng, ngực. Không để gió quạt hay gió điều hòa thổi trực tiếp vào mặt bé.
  • Cho bé uống nhiều nước: Bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp tăng các hoạt động trao đổi chất, làm dịu và ẩm cổ họng, loãng dịch đờm tại họng. Đối với trẻ sơ sinh có thể cho bé tăng cường bú mẹ để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Vỗ long đờm: Khi trẻ còn nhỏ, bé không thể biết cách thực hiện đẩy đờm ra khỏi cổ họng một cách an toàn và ít gây tổn thương tới niêm mạc. Do đó mẹ có thể thực hiện vỗ long đờm cho trẻ ở sau lưng phần phổi nhằm làm thông thoáng đường thở tốt hơn.
  • Chườm khăn ấm: Phần lớn trẻ bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp sẽ bị sốt và mệt mỏi. Bố mẹ có thể sử dụng khăn sạch nhúng qua nước ấm rồi vắt khô để chườm vào trán, cổ, nách, bẹn nhằm hạ sốt và giảm ho.
  • Sử dụng tỏi: Tỏi có công dụng tiêu viêm, diệt khuẩn và nâng cao sức khỏe cực tốt. Có thể sử dụng kết hợp nước tỏi chắt pha với sữa ấm để cho bé uống hàng ngày.
  • Massage phần ngực và cổ: Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ để làm ấm đường thở, từ đó giúp bé bớt khó thở và khò khè hơn.

Phòng ngừa chứng ho có đờm, thở khò khè ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ có thể bị ho có đờm, khò khè và khó thở nhiều lần trong năm do hệ miễn dịch và cơ quan hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện như người trưởng thành. Chính vì vậy phụ huynh nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Có thể tiêm vaccine cho trẻ để ngăn ngừa một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời chuyển lạnh, đồng thời tránh để trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
  • Giữ vệ sinh răng miệng cho bé. Ngoài ra bạn nên hướng dẫn những trẻ lớn thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi chạm vào các thiết bị công cộng.
  • Nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ chơi thể thao và ăn uống điều độ.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi,… Đồng thời nên vệ sinh không gian sống thường xuyên, trồng nhiều cây xanh và sử dụng máy lọc không khí để giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm để giảm kích thích lên niêm mạc mũi của trẻ.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý hô hấp thường gặp như cảm, cúm, viêm họng, viêm amidan,… để giảm thiểu các biến chứng như viêm phế quản và viêm phổi.

Bài viết đã tổng hợp một số bệnh lý có thể khiến trẻ bị ho có đờm, khò khè và khó thở, đồng thời hướng dẫn một số biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Hy vọng qua những thông tin trên, phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý, từ đó chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị cho trẻ.

Nguồn : Tổng hợp

]]>
Phòng ngừa bệnh đường hô hấp khi thời tiết thay đổi https://omron-yte.com.vn/19039-phong-ngua-benh-duong-ho-hap-khi-thoi-tiet-thay-doi/ Thu, 17 Oct 2013 07:14:54 +0000 https://omron-yte.com.vn/19039-phong-ngua-benh-duong-ho-hap-khi-thoi-tiet-thay-doi/ Cứ mỗi khi thời tiết thay đổi, mưa nắng bật chợt là hàng loạt người lại bị chung các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ho kéo dài …. Đó là các triệu chứng cơ bản của bệnh đường hô hấp mà chủ yếu là viêm mũi họng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen suyễn. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó chủ yếu là do cơ địa và môi trường. Dưới đây là một số thông tin về bệnh và cách phòng ngừa bệnh khi thời tiết thay đổi.

Phòng ngừa bệnh đường hô hấp khi thời tiết thay đổi 1

Bệnh đường hô hấp dễ tái phát và khó kiểm soát

Có nhiều yếu tố gây nên bệnh đường hô hấp, đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường. Bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn, khi thời tiết thay đổi đột ngột, những đợt chuyển mùa hay do hít phải bụi, hơi khói của bếp than, khói thuốc lá, lông súc vật, phấn hoa ….

Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh đường hô hấp dễ tiến triển thành một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn tới tử vong.

Khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, người bệnh cần được kiểm tra tại các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm tránh các biến chứng và rút ngắn thời gian điều trị.

Dự phòng bằng cách nào?

Bệnh đường hô hấp diễn biến thường nặng và khó lường trước. Để dự phòng bệnh đường hô hấp về mùa đông cần phải đảm bảo cơ thể luôn được giữ ấm, mặc áo ấm, đi giầy tất, đội mũ quàng khăn. Phòng ngủ nơi kín gió, tránh bị gió lùa.

Vào mùa hè, chú ý ăn mặc những loại quần áo thông thoáng, tránh để mồ hôi ngấm lạnh vào người, không trực tiếp ngủ dưới quạt máy.

Hầu hết các bệnh đường hô hấp đều lây qua đường hô hấp, nên việc hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh cũng là một cách phòng ngừa bệnh.

Ngoài ra, tăng sức đề kháng cũng là một cách phòng ngừa bệnh, dưới đây là một số cách tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tái phát:

  • Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày. Đây là một cách giúp diệt khuẩn, virus gây bệnh cú, viêm đường hô hấp và các bệnh răng miệng….
  • Uống nước ấm. Uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy cũng là cách để cổ họng không bị khô rát.
  • Không nên mở rộng ngay cửa sổ cửa phòng lúc sáng sớm. Vì lúc này gió sáng rất lạnh và vẫn còn độc, dễ bị ho, viêm họng.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, chất khoáng. Uống nhiều nước mỗi ngày để bù nước. Đảm bảo vệ sinh thân thể và vệ sinh nơi sống hạn chế sự xuất hiện của các vi khuẩn gây bệnh.
  • Hạn chế ra ngoài trời nắng gắt. Nếu buộc phải ra ngoài nên trang bị đủ để tránh nắng chiếu trực tiếp vào người.
  • Không cho quạt quay trực tiếp vào người, vào mặt kể cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Hạn chế uống nước đá, ăn kem nhiều vì dễ gây viêm họng.
  • Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.

Đọc thêm:

Omron-yte.com.vn (Tổng hơp)

]]>
Phát hiện loại virus mới gây bệnh viêm đường hô hấp https://omron-yte.com.vn/15857-phat-hien-loai-virus-moi-gay-benh-viem-duong-ho-hap/ Sun, 09 Dec 2012 22:53:27 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=15857 Xuất hiện chủng mới của virus có tên là Corona (HcoV-EMC) gây bệnh viêm đường hô hấp, vừa qua, bộ y tế đã ban hành phác đồ hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, và điều trị do loại virus mới này gây ra.

Phát hiện loại virus mới gây bệnh viêm đường hô hấp 1

Hình ảnh chủng virus Corona

Hình thức gây bệnh:

Vi rút này thường gây nhiễm trùng hô hấp nặng kèm theo suy thận, có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của người bệnh.

Cuối tháng 9 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo về ca bệnh viêm đường hô hấp cấp nhiễm vi rút Corona mới (Corona là vi rút từng gây dịch viêm đường hô hấp cấp SARS vào năm 2002-2003), là bệnh nhân Qatar, trước khi sang Anh điều trị đã sinh sống ở Ả Rập Xê Út.

Triệu chứng khi bị nhiễm virus Corona

Bệnh có biểu hiện sốt trên 38 độ, khó thở và có hội chứng suy thận cấp. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, vì vậy chủ yếu là điều trị triệu chứng (hạ sốt, điều trị suy hô hấp, suy thận).

Cách phòng ngừa các nguy cơ lây nhiễm

Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, phòng lây nhiễm viêm đường hô hấp do loại virus mới này gây ra bằng cách rửa tay bằng xà phòng thường xuyên; đeo khẩu trang khi ra đường, khi đến chỗ đông người…

]]>
Cách sơ cấp cứu với người suy hô hấp cấp https://omron-yte.com.vn/9036-cach-so-cap-cuu-voi-nguoi-suy-ho-hap-cap/ Sat, 25 Jun 2011 00:25:45 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9036 Suy hô hấp cấp là tình trạng thiếu oxy máu do: tai nạn đuối nước và các bệnh phổi, tim, chấn thương… gây ra. Dịp nghỉ hè, ngoài các biện pháp phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, chúng ta cũng cần biết cách xử trí suy hô hấp cấp để cấp cứu người bị đuối nước và các bệnh lý gây suy hô hấp.
Cách sơ cấp cứu với người suy hô hấp cấp 1

Dấu hiệu phát hiện suy hô hấp cấp

Một nạn nhân đuối nước, hay bệnh nhân bị bệnh tim, phổi, chấn thương… nếu bị suy hô hấp cấp sẽ có các dấu hiệu sau: thở nhanh do thiếu oxy máu, nhịp thở khoảng 40 lần/phút, kèm theo sự co kéo các cơ hô hấp, nhìn thấy rõ ở hõm trên xương ức và các khoảng gian sườn, ở trẻ em có thể kèm theo cánh mũi phập phồng. Nhưng các trường hợp có tổn thương do liệt như viêm đa rễ thần kinh, liệt tứ chi do tổn thương tủy sống, bệnh nhược cơ nặng… thì nhịp thở lại giảm, biên độ hô hấp yếu, bệnh nhân không ho được, gây ứ đọng đờm dãi trong phế quản. Tím tái xuất hiện ở môi, đầu ngón tay chân, mặt hay toàn thân khá rõ rệt. Thiếu oxy máu và tăng khí carbonic máu làm mạch nhanh, gây nên những cơn tăng huyết áp, có thể có loạn nhịp trên thất. Triệu chứng suy thất phải: gan to, dấu hiệu phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, nặng hơn là tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên. Dấu hiệu thần kinh tâm thần: gặp trong suy hô hấp cấp nặng với biểu hiện kích thích, vật vã, rối loạn tri giác như lơ mơ hay hôn mê. Nặng nhất là ngừng thở, ngừng tim.

Suy hô hấp nếu được điều trị đúng có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Trái lại nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị hôn mê và tử vong.

Xử lý cấp cứu thế nào?

Cấp cứu một người bị suy hô hấp cấp, phải tuân theo nguyên tắc: Làm thông thoáng đường hô hấp, hà hơi thổi ngạt kèm xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu ngừng tim), cho thở oxy; chống nhiễm khuẩn; cân bằng kiềm toan máu.
Thao tác cụ thể: đối với nạn nhân đuối nước, cấp cứu ở dưới nước, nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại. Nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ. Tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt đối với nạn nhân đuối nước và các bệnh nhân bị suy hô hấp cấp khác: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải mỏng móc đờm dãi, dị vật khỏi mũi và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân. Nếu ngừng tim (sờ mạch quay hay mạch cảnh không có) phải ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, khoảng 70 – 100 lần/1 phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 – 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 – 15 nhịp. Khi có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt liên tục, một người ép tim ngoài lồng ngực liên tục, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại. Sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hoặc nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu.

ThS. Phạm Thanh Tùng
Theo Sức Khỏe Đời Sống

]]>
Tác dụng trị bệnh của quả La hán, cây Bung lai https://omron-yte.com.vn/4786-tac-dung-tri-benh-cua-qua-la-han-cay-bung-lai/ Fri, 10 Dec 2010 08:28:59 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4786 Theo Đông y, cây Bung Lai có tác dụng trị cảm lạnh, đau đầu, trướng bụng, tiêu hoá kém, tiêu chảy, viêm gan… Quả La hán có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện, có tác dụng hữu hiệu trong chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Tác dụng trị bệnh của quả La hán, cây Bung lai 1

Tác dụng trị bệnh của quả La hán

Để tốt cho gan và đường tiêu hoá, hàng ngày, bạn có thể dùng 15-30g Bung lai khô đun sôi và dùng nước uống thay trà. Để trị giun sán cho trẻ, bạn chỉ cần lấy lá Bung lai đem hơ sấy trên than rồi sắc lấy nước cho trẻ uống. Không chỉ có tác dụng trị những bệnh trên, cây Bung lai còn được dùng để thanh giải chứng sưng thũng vàng da, giải độc rắn cắn, trị sốt, thương hàn, chữa bệnh eczema và ghẻ ngứa.

Cùng với cây Bung lai thì quả La hán cũng là một trong những vị thuốc quí trong Đông Y. Với vị ngọt, tính mát, không độc, La hán quả có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện, có tác dụng hữu hiệu trong chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

  • Để chữa viêm họng: La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày
  • Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
  • Chữa ho gà: La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống; Hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn.
  • Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: La hán quả 20g, Tang bạch bì 12g, sắc nước uống trong 7-10 ngày.
  • Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao: La hán quả 60g, thịt lợn nạc 100g; hai thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chí, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm.
  • Chữa táo bón: Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.

Trà La hán là thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với những người thể tạng nóng trong, đặc biệt là những người bị đái tháo đường hay béo phì. Uống quả La Hán trong mùa hè có thể trị say nắng, giảm nhiệt. Vào mùa Đông, dùng món này sẽ làm mềm và giữ ấm cổ họng.

TS

]]>
Kinh nghiệm chữa trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ https://omron-yte.com.vn/4777-kinh-nghiem-chua-tri-benh-viem-tai-giua-o-tre/ Fri, 10 Dec 2010 08:18:14 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4777 Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh thường do trẻ có tiền sử bị viêm đường hô hấp. Dưới đây là kinh nghiệm của mẹ Thanh Tú trong việc chăm sóc và điều trị bệnh viêm tai giữa cho con. Nếu mẹ nào đang có con ở trường hợp này, hãy thử một lần xem sao nhé! Chúc các bé luôn khoẻ mạnh, vui tươi!

Lần đầu bé nhà mình bị viêm tai giữa là lúc bé chưa biết nói. Sốt cao dài ngày, quấy khóc về đêm, có biểu hiện bứt rứt nhưng khi hỏi: “ Con đau ở đâu?” thì bé không diễn tả hết được tình trạng bệnh. Đến khi mủ vỡ tràn ra tai thì mới hay bé bị viêm tai giữa.

Điều trị ở viện 9 ngày là quãng thời gian mẹ không thể quên. Nào là tiêm, lấy máu xét nghiệm, rửa tai, cho con uống thuốc… Ngày nào cũng hai mũi kháng sinh, nhưng lấy ven cho con rất khó, nếu là điều dưỡng ít kinh nghiệm thì không thể tiêm cho con được. Mẹ biết tiêm kháng sinh rất hại sức khoẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng đành phó mặc cho bác sĩ vậy…

Kinh nghiệm chữa trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ 1

Ngày xuất viện, mẹ là người mừng nhất vì sẽ không còn cảnh lẽo đẽo theo con mỗi ngày đến nơi mà hai mẹ con chẳng hề muốn. Theo chỉ dẫn của bác sĩ mẹ vệ sinh tai, mũi, họng cho con cẩn thận hơn. Tuy nhiên, chắc chỉ hết thuốc chống viêm là con lại tái phát.

Một tháng 4 lần bị lại, mẹ bỏ bê cả công việc cơ quan để ở nhà chăm sóc con. Tình cờ một thầy thuốc đông y chỉ cho mẹ một phương thuốc chữa trị viêm tai giữa rất hiệu quả mà lại ngăn chặn được tái phát. Nửa tin nửa ngờ nhưng có bệnh thì vái tứ phương nên mẹ quyết định cho con chữa thử. Lần này, mẹ không đưa con đi viện nữa mà điều trị cho con ở nhà.

Nghe nói, đó là bột nhau thai (đông y gọi là tử hà sa). Không chỉ khống chế được viêm tai giữa tái phát mà tử hà sa còn làm tăng sức đề kháng, giúp trẻ tránh được các bệnh viêm đường hô hấp thông thường. Bạn có thể mua bột Tử hà sa ở các nhà thuốc đông y.

Cách chữa trị:

Khi mủ trong tai chảy ra thì vệ sinh sạch sẽ, sau khi lau khô thì thổi khoảng 0.5g bột Tử hà sa vào tai, nhớ là càng sâu càng tốt. Nếu thổi đúng cách thì bệnh nhẹ chỉ một lần là khỏi, còn bệnh nặng thì thổi bột tử hà sa ngày 2 lần, khoảng 3 – 4 ngày điều trị sẽ khỏi.

Khi trẻ bị viêm tai giữa, việc vệ sinh tai rất khó khăn nên các mẹ cần phải kiên trì. Với bé nhà mình sau khi sử dụng thuốc này hiện đã khỏi, chưa biết thế nào nhưng mấy tháng nay chưa bị lại. Mặc dù thời tiết mùa đông nhưng sau đợt điều trị vừa rồi bé không ho hắng, không bị viêm họng. Không biết có phải do tác dụng của thuốc này không nhỉ?

Lưu ý:

Dù trẻ có bị tái phát hay không các mẹ luôn ý thức phòng bệnh là tốt nhất, bởi vì bất kỳ dịch lỏng nào chảy vào tai giữa là trẻ bị viêm ngay:

– Đầu tiên phải giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ.

– Nếu trẻ đang ở tuổi ăn dặm, các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn nằm, vì rất có thể khi trẻ ho, sặc, thức ăn dạng lỏng dễ tràn lên tai giữa.

– Nếu trẻ bị nôn, đặt trẻ nằm gối cao để dịch nôn không trào ngược vào tai giữa.

– Nếu trẻ hay bị chảy nước mũi, ho có đờm cần phải điều trị khỏi dứt điểm. Với trẻ nhỏ thì dùng dụng cụ hút sạch nước mũi. Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn cách xì mũi, khạc đờm là tốt nhất. Tuy nhiên, cũng phải tầm hai tuổi bé mới làm được việc này.

– Trong điều kiện thời tiết mùa đông khô hanh như ở miền bắc thì các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào hốc mũi cho trẻ mỗi ngày để đường mũi được thông thoáng, đỡ viêm nhiễm. Mỗi sáng nhỏ vài giọt vào sâu trong miệng để sát trùng họng cho trẻ. Tuy nhiên, vào mùa đông bạn nên làm ấm dung dịch trước khi nhỏ sẽ tốt hơn.

– Không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá hay người mắc bệnh về đường hô hấp vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ lây bệnh.

ST

]]>
Thời tiết lạnh: Cảnh giác với viêm tiểu phế quản https://omron-yte.com.vn/4773-thoi-tiet-lanh-canh-giac-voi-viem-tieu-phe-quan/ Fri, 10 Dec 2010 08:00:11 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4773 Theo dự báo thời tiết, những ngày tới, trời sẽ trở lạnh bất thường. Với sự thay đổi này, nhiều ông cụ, bà lão có nguy cơ nhập viện vì bệnh đường hô hấp, bệnh viêm phế quản, bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính, cơ xương khớp… Trẻ em sẽ có nguy cơ viêm tiểu phế quản cao.  

Trẻ em: Cảnh giác với viêm tiểu phế quản

Trẻ em: Cảnh giác với viêm tiểu phế quản 1

Theo bác sĩ Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1, trẻ em sức đề kháng vốn chưa hoàn chỉnh nên sẽ dễ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm tiểu phế quản. Đây là bệnh khá đặc biệt, xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới hai tuổi, trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng.

Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản: 1-2 ngày đầu thì trẻ cảm ho, sốt, sổ mũi… như các bệnh cảm thông thường khác. Bắt đầu từ ngày thứ 3-4 trở đi, bệnh xuất hiện rõ hơn với ba triệu chứng điển hình: ho dữ dội, đỏ mặt, tím tái (trẻ dưới 6 tháng tuổi ho nhiều dễ nhầm như ho gà); khò khè (triệu chứng điển hình của viêm tiểu phế quản, dễ nhầm với hen suyễn); khó thở ở nhiều mức độ khác nhau, nhanh hơn bình thường hay khó thở nặng nặng phải nhập viện. “Tỉ lệ tử vong của bệnh là không phổ biến nhưng nó gây bệnh nhiều, chi phí điều trị cao, gánh nặng kinh tế-xã hội. Một số em bé trong nhóm nguy cơ như mắc kèm bệnh tim mạch, phổi mạn tính, sinh non, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch… khi viêm tiểu phế quản sẽ rất nặng” – bác sĩ Tuấn nói.

Bên cạnh đó, trời lạnh sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị dị ứng đường hô hấp như viêm mũi xoang, đặc biệt bệnh hen suyễn sẽ gia tăng. Hen suyễn cũng có triệu chứng điển hình là khò khè. Tuy nhiên, trong một số tình huống không điển hình thì bệnh nhi cũng chỉ biểu hiện bằng ho kéo dài, chủ yếu ho về đêm, tới mức không thở được. Nếu không giữ khéo, bệnh nhân sẽ bị lên cơn. Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, đối với trẻ có biểu hiện ho kéo dài, dù gia đình có người bị suyễn hay không thì cần đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa để xem trẻ có phải bị suyễn hay không.

Trẻ càng nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh phải được giữ ấm khi trời lạnh, hạn chế không sử dụng than đá, than củi sưởi ấm vì rất độc. Chú ý rửa tay, tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc trẻ lớn hoặc người lớn đang bị cảm ho… bác sĩ khuyên.

Người lớn: Dễ đột tử

TS-BS Đào Thị Thanh Bình, BV Nguyễn Trãi, cho biết: Khi trời lạnh, không nên làm việc quá gắng sức ở ngoài trời, đặc biệt với người lớn tuổi, vì sẽ làm tăng công suất hoạt động của tim, từ đó dễ dẫn đến các biến chứng tim mạch.

Đối với người bệnh động mạch vành, khi gặp thời tiết lạnh, bệnh nhân dễ bị đau thắt ngực vì cơ thể phải tăng tiết catecholamine đối phó với tình trạng thân nhiệt giảm, qua đó làm co mạch vành, nhất là khi đã có hẹp động mạch vành trước đó. Nếu trời quá lạnh thì nguy cơ nhồi máu cơ tim sẽ gia tăng do gắng sức quá mức.

Theo bác sĩ CKII Trịnh Anh Dũng (Trưởng khoa Nội hô hấp, BV Nguyễn Trãi), ngoài các bệnh tim mạch, trời lạnh làm nhiều bệnh nhân lớn tuổi bị suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khổ sở hơn. Những người mắc bệnh này khi trời lạnh dễ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi làm viêm phổi, làm cho bệnh nặng lên và có khả năng dẫn đến suy hô hấp. Những yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển là thuốc lá, khói bụi, hóa chất… Bên cạnh việc yêu cầu bệnh nhân ăn uống đầy đủ, giữ ấm và luyện tập thể dục, nhiều nước đã thực hiện tiêm ngừa cho các bệnh nhân bị viêm nhiễm đường hô hấp mạn tính. Ở Việt Nam, Viện Pasteur cũng có vaccine phòng ngừa cảm cúm, tuy nhiên việc tiêm ngừa vẫn chưa được nhiều người quan tâm.

Một lời khuyên khác để bảo vệ cơ thể trong thời tiết lạnh là không nên ra môi trường lạnh đột ngột, không tắm, gội đầu sau 5 giờ chiều, tránh ngủ máy lạnh, quạt gió… Ngoài ra, “Thời tiết lạnh, ẩm ướt… là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ lớn tuổi (40-60 tuổi) bị hội chứng đau lan tỏa nhiều nơi tự phát (đau cơ, gân-dây chằng). Đây là bệnh lành tính nhưng mạn tính. Bệnh nhân mắc chứng bệnh này cần uống thuốc kèm với xoa bóp, tắm bùn, thư giãn…” – bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc BV quận 8, cho biết.

Duy Tính

]]>