Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:53:13 +0000 vi hourly 1 Không thể chủ quan với hiện tượng thở khò khè ở trẻ https://omron-yte.com.vn/19366-khong-the-chu-quan-voi-hien-tuong-tho-kho-khe-o-tre/ Wed, 20 Nov 2013 23:53:17 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=19366 Khi trẻ có các triệu chứng bất thường ở đường hô hấp như thở khò khè, khó thở, thở nhanh, thở gấp …. đều là những dấu hiệu mà các mẹ không nên chủ quan bỏ qua đặc biệt là hiện tượng thở khò khè. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thở khò khè, một số bị hen suyễn, một số bị viêm tiểu phế quản, khi bé nhà bạn rơi vào tình trạng này cần hiểu đúng và có cách xử trí khoa học.

Không thể chủ quan với hiện tượng thở khò khè ở trẻ 1

Thở khò khè có thể là dấu hiệu bệnh lý

Không quá khó để phát hiện ra trẻ bị thở khò khè, trẻ có tiếng thở bất thường, có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, có thể nghe rõ bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ. Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức. Cũng có một số trường hợp không thể nghe rõ bằng tai, khi đó, cần tới bác sỹ qua các ống nghe.

Trẻ bị thở khò khè rất hay bị nhầm lẫn với trẻ bị nghẹt mũi. Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, rất dễ bị ho cảm làm trẻ thở khụt khịt, với các trường hợp này các mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt nước muối sinh lý, sau đó nghe lại sẽ thấy tiếng thở của trẻ dễ chịu hơn. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi. Còn trẻ bị thở khò khè thì không như vậy.

Thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Thường gặp nhất là hen phế quản (hay còn gọi là suyễn, thường gặp nhất ở trẻ trên 18 tháng tuổi), viêm tiểu phê quản, viêm phổi (thường gặp ở bé dưới 6 tháng tuổi). Ngoài ra còn có các nguyên nhân hiếm gặp khác như dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép …

Khi nào trẻ thở khò khè là trường hợp nguy hiểm?

Thở khò khè có thể là dấu hiệu báo trước của một số bệnh lý, vậy nên các mẹ không nên chủ quan. Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ nếu thấy trẻ rơi vào một trong số các trường hợp sau:

  • Trẻ thở khò khè lần đầu tiên, khò khè kèm theo khó thở, tím tái, rối loạn tri giác, vật vã, bứt rứt, hay li bì, và sau đó khò khè lại tiếp tục tái phát.
  • Với các trẻ dưới 3 tháng tuổi bị thở khò khè, cần đưa tới bệnh viện ngay vì đây là có thể là triệu chứng bệnh nặng.
  • Trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng từ 3-4 tuần, lúc này trẻ cần được khám tại chuyên khoa vì nhiều trường hợp trẻ cần được làm xét nghiệm chuyên sâu để có xác định chuẩn xác.

Cũng nên lưu ý thêm rằng, không nên tự ý dùng thuốc kể cả các loại thuốc kháng sinh, thuốc long đờm, kháng viêm cho trẻ vì có thể những thuốc đó không những không đạt hiệu quả mà còn làm trẻ thở khò khè nhiều hơn, dẫn tới bệnh nặng hơn. Mọi lưu ý trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.

Omron-yte.com.vn (Tổng hơp)

]]>
Sai lầm dẫn đến bệnh đường hô hấp ở trẻ https://omron-yte.com.vn/17485-sai-lam-dan-den-benh-duong-ho-hap-o-tre/ Thu, 28 Mar 2013 09:05:33 +0000 http://demo.omron-yte.com.vn/?p=17485 Trẻ sinh non, thiếu tháng, suy dinh dưỡng ngay từ khi mới chào đời …rất có nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh còn tăng lên cao hơn nếu các mẹ mắc phải một số sai lầm sau:

“Ủ kín” trẻ quá mức

Nhiều bà mẹ lúc nào cũng lo sợ con thế nọ, thế kia nên không cho trẻ ra ngoài nhà, tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Trẻ mà lúc nào cũng được giữ ở nhà thì đến tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh hô hấp hơn những đứa trẻ khác. Nguyên nhân là do trẻ chưa có miễn dịch với các loại virus, vi khuẩn trong môi trường.

Không tắm cho trẻ khi trẻ bị viêm đường hô hấp

Không tắm cho trẻ khi trẻ bị viêm đường hô hấp 1

Cũng không ít bà mẹ thấy trẻ ho, sổ mũi, sợ con nhiễm lạnh nên không tắm cho trẻ. Như vậy càng làm trẻ có khả năng nhiễm bệnh nặng hơn. Khi tắm cho trẻ, bạn chỉ cần lưu ý chọn chỗ tắm kín gió, nước vừa đủ ấm, tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Tắm xong phần nào nên lau khô cho trẻ ngay phần ấy, quấn khăn vào càng tốt. Xong hết thì thay quần áo cho sạch sẽ.

Và đây là một vài lời khuyên cho các mẹ:

  • Khi trẻ sốt, bạn nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, mỗi lần uống từng ít một. Không nên vội vàng cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt (trừ khi trẻ sốt trên 38 độ). Hãy dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt khô, thường xuyên lau, chườm cho trẻ.
  • Khi trẻ ho, bạn không nên tự mua thuốc giảm ho cho bé vì phản xạ ho sẽ không thể thực hiện, trẻ không tống được chất đờm trong phế quản ra ngoài sẽ dễ bị bệnh nặng hơn. Chỉ nên cho trẻ uống các loại thuốc ho được bào chế từ dược liệu đơn giản, phù hợp để làm thông thoáng đường thở (luôn hỏi bác sỹ trước khi cho trẻ uống). Cũng có thể cho trẻ ăn húng chanh hấp mật ong hay các bài thuốc dân gian, trẻ sẽ giảm ho một cách tự nhiên.
  • Khi trẻ sổ mũi mà còn quá bé, không tự hỉ mũi được, mẹ nên làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối có bán ở các hiệu thuốc tây (nhớ nói rõ độ tuổi của con để có được loại phù hợp), dùng dụng cụ hút mũi để hỗ trợ cho bé.

 

]]>
Phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi trời lạnh https://omron-yte.com.vn/17476-phong-benh-ho-hap-cho-tre-khi-troi-lanh/ Thu, 28 Mar 2013 09:01:03 +0000 http://demo.omron-yte.com.vn/?p=17476 Vào những đợt gió lạnh của mùa đông, trẻ rất hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, họng, viêm phế quản …Để những căn bệnh này không có cơ hội phát triển, các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Phòng bệnh hô hấp cho bé khi trời trở lạnh 1

  • Giữ ấm và đắp chăn cho trẻ khi ngủ. Đặc biệt là phần cổ và ngực trẻ.
  • Cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng từ thực phẩm, thường xuyên bổ sung thực phẩm như tỏi, rau thơm, các loại hoa quả chua như chanh, cam, bưởi,…
  • Các mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng bằng các thực phẩm chức năng để đề phòng thiếu chất dinh dưỡng cho trẻ khi mà hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động chưa tốt.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung các acid amin thiết yếu từ các chế phẩm có bán rộng rãi trên thị trường. Các acid amin giúp cơ thể tổng hợp nên thành phần chính của kháng thể. Khi trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc chế độ dinh dưỡng của trẻ không cân bằng sẽ không cung cấp đủ acid amin cần thiết để tổng hợp các kháng thể.
  • Với trẻ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng sản xuất kháng thể còn thấp vì vậy trẻ càng dễ mắc bệnh hơn người lớn. Bạn cần củng cố và tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ có thể tự vệ trước các nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường.
]]>
Bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ trong mùa xuân https://omron-yte.com.vn/11990-benh-ho-hap-thuong-gap-o-tre-trong-mua-xuan/ Wed, 08 Feb 2012 10:09:31 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11990 Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết, số trẻ mắc bệnh đường hô hấp thường tăng cao. Bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong những ngày Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng.

Khi bị ốm, trẻ thường quấy khóc, ho, hắt hơi… sẽ làm bắn nước bọt, đờm dãi ra xung quanh có kèm theo vi khuẩn hoặc virut gây bệnh, trẻ khỏe hít thở phải nên bị lây nhiễm.

Nghe tiếng ho, đoán bệnh của trẻ

Ở người bình thường, đường hô hấp luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ do có những lớp lông nhỏ phủ trên lòng ống không ngừng chuyển động để đẩy các chất bẩn ra ngoài. Ho là triệu chứng chủ yếu của các bệnh đường hô hấp ở trẻ em cũng như ở người lớn. Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm đường hô hấp trên, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi…

Ðể tìm nguyên nhân các bệnh gây ho, các bậc cha mẹ cần xem trẻ ho nhiều vào lúc nào? Tiếng ho vang hay khàn khàn? Kèm với ho, trẻ có sốt không, có chảy nước mũi không, có khó thở không?… Cần phân biệt nhiều chứng ho khác nhau: Ho cấp tính thường kèm theo sốt ở trẻ em bị viêm đường hô hấp trên. Ho không kèm theo sốt có thể do dị ứng như hen; trẻ thường ho khan và ho từng cơn.

Ho về đêm ở trẻ sơ sinh do các chất nhầy tích tụ làm tắc các đường dẫn khí; Để trẻ khỏi ho, chỉ cần nâng trẻ dậy và bế theo chiều đứng để các chất nhầy tích tụ trong các đường dẫn khí chảy thoát đi. Ho tiếng ông ổng kèm theo giọng nói khàn có thể do viêm thanh quản. Ho từng cơn dài có thể là ho gà. Nếu đột ngột thấy trẻ ho sặc sụa, không bị sốt nhưng khó thở, mặt tái đi thì có thể do trẻ đã bị một dị vật vào đường hô hấp.

Nghe tiếng ho, đoán bệnh của trẻ 1

Cấu tạo giải phẫu cơ quan hô hấp.

Các bệnh hô hấp thường gặp

Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp) là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em trong mùa xuân. Trẻ thường ho kèm theo chảy nước mũi, có thể kèm theo sốt nhưng không khó thở.

Cách xử lý: Ho là một phản ứng của cơ thể để tống các chất lạ hoặc chất nhầy tiết nhiều quá ra khỏi các ống dẫn khí. Bởi vậy, ho là một phản ứng bảo vệ cần thiết của cơ thể nên nhiều khi không nên tìm cách ngăn cản triệu chứng ho.

Một số thuốc an thần, giảm ho có khi lại có hại, làm cho trẻ khó thở. Nên cho trẻ dùng các loại thuốc có tác dụng làm loãng cả chất nhầy để dễ tống chúng ra ngoài (nhỏ mũi bằng natriclorua 0,9%). Chỉ khi trẻ ho khan nhiều quá, bị mất sức vì ho ban đêm thì mới cho uống thuốc ho và an thần (như theralene…) để làm dịu cơn ho như trong trường hợp bị ho gà.
Bệnh ho gà: Nhờ tiêm phòng vaccin nên ngày nay ít trẻ bị bệnh ho gà. Tuy nhiên, nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ thì ho gà vẫn là một bệnh nguy hiểm. Triệu chứng bao gồm: sốt nhẹ, ho từng cơn. Mỗi cơn ho làm trẻ đỏ mặt, chảy nước mắt. Sau cơn ho, trẻ hít thở từng hơi dài nên nghe có những tiếng rít. Ðôi khi miệng trẻ có nhiều đờm dãi dính không nhổ ra được. Mỗi ngày trẻ có thể ho vài chục cơn, số cơn càng nhiều thì bệnh càng nặng. Ho kéo dài từ 2 – 3 tuần rồi giảm dần. Nếu trẻ vừa ho vừa sốt thì có thể trẻ bị viêm phế quản phổi kèm theo.

Các bệnh hô hấp thường gặp 1

Ngoài thuốc kháng sinh, nên dùng thuốc an thần để giúp trẻ đỡ ho và ngủ được. Vì những cơn ho tới bất thường nên phải thay đổi cách ăn của trẻ. Lúc nào trẻ ngớt cơn ho thì tranh thủ cho ăn ngay, không kể giờ giấc. Ðối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, ho gà có thể biểu hiện bằng cơn ngừng thở, tím tái, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, phải cho trẻ nằm bệnh viện để được săn sóc, theo dõi. Nếu trẻ đã đi nhà trẻ hay tới trường mà bị ho gà, cần phải để trẻ nghỉ ở nhà 1 tháng kể từ khi trẻ bị cơn ho đầu tiên. Việc cách ly trẻ bị bệnh với anh, chị em trong nhà cũng rất cần thiết.

Bệnh hen: Đây là một bệnh có liên quan tới các phế quản và biểu hiện từng cơn do các phế quản co thắt lại làm cho trẻ không thở ra được. Nguyên nhân có thể do dị ứng với bụi, phấn hoa, lông súc vật, một số vi sinh vật… Cơn hen cũng thường gặp trong dịp Tết vì thời tiết lạnh là yếu tố thuận lợi làm khởi phát cơn. Hen là một bệnh có tính chất gia đình: ông, bà, cha, mẹ, họ hàng có người hen thì các con cháu sau cũng dễ mắc bệnh. Cơn hen nặng hay nhẹ tùy ở từng trẻ.
Trong cơn hen nặng, trẻ thường phải ngồi, mặt tím tái, vã mồ hôi, hít thở khó khăn với những tiếng rít đặc trưng của bệnh. Các thuốc chữa hen (salbutamon,ventolin…) có tác dụng chủ yếu làm giãn phế quản để cho cơn hen dịu đi. Nếu cơn hen vẫn tiếp diễn thì cần phải cho trẻ vào bệnh viện. Hen là một bệnh phải chữa trị lâu dài. Các cơn hen không giống nhau, có thể một năm xảy ra đôi lần, nhưng cũng có thể xảy ra nhiều lần trong một tháng, ảnh hưởng tới việc học hành và cuộc sống của trẻ. Tâm lý bi quan của trẻ bị bệnh cũng như sự lo âu của các bậc cha mẹ có ảnh hưởng xấu tới tinh thần và làm bệnh nặng thêm. Việc động viên, khuyến khích, an ủi trẻ là rất cần thiết.

Viêm phế quản: Là bệnh hay gặp ở trẻ lớn trên 5 tuổi. Trẻ thường có các triệu chứng như sốt, ho nhưng không thở nhanh hoặc co rút lồng ngực nếu được chữa trị sớm bằng một thuốc kháng sinh. Thường thì bệnh khỏi trong vòng vài ngày nhưng cũng có khi kéo dài tới 1-2 tuần, nhất là với các cháu chưa biết cách khạc đờm.

Viêm phổi: Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ bị viêm phổi thường có các triệu chứng như: sốt cao, ho, thở nhanh, trường hợp nặng, cánh mũi trẻ phập phồng hoặc co rút lồng ngực. Cần phải đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và chữa trị  kịp thời bằng thuốc kháng sinh, trẻ sẽ nhanh khỏi.

Theo Sức khỏe đời sống

]]>
Nhiều trẻ mắc bệnh đường hô hấp khi thời tiết thay đổi https://omron-yte.com.vn/10251-nhieu-tre-mac-benh-duong-ho-hap-khi-thoi-tiet-thay-doi/ Thu, 15 Sep 2011 08:13:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10251 Nhiều trẻ mắc bệnh đường hô hấp khi thời tiết thay đổi 1Gần đây, thời tiết Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thay đổi trong ngày, gần sáng và tối lạnh, trưa nóng, kèm theo những cơn mưa bất chợt, khiến trẻ dễ bị sốt, ho, chảy nước mũi…. Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai số trẻ đến khám tăng gấp rưỡi.

Gần một tuần nay, chị Linh (Giáp Bát, Hà Nội) quay như chong chóng vì hết cậu con trai 2 tuổi ho, sốt, sổ mũi lại đến cô chị 4 tuổi cũng sụt sịt, may mà không sốt. Chị cho biết, khởi đầu là ông xã, tự nhiên sáng thức dậy thấy hắt hơi ầm nhà lên.

“Chồng mình bị viêm mũi dị ứng, người không khác gì cái máy dự báo thời tiết, nên cứ trở trời là y như rằng hắt hơi. Hai hôm sau thì đến lượt cậu con trai cũng ốm. Gia đình lo lắng vì uống thuốc lúc đầu thì đỡ, nhưng đến hôm sau lại sốt. May mà sau 3 ngày cháu không còn sốt, chỉ còn ho khan có đờm”, chị Linh cho biết.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, biên độ nhiệt trong ngày thay đổi cao, trẻ chưa thích ứng kịp nên số trẻ đến khám có tăng hơn bình thường. Đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi dễ diễn biến xấu nhanh, khó lường. Trẻ nhập viện trong thời gian này chủ yếu mắc các bệnh đường hô hấp, sốt virus, đa phần nhẹ, chỉ có một số ít trẻ nặng hơn, bị biến chứng viêm phổi.

Theo bác sĩ, nhiều người căn cứ vào dấu hiệu trẻ bị ho, sốt để cho con đi khám. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh đây không phải là những dấu hiệu đặc hiệu. Có trẻ không sốt, ho những vẫn bị viêm phổi nặng. Với lứa tuổi này, nếu thấy bé bú ít hơn ngày thường, khóc khi bú hoặc thấy con thở nhanh, thấy rõ hai cánh mũi phập phồng… thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng. Ngay cả khi trẻ ngủ nhiều hơn bình thường thì cũng có thể do trẻ bị bệnh.

Tiến sĩ Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung uơng cũng cho biết, trong những năm đầu đời, cấu trúc giải phẫu, hệ miễn dịch trẻ đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện. Vì thế, sức đề kháng của trẻ yếu, dễ mắc bệnh liên quan đến hô hấp. Trẻ có tiền sử sinh non, bệnh mãn tính, dị tật bẩm sinh, suy giảm miễn dịch bẩm sinh có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cao hơn.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, cha mẹ không cần quá lo lắng khi con mắc bệnh. Nếu thấy trẻ hắt hơi, sổ mũi nhiều thì cần chú ý làm sạch đường thở. Không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, đặc biệt không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Khi trẻ sốt virus, không tự ý truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ.

Trẻ sốt virus thường khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, nếu sốt cao, co giật thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Đáng lưu ý là triệu chứng ban đầu của sốt virus cũng khá giống với sốt xuất huyết, viêm não, viêm não Nhật Bản… Do vậy, thấy trẻ sốt cao đột ngột và kéo dài phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Để phòng bệnh, cần chú ý giữ ấm cho trẻ, gần sáng và đêm thì nên mặc quần áo ấm, tăng cường dinh dưỡng. Ngoài ra, cha mẹ nên tắm cho con vào buổi trưa khi trời ấm, vì nếu tắm buổi tối, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh.

Nguồn: VnExpress

]]>
Trẻ mắc dễ mắc bệnh hô hấp khi thời tiết nắng mưa thất thường https://omron-yte.com.vn/8294-tre-mac-de-mac-benh-ho-hap-khi-thoi-tiet-nang-mua-that-thuong/ Fri, 13 May 2011 09:30:44 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8294 Thời tiết thay đổi nhanh khiến số trẻ đến khám và nhập viện do các bệnh hô hấp, sốt siêu vi, sốt phát ban, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… tăng cao đến mức khiến chuyện ghép 4 bệnh nhi 1 giường tại viện Nhi TƯ không phải là hiếm.

Trẻ mắc dễ mắc bệnh hô hấp khi thời tiết nắng mưa thất thường 1
Ngày 13/5, trao đổi với Dân trí, BS. Nguyễn Văn Lộc, Khoa khám bệnh theo yêu cầu, BV Nhi TƯ cho biết: Trung bình, mỗi ngày bệnh viện Nhi TƯ vẫn tiếp nhận trên dưới 2.500 lượt trẻ đến khám, và số trẻ điều trị nội trú khoảng 1.200 trẻ. Phần lớn số trẻ đến khám tại bệnh viện mắc các bệnh như: sốt siêu vi, sốt phát ban, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, viêm não, viêm não Nhật Bản, viêm não đường ruột, quai bị, thủy đậu, các loại bệnh về hô hấp,… Trong đó, “điểm nóng” vẫn là hô hấp.

Còn BS. Phùng Hữu Việt, khoa Hô Hấp, BV Nhi TƯ cho biết, cả khoa có hơn 70 giường bệnh, nhưng số bệnh nhi thì gấp 2, 3 lần số giường, do đó các cháu phải nằm ghép 2 ghép 3 cháu/giường, thậm chí có những đợt cao điểm phải nằm ghép 4. Số trẻ nhập viện đợt này ở độ tuổi rất nhỏ, từ 1 tháng tuổi đến 1 tuổi chiếm đến 80%.
Nhập viện Nhi TƯ trong tình trạng sốt cao, khó thở, ho nhiều,… bé Nguyễn Huyền M. (2 tháng tuổi, Hưng Yên) được chuẩn đoán mắc viêm phổi. Chị Hương, mẹ bé M. cho biết, do mấy đêm trước trời nóng nên khi đi ngủ, chị bật quạt và mặc áo cộc tay cho con. Tuy nhiên, nửa đêm hôm rồi thì mưa, trời mát nhưng do ngủ say chị quên tắt quạt. Vậy là sáng hôm sau đã thấy bé M. ho nặng tiếng. “Vợ chồng tôi đưa con đi khám và uống thuốc 2 ngày liền không thấy đỡ, đến tối hôm 11/5 thấy cháu khó thở quá, sốt cao, ho nặng tiếng nên vội đưa lên đây. Cũng may, cháu được các bác sĩ cấp cứu ngay nếu không thì không biết thế nào,…”, chị Hương cho biết.

Trường hợp của cháu Minh Trang (7 tháng tuổi, Phú Thọ) lại khác. Mẹ cháu cho biết: “Tôi rất cẩn thận trong việc ăn mặc của cháu, mấy hôm nóng tôi cũng không dám bật quạt điện thẳng vào người con, chỉ để chếch chếch cho có tý gió thoảng thôi, còn lúc cháu thức, tôi dùng quạt nan phe phẩy, cháu cũng không bị ăn phải đồ lạnh, thế mà lại bị viêm họng, sốt cao rồi dẫn đến viêm phổi thế này”.
Khác hẳn 2 trường hợp trên, bé Anh Dũng (4 tháng tuổi, Hà Đông, Hà Nội) bị viêm phế quản cấp do mẹ bật điều hòa lạnh: “Mấy hôm rồi nóng quá, em bật điều hòa 28 độ thì thấy cháu vẫn ra mồ hôi nên hạ xuống 26 độ, chỉ có một đêm thôi mà sáng ra cháu đã sốt rồi, cả ngày quấy khóc, bỏ ăn, uống thuốc của bác sĩ tư mà không thấy đỡ, cháu còn bị nặng lên nên em phải đưa vào viện”.

Theo BS Việt, các đợt lạnh kéo dài hoặc nóng kéo dài lượng bệnh nhi mắc các bệnh về hô hấp ít hơn do cơ thể trẻ đã thích nghi với môi trường. Còn trong điều kiện thời tiết đang nắng lại mưa, ngày nắng đêm mưa như hiện nay sẽ là nguyên nhân chính gây các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, hen, tiểu phế quản, viêm phổi,… ở trẻ do cơ thể bé chưa kịp thích nghi.

Theo Dân trí

]]>