Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Wed, 29 Apr 2020 10:48:30 +0000 vi hourly 1 Nguyên nhân gây bệnh hen ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/18432-nguyen-nhan-gay-benh-hen-o-tre-em/ Sat, 29 Jun 2013 02:04:33 +0000 https://omron-yte.com.vn/18432-nguyen-nhan-gay-benh-hen-o-tre-em/ Nói về nguyên nhân dẫn đến bệnh hen ở trẻ em, người ta xét đến các yếu tố cơ địa bệnh hen và các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động tới cơ thể dẫn tới bệnh hen. Hiểu rõ hơn về nhóm nguyên nhân này, các bậc cha mẹ sẽ biết cách phòng ngừa nguy cơ bệnh hen cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh hen ở trẻ em 1

Nguyên nhân gây bệnh hen ở trẻ em

Di truyền: Những trẻ sinh ra trong gia đình có người bị bệnh hen có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các trẻ bình thường khác. Nguy cơ bị bệnh hen cũng cao hơn ở những trẻ có cơ địa dị ứng, bị chứng tai mũi họng hay bị các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải trẻ nào bị bệnh hen cũng có các yếu tố dị ứng này.

Những trẻ sống ở đô thị: Những trẻ sống ở đô thị mà ít ra ngoài, ở nhiều trong nhà; sống trong vùng không khí chất lượng kém; sống gần nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc dễ bị mắc bệnh hen hơn những trẻ bình thường khác.

Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp: Nguy cơ mắc bệnh cao ở những trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dùng trong nông nghiệp, làm tóc hoặc sản xuất.

Trẻ nhẹ cân hoặc tăng cân quá mức, mắc trào ngược dạ dày thực quản.

Các yếu tố gây dị ứng bao gồm phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, phân gián, nấm mốc…

Thời tiết thay đổi, đợt không khí lạnh, gió mưa thay đổi đột ngột.

Ảnh hưởng bởi một số loại thuốc : Dị ứng với các thuốc như aspirin và thuốc kháng viêm steroid.

Ảnh hưởng bởi một số chất bảo quản trong thực phẩm: Chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame và phụ gia như sulfit có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn ở bé.

Phản ứng dị ứng với thực phẩm: Có thể bao gồm lạc, động vật có vỏ như sò, ốc và thậm chí cả trứng và sữa bò..

Trẻ bị viêm trào ngược dạ dày thực quản : Viêm trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng bệnh lý trong đó dịch dạ dày trào lên thực quản, hầu họng và miệng. Bệnh này biểu hiện bởi cảm giác đau rát bỏng sau xương ức, thường xuất hiện sau bữa ăn, đau nặng lên bởi tư thế nằm ngửa hoặc cúi người ra trước. Có thể kèm thêm triệu chứng ợ hơi, đắng miệng, ho và đôi khi là thở rít. Khám họng sẽ thấy hiện tượng viêm vùng hầu họng và thanh quản. Dịch vị trào lên khi rơi vào khí quản, phế quản sẽ gây tăng tính dễ bị kích thích của phế quản và sẽ biểu hiện thường nhất là những cơn ho, và đôi khi là những cơn hen.

Trên đây là một số yếu tố làm tăng nguy mắc bệnh hen ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải trẻ bị bệnh hen đều có các yếu tố gây cơn hen giống nhau, có thể ở bệnh nhân này yếu tố gây cơn hen là ăn tôm cua biển, nhưng ở bệnh nhân khác thì ăn tôm cua biển không bị lên cơn mà tiếp xúc với lông chó mèo hay là hít phải hơi thuốc lá mới lên cơn hen.

Bảo Ngọc

]]>
Bệnh hen ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/18427-benh-hen-o-tre-em/ Fri, 28 Jun 2013 04:23:57 +0000 https://omron-yte.com.vn/18427-benh-hen-o-tre-em/ Bệnh hen là một bệnh mãn tính trên đường thở gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng về y tế, xã hội. Bệnh hen có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em, xảy ra cao ở nhóm trẻ mà trong gia đình có người bị hen, trẻ có cơ địa dị ứng. Bệnh hen ở trẻ em là một bệnh nguy hiểm, rất cần các phương pháp để kiểm soát triệt để. Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh này.

Bệnh hen ở trẻ em 1

Cơ chế dẫn đến bệnh hen ở trẻ em

Có 2 cơ chế chính dẫn đến bệnh hen ở trẻ em đó là co thắt đường dẫn khí và viêm đường dẫn khí. Cơn co thắt đường dẫn khí gây cản trở không khí hít vào cũng như thở ra tại phổi gây ra các cơn khó thở ở trẻ.

Tình trạng viêm đường dẫn khí làm hẹp đường dẫn khí lại và tiết dịch nhầy làm cho trẻ bị ho, khò khè, ngộp thơ hoặc khó thở.

Các dấu hiệu chẩn đoán bệnh hen ở trẻ em

Trẻ bị hen thường có các biểu hiện như khó thở, ho, khò khè và nặng ngực. Các cơn ho có thể tái đi tái lại nhiều lần, nặng hơn vào ban đêm. Các cơn khó thở có thể nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố nào đó như thay đổi thời tiết, thức ăn…

Ở trẻ 2 tuổi, rất khó để chẩn đoán xem trẻ có đúng bị bệnh hen hay không bởi hiện tượng thở khò khè, khó thở không chỉ xuất hiện khi trẻ bị hen mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Vì vậy, rất cần có sự can thiệp của các bác sỹ rồi mới áp dụng các phương pháp điều trị cho trẻ.

Các đối tượng có nguy cơ bị hen

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể khẳng định chắc chắn những trẻ nào có bị bệnh hen hay không. Tuy nhiên, những trẻ sau thì có nguy cơ mắc bệnh hen hơn những đối tượng khác:

Trẻ có người thân trong gia đình bị hen: Cụ thể nếu bố mẹ bị hen thì khả năng trẻ bị hen là 50%, nếu một trong 2 bố mẹ bị hen thì xác suất trẻ bị hen là 30%. Hen gặp ở trẻ nhỏ thì gọi là hen sữa.

Những trẻ có cơ địa dị ứng cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn các trẻ bình thường khác. Đó là những trẻ bị viêm mũi dị ứng, chàm, hay nổi phát ban, dị ứng hoặc mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết, dị ứng với thuốc lá, khí than,  bếp ga, lông súc vật, nấm mốc, bụi, hóa chất…

Điều trị và phòng ngừa bệnh hen ở trẻ em như thế nào?

Các phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh hen ở trẻ em gồm có: điều trị cắt cơn, điều trị dự phòng và kiểm soát bệnh bằng cách sử dụng các loại thuốc dạng xịt, hoặc thuốc chống viêm. Tuy nhiên, nhiều người thường mắc sai lầm đó là bệnh nhân chỉ dùng thuốc cắt cơn khi có triệu chứng mà không điều trị phòng ngừa cơn. Làm như vậy có thể xảy ra những cơn hen kịch phát gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc lạm dụng thuốc cắt cơn còn dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, càng về sau càng phải tăng liều, khi cơn hen cấp xảy ra ngày càng nặng hơn. Còn với những bệnh nhân mặc dù có điều trị dự phòng nhưng không đều đặn, khi thấy bệnh ổn định thường hay ngưng dùng thuốc vì chủ quan hoặc lo ngại tác dụng phụ do dùng thuốc kéo dài, tốn kém… điều này càng làm cho bệnh trở nên khó điều trị hơn khi tái phát.

Mục tiêu điều trị hen mà tổ chức phòng chống hen toàn cầu đề ra là giúp người bệnh có những kiến thức đầy đủ về bệnh hen, biết theo dõi và xử lý những diễn biến của bệnh, nhất là khi nào cần phải nhập viện cấp cứu. Giúp người bệnh trở thành bác sĩ của chính mình. Điều trị dự phòng là yếu tố quan trọng nhất.

Tuy không phải là phương pháp đảm bảo rằng chắc chắn người bệnh sẽ không bị hen, nhưng dưới đây là một số phương pháp giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh, đó là:

  • Không để trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá.
  • Khi mang thai, người mẹ nên tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hen cho con sau này.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm, giảm thiểu các yếu tố làm tăng cơn hen trong nhà như bụi, nấm mốc, gián, lông động vật, tránh cho trẻ tiếp xúc với nước hoa, keo xịt tóc, sơn hoặc các chất tẩy rửa gia dụng.

Bảo Ngọc

]]>
Bệnh hen ở trẻ em – Những thông tin cần biết https://omron-yte.com.vn/18003-benh-hen-o-tre-em-nhung-thong-tin-can-biet/ Thu, 09 May 2013 06:59:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/18003-benh-hen-o-tre-em-nhung-thong-tin-can-biet/ Theo kết quả thống kê, số lượng trẻ em bị hen suyễn ngày càng có xu hướng gia tăng, cao gấp 2 lần người lớn. Ở mỗi trẻ, tình trạng bệnh có thể thay đổi theo thời gian, có những giai đoạn nặng lên, cũng có những giai đoạn nhẹ hơn. Tuy nhiên, dù nặng hay nhẹ trẻ rất cần được điều trị đúng để giảm các triệu chứng và giảm sự xuất hiện của các cơn hen. Dưới đây là những thông tin cần thiết dành cho người bệnh.

Bệnh hen ở trẻ em - Những thông tin cần biết 1

Những trẻ có nguy cơ cao bị bệnh hen

Đó là những trẻ có gia đình có người thân bị hen. Trẻ bị dị ứng với phấn hoa, bụi mạt nhà, lông thú … cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hen. Ngoài ra, hen cũng có nguy cơ cao xảy ra ở những trẻ bị chàm, dị ứng thức ăn, trẻ bị hít phải khói thuốc hoặc sống trong môi trường không khí ô nhiễm ….

Độ tuổi khởi phát bệnh hen

Hen có thể khởi phát ở bất cứ độ tuổi nào ở trẻ. Có tới 50 – 80% trẻ bị hen từ độ tuổi <5 tuổi. Với trẻ nhũ nhi, chẩn đoán bệnh hen khi có từ 3 đợt khò khè kèm khó thở xảy ra trước 2 tuổi, cho dù có hoặc không có yếu tố gây khởi phát hen hoặc cơ địa dị ứng .

Hen ở trẻ em có thể chữa khỏi được không?

Hiện nay, chưa có biện pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen, tuy nhiên, bệnh hen vẫn có thể kiểm soát được. Có những trường hợp, trẻ mắc hen có thể tự khỏi trong một thời gian dài, tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Nếu được điều trị đúng, bệnh hen có thể được kiểm soát tốt tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát sau này.

Các yếu tố khởi phát cơn hen

Nắm được các yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen, các mẹ có thể điều chỉnh để hạn chế sự khó chịu và tần suất xuất hiện cơn hen ở trẻ. Đó là các yếu tố:

  • Trẻ bị nhiễm siêu vi hô hấp trên
  • Trẻ bị tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường (khói thuốc lá, khói, mạt nhà, gián, nấm mốc, thức ăn, thuốc , hoá chất …)
  • Thay đổi thời tiết.
  • Hoạt động thể lực: gắng sức, chơi thể thao
  • Stress, xúc động mạnh (khóc, cười nhiều)
  • Một số bệnh lý  không được điều trị thích hợp (viêm xoang, trào ngược DD -TQ)

Bệnh hen ở trẻ – Dấu hiệu nào nhận biết?

Chẩn đoán là trẻ bị hen khi có xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Khi tiếp xúc với một số yếu tố khởi phát, trẻ bắt đầu với các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, chảy nước mắt, nước mũi, ho. Sau đó là khó thở, khò khè, khó thở thì thở ra ngày càng tăng, trẻ phải ngồi chồm ra trước để thở, vận dụng các cơ hô hấp phụ. Cơn khó thở sẽ giảm nhanh nếu được điều trị ngay bằng các thuốc dãn phế quản.
  • Trường hợp trẻ không được điều trị ngay bằng các thuốc dãn phế quản, trẻ khó thở ngày càng nhiều do phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết làm càng làm hẹp lòng phế quản.
  • Sau khi hoạt động thể lực, tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi mạt nhà, phấn hoa …hoặc khi thời tiết thay đổi, trẻ thường bị ho, thở khò khè, khó thở, nặng ngực … Những triệu chứng này có thể tái đi tái lại.
  • Các cơn hen tái đi tái lại nhiều lần.
  • Trẻ bị ho: Ho ở trẻ em bị hen suyễn thường xảy ra về đêm hoặc tăng lên về đêm.
  • Thở khò khè: Tuy nhiên có một số trường hợp thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh khác như hẹp mũi sau hoặc viêm đường hô hấp trên.
  • Có cảm giác nặng ngực: Chủ yếu xuất hiện ở trẻ lớn, khi đó trẻ thường kêu đau ngực, đau sau xương ức …

Sử dụng máy xông khí dung hỗ trợ điều trị hen phế quản ở trẻ em

Các bác sỹ chuyên khoa hô hấp khuyên các gia đình có bệnh nhân đặc biệt con nhỏ bị hen phế quản hãy trang bị cho gia đình một máy xông khí dung (máy xông khí dung). Vậy tại sao máy xông khí dung lại quan trọng với bệnh nhân hen?

Đó là vì máy xông khí dung giúp thuốc điều trị hen suyễn tác động trực tiếp vào phổi của bệnh nhân, nhờ đó mà tác dụng điều trị và cắt cơn hen cũng nhanh hơn. Đây cũng là thiết bị y tế dễ sử dụng, đồng thời còn giảm nguy cơ tác dụng phụ do uống thuốc gây ra.

Cụ thể, nhờ máy xông khí dung chuyển đổi thuốc thành dạng sương mịn, giúp cho người bệnh hít thuốc dễ dàng. Chính vì vậy Hội Hô hấp Việt Nam đã khuyến cáo “Máy xông mũi họng nén khí, giải pháp đưa thuốc trực tiếp và hiệu quả vào đường thở trong điều trị bệnh hô hấp”.

Với máy xông khí dung nén khí NE-C803 Omron có nhiều ưu điểm vượt trội như: Cốc thuốc được thiết kế với công nghệ van ảo độc đáo (chỉ có ở Omron) giúp hiệu quả xông cao giảm lượng thuốc hao hụt, hạt thuốc nhỏ, mịn tới 3 mm (micron) vào tận các tiểu phế nang. Có thể trong thời gian bệnh hen ổn định, người bệnh có thể vẫn dùng máy xông khí dung để vệ sinh đường hô hấp của mình với dung dịch Nacl (0,9 %)– đây cũng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Hãy trang bị cho gia đình mình máy xông khí dung nén khí NE-C803 Omron, đặc biệt khi có người trong gia đình bị mắc bệnh mạn tính liên quan đến đường hô hấp.

Xem thông tin chi tiết sản phẩm máy xông khí dung nén khí NE-C803 của Omron

Phòng ngừa bệnh hen ở trẻ em như thế nào?

Để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh, các mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không cho trẻ hít phải khói thuốc lá, ngay từ khi mang thai, người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu và các chất gây nghiện.
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, đăc biệt là những chất gây ô nhiễm không khí như ozone có thể gây sưng phổi và khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn với những người có đường hô hấp nhậy cảm.
  • Đặc biệt cần giảm các yếu tố làm tăng cơn hen trong nhà như bụi, nấm mốc, gián, lông động vật. Tránh để bé tiếp xúc với nước hoa, keo xịt tóc, sơn hoặc các chất tẩy rửa gia dụng.

 

Mai Linh

]]>