Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Wed, 02 Mar 2022 07:35:43 +0000 vi hourly 1 Triệu chứng hen phế quản trẻ em cha mẹ cần phải biết https://omron-yte.com.vn/11662-nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-hen-phe-quan-o-tre-em/ Tue, 04 Jan 2022 20:48:06 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11662 Hen phế quản là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và có thể dẫn đến thay đổi chức năng hô hấp của trẻ về lâu dài nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ và nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh ở trẻ để có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời nhất.

Tổng quan về bệnh hen phế quản trẻ em

Hen phế quản (còn gọi là hen suyễn) là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính của đường hô hấp. Tình trạng viêm này làm tăng phản ứng của phế quản với nhiều chất kích thích khác nhau, dẫn đến co thắt, phù nề và tăng tiết phế quản gây hẹp tắc đường thở.

Tổng quan về bệnh hen phế quản trẻ em 1
Hình ảnh đường dẫn khí khi trẻ bị hen phế quản

Tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Theo thống kê từ Bộ Y tế, cứ 20 năm, tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ lại tăng lên 2 – 3 lần. Không chỉ gây hao tốn tiền bạc cho chữa trị, hen phế quản còn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học, nhập viện và nhập khoa cấp cứu.

Hen phế quản không thể chữa khỏi dứt điểm và các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài đến khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị phù hợp và kịp thời, trẻ có thể hoàn toàn kiểm soát được các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa nguy cơ bệnh diễn biến nặng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện các triệu chứng của hen phế quản, giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất.

Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen phế quản ở trẻ em khá đa dạng. Trẻ có thể gặp phải một trong các biểu hiện phổ biến sau:

Ho dai dẳng, đặc biệt là về đêm

Ho là phản xạ của cơ thể nhằm tống các chất gây kích thích đường hô hấp như chất tiết, vi sinh vật, dị vật, khói, bụi, phấn hoa,… ra ngoài. Ho có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cảm lạnh, nhiễm khuẩn xoang mũi,… và trong đó có hen phế quản.

Trẻ bị hen phế quản thường ho tái phát hoặc dai dẳng và thường đi kèm với những đợt khó thở, khò khè. Ho thường xảy ra về đêm khi trẻ ngủ, ho theo mùa, ho khi trẻ gắng sức, khi khóc, khi cười mà không do bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào khác hoặc khi trẻ tiếp xúc với chất kích thích đặc hiệu gợi ý hen.

Cơn ho điển hình trong hen phế quản thường là ho khan và ho kích ứng. Nếu trẻ ho có đờm thì đờm thường có màu trắng và trong.

Ho đôi khi là dấu hiệu duy nhất của bệnh hen phế quản ở trẻ. Một số trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ hoàn toàn bình thường. Điều này có thể khiến các bậc phụ huynh bỏ sót dấu hiệu này và không phát hiện được bệnh sớm.

Ho dai dẳng, đặc biệt là về đêm 1
Ho kéo dài, đặc biệt về đêm là dấu hiệu cảnh báo hen phế quản ở trẻ em

Khò khè

Khò khè là tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi trẻ thở. Ở trẻ bị hen phế quản, tình trạng viêm, phù nề và co thắt khiến đường thở bị thu hẹp lại, dẫn đến khi không khí lưu thông qua sẽ tạo nên âm thanh khò khè.

Khò khè là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh hen phế quản. Cha mẹ thường nghe được tiếng khò khè ở trẻ khi trẻ thở ra và nếu tình trạng hen nặng, tiếng khò khè có thể nghe được trong cả hai thì thở ra và hít vào của trẻ.

Hiện tượng khò khè trong hen thường tái phát nhiều lần, xảy ra trong lúc trẻ ngủ hoặc khi có các yếu tố khởi phát như gắng sức, cười, khóc, tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá,…

Tuy nhiên, các bệnh đường hô hấp khác ở trẻ nhỏ cũng có thể gây ra hiện tượng khò khè. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám sớm khi có hiện tượng này để được chẩn đoán chính xác nhất.

Khó thở

Đường thở bị thu hẹp do phù nề, co thắt có thể gây ra hiện tượng khó thở ở trẻ mắc bệnh hen phế quản. Trẻ thường bị khó thở khi gắng sức, cười, khóc.

Để phát hiện ra trẻ đang cảm thấy khó thở đôi khi có thể gặp khó khăn, đặc biệt là ở những trẻ còn nhỏ. Cha mẹ có thể nhận biết được triệu chứng này khi trẻ nói rằng trẻ không thở được hoặc nhận thấy trẻ thở nhanh hơn, sâu hơn, cơ ở cổ và lồng ngực của trẻ bị co kéo, cánh mũi phập phồng.

Khó thở 1
Trẻ bị hen phế quản thường có biểu hiện khò khè, khó thở

Đau tức ngực

Đau và tức ngực xảy ra khi đường thở bị thu hẹp khiến việc đưa không khí vào phổi gặp khó khăn. Điều này sẽ khiến cho ngực trẻ có cảm giác căng, tức.

Trẻ nhỏ thường không nhận biết được cảm giác đau ngực mà thường chỉ các trẻ lớn mới có thể nói cho cha mẹ biết trẻ có đang bị tức ngực hay không. Đôi khi, trẻ có thể nói rằng bé bị đau bụng hoặc xoa bụng hay ngực.

Giảm hoạt động thể lực

Trẻ em bị hen phế quản thường hay cảm thấy mệt mỏi, không thể chạy nhảy, chơi đùa, cười như những trẻ khác và cảm thấy mau mệt khi đi bộ, thường đòi cha mẹ ẵm bồng.

Ngoài ra, bệnh hen phế quản ở trẻ em còn có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
  • Những cơn ho hoặc thở khò khè trở nên nặng hơn khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm.
  • Trẻ chậm hồi phục hoặc bị viêm phế quản sau nhiễm trùng đường hô hấp.

Không phải tất cả trẻ em đều có các triệu chứng hen phế quản giống nhau. Trẻ có thể có tất cả các triệu chứng hoặc chỉ có một vài triệu chứng. Các triệu chứng này có thể trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn theo thời gian và thường nặng hơn vào thời điểm ban đêm, sáng sớm, khi trẻ gắng sức hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát cơn hen như lông vật nuôi, phấn hoa, ẩm mốc, bụi, khói thuốc, hóa chất, thức ăn,…

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, các triệu chứng ho, khò khè cũng có thể gặp ở cả các trẻ không bị bệnh hen, gây khó khăn cho việc nhận biết bệnh hen phế quản ở độ tuổi này,

Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?

Hen phế quản nếu không được phát hiện sớm, điều trị và kiểm soát tốt có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khỏe của trẻ như nhiễm khuẩn phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, ngừng hô hấp, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, nếu cha mẹ phát hiện trẻ có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ hen phế quản, bạn cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để chẩn đoán chính xác bệnh và được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay? 1
Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ sớm khi trẻ có các dấu hiệu của hen phế quản

Đặc biệt, nếu trẻ có một trong các biểu hiện của cơn hen nặng dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời, tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra:

  • Các triệu chứng ít hoặc không thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc xịt cắt cơn hoặc không có sẵn thuốc cắt cơn.
  • Trẻ cảm thấy rất khó thở, phải ngồi dậy để thở.
  • Có hiện tượng co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở.
  • Trẻ không thể nói một cách thoải mái hoặc hoàn thành các câu mà không bị hụt hơi.
  • Cánh mũi phập phồng.
  • Tím tái vùng da môi hay đầu ngón tay.

Chăm sóc trẻ bị hen phế quản như thế nào?

Hen phế quản là một bệnh mạn tính, đòi hỏi phải liên tục theo dõi, điều trị trong nhiều tháng, nhiều năm. Vì vậy, cha mẹ và trẻ cần kiên trì và nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị và dự phòng của bác sĩ để đạt hiệu quả kiểm soát hen tốt nhất, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Xử trí cơn hen cấp tại nhà

Xử trí cơn hen cấp tại nhà 1
Trẻ cần được dùng thuốc cắt cơn đúng cách khi có cơn hen cấp

Cơn hen phế quản ở trẻ em đặc trưng bởi các dấu hiệu như khò khè, khó thở, ho dữ dội, nặng ngực, phải ngồi dậy để thở, quấy khóc, không thể nói được câu dài,… Các dấu hiệu này thường xuất hiện một cách đột ngột, thường là sau một yếu tố kích thích như gắng sức, tiếp xúc với các chất gây dị ứng (như bụi, phấn hoa, thuốc, thức ăn,…), thay đổi thời tiết hay nhiễm virus hô hấp.

Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của cơn hen cấp, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là đưa trẻ tránh xa những yếu tố kích thích khởi phát cơn hen và để trẻ ngồi ở nơi thoáng đãng. Sau đó, cần cho trẻ sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh đã được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng khi điều trị tại nhà để cắt cơn khó thở cấp:

  • Xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh 2 nhát/lần.
  • Theo dõi các triệu chứng của trẻ xem trẻ có dễ thở hơn không, có giảm ho, giảm khò khè, bớt tức ngực hơn hay không?
  • Sau 20 phút, nếu cơn hen không giảm thì lặp lại xịt họng lần 2.
  • Tiếp tục theo dõi, nếu 20 phút nữa mà các triệu chứng vẫn không giảm thì lặp lại xịt họng lần 3 rồi nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu.
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hoặc trẻ không thể xịt bình xịt đúng cách, bạn có thể sử dụng máy phun khí dung hoặc buồng đệm hỗ trợ.

Để hạn chế những nguy hiểm mà cơn hen phế quản cấp có thể gây ra, trẻ cần mang theo thuốc cắt cơn bên mình dù ở bất cứ nơi nào, ngay cả khi bệnh hen đã được kiểm soát.

Điều trị dự phòng

Điều trị dự phòng 1
Trẻ cần dùng thuốc dự phòng hen phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em nhằm mục đích kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh, duy trì chức năng hô hấp bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ, giúp trẻ có thể sinh hoạt, học tập, vui chơi bình thường như những trẻ khác.

Thuốc điều trị dự phòng hen phế quản có thể là thuốc uống, thuốc xịt hoặc xông khí dung. Việc lựa chọn loại thuốc sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh hen, kết quả kiểm soát hen trước đó của trẻ và các bệnh mắc kèm khác.

Thuốc điều trị dự phòng chỉ được ngừng sử dụng hoặc thay đổi liều bởi các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, cha mẹ và trẻ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn và không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi bệnh hen của trẻ có vẻ đã khá hơn.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của trẻ để góp phần kiểm soát bệnh hen tốt hơn cũng như nâng cao sức khỏe cho trẻ:

➤ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt 1
Trẻ bệnh hen phế quản cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Cùng với việc điều trị hen, chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh hen phế quản cũng vô cùng quan trọng và cần thiết để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị hen và giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt.

Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin E (rau xanh, cà rốt, bưởi, cam,…), thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega 3 (cá hồi, cá thu, các loại hạt, dầu Omega 3,…) để nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng hô hấp của trẻ.

Trẻ bị hen phế quản không cần phải ăn kiêng. Tuy nhiên, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng và khởi phát cơn hen (hải sản, lòng trắng trứng,…), một số loại ngũ cốc, hạt quả (bột mì, đậu phộng, đậu nành,…), thực phẩm chứa nhiều sulfite (thức ăn đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ngâm chua,…),…

Đặc biệt, nếu trẻ từng bị dị ứng với loại thức ăn cụ thể nào thì trẻ cần phải kiêng hoàn toàn thực phẩm gây dị ứng đó.

➤ Tránh các tác nhân gây khởi phát cơn hen

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt 2
Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh để tránh gây khởi phát cơn hen phế quản

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích thích gây khởi phát hen là một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm khả năng lên cơn hen phế quản. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo:

  • Giữ không gian sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ: Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là phòng ngủ của trẻ.
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc: Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với lông vật nuôi: Nếu trẻ bị dị ứng với lông động vật, bạn cần tránh nuôi thú cưng trong nhà, tránh để trẻ chơi với vật nuôi và không cho thú cưng vào phòng của trẻ.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các chất hóa học dễ gây kích ứng: Không để các chất nặng mùi trong nhà, ví dụ như chất tẩy rửa. Tránh dùng các loại thuốc xịt dễ gây kích ứng cho trẻ như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng.
  • Tránh để trẻ hoạt động gắng sức: Duy trì mức hoạt động của trẻ ở mức bình thường, cho trẻ chơi những môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức, tránh các hoạt động quá sức có thể khiến cho tình trạng cơn hen phế quản nặng nề hơn.
  • Tránh xa không khí lạnh: Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi và đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài.

➤ Tái khám định kỳ

Trẻ bị hen phế quản cần được thăm khám định kỳ mỗi 1 – 3 tháng ngay cả khi bệnh hen đã được kiểm soát tốt. Nếu có cơn hen cấp, trẻ cần được đưa đi tái khám trong vòng 2 – 4 tuần sau khi đã điều trị cắt cơn.

Bạn cần cho trẻ đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn biến bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị hiện tại và thay đổi phác đồ điều trị phù hợp nếu cần thiết để kiểm soát bệnh cho trẻ một cách tốt nhất.

Trên đây là các thông tin về triệu chứng hen phế quản ở trẻ em. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bậc phụ huynh thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/childhood-asthma/symptoms-causes/syc-20351507
  • http://www.benhvien103.vn/huong-dan-cham-soc-tre-hen-phe-quan/
  • http://vilaphoikhoe.kcb.vn/wp-content/uploads/2018/08/HD-DTri-hen-tre-em-Phe-duyet.pdf
]]>
Cách phòng, điều trị bệnh hen phế quản https://omron-yte.com.vn/6278-cach-phong-dieu-tri-benh-hen-phe-quan/ Fri, 21 Feb 2020 03:11:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6278 Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt phế quản.

Cách phòng, điều trị bệnh hen phế quản 1

Cơ chế và nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Tăng tính phản ứng của phế quản

Hầu hết bệnh nhân hen đều có tăng phản ứng phế quản gây co hẹp phế quản khi đáp ứng với các tác nhân kích thích, mà viêm đường thở là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tính phản ứng phế quản. Các tác nhân kích thích phế quản có thể tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản, hoặc gián tiếp do giải phóng các trung gian hóa học như: histamin, bradykinin, leucotriene C, D, E và các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu. Các chất này tác động gây co thắt, phù nề, tăng tiết phế quản, tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản gây phản ứng viêm, phù nề, co thắt và thành cơn hen, một số protein trong bạch cầu ái toan còn có khả năng gây phá hủy biểu mô phế quản.

Các yếu tố kích thích

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm virut đường hô hấp trên: thường là hít phải di nguyên, bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,… Bụ ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết như độ ẩm và sương mù, đặc biệt khi thời tiết lạnh và khô
  • Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
  • Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như thuốc aspirin và các thuốc giảm đau không steroid
  • Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
  • Ngoài ra, bệnh nhân làm việc quá sức, xúc động mạnh, vui buồn quá độ, thay đổi nội tiết khi thai nghén, kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn

Biểu hiện của một số thể hen thường gặp

Biểu hiện của một số thể hen thường gặp 1

Hen ngoại sinh hay hen dị ứng thường khởi phát từ khi còn trẻ, thường kèm với eczema, viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen hoặc tạng atopic.

Hen nội sinh hay hen nhiễm khuẩn là những trường hợp hen không do dị ứng, thường hen muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen.

Biểu hiện một cơn hen điển hình

  • Thường xảy ra ban đêm, bệnh nhân khó thở cơn chậm, rít, đôi khi có triệu chứng báo trước như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực.
  • Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng bệnh nhân phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Khi gần hết cơn, ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh, nếu bội nhiễm thì đờm nhầy, mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc được đờm ra bệnh càng đỡ dần và hết cơn.
  • Ngoài cơn, bệnh nhân vẫn làm việc bình thường. Khi đang hen, khám phổi: gõ vang, rung thanh bình thường, rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy ở khắp 2 phổi.

Cơn hen kịch phát điển hình

Khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phút đến hàng giờ, thường là 1 – 3 giờ; Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài từ 4 – 5 giờ đến một vài ngày; Cơn ác tính hen liên tục nặng trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trị bằng thuốc hen thông thường không kết quả, biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tim phải, tử vong.

Hen ở trẻ em

Cơn khó thở rít, đặc biệt là khi có nhiễm virut đường hô hấp cấp. Nếu trẻ không có cơ địa dị ứng chỉ bị thở rít khi có nhiễm virut đường hô hấp, khi trẻ lớn hơn, đường thở lớn hơn sẽ tự khỏi. Trường hợp trẻ co cơ địa dị ứng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm virut đường hô hấp, nhưng sẽ bị hen suốt thời kỳ trẻ con và thường kèm theo các bệnh eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với các thức ăn. Cả hai cơ địa trên nếu điều trị tích cực đều có kết quả tốt.

Hen do nghề nghiệp

trường hợp bị hen khi tiếp xúc với bụi ô nhiễm do nghề nghiệp như: cao su, mạt cưa gỗ, bánh mì, bông, vải, sợi, lông thú… Bệnh nhân thường bị cơn hen ở cuối ngày làm việc hoặc buổi tối sau khi làm việc về, đỡ khó thở sau khi được nghỉ ngơi ngày cuối tuần.

Chẩn đoán phân biệt các bệnh hen

Bệnh hen cần phân biệt với một vài bệnh sau:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường khởi phát muộn sau 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc nhiều năm hoặc tiếp xúc với bụi khói, nhưng không có tiền sử gia đình bị hen, không có tiền sử dị ứng. Bệnh nhân có ho khạc mạn tính, khó thở khi gắng sức, đôi khi có khó thở thành cơn, có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục.

Hen tim: bệnh nhân có hẹp van hai lá, hở động mạch chủ, suy tim trái. Triệu chứng: khó thở về đêm, nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, đờm bọt hồng; chụp Xquang thấy hình ảnh tổn thương phổi tim; điều trị bằng thuốc lợi tiểu, chống suy tim thì đỡ khó thở.

Biến chứng: Hen có thể gây các biến chứng cấp tính là hen ác tính, tâm phế cấp, tràn khí màng phổi và biến chứng mạn tính gồm khí phế thũng, biến dạng lồng ngực, suy hô hấp mạn, tâm phế mạn.

Để chẩn đoán bệnh hen phế quản chúng ta có thể dựa vào một số phương pháp sau

  • Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ căn cứ vào lý do vào viện của bệnh nhân cùng các triệu chứng khai thác được, từ đó định hướng chẩn đoán và tiến hành khám lâm sàng. Việc này không chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh mà còn giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm đường hô hấp,…
  • Đo chức năng hô hấp: Bệnh nhân sẽ được làm Hô hấp kí, đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản. Nếu chức năng phổi cải thiện sau khi dùng thuốc giãn phế quản thì bệnh nhân có khả năng cao bị hen phế quản.
  • Chẩn đoán hình ảnh: X-Quang ngực hay CT Scan có thể cho những hình ảnh bất thường trong bệnh hen phế quản.
  • Một số xét nghiệm khác: Xét nghiệm Methacholin, xét nghiệm NO, xét nghiệm bạch cầu ưa acid trong đàm,… có thể hữu ích trong một số trường hợp.

Điều trị hen phế quản

Điều trị nội khoa

Chống co thắt phế quản có thể dùng các loại thuốc sau: theophylin, synthophylin, salbutamol, ventolin, terbutalin; kháng cholinergic như ipratropium bromide theostast, salmeterol. Chống viêm dùng prednisolon, methyl prednisolon, corticoid tại chỗ như becotid, pulmicort, sertide. Chống dị ứng: zaditen, các thuốc kháng histamin tổng hợp, sodium cromoglycat (Intal). Chống bội nhiễm dùng kháng sinh các loại, nhưng tránh dùng các thuốc dễ gây dị ứng như penixilin. Trường hợp cấp cứu, bệnh nhân được cho thở ôxy, khi cần thiết cho thở máy, dùng thêm các thuốc long đờm, giảm ho, truyền dịch, trợ tim mạch, đặc biệt dùng corticoid liều cao.

Ngoài ra còn dùng một số phương pháp điều trị khác như cấy chỉ Catgut vào huyệt, cắt hạch giao cảm cổ…

Các bác sỹ chuyên khoa hô hấp khuyên các gia đình có bệnh nhân bị hen phế quản hãy trang bị cho gia đình một máy xông khí dung (máy xông khí dung). Vậy tại sao máy xông khí dung lại quan trọng với bệnh nhân hen?

Đó là vì máy xông khí dung giúp thuốc điều trị hen suyễn tác động trực tiếp vào phổi của bệnh nhân, nhờ đó mà tác dụng điều trị và cắt cơn hen cũng nhanh hơn. Đây cũng là thiết bị y tế dễ sử dụng, đồng thời còn giảm nguy cơ tác dụng phụ do uống thuốc gây ra.

Cụ thể, nhờ máy xông khí dung chuyển đổi thuốc thành dạng sương mịn, giúp cho người bệnh hít thuốc dễ dàng. Chính vì vậy Hội Hô hấp Việt Nam đã khuyến cáo “Máy xông mũi họng nén khí, giải pháp đưa thuốc trực tiếp và hiệu quả vào đường thở trong điều trị bệnh hô hấp”.

Với máy xông khí dung nén khí NE-C803 Omron có nhiều ưu điểm vượt trội như: Cốc thuốc được thiết kế với công nghệ van ảo độc đáo (chỉ có ở Omron) giúp hiệu quả xông cao giảm lượng thuốc hao hụt, hạt thuốc nhỏ, mịn tới 3 mm (micron) vào tận các tiểu phế nang. Có thể trong thời gian bệnh hen ổn định, người bệnh có thể vẫn dùng máy xông khí dung để vệ sinh đường hô hấp của mình với dung dịch Nacl (0,9 %)– đây cũng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Hãy trang bị cho gia đình mình máy xông khí dung nén khí NE-C803 Omron, đặc biệt khi có người trong gia đình bị mắc bệnh mạn tính liên quan đến đường hô hấp.

Xem thông tin chi tiết sản phẩm máy xông khí dung nén khí NE-C803 của Omron

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống 1

  • Tập thể dục đều đặn, vừa phải.
  • Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.
  • Phòng tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như: tránh tiếp xúc khói bụi, thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, …

Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng của bệnh, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát hen trên bệnh nhân, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.

Bệnh hen phế quản kiêng ăn gì?

Các loại thực phẩm không nên dùng thường xuyên là những thức ăn có nhiều gia vị thường thấy ở các món salad, các loại uống giải khát và thực phẩm đóng hộp, thức uống lên men, rau cải ngâm dấm hoặc làm dưa chua, các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn hay một số đồ ăn biển (tôm, cua, ghẹ, mắm nêm). Tất nhiên không phải mọi thực phẩm trên đều cần phải kiêng mà bạn nên theo dõi xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn suyễn để phòng ngừa và cách ly. Ngoài ra cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc Aspirin…

Theo sức khỏe đời sống

]]>
Hen phế quản – viêm phế quản và cách thức phân biệt https://omron-yte.com.vn/22695-hen-phe-quan-viem-phe-quan-va-cach-thuc-phan-biet/ Fri, 17 Apr 2015 01:51:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22695 Viêm phế quản và hen phế quản rất dễ bị nhầm lẫn, vì những triệu chứng biểu hiện bên ngoài gần giống nhau. Vì vậy để hỗ trợ việc phát hiện và điều trị một cách kịp thời nhất, sau đây chúng tôi xin cung cấp cho các bạn một số thông tin tham khảo nhằm phân biệt hai bệnh lý nguy hiểm trên.

Hen phế quản - viêm phế quản và cách thức phân biệt 1

Đặc điểm chung

Phế quản là một tổ chức khí quản ở giữa khí quản và phổi. Khi có yếu tố nguy cơ như môi trường ô nhiễm, thời tiết nóng lạnh bất thường, sức đề kháng suy giảm hay sự tấn công của các loại virus vi khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở đường hô hấp.

Cả 2 bệnh hen phế quản và viêm phế quản đều dẫn đến tình trạng các ông phế quản bị viêm, các đường ống dẫn khí co lại, gây ho, khó thở, tức ngực và có tiếng khò khè khi thở. Tuy nhiên nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời, đúng hướng, người bệnh hen phế quản có thể sẽ mất đi cơ hội được điều trị khỏi và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Trong khi đó viêm phế quản dễ tránh được biến chứng mãn tính hơn, nên dễ điều trị dứt điểm hơn.

Dấu hiệu phân biệt hen phế quản và viêm phế quản

Sự khác biệt chính giữa hen phế quản và viêm phế quản là nguyên nhân gây bệnh. Nếu hen phế quản là một bệnh mãn tính của đường thở, thì viêm phế quản là một dạng nhiễm trùng ở phổi do vi trùng, virus. Nhiều người mắc hen suyễn bẩm sinh và có thể phải sống chung với bệnh cả đời, trong khi ai có nguy cơ mắc viêm phế quản sau khi bị cảm lạnh thông thường. Nguyên nhân của viêm phế quản cấp tính thường do virus, vi khuẩn, nấm cộng thêm yếu tố thuận lợi như thời tiết lạnh.

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm của niêm mạc không được điều trị hoặc thường xuyên bị các yếu tố khác kích thích vào. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dựa vào thời gian gây bệnh để phân biệt hen phế quản và viêm phế quản, dù đây cũng chỉ là cách phân biệt mang tính tương đối.

Vì hen phế quản là căn bệnh mãn tính, các triệu chứng lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, hoặc các triệu chứng ấy vẫn tồn tại trong một khoảng thời gian chữa bệnh thông thường. Trong khi đa phần các trường hợp viêm phế quản đều là một tiến trình cấp tính, hầu hết đều có thể phục hồi sau 5-10 ngày, tuy nhiên viêm phế quản cũng có thể trở thành mãn tính với những người nghiện thuốc lá.

Bên cạnh đó với những triệu chứng gần như tương đồng, người mắc viêm phế quản đôi khi còn có những cơn sốt nhẹ, người bệnh còn có cảm giác ớn lạnh và chất nhày ở mũi có màu vàng xanh, trong khi người hen phế quản thì không có triệu chứng này.

Nói về việc nhận biết sớm để phòng hen phế quản, yếu tố kích thích khởi phát bệnh hen hoặc là làm cho cơn hen nhẹ trở thành cơn hen nặng như các yếu tố về môi trường: khói bụi, phấn hoa, virus vi khuẩn… Thêm vào đó còn các yếu tố ở trong nhà như khói thuốc lá, thuốc lào, mùi bếp than hoa, lông của vật nuôi, nấm mốc v.v.. Để đạt hiệu quả cao trong điều trị hen phế quản cần phải tránh các tác nhân gây kích thích đó.

Hen phế quản và viêm phế quản đều là các bệnh không thể chủ quan, vì vậy khi thấy các triệu chứng như là ho, khó thở, đau ngực, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa để được tiến hành khám, xét nghiệm và tư vấn. Các y bác sĩ để đưa ra kết luận cuối cùng và phác đồ điều trị cho từng loại bệnh phù hợp với bệnh nhân.

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Đúng-sai trong quan niệm ăn uống đối với người hen phế quản https://omron-yte.com.vn/22699-dung-sai-trong-quan-niem-an-uong-doi-voi-nguoi-hen-phe-quan/ Thu, 16 Apr 2015 01:51:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22699 Ở Việt Nam, hiện có tới 3,9% dân số mắc hen phế quản. Một trong những lý do khiến căn bệnh này trở nên khó kiểm soát trong cộng đồng là người dân tự đi tìm các phương pháp chữa bệnh theo dân gian đồn thổi. Bên cạnh đó, sự kiêng kỵ không khoa học trong ăn uống cũng khiến không ít trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn.

Đúng-sai trong quan niệm ăn uống đối với người hen phế quản 1

Một số quan niệm sai lầm trong chế độ ăn uống đối với người hen phế quản

Theo PGS TS Nguyễn Văn Đoàn, GĐ Trung tâm dị ứng và miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân bị hen phế quản vẫn cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Vì mỗi một cơn hen, khó thở là sự dao động nặng và mất rất nhiều năng lượng, cần phải hồi phục lại. Chỉ không nên ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng cơ địa và kích thích bệnh hen trở nặng. Không nên nghe theo một số quan niệm cũ và sai lầm của một số người mà không có cơ sở khoa học.

Có nhiều tác nhân gây dị ứng với người bệnh như phấn hoa, bụi nhà, các loại khói gây ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó người bị hen phế quản còn bị dễ bị ứng với các loại thực phẩm như: tôm, cua, trứng, thịt bò, cá chích, cá ngừ, sò lông, nhộng tằm, măng tre, đậu phộng, hạt điều, bia rượu. Tuy nhiên điều đặc biệt cần lưu ý là không phải tất cả các thực phẩm trên người bệnh đều phải kiêng kỵ, mà người bệnh nên theo dõi xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào. Khi ăn loại thức ăn nào mà hay bị lên cơn hen suyễn thì cần kiêng ngay lập tức. Còn nếu ăn vào mà không bị dị ứng thì hoàn toàn có thể thoải mái thưởng thức tiếp.

Lời khuyên từ chuyên gia

Do bệnh nhân không hiểu biết rằng hen phế quản là một bệnh mãn tính về dường hô hấp, nên thường tìm những cách để điều trị để nhanh khỏi. Người bệnh hay sử dụng các loại rượu ngâm tắc kè, rắn… để điều trị hen phế quản, thậm chí còn dùng cách nuốt sống thạch sùng. Trên thực tế, có những bệnh vì nghe những lời truyền miệng mà đã kiêng khem quá mức đến độ tất cả các loại hải sản và các loại hạt đều không dám ăn. Điều này dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược do thiếu các chất dinh dưỡng và không đủ sức để chống chọi với những cơn hen phế quản.

Bên cạnh đó, người bệnh hen nên hạn chế ăn muối, chỉ nên dưới 6g muối 1 ngày. Tránh các thực phẩm sinh hơi, gây chướng bụng như các loại nước ngọt có ga, các loại quả ngâm dấm, dưa cải muối chua vì có thể gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến đường hô hấp. Trong mùa hè, những đồ ăn thức uống cần đặc biệt tránh với người bệnh hen đó là đồ lạnh. Với các loại nước đá, kem, người bệnh hen phế quản cần hoàn toàn tránh xa vì có thể gây ra các cơn ho kéo dài rất nguy hiểm.

Bên cạnh những thực phẩm cần thận trọng khi dùng, thì người bệnh hen nên ăn nhiều rau xanh, củ quả có chứa nhiều vitamin C. Vì theo các nghiên cứu, người bệnh hen phế quản cần phải cung cấp cho cơ thể một hàm lượng vitamin C khoảng 2g mỗi ngày. Đó có thể là các loại quả như cam, quýt, kiwi, cherry… Bên cạnh đó việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E cũng rất tốt cho người bệnh hen vì nó giúp tăng cường chức năng của hệ thống hô hấp. Loại vitamin này có nhiều trong dầu thực vật, các loại đậu, hạt. Ngoài thay đổi nhận thức trong việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và đúng cách, người bệnh hen phế quản cũng nên giữ cho mình một tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng và tin tưởng vào khả năng chiến thắng bệnh tật của chính mình.

 

]]>
Bài thuốc quý trị hen phế quản theo y học cổ truyền https://omron-yte.com.vn/22689-bai-thuoc-quy-tri-hen-phe-quan-theo-y-hoc-co-truyen/ Wed, 15 Apr 2015 04:51:45 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22689 Theo thống kê, ở nước ta hiện nay, cứ 1000 người thì có 60 người mắc bệnh hen phế quản. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao trong số các bệnh lý về đường hô hấp. Chữa trị bằng phương pháp của y học cổ truyền là sự lựa chọn tin tưởng của nhiều người bệnh. Một trong những bài thuốc đã được áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong việc điều trị hen phế quản đó sẽ được chúng tôi giới thiệu đến các bạn ngay sau đây.

Bài thuốc quý trị hen phế quản theo y học cổ truyền 1

Bài thuốc từ thảo mộc giúp ngừa cơn hen

Theo thống kê, ở nước ta hiện nay, cứ 1000 người thì có 60 người mắc bệnh hen phế quản. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao trong số các bệnh lý về đường hô hấp. Chữa trị bằng phương pháp của y học cổ truyền là sự lựa chọn tin tưởng của nhiều người bệnh. Một trong những bài thuốc đã được áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong việc điều trị hen phế quản đó sẽ được chúng tôi giới thiệu đến các bạn ngay sau đây.

Theo Đông Y, hen phế quản thuộc chứng háo suyễn, đàm ẩm của y học cổ truyền hay xảy ra ở những người có tình trạng dị ứng. Nguyên nhân là do các tạng: tỳ, phế, thận suy yếu, chức năng không được điều hòa. Phế chủ khí, khí không thăng giáng mà nghịch lên gây ho, khó thở. Điều trị hen phế quản bằng phương pháp của y học cổ truyền đã được khẳng định tác dụng lâu dài, bền vững mà lại cân bằng chức năng của ngũ tạng, nâng cao sức khỏe khiến bệnh dần tiêu tan. Một trong các bài thuốc đang được áp dụng là bài thuốc thanh tỳ dưỡng phế thang.

Với các bị thuốc chính như: Sa sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, cát cánh, hoài sơn, mạch môn, liên nhục, quất bì. Bài thuốc này giúp ngăn ngừa không cho cơn hen phế quản tái phát. Một số vị thuốc chính như cam thảo, bạch truật.. có tác dụng kiện tỳ cho bệnh nhân. Khi kiện tỳ bệnh nhân tốt lên, nhất là đối với trẻ em hoặc các trường hợp sau khi sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị các hen cấp. Trên cơ sở đó thì thầy thuốc sẽ gia giảm thêm các vị thuốc. Mạch môn để dưỡng phế âm. Khi sử dụng mạch môn thì bệnh nhân sẽ bớt tình trạng có đờm đặc, khô rát cổ. Kết hợp với cát cánh thì sẽ tác dụng giảm ho, dưỡng phế, trừ đàm.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh 1

Bên cạnh việc uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn, các thầy thuốc cũng khuyến cáo bệnh nhân những điều sau:

Người bệnh nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhất là xung quanh nơi làm việc và nhà ở. Không nên nuôi chó, mèo hoặc các loại chim cảnh trong nhà. Trong điều kiện thời tiết ẩm, nấm mốc và các loại vi khuẩn, virus dễ ẩn náu và sinh sôi gây bệnh, vì vậy nếu có điều kiện thì nên sấy khô hoặc phơi nắng giường, đệm, chăn gối.

Người bị hen phế quản cần tránh ăn hoặc hít những vật gì thường gây cơn hen. Nếu thực hiện được điều này thì việc điều trị bệnh hen phế quản mới đạt hiệu quả cao nhất. Cũng xin lưu ý thêm rằng không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng bài thuốc giống nhau, mà cần có sự gia giảm tùy vào thể trạng của từng người và bệnh nhân cần thường xuyên tái khám để việc kê đơn thuốc trong các lần sau đạt hiệu quả cao nhất.

Thông thường thì đặc điểm của các bài Đông y thường hướng đến mục tiêu điều trị các căn nguyên của bệnh. Bài thuốc điều trị hen phế quản cũng không nằm ngoài những nguyên tắc đó. Tuy vậy để lá phổi và phế quản được mạnh khỏe lâu dài, thì bên cạnh việc hỗ trợ của thuốc thang, điều quan trọng nhất là chúng ta nên chủ động thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

 

]]>
Hen phế quản và những ngộ nhận sai lầm https://omron-yte.com.vn/22680-hen-phe-quan-va-nhung-ngo-nhan-sai-lam/ Wed, 15 Apr 2015 01:51:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22680 Hen phế quản là một bệnh lý mãn tính, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên thái độ chủ quan và không trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết về bệnh vẫn còn rất phổ biến. Sau đây là một số nhận thức sai lầm thường gặp về hen phế quản.

Hen phế quản và những ngộ nhận sai lầm 1

“Vị cứu tinh” duy nhất là thuốc cắt cơn

Những cơn co thắt phế quản luôn khiến bệnh nhân khổ sở và sợ hãi. Thuốc cắt cơn hen xuất hiện, cảm giác khó thở dần biến mất, đem lại sự thoải mái và dễ chịu. Chính vì vậy mà người bệnh thường rất phụ thuộc vào thuốc, chứ không quan tâm đến việc điều trị dứt điểm nguyên nhân khiến càng ngày bệnh càng dễ tái phát và tăng nặng. Một vòng tròn luẩn quẩn của thuốc cắt cơn và cơn hen phế quản cứ thế bắt đầu.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc có thể gây nhờn thuốc và những tác dụng phụ không mong muốn. Chìa khóa duy nhất cho vấn đề này là loại trừ tận gốc các nguyên nhân gây bệnh, phục hồi lại các tế bào bị tổn thương cũng như hệ thống miễn dịch của cơ thể bệnh nhân.

Hen phế quản không thể chữa khỏi hẳn

Đây cũng là một ngộ nhận sai lầm mà nhiều bệnh nhân mắc phải trong quá trình chịu đựng những cơn hen của mình. Chính vì quan niệm này mà hen phế quản trở nên khó điều trị dứt điểm do tình trạng lạm dụng thuốc cắt cơn và thái độ thờ ơ trước việc điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Lạm dụng quá mức các loại thuốc đông y

Chữa bệnh bằng các loại thuốc đông y cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn sau khi đã thử qua nhiều loại thuốc kháng sinh và các tác dụng phụ của chúng. Tuy thuốc được làm từ các loại thảo mộc tự nhiên, nhưng không có nghĩa là đảm bảo độ an toàn 100% nếu nguồn thuốc không có chất lượng và uy tín. Bên cạnh đó nếu thuốc không thực sự có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ tốn một khoảng thời gian và chi phí không nhỏ cho việc điều trị hen phế quản, nhất là căn bệnh này lại là bệnh mãn tính.

Không được tập thể thao

Không được tập thể thao 1

Vận động cơ thể chính là bí quyết giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ thống miễn dịch. Theo Đông y thì sự lưu thông khí huyết là chìa khóa giúp các phủ tạng trở nên khỏe mạnh, các chức năng được điều hòa và hoạt động tốt hơn. Các môn thể thao, các bài tập dưỡng sinh ra đời để phục vụ cho mục đích này.

Tuy nhiên với các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi do thiếu dưỡng khí và thiếu oxy lên não, người bệnh hen có thể chất kém hơn người bình thường rất nhiều và lo sợ rằng việc vận động cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng của bệnh. Thực tế thì điều đó hoàn toàn không đúng.

Bệnh nhân hen phế quản hoàn toàn có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng và không đòi hỏi phải sử dụng nhiều sức lực như đi bộ, đạp xe, thái cực quyền… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để lựa chọn các hình thức vận động phù hợp với thể trạng của mình nhất.

Nếu có dấu hiệu xuất hiện các cơn hen, hãy dừng lại ngay và sử dụng thuốc cắt cơn kịp thời. Một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học, vận động hợp lý chính là giải pháp lý tưởng cho việc kiểm soát và điều trị hen cũng như nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể.

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Hen phế quản có tính di truyền hay không? https://omron-yte.com.vn/22661-hen-phe-quan-co-tinh-di-truyen-hay-khong/ Tue, 14 Apr 2015 07:20:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22661 Bệnh hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh mãn tính thuộc đường dẫn khí ở phổi. Tác nhân gây bệnh đa số đều có liên quan đến môi trường xung quanh và cơ địa của từng người. Tuy nhiên vẫn có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề liệu hen phế quản có phải là một bệnh di truyền hay không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết sau.

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh 1

Hen phế quản có thể tìm đến bất kỳ đối tượng nào, ở bất kỳ độ tuổi nào và thời gian nào trong năm. Tuy nhiên những người có cơ địa dị ứng và mẫn cảm đặc biệt với một số dị nguyên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường. Điều đó cũng đúng với những người có hệ thống miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai.

Điều kiện thuận lợi cho những cơn hen bùng phát đó là sự thay đổi thời tiết đột ngột, hít phải những tác nhân dễ gây kích thích đường hô hấp như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa… Bên cạnh đó những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng góp phần làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh hen phế quản.

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, các đồ chiên nướng và đóng hộp… cũng có thể khiến cơn hen của bạn khởi phát dữ dội. Sự bất cẩn khi không giữ ấm cơ thể cả bên ngoài lẫn bên trong như mặc đồ phong phanh, ăn kem, uống nước đá, trái cây ướp lạnh… cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý về đường hô hấp nói chung và hen phế quản nói riêng.

Hen phế quản liệu có di truyền?

Hen phế quản liệu có di truyền? 1

Câu hỏi này luôn được rất nhiều người đặt ra khi bản thân hoặc gia đình không may bị hen suyễn. Tuy nhiên từ trước tới nay chưa có nghiên cứu hay khằng định chính thức nào về tính di truyền của hen phế quản.

Dựa trên các tác nhân gây bệnh, người ta thường thống nhất rằng bệnh hen phế quản là tùy cơ địa của từng người và độ mẫn cảm của người đó với các dị nguyên từ bên ngoài. Nhưng trong thực tế lại có nhiều trường hợp nhiều người sống trong một gia đình đều bị hen phế quản. Vậy nên giải thích điều này ra sao?

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – nguyên GĐ bệnh viện Phổi Trung ương, nếu một người có cha mẹ là những bệnh nhân hen phế quản sẽ có cơ địa dị ứng và có nguy cơ dễ mắc bệnh này cao hơn 33% so với người khác. Bên cạnh đó, không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc hen là chắc chắn sẽ xuất hiện bệnh hen, mà chỉ một tỷ lệ nhất định các đối tượng này phát bệnh hen.

Những người có cơ địa mắc hen, nếu tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như: lông chó, mèo, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, bụi, phấn hoa, hóa chất, xăng dầu, nhiễm khuẩn, ăn phải thức ăn lạ dễ gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, lạc, dứa… có nguy cơ mắc bệnh hen nhiều hơn rõ rệt.

Như vậy qua ý kiến của chuyên gia, chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn về hen phế quản và tính chất không di truyền của bệnh. Chỉ có thể nói rằng những người có tiền sử mắc bệnh trong gia đình thì có khả năng nhiễm bệnh cao hơn với điều kiện họ có cơ địa mẫn cảm hơn đối với các tác nhân gây bệnh mà thôi. Chúc bạn luôn yên tâm và vui khỏe!

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Hen phế quản và những biến chứng nguy hiểm ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/22655-bien-chung-hen-phe-quan-o-tre/ Tue, 14 Apr 2015 04:20:29 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22655 Khí hậu biến đổi, ô nhiễm khói bụi, sức đề kháng kém… là những tác nhân khiến bệnh hen phế quản tái phát và trở nặng. Bệnh thường tiến triển từng đợt cấp, sau mỗi đợt có thể nguy hiểm hơn và để lại những biến chứng khó lường, nhất là ở trẻ nhỏ.

Hen phế quản và những biến chứng nguy hiểm ở trẻ em 1\

Vào thời điểm giao mùa, khi mà nhiệt độ giữa ngày và đêm trở nên chênh lệch một cách rõ rệt, thì số trẻ phải nhập viện vì lên cơn hen phế quản tăng đột biến. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

Thể chất kém

Việc thiếu oxy trầm trọng luôn khiến trẻ xanh xao, tím tái và rất khó tập trung trong học tập và vui chơi. Bên cạnh đó, nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh nhi thường phải sử dụng kháng sinh và corticoids kéo dài. Những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của thận và sự phát triển của chiều cao của bé.

Bên cạnh đó những cơn hen cũng khiến bé không thể nào ngủ ngon được mà luôn bị đánh thức vào giữa đêm. Chính vì vậy, trẻ bị hen phế quản thường chậm lớn, còi cọc, hai vai so, lưng hoặc ngực bị đô ra hoặc tóp vào.

Nhiễm khuẩn phế quản

Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhi bị hen phế quản mãn tính. Nhất là trong điều kiện trời trở lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm trong không khí cao, các virus có cơ hội tấn công mạnh và gây ra các bệnh đường hô hấp và cảm cúm. Các bệnh lý trên cộng thêm vào sẽ khiến hen phế quản diễn biến càng thêm nặng và khó lường.

Tâm phế mạn tính

Bệnh nhi sẽ có biểu hiện tím tái, khó thở khi gắng sức. Bên cạnh đó trẻ còn có cảm giác đau vùng hạ sườn phải, khi thăm khám có thể thấy gan to hoặc mấp mé bờ sườn. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà thời gian dẫn đến tâm phế mạnh khác nhau, có thể kéo dài 5-10 năm hoặc lâu hơn thế nữa.

Xẹp phổi

Biến chứng này xảy ra ở rất nhiều bệnh nhân, trong đó khoảng 10% số trẻ xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy. Tình trạng này sẽ dần biến mất khi hen phế quản ổn định hơn.

Suy hô hấp

Trẻ sẽ bị khó thở, tím tái liên tục, đôi khi không thể tự thở được phải hỗ trợ bằng máy. Đây là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhi bị hen phế quản ác tính hoặc cấp tính nặng. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não

Tình trạng suy hô hấp kéo dài dẫn đến thiếu oxy lên não. Trong các thể hen nặng, có lúc xuất hiện trường hợp trẻ bị ngừng tim, ngừng hô hấp, gây nên tình trạng toan hỗn hợp, cuối cùng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Do vậy, để tránh các biến chứng nguy hiểm trên, các bậc phụ huynh nên lưu ý luôn mặc ấm cho trẻ khi trời lạnh và không cho trẻ đến gần các tác nhân gây bệnh như khói bụi, phấn hoa, các loại hương liệu và hóa chất… Bên cạnh đó nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh hen phế quản như khó thở, khò khè… cần nhanh chóng đưa ngay đến các cơ sở y tế và phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả nhất.

 Theo Omron-yte.com.vn

]]>
6 cách phòng ngừa hen phế quản hiệu quả nhất https://omron-yte.com.vn/22648-6-cach-phong-benh-hen-phe-quan-hieu-qua-nhat/ Tue, 14 Apr 2015 01:20:29 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22648 Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là một căn bệnh mãn tính thường gặp ở đường hô hấp. Cứ mỗi năm trên toàn thế giới, có đến khoảng 250 ngàn bệnh nhân tử vong do hen. Chính vì sự nguy hiểm đó, chúng ta cần phải biết cách phòng bệnh hen phế quản sao cho đúng cách và hiệu quả nhất. 6 cách phòng ngừa hen phế quản hiệu quả nhất 1 Nguyên tắc trong điều trị và phòng tránh các bệnh nói chung và hen phế quản nói riêng là cần phải loại trừ được các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó người không may mắc bệnh cũng cần phải giữ gìn sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chống lại sự tấn công của bệnh hen suyễn. Sau đây chúng tôi xin gợi ý cho các bạn 6 cách phòng ngừa bệnh khoa học và hiệu quả nhất:

Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng sự nóng lên của trái đất khiến bầu không khí ngày càng trở nên ô nhiễm và độc hại. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến các bệnh về đường hô hấp, trong đó có hen phế quản gia tăng. Vì vậy một biện pháp an toàn, dễ dàng sử dụng và không tốn kém được khuyên dùng cho bạn đó là luôn đeo khẩu trang khi ra đường. Cách thức này rất hiệu quả để hạn chế khói bụi và các vi sinh vật nhỏ bé trong không trung có thể lọt vào hệ thống hô hấp của bạn. Bên cạnh đó khẩu trang còn có một công dụng khác đó là giữ gìn sắc đẹp cho các chị em trước các tia UV và ánh nắng mặt trời.

Giữ ấm cơ thể

Tác nhân dễ khiến bạn mắc phải những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác chính là không khí lạnh. Chính vì vậy mỗi khi thời tiết giao mùa hoặc trở rét bạn nên hạn chế ra ngoài đường. Tuy nhiên với cuộc sống bận rộn và công việc liên miên thì cơ hội được làm “gấu ngủ đông” của bạn chắc chắn là rất hiếm. Vì thế nên bạn hãy chuẩn bị cho mình những chiếc khăn, mũ, áo choàng, cùng như găng tay và tất thật ấm áp để bảo vệ mình trước sự lạnh lẽo của khí trời.

Kiêng ăn các loại thực phẩm gây dị ứng

Kiêng ăn các loại thực phẩm gây dị ứng 1 Đối với bệnh hen phế quản cũng như các bệnh lý khác, một số nhóm thực phẩm không được khuyên dùng cho người bệnh vì có thể xảy ra các phản ứng hóa học bất lợi khi tương tác với thuốc hoặc các tác nhân gây bệnh khác. Một số món ăn người bệnh không nên dùng có thể kể đến như  như tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… Vì bệnh nhân nên ghi nhớ tiểu sử bị dị ứng với các món ăn của mình để khi báo cáo với bác sĩ, nhằm hỗ trợ công tác điều trị và có hướng giải quyết bệnh tình một cách hợp lý nhất.

Tránh xa khói thuốc

Thuốc lá có rất nhiều chất độc hại và gây ảnh hưởng đến người trực tiếp hút và người không may hít phải khói thuốc. Điều này sẽ càng trầm trọng hơn nếu như bạn là một người có tiền sử hen phế quản. Một số hóa chất trong khói thuốc gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, vì vậy cơn hen của bạn có thể tái phát và trở nặng hơn. Bên cạnh đó người bị hen phế quản cũng nên tránh các yếu tố gây kích thích khác như bụi, phấn hoa, hóa chất, các mùi hương quá hắc hoặc thơm nồng…

Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi

Chó, mèo, chim cảnh… là thú cưng của rất nhiều người. Tuy nhiên đối với bệnh nhân hen phế quản thì nên giữ một khoảng cách an toàn với chúng nhằm tránh lông của vật nuôi đi vào trong đường hô hấp. Vẩy da hay các tế bào chết của chúng cũng là một trong số những dị nguyên thường gặp gây đợt kịch phát của hen suyễn cấp.

Thận trọng khi dùng thuốc

Nguyên tắc khi dùng thuốc để điều trị đối với bất kỳ một bệnh lý nào cũng là tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đã đặt ra cho người bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng sai thời gian cũng như liều dùng, nhằm tránh các hậu quả và biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra đối với sức khỏe và tính mạng của người dùng.

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Dấu hiệu bệnh hen phế quản ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/19746-dau-hieu-benh-hen-phe-quan-o-tre-em/ Fri, 03 Jan 2014 01:31:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/19746-dau-hieu-benh-hen-phe-quan-o-tre-em/ Theo số liệu thống kê, bệnh hen phế quản đã khiến 25% bệnh nhân phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học và 29% người lớn nghỉ làm. Mỗi năm có hàng nghìn người chết vì bệnh hen và các trường hợp tử vong là do bệnh nhân không thể qua khỏi cơn hen phế quản.  Hen phế quản có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào trong đó có cả trẻ em. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh hen phế quản ở trẻ em, các mẹ sẽ có hướng xử lý kịp thời, tránh tình trạng để ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Dấu hiệu bệnh hen phế quản ở trẻ em 1

Các dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ em

Các mẹ hãy lưu ý nếu thấy con em mình có những dấu hiệu lạ như sau:

  • Trẻ khi khóc, chạy nhảy quá mức đột nhiên xuất hiện triệu chứng như ho gà, khi nói các câu dài bị ngắt quãng. Nghe phổi thấy có tiếng ran rít vào cuối thì thở ra. Đây có thể là dấu hiệu cơn hen phế quản nhẹ.
  • Khi trẻ gắng sức, tiếng nói bị ngắt quãng, quan sát thấy dấu hiệu co kéo lồng ngực, hõm ức, hố thượng đòn, nghe thấy ran rít khi thở ra. Đây có thể là dấu hiệu cơn hen phế quản vừa.
  • Còn với trường hợp hen phế quản nặng trẻ thường bị khó thở, bị ho cả khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng, trẻ nhỏ không thể bú được, có thêm hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rất rõ; nhìn môi của trẻ thấy tím tái. Nói hoặc khóc rất khó khăn, thấy trẻ chỉ có thể nói từng từ một. Nghe phổi có ran rít to cả khi trẻ thở ra và hít vào.
  • Đối với cơn hen phế quản rất nặng (trường hợp là ác tính) trẻn có biểu hiện như  khó thở dữ dội, không thể khóc hoặc nói và lúc này nghe phổi không còn thấy ran. Cơn hen xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Với các trẻ bị hen phế quản có kèm theo sốt thì rất có khả năng trẻ bị viêm đường hô hấp do ảnh hưởng bởi một số vi khuẩn, vi nấm hoặc virus.

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị hen phế quản

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bị hen phế quản, các chuyên gia cho rằng, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hen phế quản:

Thời tiết chuyển đổi đột ngột từ nắng ấm sang lạnh, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới, ẩm ướt. Khi đó trẻ rất dễ bị cảm lạnh do mặc không đủ ấm hoặc trẻ tắm trong khoảng không gian bị gió lùa. Đây là những điều kiện thuận lợi khiến hen phế quản phát sinh ở trẻ.

Những trẻ bị viêm đường hô hấp do vi sinh vật như viêm mũi họng, VA, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc trẻ ăn phải một số thức ăn như tôm,cua, ốc. Trẻ phải tiếp xúc với lông động vật hoặc côn trùng cũng làm tăng nguy cơ tái phát hen phế quản.

Môi trường khói, bụi bẩn, môi trường có khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp rơm rạ, củi, rác, nhất là khói và khí của bếp than đá (than tổ ong). Vùng đô thị vệ sinh kém.  Nếu trẻ sống trong những môi trường này cũng có nguy cơ cao bị hen phế quản.

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị hen phế quản 1

Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh hen phế quản ở trẻ em

Những trẻ có bố hoặc mẹ bị bệnh hen phế quản thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh rơi vào khoảng 30 – 50%. Nếu cả 2 bố mẹ có bệnh hen thì tỉ lệ này lên tới 50 – 70%, còn trường hợp ngược lại, bố mẹ không có ai bị hen thì tỷ lệ mắc bệnh giảm xuống còn 10 -15%.

Cách xử lý và phòng ngừa khi trẻ lên cơn hen

Khi trẻ lên cơn hen, các mẹ cần cho trẻ ra chỗ thoáng khí, nơi có không khí trong lành, cho trẻ uống nhiều hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở hơn.

Trường hợp trẻ có kèm theo sốt cơn hen kéo dài trên 3 ngày, có thể trẻ bị viêm bội nhiễm do vi khuẩn. Trường hợp như vậy cần cho trẻ uống thuốc kháng sinh tuy nhiên nên theo chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Để phòng ngừa bệnh hen, các mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố làm khởi phát cơn hen. Có thể sử dụng các thuốc dự phòng để kiểm soát cơn hen.

Bệnh hen đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu, một vấn đề xã hội lớn, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, hen có thể kiểm soát triệt để nếu được điều trị đúng và người bệnh tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc. Các bậc cha mẹ nên cho con em mình tới khám và tư vấn tại các phòng khám chuyên khoa để có được lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp với lứa tuổi và từng bậc hen cụ thể.

Theo Omron-yte.com.vn ( Tổng hợp)

]]>