Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Mon, 20 May 2024 01:40:04 +0000 vi hourly 1 Triệu chứng hen phế quản trẻ em cha mẹ cần phải biết https://omron-yte.com.vn/11662-nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-hen-phe-quan-o-tre-em/ Tue, 04 Jan 2022 20:48:06 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11662 Hen phế quản là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và có thể dẫn đến thay đổi chức năng hô hấp của trẻ về lâu dài nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ và nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh ở trẻ để có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời nhất.

Tổng quan về bệnh hen phế quản trẻ em

Hen phế quản (còn gọi là hen suyễn) là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính của đường hô hấp. Tình trạng viêm này làm tăng phản ứng của phế quản với nhiều chất kích thích khác nhau, dẫn đến co thắt, phù nề và tăng tiết phế quản gây hẹp tắc đường thở.

Tổng quan về bệnh hen phế quản trẻ em 1
Hình ảnh đường dẫn khí khi trẻ bị hen phế quản

Tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Theo thống kê từ Bộ Y tế, cứ 20 năm, tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ lại tăng lên 2 – 3 lần. Không chỉ gây hao tốn tiền bạc cho chữa trị, hen phế quản còn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học, nhập viện và nhập khoa cấp cứu.

Hen phế quản không thể chữa khỏi dứt điểm và các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài đến khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị phù hợp và kịp thời, trẻ có thể hoàn toàn kiểm soát được các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa nguy cơ bệnh diễn biến nặng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện các triệu chứng của hen phế quản, giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất.

Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen phế quản ở trẻ em khá đa dạng. Trẻ có thể gặp phải một trong các biểu hiện phổ biến sau:

Ho dai dẳng, đặc biệt là về đêm

Ho là phản xạ của cơ thể nhằm tống các chất gây kích thích đường hô hấp như chất tiết, vi sinh vật, dị vật, khói, bụi, phấn hoa,… ra ngoài. Ho có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cảm lạnh, nhiễm khuẩn xoang mũi,… và trong đó có hen phế quản.

Trẻ bị hen phế quản thường ho tái phát hoặc dai dẳng và thường đi kèm với những đợt khó thở, khò khè. Ho thường xảy ra về đêm khi trẻ ngủ, ho theo mùa, ho khi trẻ gắng sức, khi khóc, khi cười mà không do bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào khác hoặc khi trẻ tiếp xúc với chất kích thích đặc hiệu gợi ý hen.

Cơn ho điển hình trong hen phế quản thường là ho khan và ho kích ứng. Nếu trẻ ho có đờm thì đờm thường có màu trắng và trong.

Ho đôi khi là dấu hiệu duy nhất của bệnh hen phế quản ở trẻ. Một số trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ hoàn toàn bình thường. Điều này có thể khiến các bậc phụ huynh bỏ sót dấu hiệu này và không phát hiện được bệnh sớm.

Ho dai dẳng, đặc biệt là về đêm 1
Ho kéo dài, đặc biệt về đêm là dấu hiệu cảnh báo hen phế quản ở trẻ em

Khò khè

Khò khè là tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi trẻ thở. Ở trẻ bị hen phế quản, tình trạng viêm, phù nề và co thắt khiến đường thở bị thu hẹp lại, dẫn đến khi không khí lưu thông qua sẽ tạo nên âm thanh khò khè.

Khò khè là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh hen phế quản. Cha mẹ thường nghe được tiếng khò khè ở trẻ khi trẻ thở ra và nếu tình trạng hen nặng, tiếng khò khè có thể nghe được trong cả hai thì thở ra và hít vào của trẻ.

Hiện tượng khò khè trong hen thường tái phát nhiều lần, xảy ra trong lúc trẻ ngủ hoặc khi có các yếu tố khởi phát như gắng sức, cười, khóc, tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá,…

Tuy nhiên, các bệnh đường hô hấp khác ở trẻ nhỏ cũng có thể gây ra hiện tượng khò khè. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám sớm khi có hiện tượng này để được chẩn đoán chính xác nhất.

Khó thở

Đường thở bị thu hẹp do phù nề, co thắt có thể gây ra hiện tượng khó thở ở trẻ mắc bệnh hen phế quản. Trẻ thường bị khó thở khi gắng sức, cười, khóc.

Để phát hiện ra trẻ đang cảm thấy khó thở đôi khi có thể gặp khó khăn, đặc biệt là ở những trẻ còn nhỏ. Cha mẹ có thể nhận biết được triệu chứng này khi trẻ nói rằng trẻ không thở được hoặc nhận thấy trẻ thở nhanh hơn, sâu hơn, cơ ở cổ và lồng ngực của trẻ bị co kéo, cánh mũi phập phồng.

Khó thở 1
Trẻ bị hen phế quản thường có biểu hiện khò khè, khó thở

Đau tức ngực

Đau và tức ngực xảy ra khi đường thở bị thu hẹp khiến việc đưa không khí vào phổi gặp khó khăn. Điều này sẽ khiến cho ngực trẻ có cảm giác căng, tức.

Trẻ nhỏ thường không nhận biết được cảm giác đau ngực mà thường chỉ các trẻ lớn mới có thể nói cho cha mẹ biết trẻ có đang bị tức ngực hay không. Đôi khi, trẻ có thể nói rằng bé bị đau bụng hoặc xoa bụng hay ngực.

Giảm hoạt động thể lực

Trẻ em bị hen phế quản thường hay cảm thấy mệt mỏi, không thể chạy nhảy, chơi đùa, cười như những trẻ khác và cảm thấy mau mệt khi đi bộ, thường đòi cha mẹ ẵm bồng.

Ngoài ra, bệnh hen phế quản ở trẻ em còn có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
  • Những cơn ho hoặc thở khò khè trở nên nặng hơn khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm.
  • Trẻ chậm hồi phục hoặc bị viêm phế quản sau nhiễm trùng đường hô hấp.

Không phải tất cả trẻ em đều có các triệu chứng hen phế quản giống nhau. Trẻ có thể có tất cả các triệu chứng hoặc chỉ có một vài triệu chứng. Các triệu chứng này có thể trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn theo thời gian và thường nặng hơn vào thời điểm ban đêm, sáng sớm, khi trẻ gắng sức hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát cơn hen như lông vật nuôi, phấn hoa, ẩm mốc, bụi, khói thuốc, hóa chất, thức ăn,…

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, các triệu chứng ho, khò khè cũng có thể gặp ở cả các trẻ không bị bệnh hen, gây khó khăn cho việc nhận biết bệnh hen phế quản ở độ tuổi này,

Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?

Hen phế quản nếu không được phát hiện sớm, điều trị và kiểm soát tốt có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khỏe của trẻ như nhiễm khuẩn phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, ngừng hô hấp, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, nếu cha mẹ phát hiện trẻ có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ hen phế quản, bạn cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để chẩn đoán chính xác bệnh và được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay? 1
Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ sớm khi trẻ có các dấu hiệu của hen phế quản

Đặc biệt, nếu trẻ có một trong các biểu hiện của cơn hen nặng dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời, tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra:

  • Các triệu chứng ít hoặc không thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc xịt cắt cơn hoặc không có sẵn thuốc cắt cơn.
  • Trẻ cảm thấy rất khó thở, phải ngồi dậy để thở.
  • Có hiện tượng co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở.
  • Trẻ không thể nói một cách thoải mái hoặc hoàn thành các câu mà không bị hụt hơi.
  • Cánh mũi phập phồng.
  • Tím tái vùng da môi hay đầu ngón tay.

Chăm sóc trẻ bị hen phế quản như thế nào?

Hen phế quản là một bệnh mạn tính, đòi hỏi phải liên tục theo dõi, điều trị trong nhiều tháng, nhiều năm. Vì vậy, cha mẹ và trẻ cần kiên trì và nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị và dự phòng của bác sĩ để đạt hiệu quả kiểm soát hen tốt nhất, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Xử trí cơn hen cấp tại nhà

Xử trí cơn hen cấp tại nhà 1
Trẻ cần được dùng thuốc cắt cơn đúng cách khi có cơn hen cấp

Cơn hen phế quản ở trẻ em đặc trưng bởi các dấu hiệu như khò khè, khó thở, ho dữ dội, nặng ngực, phải ngồi dậy để thở, quấy khóc, không thể nói được câu dài,… Các dấu hiệu này thường xuất hiện một cách đột ngột, thường là sau một yếu tố kích thích như gắng sức, tiếp xúc với các chất gây dị ứng (như bụi, phấn hoa, thuốc, thức ăn,…), thay đổi thời tiết hay nhiễm virus hô hấp.

Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của cơn hen cấp, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là đưa trẻ tránh xa những yếu tố kích thích khởi phát cơn hen và để trẻ ngồi ở nơi thoáng đãng. Sau đó, cần cho trẻ sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh đã được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng khi điều trị tại nhà để cắt cơn khó thở cấp:

  • Xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh 2 nhát/lần.
  • Theo dõi các triệu chứng của trẻ xem trẻ có dễ thở hơn không, có giảm ho, giảm khò khè, bớt tức ngực hơn hay không?
  • Sau 20 phút, nếu cơn hen không giảm thì lặp lại xịt họng lần 2.
  • Tiếp tục theo dõi, nếu 20 phút nữa mà các triệu chứng vẫn không giảm thì lặp lại xịt họng lần 3 rồi nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu.
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hoặc trẻ không thể xịt bình xịt đúng cách, bạn có thể sử dụng máy phun khí dung hoặc buồng đệm hỗ trợ.

Để hạn chế những nguy hiểm mà cơn hen phế quản cấp có thể gây ra, trẻ cần mang theo thuốc cắt cơn bên mình dù ở bất cứ nơi nào, ngay cả khi bệnh hen đã được kiểm soát.

Điều trị dự phòng

Điều trị dự phòng 1
Trẻ cần dùng thuốc dự phòng hen phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em nhằm mục đích kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh, duy trì chức năng hô hấp bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ, giúp trẻ có thể sinh hoạt, học tập, vui chơi bình thường như những trẻ khác.

Thuốc điều trị dự phòng hen phế quản có thể là thuốc uống, thuốc xịt hoặc xông khí dung. Việc lựa chọn loại thuốc sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh hen, kết quả kiểm soát hen trước đó của trẻ và các bệnh mắc kèm khác.

Thuốc điều trị dự phòng chỉ được ngừng sử dụng hoặc thay đổi liều bởi các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, cha mẹ và trẻ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn và không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi bệnh hen của trẻ có vẻ đã khá hơn.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của trẻ để góp phần kiểm soát bệnh hen tốt hơn cũng như nâng cao sức khỏe cho trẻ:

➤ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt 1
Trẻ bệnh hen phế quản cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Cùng với việc điều trị hen, chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh hen phế quản cũng vô cùng quan trọng và cần thiết để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị hen và giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt.

Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin E (rau xanh, cà rốt, bưởi, cam,…), thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega 3 (cá hồi, cá thu, các loại hạt, dầu Omega 3,…) để nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng hô hấp của trẻ.

Trẻ bị hen phế quản không cần phải ăn kiêng. Tuy nhiên, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng và khởi phát cơn hen (hải sản, lòng trắng trứng,…), một số loại ngũ cốc, hạt quả (bột mì, đậu phộng, đậu nành,…), thực phẩm chứa nhiều sulfite (thức ăn đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ngâm chua,…),…

Đặc biệt, nếu trẻ từng bị dị ứng với loại thức ăn cụ thể nào thì trẻ cần phải kiêng hoàn toàn thực phẩm gây dị ứng đó.

➤ Tránh các tác nhân gây khởi phát cơn hen

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt 2
Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh để tránh gây khởi phát cơn hen phế quản

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích thích gây khởi phát hen là một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm khả năng lên cơn hen phế quản. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo:

  • Giữ không gian sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ: Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là phòng ngủ của trẻ.
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc: Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với lông vật nuôi: Nếu trẻ bị dị ứng với lông động vật, bạn cần tránh nuôi thú cưng trong nhà, tránh để trẻ chơi với vật nuôi và không cho thú cưng vào phòng của trẻ.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các chất hóa học dễ gây kích ứng: Không để các chất nặng mùi trong nhà, ví dụ như chất tẩy rửa. Tránh dùng các loại thuốc xịt dễ gây kích ứng cho trẻ như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng.
  • Tránh để trẻ hoạt động gắng sức: Duy trì mức hoạt động của trẻ ở mức bình thường, cho trẻ chơi những môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức, tránh các hoạt động quá sức có thể khiến cho tình trạng cơn hen phế quản nặng nề hơn.
  • Tránh xa không khí lạnh: Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi và đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài.

➤ Tái khám định kỳ

Trẻ bị hen phế quản cần được thăm khám định kỳ mỗi 1 – 3 tháng ngay cả khi bệnh hen đã được kiểm soát tốt. Nếu có cơn hen cấp, trẻ cần được đưa đi tái khám trong vòng 2 – 4 tuần sau khi đã điều trị cắt cơn.

Bạn cần cho trẻ đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn biến bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị hiện tại và thay đổi phác đồ điều trị phù hợp nếu cần thiết để kiểm soát bệnh cho trẻ một cách tốt nhất.

Trên đây là các thông tin về triệu chứng hen phế quản ở trẻ em. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bậc phụ huynh thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/childhood-asthma/symptoms-causes/syc-20351507
  • http://www.benhvien103.vn/huong-dan-cham-soc-tre-hen-phe-quan/
  • http://vilaphoikhoe.kcb.vn/wp-content/uploads/2018/08/HD-DTri-hen-tre-em-Phe-duyet.pdf
]]>
Dấu hiệu bệnh hen phế quản ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/19746-dau-hieu-benh-hen-phe-quan-o-tre-em/ Fri, 03 Jan 2014 01:31:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/19746-dau-hieu-benh-hen-phe-quan-o-tre-em/ Theo số liệu thống kê, bệnh hen phế quản đã khiến 25% bệnh nhân phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học và 29% người lớn nghỉ làm. Mỗi năm có hàng nghìn người chết vì bệnh hen và các trường hợp tử vong là do bệnh nhân không thể qua khỏi cơn hen phế quản.  Hen phế quản có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào trong đó có cả trẻ em. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh hen phế quản ở trẻ em, các mẹ sẽ có hướng xử lý kịp thời, tránh tình trạng để ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Dấu hiệu bệnh hen phế quản ở trẻ em 1

Các dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ em

Các mẹ hãy lưu ý nếu thấy con em mình có những dấu hiệu lạ như sau:

  • Trẻ khi khóc, chạy nhảy quá mức đột nhiên xuất hiện triệu chứng như ho gà, khi nói các câu dài bị ngắt quãng. Nghe phổi thấy có tiếng ran rít vào cuối thì thở ra. Đây có thể là dấu hiệu cơn hen phế quản nhẹ.
  • Khi trẻ gắng sức, tiếng nói bị ngắt quãng, quan sát thấy dấu hiệu co kéo lồng ngực, hõm ức, hố thượng đòn, nghe thấy ran rít khi thở ra. Đây có thể là dấu hiệu cơn hen phế quản vừa.
  • Còn với trường hợp hen phế quản nặng trẻ thường bị khó thở, bị ho cả khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng, trẻ nhỏ không thể bú được, có thêm hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rất rõ; nhìn môi của trẻ thấy tím tái. Nói hoặc khóc rất khó khăn, thấy trẻ chỉ có thể nói từng từ một. Nghe phổi có ran rít to cả khi trẻ thở ra và hít vào.
  • Đối với cơn hen phế quản rất nặng (trường hợp là ác tính) trẻn có biểu hiện như  khó thở dữ dội, không thể khóc hoặc nói và lúc này nghe phổi không còn thấy ran. Cơn hen xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Với các trẻ bị hen phế quản có kèm theo sốt thì rất có khả năng trẻ bị viêm đường hô hấp do ảnh hưởng bởi một số vi khuẩn, vi nấm hoặc virus.

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị hen phế quản

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bị hen phế quản, các chuyên gia cho rằng, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hen phế quản:

Thời tiết chuyển đổi đột ngột từ nắng ấm sang lạnh, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới, ẩm ướt. Khi đó trẻ rất dễ bị cảm lạnh do mặc không đủ ấm hoặc trẻ tắm trong khoảng không gian bị gió lùa. Đây là những điều kiện thuận lợi khiến hen phế quản phát sinh ở trẻ.

Những trẻ bị viêm đường hô hấp do vi sinh vật như viêm mũi họng, VA, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc trẻ ăn phải một số thức ăn như tôm,cua, ốc. Trẻ phải tiếp xúc với lông động vật hoặc côn trùng cũng làm tăng nguy cơ tái phát hen phế quản.

Môi trường khói, bụi bẩn, môi trường có khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp rơm rạ, củi, rác, nhất là khói và khí của bếp than đá (than tổ ong). Vùng đô thị vệ sinh kém.  Nếu trẻ sống trong những môi trường này cũng có nguy cơ cao bị hen phế quản.

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị hen phế quản 1

Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh hen phế quản ở trẻ em

Những trẻ có bố hoặc mẹ bị bệnh hen phế quản thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh rơi vào khoảng 30 – 50%. Nếu cả 2 bố mẹ có bệnh hen thì tỉ lệ này lên tới 50 – 70%, còn trường hợp ngược lại, bố mẹ không có ai bị hen thì tỷ lệ mắc bệnh giảm xuống còn 10 -15%.

Cách xử lý và phòng ngừa khi trẻ lên cơn hen

Khi trẻ lên cơn hen, các mẹ cần cho trẻ ra chỗ thoáng khí, nơi có không khí trong lành, cho trẻ uống nhiều hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở hơn.

Trường hợp trẻ có kèm theo sốt cơn hen kéo dài trên 3 ngày, có thể trẻ bị viêm bội nhiễm do vi khuẩn. Trường hợp như vậy cần cho trẻ uống thuốc kháng sinh tuy nhiên nên theo chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Để phòng ngừa bệnh hen, các mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố làm khởi phát cơn hen. Có thể sử dụng các thuốc dự phòng để kiểm soát cơn hen.

Bệnh hen đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu, một vấn đề xã hội lớn, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, hen có thể kiểm soát triệt để nếu được điều trị đúng và người bệnh tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc. Các bậc cha mẹ nên cho con em mình tới khám và tư vấn tại các phòng khám chuyên khoa để có được lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp với lứa tuổi và từng bậc hen cụ thể.

Theo Omron-yte.com.vn ( Tổng hợp)

]]>
Xử lý nhanh khi trẻ lên cơn hen phế quản https://omron-yte.com.vn/18830-xu-ly-nhanh-khi-tre-len-con-hen-phe-quan/ Sat, 14 Sep 2013 01:48:44 +0000 https://omron-yte.com.vn/18830-xu-ly-nhanh-khi-tre-len-con-hen-phe-quan/ Hen phế quản hay còn có tên gọi khác là hen suyễn là một bệnh mạn tính của đường thở, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi thấy trẻ lên cơn hen, các bậc cha mẹ cần bình tĩnh xử lý nhưng cũng không được chủ quan lơ là. Vậy tốt nhất nên xử lý thế nào khi trẻ lên cơn hen, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.

Xử lý nhanh khi trẻ lên cơn hen phế quản 1

Khi chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà cần phải biết cách nhận biết và xử trí khi trẻ lên cơn, tránh nguyên nhân làm khởi phát cơn hen, biết cách tự phòng ngừa bằng thuốc và tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ.

Những dấu hiệu trẻ sắp lên cơn hen

Khi thấy trẻ có những biểu hiện lạ như dưới đây có thể là dấu hiệu một cơn hen sắp được khởi phát:

  • Sắc mặt của trẻ tỏ vẻ hoảng sợ và tư thế cho thấy trẻ không thể dịu xuống
  • Trẻ cảm thấy bồn chồn khó ngủ
  • Trẻ bị ho, đặc biệt vào ban đêm
  • Trẻ bị ra mồ hôi, da tái, thở nhanh và lỗ mũi phập phồng
  • Quan sát thấy trẻ thở nặng nhọc với môi mím chặt
  • Trẻ bị ói mửa và mệt mỏi
  • Xuất hiện khoảng hõm giữa các xương sườn hoặc trong cổ.

Cần xử lý thế nào khi trẻ lên cơn hen

  • Khi trẻ lên cơn hen cấp: Đưa trẻ ra không gian thoáng khí nơi có không khí trong lành.
  • Khi trẻ lên cơn hen nhẹ: Sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: ventolin, atrovent, bricanyl… Các loại thuốc này có thể dùng trong máy xông khí dung, bình xịt định liều, thuốc dạng viên hoặc siro. Khi dùng phải có chỉ định của bác sỹ và liều lượng thuốc phụ thuộc theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ.
  • Khi trẻ lên cơn hen nặng: Sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh ventolin khí dung hoặc xịt theo chỉ dẫn của bác sĩ, 3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút, ngoài ra cho trẻ uống thêm corticosteroid với liều 2mg/kg/ngày, sau ăn no, nếu tình trạng không cải thiện, cha mẹ phải cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
  • Nếu trẻ có kèm theo sốt, cơn hen kéo dài trên 3 ngày, có thể trẻ bị viêm bội nhiễm do vi khuẩn. Trong những trường hợp hen bội nhiễm phải cho trẻ uống kết hợp thêm kháng sinh.

Mọi lưu ý sử dụng thuốc khi trẻ lên cơn hen cần tham khảo ý kiến bác sỹ, không tùy ý mua thuốc về sử dụng gây nguy hiểm cho trẻ.

Có thể phòng tránh các cơn hen cho trẻ không?

Có thể phòng tránh các cơn hen cho trẻ không? 1

Có, không thể phòng tránh triệt để đảm bảo trẻ không bị lên cơn hen nhưng các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ xảy ra cơn hen ở trẻ, bằng cách:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tốt kích thích cơn hen như phấn hoa, bụi, khói, lông động vật ….
  • Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là những hôm thời tiết thay đổi thất thường, nhất là đang nóng lại trở lạnh đột ngột.
  • Nếu trẻ có các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phỏi, viêm mũi họng. … thì cần được điều trị sớm vì đây có thể là yếu tố làm cơn hen tái phát.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Cẩn thận với thức ăn hàng ngày cho trẻ. Nhiều trẻ bị lên cơn hen sau khi ăn một số loại trứng, sữa, thức ăn nhanh nên cha mẹ cần lưu ý với nhóm thực phẩm này.
  • Tránh dùng các loại thuốc xịt như hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng….
  • Đảm bảo rằng phòng ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ…
  • Để dự phòng hen cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho trẻ tại một cơ sở chuyên khoa, ít nhất là 18 tháng. Trong thời gian này, dù trẻ không bị lên cơn hen thì các bậc phụ huynh vẫn phải đưa con tới khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy con có vẻ đỡ thì không đưa con tới khám nữa. Bởi vì bề ngoài trẻ không có triệu chứng gì nhưng bệnh hen vẫn tiềm ẩn trong cơ thể và có thể dễ dàng khởi phát bất cứ lúc nào.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Hen phế quản ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị https://omron-yte.com.vn/11650-benh-hen-phe-quan-o-tre-em/ Wed, 28 Aug 2013 03:33:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11650 Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp phổ biến ở trẻ em. Bệnh nếu không được điều trị kiểm soát tốt có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu rõ hơn về bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ để có thể chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của con em mình một cách tốt nhất.

Tổng quan về bệnh hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, làm tăng phản ứng của phế quản với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản là không cố định và thường có thể tự hồi phục hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản.

Tổng quan về bệnh hen phế quản ở trẻ em 1
Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hen phế quản hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người trên thế giới, trong đó tỷ lệ trẻ em mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Hen phế quản cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ trẻ em nhập viện và nhập khoa cấp cứu tăng cao.

Hen phế quản ở trẻ em không thể chữa khỏi hoàn toàn và các triệu chứng của bệnh có thể tiếp tục đến khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm và đúng cách, trẻ có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy, việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị hen phế quản ở trẻ là vô cùng cần thiết để phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ em

Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây phát triển bệnh hen phế quản ở trẻ có thể được chia làm hai loại: Yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh và yếu tố kích thích xuất hiên các triệu chứng hen phế quản, trong đó có các yếu tố đóng cả 2 vai trò.

Nguyên nhân hình thành

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ em cho đến nay vẫn chưa được biết thật rõ ràng. Tuy nhiên, người ta cho rằng một số yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản ở trẻ:

  • Di truyền và tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh hen phế quản ở trẻ sẽ tăng lên nếu bố hoặc mẹ của trẻ mắc bệnh này, đặc biệt nếu là mẹ.
  • Giới tính: Ở trẻ em (dưới 14 tuổi), tỷ lệ hen suyễn ở trẻ nam cao hơn so với trẻ nữ. Khi trẻ lớn dần lên, tỷ lệ này sẽ giảm dần và khi đến tuổi trưởng thành, tỷ lệ hen phế quản ở nữ sẽ cao hơn so với nam.
  • Mắc các bệnh hoặc tình trạng khác: Dị ứng và béo phì.
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá khi mẹ đang mang thai hoặc khi còn nhỏ.

Yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen phế quản

Một số yếu tố nguy cơ gây kích thích xuất hiện các triệu chứng hen phế quản có thể kể đến như:

  • Chất kích ứng: Ô nhiễm không khí, nước hoa, hóa chất, không khí lạnh, khói,…
  • Chất gây dị ứng: Chất tiết từ con gián, nấm mốc, mạt bụi, lông vật nuôi, phấn hoa,…
  • Thức ăn: Một số loại thức ăn như tôm, cua, cá, hải sản, thịt gà,… gây tăng khả năng xuất hiện triệu chứng hen phế quản.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Cảm lạnh, viêm phổi, viêm xoang,…
  • Khói thuốc lá.
  • Thời tiết: Khi nhiệt độ khắc nghiệt, độ ẩm cao hay khi trời mưa bão có sấm sét, nguy cơ lên cơn hen ở trẻ sẽ gia tăng
  • Gắng sức: Gắng sức có thể gây khởi phát cơn hen ở phần lớn trẻ bị hen
  • Sang chấn tâm lý: Những rối loạn tâm lý kéo dài có thể ảnh hưởng đến bệnh hen.
Yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen phế quản 1
Yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen phế quản

Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ em bao gồm các tình trạng sau:

  • Ho (đặc biệt là về ban đêm).
  • Thở khò khè – tiếng rít khi thở.
  • Khó thở.
  • Đau hoặc tức ngực.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen phế quản ở mỗi trẻ là khác nhau và có thể trở nên tồi tệ hoặc tốt hơn theo thời gian. Trẻ có thể có tất cả các triệu chứng này hoặc chỉ một vài triệu chứng. Các triệu chứng thường nặng hơn về đêm, sáng sớm, khi hoạt động thể lực hoặc do các tác nhân khác.

Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em 1
Ho, thở khò khè tái phát nhiều lần là triệu chứng hen thường gặp nhất ở trẻ

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, việc nhận biết hen phế quản thường gặp nhiều khó khăn hơn vì các triệu chứng ho, khò khè cũng có thể gặp ở những trẻ không mắc bệnh hen, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, hoặc ở các bệnh lý khác như viêm phế quản. Do đó, phụ huynh cần nắm rõ những dấu hiệu gợi ý hen ở trẻ dưới 5 tuổi dưới đây để phát hiện bệnh kịp thời:

  • Ho: Tình trạng ho khan, tái phát hoặc dai dẳng, thường nặng hơn về đêm hoặc có kèm theo khò khè, khó thở. Ho thường xảy ra khi trẻ gắng sức, cười, khóc, hít phải khói thuốc lá,…
  • Khò khè: Khò khè tái phát, có thể xảy ra khi trẻ ngủ hay khi có yếu tố khởi phát như gắng sức, cười, khóc, tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.
  • Khó thở, hụt hơi: Xảy ra khi trẻ gắng sức, cười, khóc.
  • Giảm hoạt động thể lực: Trẻ không thể chạy nhảy, chơi đùa, cười lớn như trẻ khác và nhanh cảm thấy mệt mỏi khi đi bộ.
  • Tiền sử gia đình: Gia đình cha mẹ, anh chị em ruột có tiền sử mắc bệnh hen phế quản. Trẻ có tiền sử mắc các bệnh dị ứng khác.

Hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hen phế quản ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kiểm soát tốt có thể dẫn đến thay đổi chức năng hô hấp của trẻ về lâu dài, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như:

  • Nhiễm khuẩn phế quản: Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ bị hen phế quản nặng, có cơn hen phế quản kéo dài. Tình trạng nhiễm khuẩn làm phế quản bị tắc nghẽn nặng hơn và làm giảm hiệu quả điều trị nhất thời.
  • Xẹp phổi: Xẹp phổi là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện ở khoảng 1/3 trẻ em bị bệnh hen và phải nhập viện. Trong trường hợp cơn hen được kiểm soát sẽ giúp cải thiện tối đa tình trạng phổi bị xẹp.
  • Suy hô hấp: Trẻ sẽ bị khó thở, tím tái liên tục, đôi khi không thể tự thở được và phải hỗ trợ bằng máy, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không xử trí cấp cứu kịp thời và đúng cách.
  • Tràn khí màng phổi: Biến chứng này xảy ra sau những cơn ho rũ rượi, khó thở nhiều do trong cơn hen phế quản có một số phế nang bị căng đầy không khí và vỡ ra khiến khí thoát vào màng phổi.
  • Ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não: Tình trạng suy hô hấp kéo dài ở trẻ có thể dẫn đến thiếu oxy lên não.

Bên cạnh những biến chứng nặng nề về sức khỏe, hen phế quản còn gây nhiều tác động xấu đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Các triệu chứng hen khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, ngủ không ngon, không thể tập trung học tập và cản trở việc vui chơi, tập luyện thể thao cũng như các hoạt động khác của bé, từ đó ảnh hưởng xấu đến tinh thần của trẻ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và khiến các bậc cha mẹ buồn phiền, lo lắng.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ? 1
Đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa sớm để được chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách

Có thể thấy rằng, hen phế quản có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt. Chính vì vậy, nếu bạn nghi ngờ trẻ bị hen phế quản, hãy đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế sớm để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ sớm khi trẻ có các biểu hiện sau:

  • Ho liên tục, ngắt quãng hoặc liên quan đến hoạt động thể chất.
  • Thở khò khè.
  • Khó thở hoặc thở nhanh.
  • Trẻ bị tức ngực.
  • Các đợt nghi ngờ viêm phế quản hoặc viêm phổi lặp đi lăp lại

Đặc biệt, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy rất khó thở, phải ngồi dậy để thở.
  • Tím tái.
  • Thở nhanh có rút lõm lồng ngực.
  • Không thể nói được câu dài.
  • Trẻ quấy khóc nhiều mà gia đình chưa được hướng dẫn cách xử trí cơn hen cấp tại nhà.
  • Các triệu chứng ít hoặc không thuyên giảm khi sử dụng thuốc xịt cắt cơn hoặc không có sẵn thuốc cắt cơn.

Điều trị hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản là một bệnh lý mạn tính, do đó việc điều trị hen có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Vì vậy, để có thể kiểm soát cơn hen một cách tốt nhất và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, cha mẹ và trẻ cần phải kiên trì thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị và dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị hen phế quản ở trẻ em bao gồm cả việc điều trị cắt cơn hen cấp cũng như điều trị dự phòng cơn hen tái phát.

Điều trị cắt cơn hen cấp

Điều trị cắt cơn hen cấp 1
Sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh để cắt cơn

Khi trẻ được chẩn đoán hen phế quản, cha mẹ và trẻ sẽ được nhân viên y tế tư vấn và hướng dẫn cách xử trí cơn hen cấp tại nhà và kế hoạch hành động hen.

Cơn hen cấp là những đợt các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, đau ngực trở nặng hơn đột ngột hay từ từ và thường gây ra suy hô hấp ở trẻ. Để kiểm soát kịp thời các cơn hen cấp ở trẻ, phụ huynh cần nắm rõ và nhận biết được sớm các dấu hiệu của một cơn hen sắp khởi phát cũng như các bước xử trí sau:

  • Đưa trẻ tránh xa những yếu tố kích thích cơn hen (nếu có thể) đến nơi thoáng khí hơn.
  • Cho trẻ ngồi thẳng lưng.
  • Xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh đã được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng khi điều trị tại nhà. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hoặc trẻ không thể xịt bình xịt đúng cách, cha mẹ có thể sử dụng máy phun khí dung hoặc xịt qua buồng đệm babyhaler.
  • Theo dõi các triệu chứng của trẻ. Nếu sau 20 phút mà cơn hen không giảm thì lặp lại xịt họng lần 2. Sau đó tiếp tục theo dõi, sau 20 phút tiếp theo nếu cơn hen vẫn không thuyên giảm thì tiếp tục lặp lại xịt họng lần 3 rồi nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Sau khi xịt họng nếu trẻ đỡ khó thở, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp cho mức độ bệnh lần này của trẻ.

Để hạn chế tối đa việc xuất hiện những cơn hen phế quản cấp, trẻ và cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tránh xa các yếu tố kích thích khởi phát cơn hen. Đồng thời, trẻ cũng cần phải mang theo thuốc cắt cơn dạng xịt bên mình mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi bệnh hen đã được kiểm soát hoàn toàn để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.

Điều trị dự phòng

Điều trị dự phòng 1
Một số trẻ có thể cần sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản

Mục tiêu điều trị phòng ngừa hen phế quản ở trẻ em là kiểm soát tốt bệnh, giúp trẻ không lên cơn hen và có thể sinh hoạt, học tập như trẻ bình thường khác.

Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, kết quả kiểm soát cơn hen phế quản trước đó và các bệnh kèm theo trẻ đang mắc phải, bác sĩ sẽ kê đơn cho trẻ các thuốc điều trị dự phòng, có thể bao gồm các nhóm thuốc sau:

  • Glucocorticoid dạng hít: Beclomethason, budesonid, fluticason
  • Thuốc đối kháng leukotriene: Montelukast, Zirfulukast
  • Thuốc chủ vận β2 tác dụng kéo dài – LABA: Dạng hít (Salmeterol, Formoterol), dạng uống (Bambuterol).
  • Theophyllin tác dụng chậm.
  • Cromones: Cromoglycate natri và nedocromil natri.
  • Thuốc kháng Histamine: Ketotifene (Zaditen).
Kết quả kiểm soát hen phế quản sẽ phụ thuộc vào sự tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ của trẻ và gia đình.

Các biện pháp thay đổi lối sống

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị dự phòng, cha mẹ cũng cần thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây hen, từ đó làm giảm khả năng lên cơn hen. Dưới đây là một số biện pháp cha mẹ có thể áp dụng:

  • Giữ không khí trong nhà sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh nhà ở, môi trường sống sạch sẽ, đặc biệt là trong phòng ngủ của trẻ.
  • Sử dụng máy điều hòa không khí: Điều hòa không khí sẽ giúp giảm lượng phấn hoa trong không khí, giảm độ ẩm trong nhà và có thể làm giảm khả năng tiếp xúc với mạt bụi của trẻ.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với lông động vật: Nếu trẻ bị dị ứng với lông động vật, bạn nên tránh nuôi những loại động vật này. Nếu bạn nuôi thú cưng, bạn cần thường xuyên tắm rửa hoặc chải lông cho chúng để làm giảm lượng lông tơ và không cho chúng vào phòng của trẻ.
  • Duy trì độ ẩm phù hợp ở nhà: Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ẩm ướt, hãy xem xét việc sử dụng các thiết bị giữ không khí khô hơn như máy hút ẩm.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí lạnh: Nếu bệnh hen phế quản của trẻ tiến triển nặng hơn do không khí khô, lạnh, bạn nên đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài.
  • Tuân thủ điều trị: Thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là khi trẻ cần sử dụng thuốc phòng ngừa.
Các biện pháp thay đổi lối sống 1
Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài để tránh các tác nhân kích thích cơn hen

Phòng ngừa hen phế quản ở trẻ em

Để ngăn ngừa các cơn hen phế quản ở trẻ em, cha mẹ có thể cần lưu ý các điều dưới đây:

  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây hen phế quản như khói bụi, nấm mốc, lông chó mèo hoặc không khí lạnh…
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch và thoáng đặc biệt phòng ngủ, thường xuyên giặt ga trải giường, phơi nắng để đem lại không khí sạch sẽ, trong lành cho trẻ.
  • Không hút thuốc lá khi ở cạnh trẻ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và không cần ăn kiêng. Tuy nhiên nếu trẻ có dị ứng với loại thức ăn cụ thể, trẻ cần phải kiêng thực phẩm gây dị ứng đó.
  • Duy trì các hoạt động thể lực của trẻ ở mức độ bình thường, tránh để trẻ vui chơi, vận động quá sức có thể khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn
  • Giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ.
  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi.
  • Thăm khám sớm khi nhận thấy bệnh hen phế quản của trẻ có thể không được kiểm soát và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về bệnh hen phế quản ở trẻ em. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những kiến thức bổ ích cho các bậc phụ huynh để có thể chăm sóc trẻ bị hen phế quản một cách tốt nhất, giúp kiểm soát tốt bệnh của trẻ và giúp trẻ có cuộc sống vui chơi, học tập như các bạn cùng trang lứa.

Tài liệu tham khảo:

  • http://www.benhvien103.vn/huong-dan-cham-soc-tre-hen-phe-quan/
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/childhood-asthma/symptoms-causes/syc-20351507
  • http://vilaphoikhoe.kcb.vn/wp-content/uploads/2018/08/HD-DTri-hen-tre-em-Phe-duyet.pdf
]]>
Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì? https://omron-yte.com.vn/13129-tre-bi-hen-phe-quan-khong-nen-an-gi/ Fri, 11 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13129-tre-bi-hen-phe-quan-khong-nen-an-gi/ Hen phế quản có liên quan đến các yếu tố gây dị ứng ở môi trường như khói, bụi, sơn, phấn hoa, thức ăn… Do đó, ngoài việc phòng tránh những yếu tố có thể gây dị ứng, luyện tập để nâng cao ngưỡng chịu đựng của cơ thể thì chế độ ăn uống cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh.

Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì? 1

Các loại thực phẩm không nên dùng : thường xuyên là những thức ăn có nhiều gia vị thường thấy ở các món salad, các loại uống giải khát và thực phẩm đóng hộp, thức uống lên men, rau cải ngâm dấm hoặc làm dưa chua, các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn hay một số đồ ăn biển (tôm, cua, ghẹ, mắm nêm). Tất nhiên không phải mọi thực phẩm trên đều cần phải kiêng mà bạn nên theo dõi xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn suyễn để phòng ngừa và cách ly. Ngoài ra cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc Aspirin…

Nên kiêng cữ: Những thức ăn có thể gây dị ứng đối với cơ địa riêng của mỗi người.  Cần ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin C, magnesium và những acid béo Omega 3.  Người ta nhận thấy việc thiếu vitamin C phối hợp với điều kiện không khí ô nhiểm làm gia tăng những trường hợp bệnh suyển, đặc biệt là đối với trẻ em.

Một số nghiên cứu thấy ở những người bệnh suyển, lượng vitamin C trong cơ thể thường ít hơn 50% so với những người bình thường.  Vitamin C tự nhiên có nhiều trong các loại rau quả như cà chua, cà rốt và rau xanh như rau dền, rau diếp …  Rau quả xanh cũng có nhiều magnesium.  Magnesium có tính năng cải thiện hoạt động của phổi qua tác dụng làm giãn các lớp cơ bao quanh khí quản.  Ngoài ra các nhà khoa học cũng khuyên người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm có chứa những acid béo Omega 3 như các loại cá, các loại quả hạch, mè, hạt hướng dương, dầu cá thu, dầu lanh… Ngoài việc tăng cường sức miển dịch và một số lợi ích khác, những loại acid béo Omega 3 là một yếu tố chống viêm tự nhiên rất hữu ích cho những người có cơ địa dị ứng để ngăn chặn cơn hen và cải thiện chức năng hô hấp.

Bài thuốc khuyên dùng:

Đẳng sâm 15 g, bạch truật 10 g, phục linh 10 g, ngũ vị tử 10 g, sơn thù 10 g, tô tử 6 g, long cốt 20 g, mẫu lệ 20 g, cam thảo 6 g. Dùng 1,2 lít nước, cho long cốt và mẫu lệ vào sắc trước, sau 20 phút mới cho các vị thuốc còn lại vào, sắc còn 450 ml, chia ra 3 phần, Nấu với 1 lít nước, sắc còn 450 ml, chia ra 3 phần, uống vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, lúc đang đói.

Bài thuốc có tên “Bổ hư định suyễn thang”. Thích ứng với trường hợp hen phế quản thuộc chứng “hư” (suy nhược), theo phân loại của Đông y học. Với các biểu hiện: Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn hen kéo dài, suyễn thở, người mệt mỏi, tiếng nói yếu ớt, hễ cử động là bệnh phát thêm nặng; môi và móng tay tím tái, chất lưỡi tối, mạch nhược (yếu).

]]>
Cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/12794-canh-giac-voi-benh-hen-suyen-o-tre-em/ Fri, 20 Apr 2012 10:23:21 +0000 https://omron-yte.com.vn/12794-canh-giac-voi-benh-hen-suyen-o-tre-em/ Bệnh hen suyễn ở trẻ em còn gọi là bệnh hen phế quản là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Bệnh biểu hiện bằng sự co thắt phế quản và làm tăng tiết chất nhầy niêm mạc phế quản. Hai hiện tượng này làm cản trở sự lưu thông của không khí, vì vậy trẻ khó thở. Mức độ khó thở nhiều hay ít còn tùy thuộc vào sự co thắt phế quản và sự bài tiết dịch nhầy nhiều hay ít. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tính chất của bệnh có bị viêm nhiễm do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, vi nấm) hay không? Nếu có thì bệnh còn phức tạp hơn nhiều.

Cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ em 1

Căn nguyên của hen phế quản là gì?

Người ta chưa xác định hết các căn nguyên, bởi vì theo các chuyên gia về bệnh hen thì có rất nhiều loại có khả năng gây bệnh hen hoặc là gây nguy cơ cao của bệnh hen phế quản.

Một điều dễ nhận thấy là mỗi khi thời thiết thay đổi từ nắng ấm sang lạnh, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới, ẩm ướt, trẻ cảm lạnh do mặc không đủ ấm, tắm khi có gió lùa, mặc quần áo bị ướt (do trẻ nghịch nước hoặc khi trẻ “tè ra quần” mà người lớn không biết…) thì ở các trẻ có tiền sử hen phế quản rất dễ tái phát.

Viêm đường hô hấp do vi sinh vật (như viêm mũi họng, VA, viêm phế quản, tiểu phế quản), một số thức ăn (như tôm cua, ốc…), lông của một số động vật nuôi trong nhà (như chó, mèo…), một số côn trùng, tiết túc, đặc biệt là mạt gà, một số dược phẩm hoặc đôi khi gắng sức (khóc, chạy nhảy nhiều, đùa nghịch quá mức…) cũng là một trong các nguy cơ cao làm cho trẻ có tiền sử bị hen phế quản tái phát.

Vấn đề khói, bụi bẩn cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm. Khói thuốc lá, thuốc lào do người lớn phả ra một cách thường xuyên, khói bếp do đun rơm rạ, củi, rác, nhất là khói và khí của bếp than đá (than tổ ong); bụi nhiều nhất là các vùng đô thị vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh công nghiệp chưa tốt, là những yếu tố có nguy cơ cao làm cho trẻ xuất hiện cơn hen phế quản.

Làm thế nào để biết trẻ bị hen phế quản?

Đối với cơn hen phế quản nhẹ, thường xuất hiện khi gắng sức (khóc, chạy nhảy quá mức…), biểu hiện là cơn ho như: ho gà, nói được câu dài không bị ngắt quãng. Nghe phổi thấy có tiếng ran rít vào cuối thì thở ra.

Đối với hen phế quản vừa thì cơn ho xuất hiện khi trẻ gắng sức, tiếng nói ngắt quảng, bắt đầu thấy dấu hiệu co kéo lồng ngực, hõm ức, hố thượng đòn. Nghe thấy ran rít thì thở ra.

Đối với hen phế quản nặng thì khó thở, ho khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng; trẻ nhỏ không thể bú được; hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rất rõ; nhìn môi của trẻ thấy tím tái. Nói hoặc khóc rất khó khăn (chỉ từng từ một). Nghe phổi có ran rít to cả 2 thì thở ra và hít vào.

Đối với cơn hen phế quản rất nặng (ác tính) thì trẻ khó thở dữ dội, không thể khóc hoặc nói và lúc này nghe phổi không còn thấy ran. Cơn hen xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong hen phế quản, nếu có kèm theo sốt thì rất có khả năng trẻ bị viêm đường hô hấp (có thể là hô hấp trên hoặc hô hấp dưới) do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm hoặc virus).

Khi trẻ nghi bị hen phế quản nên làm gì?

Cần thiết cho trẻ đi khám bệnh, đặc biệt là khám bác sĩ chuyên khoa nhi, tuyệt đối không nên nghe theo mách bảo của bạn bè, người thân không có chuyên môn về y, nhất là không có kinh nghiệm về hen phế quản ở trẻ em. Không nên tự mua thuốc để điều trị cho trẻ vì không những không khỏi, mà nhiều khi còn gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Những lúc trẻ đang bị lên cơn hen phế quản không được tắm cho trẻ, tránh cho trẻ chơi, ngồi hoặc bế trẻ ra nơi có gió lùa sẽ làm cho trẻ bị lạnh đột ngột, cơn hen sẽ tăng nặng hơn. Đối với trẻ lớn nên động viên, an ủi, tình cảm với cháu, không nên làm cho trẻ buồn, lo lắng, chán nản.

Khi trẻ lên cơn hen nặng, hen cấp tính (khó thở gấp, dữ dội, môi tím, không bú được, không khóc được, nói ngắt quãng hoặc không nói được…) cần khẩn trương đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, tránh để xảy ra điều đáng tiếc.

Nên làm gì để phòng bệnh hen phế quản?

Cần mặc ấm cho trẻ về mùa lạnh, nhất là khi đi ra khỏi nhà. Chỉ nên tắm cho trẻ khi không có cơn hen (trẻ vẫn ăn, chơi bình thường). Tắm ở buồng không có gió lùa, tắm nước ấm, cần tắm nhanh, tắm xong phải lau khô người cho trẻ ngay, lau bằng khăn khô và mặc ngay quần áo cho trẻ. Mùa lạnh mỗi lần chuẩn bị tắm, rửa cho trẻ nên chuẩn bị một số phương tiện như: quần áo sạch, lò sưởi, điều hòa nóng (nếu có điều kiện) để sau khi tắm, rửa xong là cháu được tiếp xúc ngay với khí ấm, hạn chế lạnh đột ngột làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh và nguy cơ xuất hiện cơn hen phế quản trên trẻ có sẵn tiền sử bị hen.

Đối với trẻ có tiền sử hen phế quản thì không cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn có nguy cơ cao xuất hiện cơn hen như: tôm, cua, ốc. Bố, mẹ và người lớn không nên hút thuốc trong nhà. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp điện, bếp ga thì nên cải tiến bếp đun củi, rơm, rạ bằng loại bếp ít khói. Không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Cần đề phòng có mạt gà chui trong chăn, gối, đệm bằng cách phơi nắng chăn, gối, đệm mỗi khi có điều kiện. Trong phòng ngủ của trẻ không nên quét nhà bằng chổi mà nên lau bụi bằng khăn ướt, hút bụi bằng máy (nếu có thể). Trẻ đã từng bị hen phế quản, đã được bác sĩ tư vấn và điều trị cần nghe theo chỉ dẫn của thầy thuốc, đặc biệt cần điều trị phòng hen theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì khi trẻ bị hen phế quản, ngoài việc điều trị cắt cơn hen còn có điều trị dự phòng. Mặt khác, điều trị bệnh hen phế quản trẻ em không giống như người lớn về thuốc, liều lượng, cách dùng… bởi lẽ “trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại”.

PGS. TS. BS. Bùi Khắc Hậu –

THS. BS. Bùi Mai Hương

PGS. TS. BS. Bùi Khắc Hậu – THS. BS. Bùi Mai Hương

]]>
Trẻ thở khò khè có thể là dấu hiệu bệnh hen phế quản https://omron-yte.com.vn/11791-tre-tho-kho-khe-co-the-la-dau-hieu-benh-hen-phe-quan/ Sun, 15 Jan 2012 22:31:09 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11791 Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

Trẻ thở khò khè có thể là dấu hiệu bệnh hen phế quản 1

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi.

Nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè

Viêm tiểu phế quản (viêm các nhánh phế quản nhỏ ở tận cùng đường hô hấp) thường gây ra các đợt khò khè ở bé. Bệnh do virus, chủ yếu là virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Một nguyên nhân phổ biến khác là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (các thành phần dịch axit từ dạ dày đi ngược vào thực quản).

Triệu chứng khò khè có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, ở các bé có bất thường cấu trúc đường hô hấp. Phổ biến nhất là tình trạng mềm sụn thanh quản (sụn đỡ thanh quản chưa phát triển hoàn chỉnh). Lúc này thanh quản bị hẹp ở thì thở ra, gây khò khè. Việc hít phải dị vật cũng có thể gây ra hiện tượng khò khè.

Trẻ khó thở có thể là dấu hiệu trẻ bị hen suyễn.

Có tới 50% bé nhũ nhi có đợt khò khè trong năm đầu đời nhưng hầu hết các bé này đều không bị hen. Nguy cơ phát triển thành bệnh hen tăng cao hơn ở những bé có ít nhất 3 đợt khò khè trong vòng 12 tháng đầu, kèm theo các yếu tố nguy cơ như:

– Bố mẹ bị hen phế quản.

– Bé có cơ địa chàm (eczema). Bé bị bệnh chàm. Bé dị ứng với các dị nguyên như bụi nhà, nấm mốc…

Cần làm gì khi trẻ bị khò khè ?

– Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

– Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần ), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, … )

Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.

Viet Bao.vn (Theo SGTT)

]]>
Những lưu ý khi điều trị hen phế quản ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/11656-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-hen-phe-quan-o-tre-em/ Thu, 05 Jan 2012 03:44:34 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11656 Cho đến nay, hen phế quản vẫn là bệnh lý hô hấp phổ biến nhất đối với trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt tỷ lệ gặp rất cao ở các nước phát triển. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, gia tăng ô nhiễm môi trường sống, tỷ lệ hen phế quản ở trẻ em trên thế giới ngày càng tăng

Những lưu ý khi điều trị hen phế quản ở trẻ em 1
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào: chủ yếu là tế bào mast, bạch cầu ái toan, lympho T, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính và các tế bào biểu mô phế quản. Ở những cơ địa nhạy cảm, quá trình viêm này gây khó thở, thở rít, ho, đau tức ngực từng đợt tái diễn thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm hay đi kèm với tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích khác nhau.
Tỷ lệ mắc hen ở trẻ em theo các nghiên cứu gần đây thì ở Australia và New Zealand có tỷ lệ cao nhất (29 – 30%), còn các quốc gia khác (trong đó có nước ta) tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 10 – 15%.

Cơn thở rít ở trẻ em: cơn khó thở rít hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là khi có nhiễm virut đường hô hấp. 1/3 số bệnh nhân sau này có thể bị hen nhưng thường được chẩn đoán viêm phế quản co thắt. Chẩn đoán như thế dẫn đến điều trị không thích hợp (dùng kháng sinh phối hợp với giảm ho) bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể. Có 2 loại cơ địa kèm theo thở rít ở trẻ em:

– Không có cơ địa dị ứng, chỉ bị thở rít khi có nhiễm virut đường hô hấp, khi trẻ lớn hơn đường thở của trẻ phát triển thì tự khỏi.

– Có cơ địa dị ứng: cũng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm virut đường hô hấp nhưng sẽ bị hen phế quản ở suốt thời kỳ trẻ con (nhóm này thường bị kèm theo các bệnh dị ứng như: eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với thức ăn hoặc các dấu hiệu khác của dị ứng).

Cả 2 nhóm trên cần điều trị tích cực như hen phế quản thì có hiệu quả tốt, vì vậy nhiều nước thống kê chung tỷ lệ trẻ em bị hen phế quản và trẻ thở rít.

Khi trẻ em có các triệu chứng sau phải nghĩ đến hen phế quản:

Trẻ bị thở khò khè trước 3 tuổi và:
– Có một yếu tố nguy cơ chính là cha mẹ bị hen phế quản hoặc bị chàm.

– Có 2 yếu tố nguy cơ phụ: tăng bạch cầu ái toan trong máu, khò khè dù không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng.

Những lưu ý khi điều trị

Có thể áp dụng điều trị thử theo hướng hen phế quản để hỗ trợ cho chẩn đoán, khi trẻ trên 5 tuổi mới áp dụng đo thông khí phổi để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh.

Điều trị hen ở trẻ em cần chú ý điều trị dự phòng là quan trọng nhất, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ.

Cần chú ý phát hiện dị nguyên của từng bệnh nhân và tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó, ví dụ: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho các cháu tiếp xúc với bụi khói, đặc biệt là khói thuốc lá.
Bệnh nhân cần được tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu.

Điều trị dự phòng tốt nhất bằng thuốc nhóm corticoid dạng hít (pulmicort, flixotide) cho bệnh nhân hít qua buồng đệm (babyhaler) với liều ban đầu dùng liều thấp. Tăng tới liều trung bình nếu hen chưa kiểm soát được. Liều cao corticoid dạng hít là khi dùng ulmicort > 400 mcg/ngày, hoặc flixotide > 500 mcg/ngày.

Cần thận trọng khi hạ liều, cứ 3 tháng nếu bệnh được kiểm soát tốt mới hạ liều, nếu hen không được kiểm soát thì phải tăng liều. Khi điều trị 1 năm mà bệnh hen phế quản được kiểm soát hoàn toàn thì có thể ngừng điều trị dự phòng, tránh ngừng thuốc điều trị dự phòng đột ngột vì triệu chứng của bệnh có thể tái phát nặng.

– Thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng kéo dài chỉ nên dùng dưới dạng phối hợp với thuốc nhóm corticoid dạng hít như seretide, symbicort. Dùng dự phòng trong trường hợp hen phế quản trẻ em đã dùng liều trung bình corticoid dạng hít không kiểm soát được.

– Có thể dùng các thuốc nhóm kháng leucotriene ở những bệnh nhi mắc hen phế quản nặng khó kiểm soát khi đã hít liều cao corticoide (pulmicort > 400 mcg/ngày, hoặc flixotide > 500 mcg/ngày).

– Điều trị cắt cơn hen tốt nhất là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh (salbutamol, bricanyl dạng hộp xịt có liều định chuẩn, xịt mỗi lần 2 nhát qua buồng đệm). Cha mẹ của bệnh nhi bị hen phế quản cần thường xuyên có thuốc dự trữ để dùng cắt cơn hen cho trẻ khi cần. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng thường xuyên các thuốc cắt cơn này thì phải chú ý tăng liều thuốc dự phòng. Chú ý khi thấy trẻ tím tái, thở rất nhanh (trên 70 lần/phút), khóc yếu ớt hoặc nói nhát ngừng, xịt thuốc cắt cơn không đỡ đưa trẻ đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

– Do có nhiều tác dụng phụ, nên các thuốc nhóm corticoid cần rất hạn chế khi dùng đường toàn thân (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong đợt kịch phát nặng. Thuốc cắt cơn nhóm xanthine không nên dùng cho trẻ em vì nhiều tác dụng phụ.

TS. Nguyễn Đình Tiến

]]>