Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:53:14 +0000 vi hourly 1 Phát hiện và điều trị sớm bệnh hen suyễn ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/20185-benh-hen-suyen-o-tre-em/ Tue, 07 Apr 2020 06:32:52 +0000 https://omron-yte.com.vn/20185-benh-hen-suyen-o-tre-em/ Hen suyễn ở trẻ em không khác với hen suyễn ở người lớn nhưng trẻ em hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu nên trẻ có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ em qua bài viết dưới đây.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh hen suyễn ở trẻ em 1

Hen suyễn là căn bệnh viêm phổi và đường hô hấp mãn tính. Hen suyễn ở trẻ em làm cho các đường hô hấp bị sưng tấy, gây khó khăn cho trẻ khi thở. Hen suyễn là một căn bệnh hô hấp khá phổ biến vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên tìm đến sự tư vấn của các bác sỹ để có thể kịp thời ngăn chặn và điều trị sự tấn công của hen suyễn đối với con em mình.

Trẻ bị hen suyễn thì phổi và đường thở của chúng có thể dễ dàng bị viêm khi chúng bị cảm lạnh hoặc gặp phải những tác nhân xung quanh như phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, bụi bẩn…

Phát hiện và điều trị sớm bệnh hen suyễn ở trẻ em 2
Các tác nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em

Thật không may là bệnh hen suyễn ở trẻ em không thể chữa khỏi và các triệu chứng có thể tiếp diễn đến tuổi trưởng thành. Nhưng với phương pháp điều trị đúng đắn có thể kiểm soát được các triệu chứng tiến triển nặng và ngăn ngừa thiệt hại cho phổi đang trong giai đoạn phát triển.

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em

Tuy không có các triệu chứng cụ thể khẳng định chắc chắn trẻ bị hen suyễn nhưng các bậc phụ huynh nên cảnh giác nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sau:

  • Trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghet mũi khi trời lạnh, thơi tiết chuyển mùa và chậm khỏi bệnh dù đã dùng nhiều loại thuốc cảm, áp dụng nhiều biện pháp giải cảm khác nhau. Có khi bệnh kéo dài liên tục 10 – 15 ngày rồi mới dần dần tự bình phục.
  • Khi trẻ ăn các món lạ, thịt bò, hải sản, thịt gà, măng tây, ăn thức ăn có tính nóng … trẻ có biểu hiện như ho, khó thở, tức ngực.
  • Khi tiếp xúc với thú nuôi, hoặc khi gặp phải mùi ẩm mốc, xăng dầu, khói bụi, trẻ có biểu hiện khó thở, mệt nhọc.
  • Trẻ thường hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm vào một thời điểm cố định nào đó trong năm, thường là khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa lạnh, như một đồng hồ sinh học vậy.
  • Trẻ khó thích nghi với trời lạnh hơn là trời nóng, mỗi buổi sáng sớm hay nửa đêm đều có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ, khiến trẻ bị ho khó thở.
  • Đôi khi trẻ thở rất mệt nhọc, thở khò khè, thở hắt, hơi ngắt quãng, nhịp thở không đều, rất mệt mỏi vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ khí oxy.

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em 1

Các bậc phụ huynh cũng nên cảnh giác ngay khi trẻ có các triệu chứng của một cơn hen điển hình: bắt đầu với hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, càng lúc càng khò khè, khó thở, phải ngồi chồm người dậy để thở và vận dụng các cơ hô hấp phụ. Ngoài ra, trẻ còn bị ho, khó thở, nặng ngực, tái đi tái lại nhiều lần sau khi vận động mạnh, khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen, khi thay đổi thời tiết …

Tuy nhiên, để chắc chắn trẻ có bị hen suyễn hay không thì cần đến sự hỗ trợ của bác sỹ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi rất khó để có thể chuẩn đoán tình trạng hen suyễn bởi vì hiện tượng thở khò khè, khó thở không chỉ xuất hiện ở hen suyễn mà còn xuất hiện ở một trong số các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Trên thực tế, nhiễm siêu vi đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị thở khò khè.

Khi đưa trẻ đi khám, bác sỹ sẽ kiểm tra sức khỏe của bé cũng như tiền sử bệnh của gia đình để đi đến một kết luận chính xác nhất.

Xét nghiệm chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em

Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em dưới 5 tuổi có thể khó khăn so với những đứa trẻ lớn hơn. Đầu tiên là do trẻ nhỏ chưa biết tự mô tả về các triệu chứng mà mình gặp phải. Tiếp đó là với trẻ lớn hơn, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm hô hấp để đo phổi hoạt động tốt như thế nào, nhưng những xét nghiệm này không hữu ích với trẻ nhỏ vì chúng không thể làm theo hướng dẫn và thở đúng theo chỉ dẫn.

Nếu con bạn dưới 5 tuổi có các triệu chứng có thể chỉ ra bệnh hen suyễn, bác sĩ hoặc chuyên gia hen suyễn có thể sẽ sử dụng một vài thông tin để chẩn đoán.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm sau:

Tiền sử bệnh

Bác sĩ của bạn có thể sẽ hỏi một số câu hỏi, chẳng hạn như sau:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn?
  • Làm thế nào thường làm các triệu chứng xảy ra?
  • Có phải ho đánh thức con bạn vào ban đêm?
  • Các triệu chứng đi kèm với cảm lạnh hoặc chúng không liên quan đến cảm lạnh?
  • Làm thế nào thường làm các cơn khó thở xảy ra?
  • Chúng kéo dài bao lâu?
  • Con bạn có cần chăm sóc khẩn cấp cho khó thở không?
  • Con bạn có bị dị ứng phấn hoa, bụi, vật nuôi hoặc thực phẩm không?
  • Con bạn có tiếp xúc với khói thuốc lá hay các chất kích thích trong không khí khác không?

Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể đo mức độ của các tế bào bạch cầu nhất định có thể tăng lên để đáp ứng với nhiễm trùng.
  • X-quang ngực: X-quang ngực có thể cho thấy những thay đổi trong phổi khi hen suyễn từ trung bình đến nặng. Nó cũng có thể được sử dụng để loại trừ các điều kiện khác.
  • Xét nghiệm dị ứng: Da hoặc xét nghiệm máu có thể cho biết liệu con bạn có bị dị ứng với nghi ngờ hoặc có khả năng gây dị ứng hay không.

Điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em

Điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em 1

Theo ý kiến từ bác sỹ chuyên khoa, bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được, giúp bệnh nhân có một cuộc sống gần như bình thường. Có những trẻ bị mắc bệnh hen suyễn tự khỏi trong  một thời gian dài nhưng bệnh nhân có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Trẻ bị hen suyễn cần được tuân thủ việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, uống thuốc đúng liều lượng, tái khám đúng hẹn. Nếu như bệnh hen suyễn ở trẻ em là do di truyền thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Không thể kết luận được khả năng mắc bệnh của trẻ cho tới khi những triệu chứng nhất định xảy ra như thở khò khè, ho liên tục. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn có thể giảm tối thiểu mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, nếu thực hiện theo những chỉ dẫn sau:

  • Không để trẻ hít phải hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Về bản chất, khói thuốc lá không gây dị ứng nhưng khi hít vào sẽ gây sưng phổi.
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp lò vì khói từ bếp lò có thể kích thích tới hệ thống hô hấp của trẻ.
  • Nếu trẻ bị dị ứng với lông thú nuôi thì không cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi. Giảm nấm mốc trong nhà bằng cách lắp đặt những chiếc quạt gió hoặc mở cửa sổ trong nhà bếp khi nấu ăn, nhà tắm khi tắm. Nếu cần thiết, bạn có thể lắp đặt một chiếc điều hòa hay máy chống ẩm để giữ độ ẩ ở khoảng 35-50%. Không sử dụng đồ áo còn ẩm ướt để ngăn chặn nấm mốc phát triển.
  • Hạn chế khả năng mắc cảm cúm và cảm lạnh. Bởi 2 triệu chứng này là vô cùng nguy hiểm đối với người đang bị hen suyễn, điều này sẽ là bất lợi cho việc điều trị bệnh hen. Có thể giảm nguy cơ bị cảm bằng cách ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh, giữ gìn vệ sinh, tăng cường miễn dịch và hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm cúm.
  • Các bác sỹ khuyên trẻ bị hen suyễn nên ở nhà nếu trẻ bị sốt, cảm, hoặc có nguy cơ ốm, tốt nhất không nên đến trường ít nhất là 24 giờ sau khi phát hiện bệnh.
  • Cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên vì trẻ bị hen thường rất dễ mắc các bệnh khác về đường hô hấp, chính vì thế, nếu cần tiêm phòng bệnh về đường hô hấp thì nên cho trẻ tiêm định kỳ theo chỉ dẫn của bác sỹ.
  • Trẻ bị hen suyễn thường được kê một toa thuốc và chúng luôn phải mang theo bên mình bất kẻ lúc nào. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý việc dùng thuốc của trẻ, vì có thể trẻ sẽ dùng thuốc quá liều, hoặc không đủ lièu, hoặc quên mang thuốc bên mình. Điều này sẽ nguy hiểm khi trẻ lên cơn hen.
  • Giữ liên lạc thường xuyên với y tá va giáo viên ở trường. Thông báo về tình hình bệnh của trẻ trước khi cho trẻ nhập học để nhà trường cùng giáo viên có những bài tập phù hợp với trẻ cũng như việc phối hợp tốt khi trẻ lên cơn hen suyễn tại trường học.

Sử dụng máy xông khí dung hỗ trợ điều trị hen phế quản ở trẻ em

Các bác sỹ chuyên khoa hô hấp khuyên các gia đình có bệnh nhân đặc biệt con nhỏ bị hen phế quản hãy trang bị cho gia đình một máy xông khí dung (máy xông khí dung). Vậy tại sao máy xông khí dung lại quan trọng với bệnh nhân hen?

Đó là vì máy xông khí dung giúp thuốc điều trị hen suyễn tác động trực tiếp vào phổi của bệnh nhân, nhờ đó mà tác dụng điều trị và cắt cơn hen cũng nhanh hơn. Đây cũng là thiết bị y tế dễ sử dụng, đồng thời còn giảm nguy cơ tác dụng phụ do uống thuốc gây ra.

Cụ thể, nhờ máy xông khí dung chuyển đổi thuốc thành dạng sương mịn, giúp cho người bệnh hít thuốc dễ dàng. Chính vì vậy Hội Hô hấp Việt Nam đã khuyến cáo “Máy xông mũi họng nén khí, giải pháp đưa thuốc trực tiếp và hiệu quả vào đường thở trong điều trị bệnh hô hấp”.

Sử dụng máy xông khí dung hỗ trợ điều trị hen phế quản ở trẻ em 1

Với máy xông khí dung nén khí NE-C801 Omron có nhiều ưu điểm vượt trội như: Cốc thuốc được thiết kế với công nghệ van ảo độc đáo (chỉ có ở Omron) giúp hiệu quả xông cao giảm lượng thuốc hao hụt, hạt thuốc nhỏ, mịn tới 3 mm (micron) vào tận các tiểu phế nang. Có thể trong thời gian bệnh hen ổn định, người bệnh có thể vẫn dùng máy xông khí dung để vệ sinh đường hô hấp của mình với dung dịch Nacl (0,9 %)– đây cũng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Hãy trang bị cho gia đình mình máy xông khí dung nén khí NE-C801 Omron, đặc biệt khi có người trong gia đình bị mắc bệnh mạn tính liên quan đến đường hô hấp.

Xem thông tin chi tiết sản phẩm máy xông khí dung nén khí NE-C801 của Omron

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Triệu chứng bệnh hen suyễn là gì? https://omron-yte.com.vn/8558-trieu-chung-benh-hen-suyen/ Fri, 13 Mar 2020 19:38:54 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8558  

Triệu chứng bệnh hen suyễn là gì? 1

Hen suyễn bao gồm một số triệu chứng như khò khè, ho , nặng ngực …

Những ai bị hen suyễn mới có thể hiểu hết được sự sợ hãi, stress và sự khó chịu của những cơn hen suyễn mang lại. Các cơn hen suyễn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào với rất ít triệu chứng báo trước. Dưới đây là một số triệu chứng chính của bệnh.

Cơ chế gây bệnh hen suyễn

Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tiết dịch nhầy, co thắt khi gặp các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở thì đó là khi mà xuất hiện bệnh hen suyễn.

2 cơ chế chính dẫn đến cơn hen suyễn bao gồm:

  • Cơn co thắt đường dẫn khí: Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau, sự co thắt này còn được gọi là “co thắt phế quản”và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.
  • Viêm đường dẫn khí: Tình trạng viêm đường dẫn khí làm cho đường dẫn khí sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhầy đặc và hệ quả là làm tắc nghẽn đường dẫn khí khiến cho người bệnh có cảm giác ngạt thở mặc dù có thể lúc đó họ đang ở nơi đầy không khí.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn?

Khác với các căn bệnh về viêm đường hô hấp khác như: viêm phế quản, viêm phổi hay lao, hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Có 2 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn đó là:

(1) Liên quan đến yếu tố gia đình: nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen suyễn thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%), nếu bố hoặc mẹ bị hen suyễn thì nguy cơ con bị bệnh là 25%, còn nếu cả bố và mẹ đều bị hen suyễn thì con có nguy cơ đến 50% mắc bệnh hen suyễn.

(2) Liên quan đến cơ địa dị ứng: những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,… cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.

Triệu chứng bệnh hen suyễn

Triệu chứng bệnh hen suyễn 1

Bệnh hen suyễn tuy là căn bệnh không thể chữa được, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng bệnh hen suyễn thường thay đổi theo thời gian nên chúng ta cần gặp bác sĩ định kỳ để được theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng, kết hợp điều chỉnh điều trị nếu cần. Cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn dưới đây để phát hiện sớm và chủ động đi khám.

Ho mãn tính, dai dẳng

Ho là phản ứng của cơ thể nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên từ môi trường như phấn hoa, bụi, khói thuốc lá… ra ngoài. Một số bệnh như nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện ho nhưng ho ở người bị hen suyễn có thể kéo dài và hay xảy ra hơn. Thêm nữa, ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thở khò khè

Một đặc điểm dễ nhận thấy của người bệnh hen suyễn đó là thở khò khè, cảm giác như có tiếng rít trong hơi thở. Tiếng rít khò khè là âm thanh không khí tạo thành khi không thể đi qua phổi một cách bình thường và biểu hiện này dễ gặp hơn khi thời tiết trở lạnh. Do đó, để nắm bắt tình trạng bệnh kịp thời bạn nên theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau.

Hay hắng giọng

Hắng giọng là hành động đẩy dịch nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Trong cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy, khi bị kích thích, nước nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn. Việc dịch nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ

Sau khi vận động bạn phải ngồi xuống và nín thở mới có thể tiếp tục làm việc khác thì có thể bạn đã bị hen suyễn. Bạn có thể gặp phải biểu hiện này ngay cả khi vận động nhẹ.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Người bệnh hen phế quản thường bị rơi vào cảm giác mệt mỏi vì tình trạng thở mệt nhọc, nhịp thở không đều, thở khò khè khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ khí oxy.

Kém thích nghi với trời lạnh

Thời tiết lạnh dễ gây ảnh hưởng đến các bệnh về đường hô hấp và bệnh hen suyễn cũng vậy. Dù là ban đêm hay ban ngày thì người bệnh hen suyễn khi ở thời tiết lạnh cũng dễ bị ho, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở, thở khò khè. Hoặc là người bệnh thường bị hắt hơi liên tục, cảm, ho, sổ mũi vào đúng 1 thời điểm cố định trong năm (nhất là khi giao mùa hoặc vào mùa đông). Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa bạn dễ cảm lạnh kéo dài, bệnh không thuyên giảm ngay cả khi đã sử dụng nhiều biện pháp giải cảm và dùng các loại thuốc cảm khác nhau.

Dễ bị dị ứng

Khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết nhất là khi giao mùa sẽ dễ khiến người bệnh hen suyễn bị dị ứng hơn so với người bình thường. Hoặc một số món ăn lạ: măng tây, thức ăn có tính nóng, đồ hộp, hải sản… cũng khiến cho người bệnh dễ bị dị ứng.

Dấu hiệu chứng tỏ bệnh nặng hơn

Khi mà bệnh hen suyễn trở lên tồi tệ hơn thì các biểu hiện của bệnh thường xuyên xảy ra và với cường độ mạnh hơn và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Những dấu hiệu sau sẽ phần nào nói đến được mức độ nghiêm trọng của bệnh:

  • Triệu chứng bệnh xảy ra thường xuyên và gây khó chịu hơn.
  • Tăng mức độ khó thở
  • Nhu cầu sử dụng máy trợ giúp thở, ống hít nhanh chóng thường xuyên hơn.

Đối với một số người, dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn bùng phát trong những tình huống nhất định:

– Hen suyễn do tập thể dục, có thể nặng hơn khi khi trời lạnh.

– Hen suyễn được kích hoạt bởi các chất kích thích tại nơi làm việc như khí hóa học, bụi.

– Hen suyễn dị ứng, được kích hoạt bởi các chất trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc, chất thải, ô nhiễm không khí, khói thuốc, bụi…

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh hen suyễn?

Nếu nghi ngờ hoặc có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh hen suyễn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán. Khi đó, ngoài việc thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế.

Hiện nay, hô hấp ký vẫn là công cụ để chẩn đoán hen suyễn có giá trị và được chấp nhận như là tiêu chuẩn vàng. Sử dụng phương pháp chẩn đoán này bạn sẽ được cho ngậm một ống thổi và sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn cách hít vào thở ra.

Khi có kết quả khám bác sĩ sẽ phân tích xe bạn có bị tắc nghẽn đường thở hay không, mức độ tắc nghẽn nặng hay nhẹ. Dựa vào kết quả này kết hợp với việc khám lâm sàng và những triệu chứng gặp phải mà bạn cung cấp các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận rằng bạn có bị hen suyễn hay không.

Cần làm gì khi bị hen suyễn?

Cần làm gì khi bị hen suyễn? 1

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Dù là điều trị bất kỳ căn bệnh nào thì việc tuần thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng sử dụng thuốc là tiền đề quan trọng.

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,… thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nên người bệnh cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.

Tránh các tác nhân gây hen suyễn

Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn rất nhiều quanh cuộc sống của chúng ta. Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này:

– Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: Lông chó mèo, chim cảnh… là tác nhân gây bệnh viêm mũi, hen suyễn. Vì vậy, khi bị bệnh chúng ta cần tránh xa những tác nhân này nó sẽ làm cho biểu hiện của bệnh nghiêm trọng hơn.

– Đeo khẩu trang khi ra đường: Đeo khẩu trang khi ra đường, khi tiếp xúc với môi trường khói bụi không chỉ tốt cho người bệnh hen suyễn mà còn giúp mọi người tránh xa được các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp do tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.

– Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này.

– Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn đơn giản, dễ thực hiện.

Tập thể dục và bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng

Tập thể dục và bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật.

Thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,…

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân, tránh những nơi tập luyện có nhiều khói bụi.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

Không khí lạnh là một trong những tác nhân dễ gây ra những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.

Theo thống kê, gần một nửa số người mắc hen suyễn phát bệnh trong độ tuổi trưởng thành. Việc nhận biết rõ các triệu chứng để điều trị kịp thời là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu lạ nghi ngờ là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, bạn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn làm rõ nguyên nhân và có hướng điều trị sớm.

]]>
Bài trắc nghiệm kiểm soát Hen Suyễn https://omron-yte.com.vn/20400-bai-trac-nghiem-kiem-soat-hen-suyen/ Fri, 12 Sep 2014 07:59:07 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=20400 Xin chào bạn đọc! Ở bài viết này Omron xin giới thiệu bài Trắc Nghiệm Kiểm Soát Hen Suyễn. Đây là một trắc nghiệm nhanh cho bệnh nhân bị hen suyễn từ 12 tuổi trở lên. Khi làm trắc nghiệm này bạn có thể tự đối chiểu để tự đánh giá bệnh hen suyễn của mình đã được kiềm chế ở mức nào. Tuy nhiên đừng quên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhé.

Bài trắc nghiệm kiểm soát Hen Suyễn 1

Click vào ảnh để phóng to

Hướng dẫn sử dụng

  1.  Viết số điểm của bạn cho mỗi câu trả lời vào ô điểm số bên phải.
  2.  Cộng điểm số tổng cộng của 5 câu hỏi.
  3.  Kết quả:
  •  Nếu bạn đạt 25 điểm: Bệnh hen suyễn của bạn đã được kiểm soát HOÀN TOÀN TRIỆT ĐỂ.
  •  Nếu bạn đạt: 20 – 24 điểm: Bệnh hen suyễn của bạn đã được kiểm soát ĐẠT MỤC TIÊU
  • Nếu bạn đạt < 20 điểm: Bệnh hen suyễn của bạn CHƯA ĐẠT được kiểm soát.

Hi vọng bạn sẽ yêu thích công cụ này !

]]>
Tư vấn sức khỏe cho trẻ vừa béo phì vừa hen suyễn https://omron-yte.com.vn/20396-tu-van-suc-khoe-cho-tre-vua-beo-phi-vua-hen-suyen/ Thu, 12 Jun 2014 07:40:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=20396 Hỏi: Chào bác sĩ ! Cháu năm nay 14 tuổi, cháu cao 1.44m và nặng 67 kg. Cháu đã cố gắng ăn kiêng đã gần một năm nay nhưng vẫn không giảm được cân nào. Thời gian gần đây cháu rất hay bị ho, khó thở, đặc biệt vào ban đêm, khi ngủ cháu thường hay thở như mèo rên. Bác sĩ cho cháu hỏi là có phải cháu bị béo phì không? Tại sao cháu lại khó thở, có phải do cháu béo hay do hen suyễn?

Tư vấn sức khỏe cho trẻ vừa béo phì vừa hen suyễn 1

Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào cháu. Theo như cháu mô tả thì có thể dự đoán cháu đã bị béo phì. Nếu tính BMI (chỉ số khối cơ thể) dựa theo cân nặng và chiều cao thì BMI của cháu là 32,3. Nghĩa là đã … dư tiêu chuẩn bị béo phì rồi. (cách tính BMI theo cân nặng & chiều cao)

Chính vì vậy, có thể kết luận vấn đề cân nặng của cháu là không thể xem thường được. Để có thể giảm cân được cháu cần phải thực hiện cả vấn để ăn uống và tập luyện thể dục. Cháu nên đến gặp các chuyên gia để được tư vấn cụ thể nhé.

Người béo phì thường rất khó thở nhưng tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng cháu bị hen suyễn. Dựa theo một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa hen suyễn và chỉ số khối cơ thể cao (BMI), người béo phì thường dễ bị hen suyễn và ngược lại. Cháu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được các bác sĩ khám, đo chức năng hô hấp, chụp X-quang phổi để có thể đưa ra kết luận chính xác.

Chúc cháu vui khỏe.

]]>
Cách phân biệt bệnh hen suyễn và viêm phế quản https://omron-yte.com.vn/18618-cach-phan-biet-benh-hen-suyen-va-viem-phe-quan/ Sat, 03 Aug 2013 02:48:27 +0000 https://omron-yte.com.vn/18618-cach-phan-biet-benh-hen-suyen-va-viem-phe-quan/ Viêm phế quản và hen suyễn rất dễ bị nhầm lẫn vì các triệu chứng, biểu hiện bên ngoài gần tương tự giống nhau. Cả hai đều là tình trạng các ống phế quản bị viêm, các đường dẫn khí trong phổi co lại, gây ho, khó thở, tức ngực và có tiếng “khò khè” khi thở. Rất khó để phân biệt rõ ràng hai căn bệnh này, tuy nhiên, người bệnh có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau, sau đó tới các trung tâm y tế thăm khám, các bác sỹ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng.

Phân biệt dựa vào nguyên nhân gây bệnh

Có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh để phân biệt đâu là viêm phế quản và đâu là hen suyễn. Thông thường thì hen suyễn là một bệnh mãn tính  của đường thở, nhiều người mắc hen suyễn bẩm sih và có thể phải sống chung với bệnh cả đời trong khi ai cũng có thể bị mắc bệnh viêm phế quản chỉ sau một lần bị cảm lạnh thông thường.

Phân biệt dựa vào nguyên nhân gây bệnh 1

Viêm phế quản và hen suyễn có nhiều điểm chung rất khó phân biệt

Dựa vào thời gian gây bệnh

Cách phân biệt này cũng chỉ mang tính tương đối chứ không thể dựa hoàn toàn vào thời gian gây bệnh để kết luận đâu là viêm phế quản, đâu là hen suyễn.

Hen suyễn là căn bệnh mãn tính. Các triệu chứng ho, khò khè, khó thở có thể lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài, hoặc các triệu chứng của bệnh vẫn tồn tại qua thời gian chữa bệnh thông thường.

Còn với các trường hợp bị viêm phế quản, thường là một tiến trình cấp tính, hầu hết các trường hợp đều hồi phục sau 5 đến 10 ngày, người bệnh cũng có thể bị ho dai dẳng kéo dài một vài tuần sau khi khỏi bệnh. Viêm phế quản cũng có thể trở thành mãn tính, nguy cơ mãn tính cao ở những người nghiện thuốc lá.

Phân biệt viêm phế quản và hen suyễn qua triệu chứng, biểu hiện bên ngoài

Tuy cùng có các triệu chứng như ho, xuất hiện các cơn đau ngực, khó thở, tuy nhiên, hen suyễn và viêm phế quản cũng có một vài điểm khác biệt. Viêm phế quản có thể gây ra cơn sốt nhẹ, người bệnh có cảm giác ớn lạnh và chất nhầy ở mũi có màu vàng xanh. Còn người bệnh hen suyễn thì không có triệu chứng này.

Các cách phân biệt nêu trên chỉ mang tính chất tương đối. Hen suyễn hay viêm phế quản đều là các bệnh không thể bỏ qua, vậy nên khi thấy xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở, đau ngực thì bạn nên tới các trung tâm y tế, bác sỹ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra . Các bác sỹ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng và phác đồ điều trị cho từng loại bệnh.

Omron-yte.com.vn

]]>
Lời khuyên cho người bệnh hen suyễn https://omron-yte.com.vn/18614-loi-khuyen-cho-nguoi-benh-hen-suyen/ Fri, 02 Aug 2013 00:48:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/18614-loi-khuyen-cho-nguoi-benh-hen-suyen/ Những triệu chứng, biểu hiện của bệnh hen đôi khi khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, lãnh cảm với môi trường xung quanh. Họ hay tự cô lập mình và tự cảm thấy đơn độc, đặc biệt, tình trạng khó thở do hen suyễn gây ra càng khiến người bệnh ít vận động hơn, gây giảm sức đề kháng và giảm tinh thần. Dưới đây là một số lời khuyên cho người bệnh bị hen suyễn.

Người bệnh hen suyễn vẫn nên tập luyện đều đặn

Nếu bạn lo về việc tập luyện sẽ khiến khó thở hơn, bạn có thể chọn các môn thể thao phối hợp như bóng chuyển …Bản chất của các môn thể thao này không đòi hỏi người chơi phải hô hấp quá nhanh, chúng cũng giúp người bệnh có thể giao lưu, tiếp xúc với các bạn chơi khác và dần dần rút ra khỏi tình trạng cô lập tự tạo. Ngoài bóng chuyền, các môn như nhảy, thể dục tay không hoặc thể dục dụng cụ cũng rất phù hợp với người bệnh hen.

Người bệnh hen suyễn vẫn nên tập luyện đều đặn 1

Người bệnh hen vẫn cần tập luyện, vận động đều đặn hàng ngày để tăng sức đề kháng. Ảnh minh họa

Tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp bảo vệ thân thể, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể mà còn tăng khả năng giải tỏa căng thẳng, giúp có một tinh thần sảng khoái, không ức chế. Người bệnh hen suyễn nên chơi thể thao trong một phòng rộng, có đủ thuốc men đề phòng trường hợp xảy ra cơn hen suyễn đột ngột.

Nếu bạn còn chưa rõ về các triệu chứng của bệnh hen có thể xem tại: Triệu chứng bệnh hen

Một số lưu ý khi tập luyện cho người bệnh hen suyễn

  • Đừng luyện tập quá sức.
  • Trong và sau quá trình luyện tập, hãy để cho tinh thần thư giãn và thoải mái.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ giải lao hợp lí trong quá trình chơi thể thao.
  • Ở trạng thái bình thường, phế quản của bạn co lại. Vì vậy, bạn nhớ khởi động kĩ một cách nhẹ nhàng trước khi luyện tập để bảo đảm phế quản được co giãn một cách tốt nhất.
  • Thở bằng mũi càng lâu càng tốt.
  • Tránh các môn thể thao đòi hỏi phải tập trung sức lực và phải thực hiện với tần số cao. Tốt hơn hết là chơi các loại hình thể thao đòi hỏi sự bền bỉ như đạp xe đạp, chạy bộ, đi bộ…
  • Cảm giác thường thấy khi mắc bệnh hen suyễn là khô cổ họng. Chính vì vậy, môn bơi trong điều kiện tiếp xúc với không khí ẩm quả là một môn thể thao lí tưởng đối với bạn.

Dinh dưỡng cho người bệnh hen suyễn

Người bệnh hen suyễn nên chú ý một số vấn đề sau trong chế độ dinh dưỡng của mình:

Dinh dưỡng cho người bệnh hen suyễn 1

Vitamin C có nhiều trong hoa quả tốt cho người bệnh hen suyễn

  • Bổ sung nhiều vitamin C, tăng cường rau củ quả nhất là các loại quả có nhiều vitamin C.
  • Các loại thức ăn nhiều bêta-caroten và vitamin E cũng có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp cho bệnh nhân hen. Nhóm nhiều bêta-caroten như gấc, rau ngót, ớt vàng to, cà rốt còn nhóm giầu vitamin E gồm có dầu thức vật và các loại hạt.
  • Không nên ăn quá mặn. Nếu hàm lượng muối quá nhiều dễ gây ứ muối và nước, làm nặng thêm tình trạng khó thở. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người bệnh hen suyễn chỉ nên ăn dưới 6g muối/ngày tương đương với 1 thìa cà phê nhỏ.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn. Bệnh nhân có thể ăn 6 bữa nhỏ/ngày. Có thể bổ sung thức uống dinh dưỡng như sữa từ 400 – 600ml giúp tăng năng lượng nạp vào và cải thiện được tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân.
  • Hạn chế các thực phẩm sinh hơi, gây trướng bụng như thức uống chúa gas, táo, bơ, dưa hấu, đậu, bông cải xanh, bắp cải, ngô, hành, tiêu, rau cải ngâm giấm hoặc làm dưa chua…
  • Uống nhiều nước, nên từ 6 -8 cốc nước/ngày.  Không uống các thức uống chứa cafein, trà, thức uống chứa gas như các loại nước lên men, coca, pepsi…vì chúng có thể tương tác với một số thuốc điều trị.

Để rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hen suyễn, chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của Th.S, Bác sỹ Huỳnh Anh Tuấn qua đoạn phóng sự sau:

Omron-yte tổng hợp

]]>
Thực phẩm tốt cho người bị hen suyễn https://omron-yte.com.vn/18608-thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-hen-suyen/ Thu, 01 Aug 2013 09:22:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/18608-thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-hen-suyen/ Người bị hen suyễn cần rất thật trọng khi sử dụng thực phẩm. Một số thực phẩm có tác dụng kích hoạt cơn hen suyễn nhưng cũng có một số thực phẩm có lợi cho người bị hen suyễn. Đó là các thực phẩm nào, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.

Củ gừng : Gừng có chứa hoạt chất gingerol có tác dụng chống nôn, long đàm, chống viêm giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen suyễn. Nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân bị hen, nếu dùng gừng liên tục trong mỗi ngày, các triệu chứng bệnh hen giảm đi rõ rệt, đặc biệt là triệu chứng thở khò khè và nặng ngực.

Thực phẩm tốt cho người bị hen suyễn 1

Gừng có tác dụng tốt cho người bị hen

Mật ong: Mật ong có tác dụng làm loãng chất đàm nhớt trong phế quản và tạo điều kiện dễ dàng để tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Người bệnh hen có thể pha mật ong trong nước uống hàng ngày, hoặc có thể pha một muỗng cà phê mật ong pha với nửa muỗng cà phê bột quế uống một lần mỗi ngày. Cách tốt nhất là dùng mật ong pha với nước cốt gừng tươi.

Dân gian cũng áp dụng một số món ăn bài thuốc trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng của hen suyễn. Đó là các bài thuốc từ tỏi, húng quế, cam thảo, cà rốt ….Công thức làm như sau:

  • Dung dịch tỏi: Hòa 10 – 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm sau đó pha nước uống
  • Húng quế: Cho  30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.
  • Hành tây, mật ong: Lấy ¼ ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng cà phê tiêu đen.
  • Cam thảo, gừng:  hòa trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp này với 1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp.
  • Nước ép cà rốt, cải bó xôi: Pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly.
  • Gừng, nghệ, tiêu đen:  Đem nghiền nhỏ rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này.

Đọc thêm: Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh hen

Omron-yte.com.vn sưu tầm

]]>
Nguyên nhân bệnh hen và những nguy cơ tiềm ẩn https://omron-yte.com.vn/18597-nguyen-nhan-benh-hen-va-nhung-nguy-co-tiem-an/ Mon, 29 Jul 2013 01:07:12 +0000 https://omron-yte.com.vn/18597-nguyen-nhan-benh-hen-va-nhung-nguy-co-tiem-an/ Thông thường, các dị nguyên như bụi, phấn hoa… được cho là thủ phạm gây ra các cơn hen. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Anh, Mỹ đã phát hiện ra những thủ phạm mà ít ai ngờ tới.

Nguyên nhân bệnh hen và những nguy cơ tiềm ẩn 1

Pháo hoa

Trên thực tế,  pháo hoa chứa rất nhiều chất độ hại như sulfur dioxit mà có thể kích thích gây hen khi hít phải một lượng nhất định.

Túi khí an toàn

Hen suyễn là một căn bệnh thường gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất hiện các cơn hen thế nhưng dưới đây có thể là những phát hiện bất ngờ. Cơn hen có thể xuất hiện nếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau.

Bột mỳ

Nếu phải hít vào một lượng lớn bụi bột mỳ, người bệnh rất dễ bị kích thích phổi và gây ra hội chứng hen ở người làm bánh. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bụi bột mỳ là một trong những yếu tố có liên quan đến bệnh hen, đặc biệt là bột mỳ trắng. Nhiều người bị làm bánh khong bị hen cũng có thể mắc bệnh này do phổi bị tổn thương bởi bụi bột mỳ.

Các thiết bị dùng ga

Khí N02, một loại khí sinh ra từ các thiết bị dùng ga, có liên quan với các triệu chứng hen ở trẻ nhỏ. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khí N02 có thể làm bệnh hen năng thêm với chỉ một một lượng nhỏ thoát ra từ lò nước, bếp ga và lò sưởi. Vậy nên, nếu buộc phải dùng các thiết bị dùng ga, chúng ta có thể trang bị một số thiết bị thông gió sẽ giúp giảm nồng độ N02 trong nhà xuống mức an toàn đối với người mắc bệnh hen.

Ảnh hưởng từ nến

Tuy rằng, một số nghiên cứu đã chỉ ra thành phần paraffin làm ra nến sẽ tỏa ra khí toluene và benzene có thể không trực tiếp đe dọa sức khỏe, nhưng khi sử dụng thường xuyên, ở những nơi kín gió thì nó có thể gây hen.

Máy in

Chất ultrafine ô nhiễm được thải từ máy in và máy photo-copy sản sinh ra, gây ô nhiễm kích ứng hệ hô hấp.

Nhựa

Cũng đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa các sản phẩm làm từ nhựa và nguy cơ mắc bệnh hen. Kết quả là các loại vật dụng  trong nhà làm từ nhựa PVC, chẳng hạn như rèm tắm, một số thảm trải nhà, đồ chơi… sẽ thải ra không khí chất phthalate. Và chất  phthalate có liên quan với sự gia tăng của bệnh hen, ho và thở khò khè.

Theo Omron-yte

]]>
Bài trắc nghiệm về bệnh hen suyễn https://omron-yte.com.vn/18534-bai-trac-nghiem-ve-benh-hen-suyen/ Thu, 18 Jul 2013 10:11:57 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=18534 Bệnh hen suyễn không còn xa lạ gì với chúng ta. Để hiểu hơn về kết quả điều trị căn bệnh này, mời bạn đọc theo dõi và trả lời qua phần câu hỏi trắc nghiệm sau. Nếu tra số điểm bạn đạt 25 điểm chứng tỏ bạn đã kiểm soát bệnh hen suyễn hoàn toàn triệt để trong tháng vừa qua. Nào chúng ta cùng bắt đầu với 5 câu hỏi sau:

Bài trắc nghiệm về bệnh hen suyễn 1

Câu hỏi trắc nghiệm :

Câu 1: Trong 4 tuần qua, bệnh hen suyễn chiếm mất bao thời gian khiến bạn không thể tập trung vào hoàn tất công việc tại nơi làm việc, học tập hoặc ở nhà?

(a) Luôn luôn . (1 điểm)
(b) Rất thường xuyên (2 điểm)
(c) Thỉnh thoảng (3 điểm)
(d) Hiếm khi (4 điểm)
(e) Chưa bao giờ (5 điểm)

Câu 2: Trong 4 tuần qua, số lần khó thở của bạn là bao nhiêu lần?

(a) >1 lần/ ngày (1 điểm)
(b) 1 lần mỗi ngày (2 điểm)
(c) 3-6 lần/ tuần (3 điểm)
(d) 1 hoặc 2 lần mỗi tuần (4 điểm)
(e) Không lần nào (5 điểm)

Câu 3: Trong 4 tuần qua, cứ bao lâu 1 lần các triệu chứng hen suyễn của bạn lại làm bạn phải thức giấc lúc nửa đêm hoặc làm bạn phải dậy sớm hơn thường ngày vào buổi sáng.

(a) >=4 đêm/ mỗi tuần (1 điểm)
(b) 2-3 đêm/ tuần (2 điểm)
(c) 1 đêm/ tuần (3 điểm)
(d) 1 – 2 lần/ tuần (4 điểm)
(e) Không lần nào (5 điểm)

Câu 4: Trong 4 tuần qua, bao nhiêu lâu 1 lần bạn phải dùng thuốc xịt hoặc thuốc xông khí dung dể cắt cơn hen suyễn.

(a) >=3 lần/ ngày (1 điểm)
(b) 1-2 lần/ tuần (2 điểm)
(c) 2-3 lần/ tuần (3 điểm)
(d) <= 1 lần/ tuần (4 điểm)
(e) Không lần nào (5 điểm)

Câu 5: Nếu phải xếp loại việc kiểm soát hen suyễn trong 4 tuần qua, bạn sẽ xếp lại như thế nào?
(a) Hoàn toàn không được kiểm soát (1 điểm)
(b) Được kiểm soát (2 điểm)
(c) Được kiểm soát một chút (3 điểm)
(d) Được kiểm soát tốt (4 điểm)
(e) Được kiểm soát hoàn toàn (5 điểm)

Kết quả:

  • Nếu bạn đạt 25 điểm: Bệnh hen suyễn của bạn đã được kiểm soát HOÀN TOÀN TRIỆT ĐỂ.
  • Nếu bạn đạt: 20 – 24 điểm: Bệnh hen suyễn của bạn đã được kiểm soát ĐẠT MỤC TIÊU
  • Nếu bạn đạt < 20 điểm: Bệnh hen suyễn của bạn CHƯA ĐẠT được kiểm soát.

Căn cứ vào kết quả như trên, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sỹ về kết quả quá trình điều trị.

]]>
Các phương pháp chữa bệnh hen https://omron-yte.com.vn/14008-cac-phuong-phap-chua-benh-hen/ Sun, 24 Jun 2012 03:32:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/14008-cac-phuong-phap-chua-benh-hen/ Hen phế quản là một trong những bệnh phổ biến nhất với những hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, việc điều trị hiệu quả căn bệnh cần một liệu pháp tổng hợp bao gồm cả việc ăn uống hợp lý và rèn luyện tâm thể để kiểm soát cảm xúc và nâng cao sức kháng bệnh.

Các phương pháp chữa bệnh hen 1

Dùng thảo dược chữa bệnh hen suyễn

  • Cải củ: Củ, lá, hoa và hạt cây cải củ có hoạt tính kháng khuẩn đối với những vi khuẩn gram dương. Hạt cải củ được dùng chữa hen suyễn, ho nhiều đờm, sốt. Ngày dùng 6-12 g sắc uống.
  • Gừng: Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống dị ứng, thể hiện trên tác dụng chống co thắt cơ trơn. Cineol trong gừng có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn. Gừng còn có tác dụng giảm ho, chống viêm và giảm đau. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, ho có đờm. Ngày dùng 3-6 g dạng thuốc sắc hay bột. Gừng được dùng trị hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi.
  • Ngải cứu: Trong y học cổ truyền, người ta dùng thân và lá ngải cứu khô đốt và hít khói chữa hen phế quản.
  • Táo ta: Theo kinh nghiệm dân gian, lá táo được dùng trị hen. Một thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh lá táo có tác dụng chữa viêm phế quản, khó thở. Trong một thử nghiệm lâm sàng khác, viên ngậm bào chế từ lá táo đã có tác dụng cắt cơn hen phế quản rõ rệt. Với liều ngậm mỗi lần 1 viên, ngày 5 viên, nó có tác dụng dự phòng xuất hiện cơn hen trong một số trường hợp, đồng thời có tác dụng long đờm, giảm ho.
  • Tế tân: Tinh dầu tế tân có tác dụng gây giãn cơ trơn khí phế quản. Tế tân được dùng chữa hen. Ngày dùng 4-6 g sắc uống.
  • Tía tô: Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Hạt tía tô được dùng trị hen suyễn và ho có đờm. Ngày dùng 3-10 g hạt tía tô sắc uống.
  • Tiền hồ: Trong thực nghiệm trên động vật, tiền hồ có tác dụng long đờm kéo dài 6-7 giờ sau khi cho uống. Tiền hồ được dùng chữa hen suyễn, ngực tức khó thở, viêm phế quản, ho gà, ho đờm. Ngày dùng 10 g sắc uống.

Các bài thuốc chữa bệnh hen:

Chữa ho suyễn, khí đoản, ngực đầy tức:

  • Hạt tía tô 10 g, đương quy 8 g; cam thảo, nhục quế, mỗi vị 2 g; tiền hồ, hậu phác, lá tía tô mỗi vị 4 g, gừng tươi 2 lát, đại táo một quả. Sắc uống ngày một thang.
  • Hạt tía tô 10 g, bạch giới tử 8 g, hạt cải củ 8 g, đường phèn vừa đủ. Sắc rồi cho đường vào nước sắc, uống nóng, ngày một thang.
  • Hạt tía tô, hoàng kỳ, bạch truật mỗi vị 12 g; phòng phong 8 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa hen phế quản:

  • Thể hàn: Tiền hồ 10 g, hạt tía tô, ngải cứu, đại táo mỗi vị 12 g, đương quy 10 g, trần bì, hậu phác, quế chi mỗi vị 8 g, gừng 4 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Thể nhiệt: Tiền hồ, thiên môn, mạch môn, tang bạch bì, ô mai, bách bộ, thạch cao mỗi vị 12 g; trần bì 6 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Chữa hen khó thở, ho đờm, cảm sốt: Tiền hồ, mạch môn, rễ lức mỗi vị 12 g; rễ dâu, tía tô hay hương nhu trắng mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

Mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn

1. Dùng nước ép cà chua với bột nghệ hàng ngày sẽ làm giảm viêm mũi dị ứng và khó thở gây đau đớn khi lên cơn hen. Dùng một nửa cốc nước ép cà chua tươi trộn với một thìa đầy bột nghệ, dùng trong khoảng 1tuần đến 10 ngày sẽ có hiệu quả rất tốt.

2. Một thìa hạt rau diếp ( xà lách) trộn với mật ong, dùng một ngày hai lần trong suốt quá trình điều trị hen suyễn và viêm phổi rất bổ cho cơ thể.

Thường xuyên dùng cách này để giảm phụ thuộc vào thuốc chữa hen và cải thiện sức khoẻ của bạn. Lấy khoảng 30g mật ong trộn với một thìa hạt rau diếp sống uống trước bữa ăn. Ngoài ích lợi trên, hạt rau diếp còn chứa lignose giúp khử trùng ruột.

3. Một thìa nước ép bạc hà tươi với 2 thìa giấm mạch nha nguyên chất cộng với một lượng tương tự mật ong quấy đều trong khoảng 120g nước ép cà rốt. Ngày dùng 3 lần như một loại thuốc bổ phổi và chữa hen suyễn cho kết quả tốt. Nó giúp mở rộng lối thông khí và miễn dịch các chất gây dị ứng mũi.

4 . Một chén đầy nước ép mướp đắng trộn với 1 thìa cà phê mật ong. Ngày dùng một lần, dùng trong khoảng ba tháng có thể chữa hen suyễn và viêm phổi trong một số trường hợp đặc biệt. Cách này rất dễ áp dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn.

5. Lá cây cà pháo hay cà tím là thuốc trị co thắt khí quản. Một nửa thìa nước lá cây cà với một thìa mật ong dùng 3 lần mỗi ngày giúp giảm sung huyết (tắc nghẽn) phổi, viêm phổi và ho. Nó có tác dụng tốt để điều trị ho dị ứng hoặc dị ứng phổi. Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian là 10 ngày hoặc phải thay bằng cách khác nếu nó không có tiến triển tốt.

Dinh dưỡng trong chữa và điều trị bệnh hen suyễn

Tuy dinh dưỡng không đóng vai trò quyết định trong điều trị bệnh hen suyễn như dược phẩm, nhưng gần đây khoa học cho thấy chế độ dinh dưỡng góp phần trong việc làm gia tăng tần suất mắc bệnh hen suyễn trong cộng đồng, do đó một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần trong phòng ngừa và kiểm soát bệnh hen suyễn.

Vai trò của acid béo omega 3 : Chế độ ăn mất cân bằng trong tỉ lệ acid béo omega 6/omega 3 làm tăng cường giải phóng các hóa chất gây viêm làm tăng nặng bệnh hen suyễn. Để phòng và điều trị, người bệnh hen nên giảm lượng thực phẩm chứa nhiều acid béo omega 6 và tăng thực phẩm giàu omega 3 theo chỉ định của bác sỹ. Hoặc cũng có thể bổ sung bằng viên dầu cá (chứa nhiều acid béo omega 3).

Giảm cân nếu béo phì: Tuy bằng chứng y học chưa mạnh nhưng có rất nhiều nghiên cứu chứng minh mối tương quan giữa béo phì và bệnh hen suyễn. Đặc biệt gần đây nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh béo phì và bệnh đái tháo đường có cơ chế viêm. Viêm cũng là cơ chế chính trong bệnh hen suyễn. Do đó các hóa chất gây viêm phát sinh do mất cân bằng mô mỡ trong bệnh béo phì cũng có ảnh hưởng làm nặng thêm bệnh hen suyễn. Vì thế lời khuyên đối với người hen suyễn là giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.

Vai trò của các chất dinh dưỡng chống ôxy hóa (hay còn gọi là chống lão hóa): Để phòng và điều trị hen suyễn, người bệnh cần tăng cường các chất dinh dưỡng có tính chống ôxy hóa bao gồm glutathione, vitamin C, vitamin E, beta-caroten là tiền chất vitamin A… Những chất này có nhiều trong các loại trái cây (nho, bưởi, mận, dâu, cam, thơm…), rau quả và rau mầm, trái cây khô, các loại đậu, hạt…

Vai trò của chất magiê : magiê có tác dụng giúp giãn cơ trơn và kháng viêm. Do đó người bệnh hen nên ưu tiên dùng thực phẩm giàu magiê gồm rau lá xanh, cà chua, các loại đậu (đặc biệt là đậu đen, đậu trắng, đậu nành), hạt (đặc biệt là hạt bí, hạt dẻ, hạt điều), chuối, ngũ cốc nguyên cám, sữa và chế phẩm từ sữa, atisô.

Vai trò của các chất methylxanthin: đây là một nhóm thuốc có tác dụng điều trị hen qua cơ chế làm giãn phế quản và có tác dụng kháng viêm nhẹ. Chất này trong tự nhiên có trong các thực phẩm nhiều cafein bao gồm trà, cà phê, nước ngọt coca cola, sôcôla… Người bệnh hen suyễn sử dụng vừa phải các thực phẩm chứa methylxanthin cũng góp phần ổn định bệnh.

Tham khảo thêm triệu chứng bệnh hen suyễn

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>