Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 11 May 2012 07:24:52 +0000 vi hourly 1 Mẹ làm việc, thai nhi dễ bị hen suyễn https://omron-yte.com.vn/13162-me-lam-viec-thai-nhi-de-bi-hen-suyen/ Sun, 13 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13162-me-lam-viec-thai-nhi-de-bi-hen-suyen/ Phụ nữ mang thai có công việc tiếp xúc với những hóa chất độc hại hoặc các hóa chất ngoài môi trường khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở của  họ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng,   phụ nữ   mang thai có công việc tiếp xúc với những hóa chất độc hại hoặc các loại hóa chất ngoài môi trường khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở của họ. Và việc này sẽ làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn cho trẻ khi đang còn nằm trong bụng mẹ.

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Y tế Công cộng Đan Mạch đã tiến hành nghiên cứu với 43.000 phụ nữ mang thai. Những mẹ bầu này làm nhiều công việc khác nhau và họ đã tìm ra 5 công việc sau của bà bầu có mối liên quan đến bệnh hen suyễn ở thai nhi là: sửa chữa xe, làm việc với đồ nội thất, công nhân giày dép, công việc tiếp xúc với sơn và nhựa keo.

Mẹ làm việc, thai nhi dễ bị hen suyễn 1

Điều đáng nói là tỷ lệ những thai nhi có nguy cơ mắc bệnh do người mẹ làm 5 công việc trên lên đến 18,6% – một con số khá cao. Kết quả này đã bao gồm cả việc xét đến các yếu tố ảnh hưởng liên quan bao gồm độ tuổi của người mẹ, lối sống: thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia…

Tiến sĩ Hvass Berit – Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm điều tra xem sự ảnh hưởng của công việc người mẹ đến thai nhi như thế nào. Đây là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện trên diện rộng về sự liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và khả năng bệnh tật ở thai nhi. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm ra chính xác những loại hóa chất nào gây ra bệnh hen suyễn cho thai nhi”.

Giáo sư Marc Decramer, Chủ tịch Hiệp hội Hô hấp châu Âu, cho biết: “Chất lượng không khí mà người mẹ trực tiếp hít vào trong quá trình làm việc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bà bầu và thai nhi. Trước khi tìm ra chính xác loại hóa chất nào nguy hiểm nhất và gây bệnh cho bà bầu, chị em nên chuẩn bị cho mình những dụng cụ bảo hộ lao động tối ưu nhất để tránh nguy cơ gây hại cho mình và thai nhi”.

]]>
Bà bầu bị stress làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ sau này https://omron-yte.com.vn/13165-ba-bau-bi-stress-lam-tang-nguy-co-hen-suyen-o-tre-sau-nay/ Sun, 13 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13165-ba-bau-bi-stress-lam-tang-nguy-co-hen-suyen-o-tre-sau-nay/ Các bà mẹ thường hay bị stress do vấn đề tài chính hoặc các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày có thể làm tổn thương hệ miễn dịch đang phát triển của trẻ ngay trong giai đoạn thai kỳ.

Bà bầu bị stress làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ sau này 1

Bác sĩ Rosalind Wright ở trường Y khoa Harvard ở Boston cho rằng, các bà mẹ thường hay bị stress do vấn đề tài chính hoặc các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày có thể làm tổn thương hệ miễn dịch đang phát triển của trẻ ngay trong giai đoạn thai kỳ.

Wight và các cộng sự nhận thấy các bà mẹ ít bị stress trong thời gian   mang thai   có thể đưa đến cho con mức IgE (Immunoglobulin – IgE là loại hooc-môn miễn dịch tổng hợp rất có lợi cho trẻ nhỏ) cao hơn, thậm chí người mẹ cũng ít có nguy cơ bị dị ứng trong thời gian mang thai.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo lượng IgE ở ở rốn của 387 đứa trẻ mới sinh ở Boston. Wright khẳng định: “Stress có thể được xem như là một nhân tố ô nhiễm, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch”.

Bác sĩ Andrea Danese làm việc tại trường ĐH LonDon đã tiến hành theo dõi 1.000 người ở New Zealand từ lúc sơ sinh cho đến tuổi 32 và nhận thấy rằng: Những ai đã trải qua trạng thái stress trong thời thơ ấu, qua những sự rèn luyện khắc nghiệt hay bị lạm dụng tình dục, tính khí của họ khi ở tuổi 20 dễ bị kích động gấp đôi so với những người bình thường khác.

Sự kích động này được cho là phản ứng của protein và các tế bào miễn dịch, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đái tháo đường. Danese echo rằng, stress trong thời thơ ấu còn làm thay đổi con đường phát triển của trẻ và có những ảnh hưởng lâu dài cũng như nguy cơ mắc bệnh về sau”.

Tình trạng stress hay bị ngược đãi như thế sẽ làm cho trẻ bị ức chế tâm lý, và mất dần khả năng phản ứng lại mỗi khi bị stress, thậm chí có thể dẫn đến chứng trầm cảm và các chứng bệnh thần kinh khác. Ông cũng khuyên rằng, nếu không may để trẻ phải trải qua những ngày tháng căng thẳng đó, hãy nhanh chóng giúp chúng để ngăn chặn những căn bệnh chung có thể mắc phải khi đến tuổi trưởng thành. Nhưng các bà mẹ trẻ tốt nhất là nên tránh bị stress trong thời gian nuôi con nhỏ, đặc biệt là trong thời gian   mang thai   để tránh cho con những mối nguy không đáng có.

BACSI.com

]]>
Bệnh hen phế quản khi mang thai https://omron-yte.com.vn/13144-benh-hen-phe-quan-khi-mang-thai/ Sat, 12 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13144-benh-hen-phe-quan-khi-mang-thai/ Những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxi cho thai nhi.

Bệnh hen phế quản khi mang thai 1

Do đó những phụ nữ bị hen phế quản khi mang thai cần được khám theo dõi đều đặn và cần được bác sĩ tư vấn, chỉ định điều trị để kiểm soát tốt bệnh hen phế quản để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Trước khi có thai

Khi biết mình bị bệnh hen phế quản hoặc có tiền sử bị hen phế quản, phụ nữ trước khi có ý định mang thai cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị và điều trị dự phòng trước khi có thai.

Ngoài việc tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ, bạn cần phải luôn chú ý tránh tiếp xúc với các yếu tố kích phát cơn hen như: Khói thuốc lá, khói thuốc lào; Lông súc vật chó, mèo…; khói bếp, đặc biệt là khói bếp than; Các loại nước xịt có mùi hắc, bao gồm cả nước hoa, thuốc xịt diệt côn trùng…; Tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ gây dị ứng như: cua biển, tôm, các hải sản lạ; Luôn giữ cho không khí trong nhà thoáng, khô.

Trong thời gian mang thai

Trong thời gian mang thai cần phải đảm bảo bệnh hen điều trị và kiểm soát tốt, đặc biệt không để thai phụ bị lên cơn hen. Bởi vì, phụ nữ mang thai bị hen nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổ lấy thai, cao huyết áp, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ và con.

Mục đích của việc điều trị hen trong lúc mang thai là ngăn chặn những cơn thiếu ôxy cho mẹ giúp cung cấp ôxy đầy đủ cho thai nhi. Điều trị tối ưu bệnh hen trong lúc mang thai bao gồm: kiểm soát chức năng hô hấp, tránh các yếu tố gây kích phát cơn hen, tư vấn cho người bệnh, điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp duy trì chức năng phổi bình thường. Việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát bệnh hẹn.

Trên thực tế, trong số các bệnh nhân mang thai bị hen phế quản thì khoảng 1/3 số thai phụ này hen phế quản không thy đổi so với trước khi có thai, 1/3 số thai phụ khác thì thấy triệu chứng của hen phế quản có vẻ cải thiện hơn và 1/3 số còn lại thì bệnh hen nặng lên, đặc biệt là ở các bệnh nhân hen trước đó không được điều trị tốt bệnh hen hay có các cơn hen nặng.

Từ tháng 7 của thai kỳ, phụ nữ có thai cần được theo dõi thường xuyên ở cơ sở y tế vì thai lúc này đã to, nhu cầu ôxy cũng tăng lên.

Tóm lại, phụ nữu mang thai bị bệnh hen cần đi khám thai đầy đủ, có lịch làm việc, nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, và điều quan trọng là luôn luôn phải đảm bảo bệnh hen đã được kiểm soát tốt dưới sự tư vấn, hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa./.

Theo Sức khỏe và đời sống

]]>
Mẹ bị hen phế quản có ảnh hưởng đến thai nhi? https://omron-yte.com.vn/13147-me-bi-hen-phe-quan-co-anh-huong-den-thai-nhi/ Sat, 12 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13147-me-bi-hen-phe-quan-co-anh-huong-den-thai-nhi/ Vợ chồng tôi đã cưới được gần 3 năm, cũng vì lý do sức khỏe của vợ không được tốt nên đến giờ này chúng tôi mới quyết định có con, vợ tôi đã mang thai được hơn hai tháng nhưng luôn bị mệt. Cô ấy vừa bị hen phế quản vừa bị viêm xoang, nên hay bị khó thở về đêm và hắt-xì nhiều vào buổi sáng, liên tục ngạt mũi phải thở bằng miệng. Không biết sức khỏe của người mẹ như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Xin Bác Sĩ cho lời khuyên.

Mẹ bị hen phế quản có ảnh hưởng đến thai nhi? 1

Trả lời:

Vấn đề hen suyễn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Thông thường mẹ bị hen sẽ bị thiếu oxy, vì vậy bé cũng bị thiếu oxy mãn tính dẫn đến suy dinh dưỡng trong bào thai ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bé. Ở đây người mẹ có thể lên cơn hen ác tính bất kỳ lúc nào và nhất là khi chuyển dạ sinh, nên ngay từ bây giờ anh phải đưa vợ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chăm sóc, tư vấn theo dõi cho đến khi sinh nở.

]]>
Những điểm cần lưu ý với người bệnh hen suyễn khi mang thai https://omron-yte.com.vn/13150-nhung-diem-can-luu-y-voi-nguoi-benh-hen-suyen-khi-mang-thai/ Sat, 12 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13150-nhung-diem-can-luu-y-voi-nguoi-benh-hen-suyen-khi-mang-thai/ Phụ nữ mắc hen suyễn vẫn có thể mang thai như bình thường. Bệnh này nếu được kiểm soát tốt thì không gây hại đến quá trình mang thai, sinh nở hay cho con bú.

Những điểm cần lưu ý với người bệnh hen suyễn khi mang thai 1

Bệnh có thể đỡ đi, nặng lên hay vẫn giữ nguyên khi mang thai. Nhưng phần lớn trường hợp, thai phụ mắc suyễn bị nặng hơn trong quý III của thai kỳ. Khi thai nhi tăng trưởng, tử cung giãn nở mạnh, nhiều lúc khiến người mẹ có cảm giác bị “hụt hơi”. Điều này còn có thể xảy ra với những người mẹ không bị hen (do cơ hoành bị chèn ép).

Với thai phụ bị hen suyễn nặng (hoặc không ổn định), bác sĩ cần chuẩn bị cách ứng phó khi người mẹ chuyển dạ, gồm cả việc chọn phương pháp gây tê. Cơn hen nếu không được kiềm chế có thể dẫn tới sinh non và sinh con nhẹ cân.

Điều trị hen suyễn cho phụ nữ có thai hay không về cơ bản đều giống nhau. Mục đích của chữa trị là kiềm chế cơn hen và ngăn ngừa tình trạng lên cơn hen. Cơn hen thường xảy đến khi thai phụ tiếp xúc với những yếu tố gây hen

Những loại thuốc chữa hen suyễn được kiểm nghiệm là an toàn với cả mẹ và bé phải được tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên môn, chẳng hạn thuốc Ventolin và Brycanyl. Những loại thuốc khác như Atrovent, Intal Forte, Becotide, Tiladem, Becloforte… dạng viên cũng được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho thai phụ. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra mối liên quan giữa những loại thuốc này với nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở bé.

Các loại thuốc khác như Brodencon, Nuekin và Theodur hiện không được dùng để kiềm chế bệnh hen. Nhưng nếu được bác sĩ chỉ định thì nồng độ thuốc trong máu phải được bác sĩ thường xuyên kiểm tra.

Lưu ý : Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ phải được chỉ định trực tiếp của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc.

Quá trình sinh nở

Thuốc chữa hen không làm chậm (hoặc kéo dài) thời gian chuyển dạ. Nếu thai phụ mắc suyễn nhưng được kiểm soát tốt thì thai phụ cũng có thể được bác sĩ chỉ định thuốc giảm đau khi chuyển dạ như những người mẹ bình thường khác.   Lên cơn hen trong quá trình sinh nở rất hiếm khi xảy ra.

Tránh hen trong thai kỳ

– Nói “không” với khói thuốc lá: Khói thuốc không chỉ làm tăng cơn hen ở mẹ mà còn làm tăng tỷ lệ sinh non, thai lưu. Nếu người mẹ hút thuốc thì bé có nguy cơ mắc hen và viêm đường hô hấp cao hơn những bé khác.

– Phế dung kế (máy đo chức năng hô hấp): Bằng cách đo hoạt động của phổi, bác sĩ sẽ dễ dàng nhận ra những thay đổi trong sức khỏe của mẹ. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp như thay đổi thuốc, thay đổi liệu trình điều trị để khống chế cơn hen.

Ngọc Huê   (Theo   Asthma )

]]>
Phòng tránh hen suyễn khi mang thai https://omron-yte.com.vn/13153-phong-tranh-hen-suyen-khi-mang-thai/ Sat, 12 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13153-phong-tranh-hen-suyen-khi-mang-thai/ Trong suốt thời kỳ mang thai, phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ mắc hen suyễn nên đi khám theo định kỳ, tối thiểu 3 tháng một lần.

Phòng tránh hen suyễn khi mang thai 1

Phụ nữ mắc hen suyễn nên đi khám theo định kỳ, tối thiểu 3 tháng một lần.Ảnh minh họa

Nếu thai phụ mắc chứng hen mãn tính, tần suất khám thai nên duy trì đều đặn hơn, khoảng 1 tháng một lần.

Quý III của thai kỳ khi thai lớn, người mẹ càng nên đi khám nhiều hơn để ngăn ngừa các biến chứng xấu như thai nhỏ quá hoặc thai bị thiếu oxy…

Thai phụ tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá: Khói thuốc ảnh hưởng lớn đến bé. Với bà mẹ mắc hen có thói quen hút thuốc (hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc), thai nhi dễ phải đối mặt với những nguy cơ dị tật phổi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai phụ nên tránh những tác nhân gây hen suyễn như các loại lông chó, mèo trong nhà hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Đồng thời, người mẹ nên thường xuyên vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ và trong lành. Cách ly hoàn toàn với khu vực ô nhiễm, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Thai phụ nên tránh tiếp xúc với nhóm người bị cảm cúm bởi vì các dấu hiệu của cảm cúm có thể bao gồm tình trạng ho và đau họng – khiến chứng bệnh hen suyễn càng nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

Thai phụ nên duy trì một chế độ vận động hợp lý. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, vận động đều đặn có thể làm dịu được các cơn hen. Tuy nhiên, người mẹ nên kiểm soát chế độ luyện tập hoặc giảm cường độ vận động nếu chứng bệnh này có chiều hướng xấu đi.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, việc thiếu vitamin C kết hợp với tình trạng ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ mắc hen suyễn ở thai phụ. Vì vậy, thai phụ nên tăng cường các loại thực phẩm chứa vitamin C trong khẩu ăn hàng ngày như các loại rau màu xanh sẫm, các loại quả họ cam, chanh… Ngoài ra, thai phụ mắc hen suyễn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa Omega 3 như cá, hạt hướng dương, vừng… Axit omega 3 có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm tự nhiên, rất hữu ích để cải thiện cơn hen và hỗ trợ hệ hô hấp.

Điều trị

Bác sĩ sẽ kê đơn tùy vào tình trạng bệnh riêng của mỗi thai phụ. Đơn thuốc sẽ dựa trên tiền sử, tiến triển thực tế của bệnh, sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng. Thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm được nhiều bác sĩ sử dụng như phương thức chống hen.

Kiểm tra tình trạng hen suyễn trong quá trình chuyển dạ:   Bác sĩ sẽ dựa vào biểu đồ điều trị hen suyễn trước đó để quyết định xem liệu có nên tiếp tục cho thai phụ dùng thuốc trong quá trình chuyển dạ hay không. Sau đó, thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thai nhi và đưa ra quyết định cuối cùng nếu tình trạng hen suyễn ở thai phụ có dấu hiệu trầm trọng hơn. Một số loại thuốc đang dùng tỏ ra không hiệu quả, do đó, bác sĩ có thể đổi loại thuốc đặc biệt để khống chế hen suyễn trong quá trình chuyển dạ.

* Lưu ý: Việc kê đơn và sử dụng thuốc hoàn toàn phải theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Theo   Mẹ và bé

Xem thêm :

]]>
Kiểm soát bệnh hen suyễn ở thai phụ https://omron-yte.com.vn/13159-kiem-soat-benh-hen-suyen-o-thai-phu/ Fri, 11 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13159-kiem-soat-benh-hen-suyen-o-thai-phu/ Trong số những bà mẹ mang thai, có khoảng 7-8% mắc bệnh hen suyễn và cơn hen rất dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi. Do vậy, người phụ nữ có bệnh hen suyễn khi mang thai, lúc sinh con cũng như nuôi con nhỏ cần lưu ý một số điểm sau đây .

Kiểm soát bệnh hen suyễn ở thai phụ 1

Quy luật một phần ba…

Người ta nhận thấy diễn tiến của bệnh hen suyễn trong thời kỳ mang thai thường tuân theo quy luật một phần ba: có khoảng 1/3 trường hợp bệnh suyễn giảm nhẹ hoặc hầu như biến mất trong suốt thời kỳ mang thai; đặc biệt cải thiện tốt nhất ở bốn tuần lễ cuối cùng; 1/3 trường hợp bệnh vẫn giữ nguyên mức độ như trước lúc mang thai và 1/3 trường hợp còn lại, bệnh diễn tiến nặng hơn, thường lên cơn hen suyễn cấp trong khoảng tuần lễ thứ 24 đến 36 của thai kỳ.

Thai nhi chỉ khỏe mạnh nếu bệnh hen của mẹ được kiểm soát tốt. Thai nhi cần có chất dinh dưỡng và oxy cung cấp từ dòng máu của mẹ để phát triển; nếu bệnh hen suyễn của mẹ không được kiểm soát tốt, các triệu chứng của cơn hen suyễn xuất hiện thường xuyên sẽ dẫn đến việc thai nhi bị thiếu oxy. Nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng từ các loại thuốc điều trị hen nhỏ hơn nhiều so với nguy cơ thiếu oxy do bệnh hen không được kiểm soát tốt. Bệnh hen suyễn không được kiểm soát tốt sẽ để lại những hậu quả xấu trên cả mẹ lẫn thai nhi như: sinh non, sinh không đủ cân, tiền sản giật và sản giật. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh, hầu hết các loại thuốc điều trị hen suyễn, nhất là các loại thuốc đường hít là an toàn cho thai nhi.

Để kiểm soát tốt bệnh hen

Để kiểm soát tốt bệnh hen, người mẹ mang thai cần phải:

Tiếp tục sử dụng các loại thuốc điều trị hen bằng đường hít như vẫn đang sử dụng và đang đạt kết quả tốt. Các thuốc này đã được chứng minh là an toàn cho thai nhi. Dù bệnh đang được kiểm soát tốt, việc sử dụng đều đặn các loại thuốc ngừa cơn sẽ giúp ổn định tình trạng viêm mạn tính trong phế quản và tránh các cơn hen xuất hiện.

Nếu bệnh hen suyễn chưa được kiểm soát tốt hoặc bệnh tiến triển nặng hơn so với lúc trước khi mang thai, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều chỉnh thuốc men cho đến khi bệnh hen được kiểm soát tốt. Các thuốc điều trị hen đường uống nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng tùy tiện.

Phòng tránh các yếu tố khởi phát cơn hen suyễn cấp như bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, gián, nấm mốc, nhiễm trùng hô hấp, không khí lạnh…

Cùng với bác sĩ xây dựng bản kế hoạch hành động của mình,  trong đó ghi rõ cách tự theo dõi bệnh, các loại thuốc sử dụng, các dấu hiệu nhận biết cơn hen suyễn xảy ra và cách đối phó với các cơn hen suyễn này.

Nếu có hút thuốc lá, phải bỏ thuốc vì ngoài việc có thể làm khởi phát cơn hen suyễn, hút thuốc lá còn dẫn đến nguy cơ chết đột ngột ở trẻ sơ sinh.

Khám thai định kỳ: thai  phụ phải khám thai định kỳ đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sản khoa cũng cần được thông báo về tình trạng bệnh hen suyễn của thai phụ để có xử trí thích hợp.

Khai hoa nở nhụy

Thông thường các triệu chứng của bệnh hen suyễn sẽ giảm dần ở bốn tuần lễ cuối của thai kỳ. Đa số các bà mẹ sẽ không lên cơn hen suyễn cấp vào thời điểm chuyển dạ (90%) và thường chỉ cần dùng thuốc giãn phế quản là đủ. Tuy nhiên, các thai phụ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp khi gần đến ngày dự sinh, để được đánh giá lại tình trạng bệnh của mình. Nếu có trở ngại về phương diện sản khoa đòi hỏi phải mổ lấy thai, nên báo cho bác sĩ biết về bệnh hen suyễn của mình để chọn lựa phương pháp gây mê, gây tê thích hợp. Phương pháp an toàn nhất là gây tê tủy sống.

Ngọt dòng sữa mẹ

Các thuốc điều trị hen đường hít đều an toàn đối với trẻ vì không “đi qua” sữa mẹ, vì vậy, người mẹ cần dùng thuốc đều đặn cả trong thời kỳ cho con bú. Đối với những trường hợp bệnh hen suyễn giảm nhẹ trong thai kỳ, cần lưu ý vì bệnh thường sẽ trở lại mức độ như lúc trước thời kỳ mang thai. Nên tránh uống thuốc Theophyllin khi đang cho con bú vì thuốc này có thể qua sữa và làm cho trẻ bứt rứt. Các thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ cũng nên tránh dùng vì sẽ khiến trẻ lừ đừ, kém linh hoạt.

TS.,Bs. Đỗ Thị Tường Oanh (Trưởng khoa Bệnh phổi tắc nghẽn BV Phạm Ngọc Thạch TP.HCM)

Dấu hiệu nhận biết cơn hen sắp xuất hiện

Phần lớn cơn hen xuất hiện đều có triệu chứng cảnh báo trước. Triệu chứng ở mỗi người có thể khác nhau nhưng lặp đi lặp lại và trở nên quen thuộc nên rất dễ nhận biết. Các dấu hiệu thường gặp là ho, mệt, ngứa họng, đau họng, cay và ngứa mắt hoặc chảy nước mắt, sổ mũi, đau đầu, xuất hiện quầng thâm quanh mắt, lưu lượng đỉnh thở ra giảm. Khi có những dấu hiệu báo động trên, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh và ngắn hoặc theo dõi tiến triển của triệu chứng bằng dụng cụ đo lưu lượng đỉnh thở ra (dụng cụ được sử dụng để định lượng không khí từ phổi ra nhằm dự báo trạng thái thắt hẹp đường thông khí phổi trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày trước khi xuất hiện cơn khó thở).

Cơn khó thở do hen thường có chiều hướng nặng dần sau khi xuất hiện. Mức độ trầm trọng của cơn hen thường được đánh giá theo 3 tiêu chuẩn: cường độ khó thở, sự đáp ứng với thuốc giãn phế quản và kết quả đo lưu lượng đỉnh. Nếu cường độ khó thở càng cao, sự đáp ứng với thuốc giãn phế quản càng kém, kết quả đo lưu lượng đỉnh thở ra càng thấp, thì cơn hen càng trầm trọng.

]]>