Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:53:10 +0000 vi hourly 1 Phòng bệnh hen ở người cao tuổi vào mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/9136-phong-benh-hen-o-nguoi-cao-tuoi-vao-mua-lanh/ Sun, 13 Oct 2013 21:02:41 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9136 Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen ở người cao tuổi. Có người bị hen từ bé, qua nhiều năm tháng bệnh hen đã biến mất nhưng rồi khi về già tuổi cao sức yếu bệnh lại tái phát. Cũng có một số trường hợp người cao tuổi chưa hề bị hen một lần nào trong đời nhưng khi về già lại thấy xuất hiện những cơn hen cấp tính. Hen có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến và khó điều trị hơn ở người già. Để phòng ngừa bệnh hen cho người cao tuổi, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau: Phòng bệnh hen ở người cao tuổi vào mùa lạnh 1

Phòng ngừa bệnh hen cho người cao tuổi

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Thời tiết thay đổi hoặc trời đột nhiên trở lạnh là điều kiện thuận lợi cho cơn hen tái phát. Vậy nên trước khi ra đường, người cao tuổi nên được mặc ấm, tắm nước nóng và tránh tắm trong thời gian dài. Trước khi tắm hãy chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn, bít tất sạch, và nên có khăn khô dùng để lau người khi tắm. Nếu như người cao tuổi không tự chuẩn bị được thì người nhà hoặc người giúp việc nên hỗ trợ giúp.

Không nên ra ngoài trời sớm vào mùa lạnh. Một số cụ có thói quen tập thể dục buổi sáng sớm hoặc đi bộ. Thế nhưng vào những ngày thời tiết quá lạnh, các cụ nên tập thể dục ngay tại nhà, có thể áp dụng một số bài tập vận động cơ thể vừa thoải mái vừa tránh bị lạnh là nguy cơ cho các cơn hen khởi phát.  Cần mặc ấm từ đầu tới chân (bao gồm cả  mũ, áo, quần, tất và khăn quàng cổ, găng tay…).

Trong phòng ngủ của người cao tuổi cần đảm bảo là kín gió, tránh bị gió lùa. Nếu có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào thì nên hạn chế và tiến tới bỏ hẳn trước hết vì sức khỏe của bản thân và sau đó là lợi ích của thành viên khác trong gia đình đặc biệt là con trẻ.

Còn nữa, người cao tuổi không nên nuôi một số con vật trong nhà mà nghi ngờ là do chúng mà bệnh hen khởi phát. Nếu có nuôi thì các cụ nên dành cho chúng một không gian riêng cách xa một chút so  với nơi ở của các cụ. Ngoài ra, chăn, đệm, vỏ gối nơi ngủ của các cụ cũng nên được vệ sinh hàng tuần tránh nấm mốc phát triển. Nếu có điều kiện nên hút ẩm hàng tuần trong các phòng, nhất là phòng ngủ để hạn chế môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là các loại nấm mốc. Gián có thể là tác nhân gây bệnh hen hoặc có khả năng làm tác nhân gieo rắc một số bệnh truyền nhiễm, có thể diệt gián bằng các hình thức dân gian, hoặc hóa chất để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh.

Ngoài các vấn đề đã nêu ở trên, để phòng ngừa bệnh hen, người cao tuổi cũng cần tập thể dục, vận động thân thể, ăn uống điều độ để nâng cao sức khoẻ chống chọi với mọi loại bệnh tật. Cần đi thăm khám sức khỏe định kỳ và luôn có đủ các loại thuốc điều trị và phòng hen mà bác sĩ khám bệnh kê đơn, hướng dẫn sử dụng. Điều trị hen có hiệu quả trước hết phải biết phòng hen thật tốt.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Điều trị bệnh hen ở người cao tuổi https://omron-yte.com.vn/9126-dieu-tri-benh-hen-o-nguoi-cao-tuoi/ Thu, 13 Oct 2011 20:53:54 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9126 Bệnh hen có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hen ở người cao tuổi là phổ biến hơn cả. Việc tìm ra đâu là căn nguyên gây bệnh cũng như phương pháp điều trị triệt để bệnh hen ở người cao tuổi vẫn còn nhiều khó khăn. Dưới đây là một số lưu ý trong điều trị căn bệnh này.

Điều trị bệnh hen ở người cao tuổi 1

Nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh hen ở người cao tuổi

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen ở người cao tuổi. Đó có thể do người cao tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp do siêu vi, ví dụ như các trường hợp bị cảm cúm, bị nhiễm bụi, khói. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, người cao tuổi nên được tiêm phòng ngừa cúm hàng ngăm và tiêm ngừa viêm phổi 5 năm/ lần. Trầm cảm và lo âu cũng có thể là một yếu tố khởi phát của bệnh hen.

Bệnh hen cũng có thể xảy ra trong các trường hợp người cao tuổi dùng thuốc gây khởi phát cơn hen hoặc làm triệu chứng bệnh hen nặng hơn. Đó là một số loại thuốc ức chế beta điều trị tăng huyết áp và bệnh tim hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa chất ức chế beta điều trị glaucome. Vì thế, khi đi khám bệnh cho người cao tuổi, bạn cần báo cho bác sĩ những thuốc mà người cao tuổi đang dùng để việc tìm kiếm căn nguyên gây bệnh dễ dàng hơn.

Đôi khi, có một số sự nhầm lẫn trong chuẩn đoán bệnh hen ở người cao tuổi với một số bệnh lý tim mạch và bệnh phổi khác. Người hút thuốc lá thường bị viêm phế quản và khí phế thũng và các triệu chứng của căn bệnh này cũng tương tự như bệnh hen như  ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Nguy hiểm hơn, người cao tuổi thường không nhạy bén trong việc nhận định ra các triệu chứng bệnh hen, thậm chí có người còn cho rằng đó chỉ là các triệu chứng thông thường của tuổi già rồi phớt lờ đi. Khi khai báo triệu chứng không chỉnh xác cũng gây khó khăn cho các bác sỹ trong việc chẩn đoán bệnh.

Vậy điều trị bẹnh hen ở người cao tuổi như thế nào?

Do khó xác định căn nguyên gây bệnh cũng như việc nhận thức các triệu chứng của bệnh thiếu độ chính xác hơn so với người trẻ nên việc điều trị bệnh hen ở người cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn.

Nếu không được điều trị kịp thời hoặc được điều trị nhưng không đúng phác đồ, không thường xuyên thì có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn, khí phế thũng, tràn khí màng phổi hoặc nhiễm bệnh lao kèm theo một số bệnh khác. Ngoài việc dự phòng ngăn ngừa bệnh nặng hơn còn cần có giải pháp xử lý kịp thời các cơn hen cấp tính. Phác đồ điều trị bao gồm điều trị cắt cơn, điều trị dự phòng, trong đó điều trị dự phòng là chính.

Có nhiều phương pháp điều trị cho người bệnh hen. Tây Y thì dựa vào các triệu chứng tắc nghẽn viêm đường hô hấp dùng thuốc giãn phế quản và kháng viêm nên chú trọng điều trị triệu chứng bệnh, hiệu quả trong cắt cơn hen cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và điều trị như thế nào cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sỹ để hạn chế tác dụng phụ và phụ thuộc thuốc.

Và một lưu ý nữa, người bệnh cần biết rõ căn bệnh của mình, đừng ngần ngại hỏi bác sỹ về các loại thuốc mà mình đang sử dụng, khi nào cần sử dụng, các triệu chứng của bệnh hen và khi nào thì là dấu hiệu nguy hiểm.  Việc chăm sóc và điều trị hen ở người cao tuổi là một việc khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn lại nhất là nhân viên y tế phải có những hiểu biết nhất định về lão khoa.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh hen ở người cao tuổi https://omron-yte.com.vn/9130-nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-hen-o-nguoi-cao-tuoi/ Sat, 02 Jul 2011 03:58:59 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9130 Hen hay còn gọi là hen suyễn là một bệnh của  đường hô hấp. Bệnh có thể là cấp tính  hoặc mạn tính kéo dài. Bệnh hen gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi (người cao tuổi) khi bị bệnh hen thì gặp không ít khó khăn trong tìm căn nguyên  cũng như điều trị.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh hen ở người cao tuổi 1

Nhiều trường hợp khi còn rất nhỏ bị hen (hen phế quản hay còn gọi là hen sữa) sau đó khỏi bệnh, khi tuổi đã cao lại thấy bị hen. Cũng có trường hợp lúc còn bé không hề bị bệnh hen nhưng khi về già lại mắc bệnh hen. Bệnh hen cấp tính là một bệnh cấp cứu nội khoa nếu xử trí không kịp thì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Căn nguyên  gây bệnh hen ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen. Có trường hợp lúc còn bé bị hen nhưng qua năm tháng bệnh hen đã biến mất nay về già tuổi cao, sức yếu lại thấy bệnh hen xuất hiện. Cũng có nhiều trượng hợp người cao tuổi chưa hề bị hen một lần nào nhưng nay lại thấy gặp bệnh hen. Nhiều yếu tố thuận lợi làm cho bệnh hen xuất hiện ở người cao tuổi như nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính hay mạn do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm) như viêm họng mạn tính, viêm xoang, viêm phế quản, giãn phế quản do lạnh đột ngột hoặc lạnh kéo dài trong khi mặc không đủ ấm hoặc phòng ngủ không kín gió lùa. Người ta cũng gặp người cao tuổi bị hen do gặp phải kháng nguyên lạ đối với cơ thể như vảy da hay nước bọt của một số động vật có lông nuôi trong nhà như chó, mèo. Cũng có ý kiến cho rằng người bị hen suyễn do dị ứng với  phân khô, những chất thải và các mảnh vụn của loài gián cư trú trong nhà. Nấm mốc cũng là một nguyên nhân được nhắc tới nhiều trong căn nguyên gây nên bệnh hen suyễn. Khói, bụi đường, khói của hút thuốc lá, thuốc lào hoặc ngửi phải mùi thuốc lá, thuốc lào trong một thời gian dài cũng là những căn nguyên thuận lợi làm bùng phát bệnh hen hoặc làm bệnh hen nặng thêm. Một số thuốc dùng điều trị một số bệnh cũng là căn nguyên gây nên bệnh hen ở một số người cao tuổi như thuốc aspirin có tác dụng chống đau, hạ sốt, chống ngưng tập tiểu cầu. Người ta cũng có thể gặp hen suyễn ở một số bệnh nhân dùng thuốc chống đau, giảm viêm không steroid trong bệnh khớp. Một số người cao tuổi bị hen khi ăn một số thức ăn như tôm, cua, uống bia… cũng xuất hiện bệnh hen.

Biểu hiện hen ở người cao tuổi

Bệnh hen ở người cao tuổi là một bệnh hay gặp nhưng có khi bỏ sót do nó dễ nhầm với mốt số bệnh khác cũng hay gặp ở người cao tuổi về mùa lạnh như bệnh về tim hoặc một số bệnh khác về phổi (viêm phổi cấp tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh viêm phế quản  mạn tính,bệnh khí phế thủng, viêm mũi, xoang, bệnh trào ngược thực quản, bệnh lao phổi…). Một số triệu chứng điển hình của hen ở người cao tuổi là ho. Ho có khi chỉ thúng thắng nhưng hầu hết là ho kéo dài kèm theo khó thở, có tiếng khò khè và nặng ngực. Những triệu chứng này nếu nhẹ thường bị bỏ qua vì thường cho là bệnh thường gặp ở người có tuổi nhất là vào mùa lạnh thời tiết thay đổi đột ngột. Để chẩn đoán bệnh hen ở người cao tuổi nếu có điều kiện cần theo dõi và đánh giá về chức năng hô hấp. Đây là yếu tố rất cần thiết.

Theo Sức Khỏe Đời Sống

]]>